Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Lịch Sử

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Lịch Sử

 Bác Hồ - vị lãnh tụ của chúng ta đã từng nói:

 “ Dân ta phải biết sử ta

 Cho tường gốc ngọn nước nhà Việt Nam”

 Nhưng! Như chúng ta đã biết, ngày nay, tình trạng không biết, không nhớ lịch sử dân tộc ở lớp trẻ là khá phổ biến. Lớp 4 lại là lớp học đầu tiên mà học sinh được tiếp cận và học tập về môn lịch sử. Nhận thức lịch sử không chỉ bằng lí trí mà còn bằng sự giao cảm, xúc cảm của trái tim. Chính vì thế, để tạo được cho học sinh sự hứng thú và ham thích học tập môn học mới này đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu sử dụng rất nhiều phương pháp, nhiều phương tiện hổ trợ dạy học có hiệu quả. Xuất phát từ tình hình đó, tôi đã đề ra một số biện pháp sau nhằm giúp cho học sinh có thể nắm vững và hệ thống được chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình lịch sử lớp 4, tạo điều kiện để học sinh học tiếp lên các lớp trên.

 

doc 7 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 999Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Lịch Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ
I. Đặt vấn đề:
 Bác Hồ - vị lãnh tụ của chúng ta đã từng nói:
 “ Dân ta phải biết sử ta
 Cho tường gốc ngọn nước nhà Việt Nam”
 Nhưng! Như chúng ta đã biết, ngày nay, tình trạng không biết, không nhớ lịch sử dân tộc ở lớp trẻ là khá phổ biến. Lớp 4 lại là lớp học đầu tiên mà học sinh được tiếp cận và học tập về môn lịch sử. Nhận thức lịch sử không chỉ bằng lí trí mà còn bằng sự giao cảm, xúc cảm của trái tim. Chính vì thế, để tạo được cho học sinh sự hứng thú và ham thích học tập môn học mới này đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu sử dụng rất nhiều phương pháp, nhiều phương tiện hổ trợ dạy học có hiệu quả. Xuất phát từ tình hình đó, tôi đã đề ra một số biện pháp sau nhằm giúp cho học sinh có thể nắm vững và hệ thống được chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình lịch sử lớp 4, tạo điều kiện để học sinh học tiếp lên các lớp trên.
	II. Giải quyết vấn đề:
1/ Khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử qua Sách giáo khoa và qua bài giảng điện tử
Khác với cách dạy học trước đây, GV là người cung cấp thông tin, còn học sinh là đối tượng thụ động tiếp nhận thông tin. Dạy học ngày nay là tổ chức để học sinh tìm hiểu, phát hiện kiến thức và chiếm lĩnh kiến thức đó.
Trong dạy học Lịch sử, để làm điều đó, một trong những phương pháp có hiệu quả là hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình. Trực quan là nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học. Khi học Lịch sử, học sinh không thể tiếp xúc với những sự kiện của đời sống xã hội đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy, làm việc với hệ thống kênh hình sẽ góp phần tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, nhờ đó mà học sinh tốn ít công sức nhưng thu nhận có hiệu quả kiến thức lịch sử.
Khi cho học sinh khai thác kênh hình của mỗi bài học, tôi có hai phương án:
 	 * Khai thác kênh hình trong Sách giáo khoa
 	 * Khai thác kênh hình qua bài giảng điện tử (kênh hình được tải thêm từ w.w.w. Google.com. hoặc từ w.w.w.Yahoo.com. qua mạng Internet)
Ví dụ: Khi khai thác kiến thức bằng chiếc rìu lưỡi xéo bằng đồng, lưỡi cày đồng hay vòng trang sức bằng đồng(kênh hình lấy từ Sách giáo khoa), hoa văn trên mặt trống đồng, các mẫu trống đồng khác nhau (lấy từ mạng Internet) học sinh có thể hình dung phần nào đời sống xã hội của người xưa, tạo biểu tượng về đời sống sinh hoạt vật chất, tinh thần của xã hội thời xưa và có khái niệm chung về trình độ sản xuất của con người lúc bấy giờ.
	Khi khai thác bức tranh “Đinh Bộ Lĩnh đánh trận cờ lau” (Kênh hình lấy từ Sách giáo khoa), học sinh khó xóa mờ được hình ảnh thời niên thiếu của Đinh Bộ Lĩnh – Ông thường bắt bọn trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước đi và lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Trẻ con xứ ấy đều nể sợ Đinh Bộ Lĩnh và tôn làm anh. Hay khi khai thác bức tranh “Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận” (lấy từ mạng Internet), học sinh cũng sẽ hình dung được khí thế hào hùng của cuộc khởi nghĩa đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập nước nhà sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
* HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hoa v ăn 
tr ên m ặt
tr ống đ ồng
Tr ống đ ồng
Hai B à Tr ưng ra tr ận
2/ Dạy học để học sinh ngày hôm nay được “suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, bày tỏ ý kiến nhiều hơn và hợp tác học tập với nhau nhiều hơn”.
	Dạy học Lịch sử không riêng ở lớp 4 mà ngay cả ở Tiểu học cần tạo điều kiện cho học sinh làm việc độc lập, tích cực, tự lực nhiều hơn nữa. Ở đây, việc thường xuyên sử dụng tài liệu “bài tập lịch sử” và phiếu học tập trong mỗi tiết dạy là rất quan trọng.
Ví dụ: 
PHIẾU HỌC TẬP
Bài: Ôn tập
	Họ và tên:..
	Lớp:..
	Em hãy hoàn thành những câu hỏi sau:
	1/ Em hãy cho biết tên kinh đô của nước ta qua các thời kì:
	a/ Hùng Vương:..
	b/ An Dương Vương:..
	c/ Ngô Quyền: 
	2/ Buổi đầu dựng nước và giữ nước trong lịch sử nước ta bắt đầu từ khoảng năm nào và kết thúc vào năm nào?
 a/ Bắt đầu khoảng năm 900 TCN và kết thúc năm 176 TCN.
 b/ Bắt đầu khoảng năm 800 TCN và kết thúc năm 177 TCN.
 c/ Bắt đầu khoảng năm 700 TCN và kết thúc năm 178 TCN.
 d/ Bắt đầu khoảng năm 700 TCN và kết thúc năm 179 TCN.
	3/Em hãy quan sát các hình sau và hãy cho biết các tranh này đề cập đến sự kiện lịch sử nào? (Điền tên các sự kiện lịch sử vào chỗ trống cuối mỗi hình)
...................................................... ....................................................
 ..................................................................................
3/ Dạy học sinh làm quen và học tập các thao tác trí tuệ trong hoạt động khoa học của các nhà sử học
	Điều đó cũng có nghĩa là học tập lịch sử là làm việc với các nguồn tư liệu lịch sử. Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ. Do đó, không thể phán đoán, suy luận, tưởng tượng để nhận thức lịch sử. Nhận thức lịch sử phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tai của các sự việc đã diễn ra. Do đó, việc đầu tiên, tất yếu, không thể không tiến hành là: cho học sinh tiếp nhận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngoài những sử liệu có sẵn trong SGK, tôi cho học sinh tiếp nhận thêm những sử liệu khác có liên quan đến bài học trong “Tư liệu dạy học Lịch sử 4” của nhà xuất bản Giáo dục.
	 Lớp tôi có tiết Lịch sử vào sáng thứ ba hàng tuần, thì vào chiều thứ năm tuần trước đó tôi sẽ cho nhóm 1 và nhóm 2 lên Thư viện tìm sử liệu liên quan đến bài học sắp tới để đọc., Tiếp tục như thế với nhóm 3 và 4 vào chiều thứ sáu.Trong quá trình đọc sử liệu các em phải nắm được nội dung cơ bản của sử liệu đồng thời dự kiến các câu hỏi sẽ hỏi nhóm bạn trong bài học vào sáng thứ ba tuần đến.
Ví dụ: Để dạy bài “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”, GV cho học sinh tiếp nhận trước sử liệu lịch sử lịch sử trang 24,25,26/Tư liệu dạy Lịch sử 4 để học sinh tự đặt câu hỏi cho các bạn trả lời dựa trên nội dung đã được tìm hiểu nhằm mở rộng thêm kiến thức đã được học.Chẳng hạn, các em có thể đặt câu hỏi để hỏi nhóm bạn trong phần củng cố bài học như sau:
	- Nhà Đinh tồn tại trong lịch sử nước ta bao nhiêu năm?
	- Quá trình hình thành nhà Đinh gắn liền với sự kiện lịch sử nào?
	- Loạn 12 sứ quân có nguyên nhân sâu xa từ đâu?
	- Đinh Bộ Lĩnh nuôi dưỡng, tập hợp lực lượng và xoá bỏ tình trạng phân tán, cát cứ của các sứ quân, thống nhất đất nước trong vòng bao nhiêu năm?
4/ Vận dụng trò chơi, câu đố, bài hát, hoạt cảnh trong dạy học Lịch sử
	Lịch sử không phải là chuyện cổ tích vì thế khi dạy lịch sử người giáo viên phải tái hiện được không khí lịch sử, phải mang hơi thở lịch sử như một chất dẫn, một kênh truyền để nối kết các thế hệ cha ông với người hậu thế. Và để nhớ lịch sử dân tộc đâu chỉ có học, có thi mà còn có chơi, có đố, có hát về lịch sử. Ở đây, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn lồng ghép những câu đố, trò chơi ô chữ, những bài hát, hoạt cảnh tái hiện sự kiện lịch sử để giúp học sinh qua đó có thể nhớ được quốc sử một cách hồn nhiên và lâu bền.
	Ví dụ: * Câu đố:
	Ấu nhi tập trận cỏ lau làm cờ?
	( Đinh Bộ Lĩnh lúc nhỏ chơi trò đánh trận giả lấy cỏ lau làm cờ)
	Ai mời bô lão dự bàn chiến tranh?
	(Vua Trần Nhân Tông tổ chức Hội Nghị Diên Hồng tại bến Bình Than)
	Kiếm ai trả lại rùa vàng?
	(Lê Lợi sau khi lên ngôi dạo hồ Hoàn Kiếm trả lại kiếm cho thần Kim Quy)
	Đời nào có chức Lạc Hầu?
	(Đời Hùng Vương).
	* Bài hát lịch sử: Con Rồng cháu Tiên, Dòng máu Lạc Hồng, Trưng Nữ Vương
	* Hoạt cảnh: Dòng máu Lạc Hồng, Hội Nghị Diên Hồng
* Ô chữ:
S
Ô
N
G
N
G
Ò
I
T
R
U
Y
Ề
N
T
H
Ố
N
G
N
H
À
L
Ý
L
Ý
H
Ụ
Ê
T
Ô
N
G
T
R
Ầ
N
T
H
Ủ
Đ
Ộ
T
R
Ầ
N
C
Ả
N
H
N
Ô
N
G
N
G
H
I
Ệ
P
 4/ Sử dụng phương tiện hổ trợ giảng day: Đồ dùng dạy học
	Bên cạnh những phương pháp dạy học, một yếu tố rất quan trọng mà tôi cho rằng không thể thiếu được đó là đồ dùng dạy học. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, tôi đã nghiên cứu và làm rất nhiều đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy lịch sử. Các đồ dùng dạy học này nhằm mục đích để củng cố kiến thức và giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách nhẹ nhàng chứ không khô khan, cứng nhắc vì phải học thuộc một cách máy móc.
	* Bảng các triều đại phong kiến Việt Nam:
 Tác dụng: Được sử dụng trong phần củng cố khi học sinh học qua mỗi triều đại phong kiến Việt Nam nhằm giúp cho học sinh hệ thống được các kiến thức cần ghi nhớ về năm thành lập, tên nước, nơi chọn làm kinh đô của các triều đại phong kiến Việt Nam, giáo viên sẽ đặt câu hỏi cho học sinh trả lời và chốt lại kiến thức bằng cách cho trượt các thẻ Format trên các đường mương. Bảng này được để thường xuyên trên lớp học nhằm giúp học sinh ghi nhớ các kiến thức mà không cần phải học thuộc một cách máy móc, gượng ép. Đồng thời, hàng ngày khi đến lớp, các em sẽ thường xuyên được ôn lại để ghi nhớ lâu hơn, tạo điều kiện cho học sinh nắm chắc và hệ thống được chuẩn kiến thức của chương trình lịch sử lớp 4 để học tiếp lên các lớp trên.
Ví dụ: Khi học đến bài "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long", ở phần củng cố bài, GV sẽ nêu câu hỏi:
	- Nhà Lý thành lập vào năm nào?
	- Tên nước lúc đó là gì?	
	- Nơi nào được chọn làm kinh đô?
Sau khi học sinh đã hoàn thành phần trả lời, GV cho trượt thẻ Format trên các đường mương để chốt lại kiến thức.
	* Bảng “ Bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt” (Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta); bảng “Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức” (Bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta).
Tác dụng: Hai bảng này được treo ở trên tường lớp học giúp học sinh hàng ngày tiếp xúc và nhớ được các nội dung đó.
	III. Kết luận:
	Trong suốt thời gian qua, tôi đã kiên trì thực hiện các biện pháp trên. Qua nhiều lần kiểm tra học sinh, đặc biệt là lần kiểm tra cuối học kì I vừa qua, tôi thấy chất lượng học tập bộ môn Lịch sử của lớp tôi rất khả quan. Cụ thể là:
MÔN
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
LỊCH SỬ
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
15
51.7%
8
27.6%
6
20.7%
00
00
	So với chất lượng kiểm tra môn Lịch sử cuối học kì I của lớp 4/3 như sau:
MÔN
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
LỊCH SỬ
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
7
25.9%
12
44.4%
6
22.2%
2
7.5%
	Từ đó, cho thấy chất lượng môn Lịch sử của lớp 4/1 tất nhiên cao hơn so với lớp 4/3 do GVCN đã thực hiện các biện pháp trên.
	Tuy nhiên, vẫn còn một số em chất lượng học tập môn Lịch sử chưa đạt yêu cầu vì nguyên nhân: chưa có sự ham thích tìm tòi, còn ham chơi, chưa ý thức được việc học nói chung và học tập môn Lịch sử nói riêng.
	Với kết quả đạt được như trên, sau kì thi học kì I, tôi đã trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện các biện pháp trên với tổ chuyên môn và được các bạn đồng nghiệp hỗ trợ cùng thực hiện và đã đạt được kết quả khả quan trong quá trình giảng dạy và kiểm tra kiến thức của học sinh trong phần kiểm tra bài cũ của mỗi tiết học và hy vọng rằng, kì thi học kì II sắp tới, chất lượng học tập môn Lịch sử của cả khối bốn sẽ được nâng lên.
	Từ các biện pháp và kết quả trên, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
	IV. Bài học kinh nghiệm:
	* Muốn thực hiện tốt các biện pháp trên, cần:
 - GVCN phải thực sự có tâm huyết và dành nhiều thời gian đầu tư chuẩn bị.
 - Kết hợp chặt chẽ giữa bài giảng thông thường và bài giảng điện tử.
 - Thường xuyên tổ chức các hoạt động để học sinh được ôn luyện, củng cố kiến thức.
	GV thực hiện
	Nguyễn Thị Minh Trâm

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN MOT VAI BIEN PHAP GIUP HS LOP 4 HOC TOT MON LICH SU.doc