THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2011- 2012, mỗi nhà trường song song với nâng cao chất lượng đại trà là nâng cao chất lượng mũi nhọn. Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Những thầy cô có nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi thật vinh dự nhưng trọng trách cũng thật nặng nề. Bởi chất lượng học sinh giỏi không chỉ đơn thuần là được ghi nhận mà nó là một tiêu chí vô cùng quan trọng để xếp loại thi đua cho nhà trường trong năm học. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi nhà trường có những mặt thuận lợi và khó khăn:
1. Thuận lợi:
- BGH nhà trường cũng như tập thể giáo viên luôn hưởng ứng nhiệt tình phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường biệt quan tâm chú trọng đầu tư thời gian, cơ sở vật chất (sách tham khảo, phòng học) để phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Các đồng chí giáo viên được giao nhiệm vụ bồi dưỡng HSG đều có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và có tâm huyết với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, sẵn sàng hy sinh thời gian vì công tác được giao.
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các bậc phụ huynh. Cha mẹ các em luôn quan tâm đến việc học, tạo điều kiện để cô và trò đạt kết quả tốt.
- Bản thân học sinh có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng vươn lên trong học tập.
THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2011- 2012, mỗi nhà trường song song với nâng cao chất lượng đại trà là nâng cao chất lượng mũi nhọn. Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Những thầy cô có nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi thật vinh dự nhưng trọng trách cũng thật nặng nề. Bởi chất lượng học sinh giỏi không chỉ đơn thuần là được ghi nhận mà nó là một tiêu chí vô cùng quan trọng để xếp loại thi đua cho nhà trường trong năm học. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi nhà trường có những mặt thuận lợi và khó khăn: 1. Thuận lợi: - BGH nhà trường cũng như tập thể giáo viên luôn hưởng ứng nhiệt tình phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường biệt quan tâm chú trọng đầu tư thời gian, cơ sở vật chất (sách tham khảo, phòng học) để phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Các đồng chí giáo viên được giao nhiệm vụ bồi dưỡng HSG đều có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và có tâm huyết với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, sẵn sàng hy sinh thời gian vì công tác được giao. - Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các bậc phụ huynh. Cha mẹ các em luôn quan tâm đến việc học, tạo điều kiện để cô và trò đạt kết quả tốt. - Bản thân học sinh có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng vươn lên trong học tập. 2. Khó khăn: - Số lượng học sinh ít nên khó khăn cho việc tách đối tượng và lựa chọn đội tuyển. - Việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ riêng của khối 4,5 mà ngay từ lớp 1,2 đã phải dạy bồi dưỡng vì dạy học luôn mang tính kế thừa. - Tư duy của các em học sinh tiểu học còn hạn chế và chưa có độ bền, các em nhanh quên nên việc bồi dưỡng phải thường xuyên và liên tục. Đối với lớp 4 nội dung chương trình nhiều và khó khăn với học sinh, khả năng tổng hợp chưa tốt. - Việc thi học sinh giỏi đang còn nhiều áp lực đối với giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh nên việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng gây nhiều áp lực . - Chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi chưa có nội dung cơ bản như chương trình nội dung chính khóa mà phần lớn do giáo viên tự soạn thảo và chọn lọc. - Phụ huynh học sinh quan tâm là điều tốt nhưng có bộ phận kỳ vọng lớn ở con mình nên khi con chưa đủ điều kiện vào đội tuyển thì tâm lí phụ huynh không tốt. Từ đó gây áp lực đến giáo viên. - HS học lệch giữa Toán và Tiếng Việt (Cả HS và phụ huynh đều tập trung và dành nhiều thời gian luyện Toán nhiều hơn Tiếng Việt). 3. Biện pháp : a. Lựa chọn đúng đối tượng học sinh: Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức thi chọn lọc qua vài vòng để lựa chọn chính xác đối tượng. Việc lựa chọn, đánh giá học sinh cần khách quan chính xác không chỉ qua bài thi mà qua việc học tập bồi dưỡng hằng ngày. b. Xây dựng chương trình bồi dưỡng: - Nội dung bồi dưỡng đi từ nội dung cơ bản của buổi 1, từ đó mở rộng và nâng cao dần. Chương trình cần theo vòng xoáy từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp đồng thời phải củng cố ôn tập. Soạn thảo một bài dạy bồi dưỡng cần có: + Kiến thức cần truyền đạt (lý thuyết, ví dụ,...). + Bài tập vận dụng. + Bài tập luyện thêm. - Sau một số phần học giáo viên giúp các em tổng hợp các dạng bài vì hầu hết các em chưa có khả năng tổng hợp mà phải do giáo viên giúp đỡ. c. Phương pháp dạy học: - Chọn phương pháp dạy học ngắn gọn dễ hiểu, không nên máy móc theo cách giải. - Phương pháp dạy học phải phù hợp với từng bài, từng đối tượng phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo của học sinh. - Tạo không khí học tập thoải mái, gây hứng thú cho học sinh. - Khi hướng dẫn học sinh giải toán giáo viên chỉ gợi mở cho học sinh tìm tòi ra cách giải nhưng khi chữa bài giáo viên phải giải một cách chi tiết . Sau mỗi phần nên có củng cố cách giải chung. - Sau mỗi chuyên đề bồi dưỡng, GV làm đề kiểm tra HS để nắm bắt tình hình HS tiếp thu và làm bài ở mức độ nào. Hàng tháng nhà trường ra đề tổng hợp và kiểm tra đánh giá, chỉ đạo. 4. Đề xuất: - Phòng giáo dục cần có định hướng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi . - Tập huấn, hội thảo cho giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. - Mục tiêu cuối cùng của dạy học Tiếng Việt là giúp HS giao tiếp vì vậy đề thi Tiếng Việt nên hướng HS vào giao tiếp.
Tài liệu đính kèm: