Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4, 5

Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4, 5

Để có nhân tài phục vụ cho đất nước trước mắt cũng như lâu dài là nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục vì “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” nên công tác bồi dưỡng HS giỏi ngay từ cấp Tiểu học cực kì quan trọng. Đó không chỉ là nhiệm vụ đặt ra cho mỗi nhà trường mà còn là trách nhiệm của mỗi GV khi đứng trên bục giảng. Hiểu được tầm quan trọng đó ngay từ đầu năm học chúng tôi đã đề ra mục tiêu phấn đấu. Như chung ta biết, học sinh giỏi đạt kết quả cao trong các kỳ thi do nhiều yếu tố: Tố chất học sinh, sự quan tâm của gia đình, ý thức học tập của học sinh, việc bồi dưỡng và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn bởi vì yếu tố may mắn chỉ là một phần rất nhỏ. Phương ngôn có câu:" Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn 99 phần là ở sự tôi luyện". Theo tôi, điều quan trọng hơn cả là ch úng ta phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Do vậy việc bồi dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng và rất cần thiết. Qua một số năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi r út ra một số kinh nghiệm nhỏ như sau:

1- Đối với thầy

 Tục ngữ có câu:" Không thầy đố mày làm nên". Trước hết ta phải xác định vai tr ò của người thầy là hết sức quan trọng. Bởi v ì, người thầy có vai trò dẫn dắt học sinh các phương pháp giải toán, các phương pháp kiểm tra kết quả, cách thức trình bày bài giải.

 

doc 4 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 886Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BDHSG LỚP 4, 5
Đơn vị : Trường Tiểu học Vĩnh Hoà
Để có nhân tài phục vụ cho đất nước trước mắt cũng như lâu dài là nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục vì “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” nên công tác bồi dưỡng HS giỏi ngay từ cấp Tiểu học cực kì quan trọng. Đó không chỉ là nhiệm vụ đặt ra cho mỗi nhà trường mà còn là trách nhiệm của mỗi GV khi đứng trên bục giảng. Hiểu được tầm quan trọng đó ngay từ đầu năm học chúng tôi đã đề ra mục tiêu phấn đấu. Như chung ta biết, học sinh giỏi đạt kết quả cao trong các kỳ thi do nhiều yếu tố: Tố chất học sinh, sự quan tâm của gia đình, ý thức học tập của học sinh, việc bồi dưỡng và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn bởi vì yếu tố may mắn chỉ là một phần rất nhỏ. Phương ngôn có câu:" Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn 99 phần là ở sự tôi luyện". Theo tôi, điều quan trọng hơn cả là ch úng ta phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Do vậy việc bồi dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng và rất cần thiết.  Qua một số năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi r út ra một số kinh nghiệm nhỏ như sau: 
1- Đối với thầy 
   Tục ngữ có câu:" Không thầy đố mày làm nên". Trước hết ta phải xác định vai tr ò của người thầy là hết sức quan trọng. Bởi v ì, người thầy có vai trò dẫn dắt học sinh các phương pháp giải toán, các phương pháp kiểm tra kết quả, cách thức trình bày bài giải...
  Nếu học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh, mà không được bồi dưỡng nâng cao tốt thì sẽ ít hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Đồng thời giáo viên phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh để bồi dưỡng và phải tự soạn thảo chương trình bồi dưỡng một cách hợp lý, khoa học, sáng tạo.
2. Phát hiện và lựa chọn HSG:
- Việc phát hiện và lựa chọn HSG được tiến hành ngay từ đầu năm học song song với việc dạy các ói tượng HS khác.
- HSG thường có cách trả lời nhanh, hểu bài ngay tại lớp, có cách trình bày bài khoa học sáng tạo, lập luận tương đối chặt chẽ, có niềm đam mê, biết cố gắng vươn lên trong học tập và biết tự khẳng định mình.
- Trong từng tiết học, bài học GV phải có những câu hỏi, bài tập mở những HS giải quyết được thì ta lựa chọn các em đó để bồi dưỡng.
3. Xây dựng kế hoạch bài học: 
- Để xây dựng kế hoạch bài học bồi dưỡng HSG trước hết GV phải nắm vững kiến thức cơ bản trọng tâm cũng như kiến thức nâng cao của khối lớp đó.
- Phân chia kiến thức cần bồi dưỡng theo từng dạng bài phù hợp với khả năng của HS. Hệ thống bài tập phải di từ dễ đến khó, từ dơn giản đến phức tạp. Hệ thống câu hỏi, bài tập mở phải xuất phát từ kiến thức cơ bản và giúp các em có khả năng tư duy sáng tạo, biết nắm bắt vận dụng những kiến thức đã học để làm bài. GV chú ý ra các bài tập nhằm rèn các kĩ năng cần thiết cho HS..
- Tránh ra các bài tập quá khó dễ gây áp lực mệt mỏi chán nản trong học tập của HS.. 
- GV thường xuyên nghiên cứu các tài liệu bồi dưỡng, tìm hiểu lựa chọn thêm các bài tập mới, cập nhật kiến thức phù hợp khả năng tieps thu của HS trong từng giai đoạn.
	4. Tiến hành bồi dưỡng:
- BDHSG phải được duy trì thường xuyên liên tục trong suốt cả năm học. GV phải tâm huyết, say mê với công tác bồi dưỡng HSG.
- Đối với từng dạng bài GV giúp HS nắm vững yêu cầu từng bài, lựa chọn cách giải 
ngắn gọn dễ hiểu, có cách lập luận chặt chẽ, lô gic.
- Giúp HS biết cách độc lập trong suy nghĩ, luôn sáng tạo, biết cách tự học không lệ thuộc quá nhiều vào tài liệu, sách vở cũng như thầy cô giáo.
- GV cần biết rõ năng lực của từng HS, biết được những điểm mạnh điểm yếu của HS để giúp các em phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu. Động viên khích lệ HS kịp thời khi các em đã có tiến bộ trong học tập.
- Thường xuyên kiểm ta bài, chấm chữa bài cho HS, tạo điều kiện để HS bộc lộ, phát huy hết khả năng của mình.
- Phối hợp với phụ huynh để đôn đốc nhắc nhở học sinh học tập.
5- Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả?
Dậy học theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, dạy những gì mà học sinh có thể tiếp thu được dạy những gì mà giáo viên đó nắm chắc và chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng dẫn học sinh, không nên máy móc theo c ác sách giải.    Vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài; phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác của học sinh; tôn trọng và khích lệ những sáng tạo của học sinh.    Những bài hướng dẫn kiến thức mới, giáo viên cần lấy ví dụ và ra bài tập mang tính chất vui chơi để gây hứng thú học tập cho học sinh đồng thời giúp các em ghi nhớ được tốt hơn.   Hầu hết các bài toán giáo viên chỉ nên gợi mở để học sinh tìm tòi ra cách giải; không nên giải cho học sinh hoàn toàn hoặc để các em bó tay rồi chữa.
   Ngựợc lại, khi chữa bài giáo viên phải giải một cách chi tiết ( không nên giải tắt) để giúp học sinh hiểu sâu sắc bài toán; đặc biệt những bài toán khó những bài học sinh sai sót nhiều. Đồng thời uốn nắn những sai sót về cách trì nh bày của học sinh một cách kịp thời.
 6. Kết luận: Công tác bồi dưỡng HSG là công việc khó khăn không phải một sớm một chiều chúng ta thực hiện được mà phải tốn nhiều công sức trí tuệ. Qua những năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng: Người thầy cần không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ đúc rút kinh nghiệm, để có kiến thức vững vàng có phương pháp thích hợp nhất với từng đối tượng học sinh.Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong muốn phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, và các đoàn thể khác. 
Trên đây là một số kinh nghịệm nhỏ đơn vị đã áp dụng , xin đưa ra để đồng nghiệp tham khảo và góp ý.

Tài liệu đính kèm:

  • docban tham luan.doc