Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn Toán 5

Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn Toán 5

Rèn luyện và bồi dưỡng học sinh ở các đối tượng, nhất là học sinh học yếu môn toán, đó cũng nhằm nâng cao chất lượng dạy – học và cũng chính là nhiệm vụ của người Giáo viên. Muốn đẩy mạnh và nâng dần chất lượng dạy – học thật sự có hiệu quả nói chung và nói riêng về môn toán, thì đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm, phải có tâm huyết, phải hiểu biết về tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh. Từ đó tạo điều kiện, động viên khuyến khích cho các em ở mọi hình thức hoạt động, học tập được tốt hơn. Tạo điều kiện cho các em chiếm lĩnh tốt các tri thức cơ bản, kiến thức chuẩn của nội dung bài học, môn học theo yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp của chương trình ở bậc tiểu học. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 5. Đó cũng chính là một vấn đề, một mục tiêu và là phương hướng nhiệm vụ thực hiện cho mọi người giáo viên trong thời kỳ hiện nay.

Chúng ta đều biết rằng: định hướng, đổi mới giáo dục và đào tạo được xác định trong các nghị quyết BCH TW Đảng và được thể chế hóa trong luật Giáo dục. Việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong toàn xã hội . Đặc biệt hơn là trong ngành giáo dục của nước ta. Còn trong các nhà trường chủ yếu không phải là nhồi nhét cho các em một lượng kiến thức quá tải. Tuy rằng kiến thức là cần thiết, hơn nữa là toán, điều chủ yếu là giáo viên giảng dạy cho các em một phương pháp suy nghĩ diễn đạt, biết nêu được vấn đề, đặt được vấn đề và tự giải quyết tốt vấn đề thông qua các bài học toán. Ở các nhà trường tiểu học chủ yếu thầy giáo cô giáo rèn trí thông minh, dạy cách học. đó cũng chính là một vấn đề được toàn xã hội đặc biệt trú trọng, quan tâm.

 Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp cho giáo viên có kế hoạch, có định hướng, có mục tiêu cụ thể hóa, biết chọn lọc những tinh hoa, những kinh nghiệm giáo dục giảng dạy. Tạo điều kiện cho các em ở các đối tượng chiếm lĩnh tích cực những kiến thức, kĩ năng thông qua môn học tóan ở đầu cấp Tiểu học.

 

doc 5 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn Toán 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH YẾU KÉM HỌC TỐT MÔN TOÁN 5
Tân Thới, ngày 09 tháng 04 năm 2009
 A/ PHẦN THỨ NHẤT 
 ĐẶT VẤN ĐỀ:
Rèn luyện và bồi dưỡng học sinh ở các đối tượng, nhất là học sinh học yếu môn toán, đó cũng nhằm nâng cao chất lượng dạy – học và cũng chính là nhiệm vụ của người Giáo viên. Muốn đẩy mạnh và nâng dần chất lượng dạy – học thật sự có hiệu quả nói chung và nói riêng về môn toán, thì đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm, phải có tâm huyết, phải hiểu biết về tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh. Từ đó tạo điều kiện, động viên khuyến khích cho các em ở mọi hình thức hoạt động, học tập được tốt hơn. Tạo điều kiện cho các em chiếm lĩnh tốt các tri thức cơ bản, kiến thức chuẩn của nội dung bài học, môn học theo yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp của chương trình ở bậc tiểu học. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 5. Đó cũng chính là một vấn đề, một mục tiêu và là phương hướng nhiệm vụ thực hiện cho mọi người giáo viên trong thời kỳ hiện nay.
Chúng ta đều biết rằng: định hướng, đổi mới giáo dục và đào tạo được xác định trong các nghị quyết BCH TW Đảng và được thể chế hóa trong luật Giáo dục. Việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong toàn xã hội . Đặc biệt hơn là trong ngành giáo dục của nước ta. Còn trong các nhà trường chủ yếu không phải là nhồi nhét cho các em một lượng kiến thức quá tải. Tuy rằng kiến thức là cần thiết, hơn nữa là toán, điều chủ yếu là giáo viên giảng dạy cho các em một phương pháp suy nghĩ diễn đạt, biết nêu được vấn đề, đặt được vấn đề và tự giải quyết tốt vấn đề thông qua các bài học toán. Ở các nhà trường tiểu học chủ yếu thầy giáo cô giáo rèn trí thông minh, dạy cách học... đó cũng chính là một vấn đề được toàn xã hội đặc biệt trú trọng, quan tâm.
	Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp cho giáo viên có kế hoạch, có định hướng, có mục tiêu cụ thể hóa, biết chọn lọc những tinh hoa, những kinh nghiệm giáo dục giảng dạy. Tạo điều kiện cho các em ở các đối tượng chiếm lĩnh tích cực những kiến thức, kĩ năng thông qua môn học tóan ở đầu cấp Tiểu học.
 B/ PHẦN THỨ HAI
·	NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I . NHỮNG KHĨ KHĂN CHỦ YẾU 
	Từ khi được đổi mới Giáo dục trên toàn quốc và thực hiện rộng rãi nhiều năm tuy nhiên còn một số trường, ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh còn thực hiện dạy theo kiểu áp đặt, chưa thật sự phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập của học sinh. Thực tế trong quá trình nghiên cứu thực hiện giảng dạy, qua các phong trào thi giáo viên dạy giỏi các cấp và được dự giờ học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp . Tự bản thân tôi nhận thấy được, giáo viên tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới nhưng vẫn là cách dạy học theo phương châm “Thầy giáo là trung tâm” còn áp đặt học sinh dưới hình thức một chiều, chưa thể hiện rõ tác động qua lại theo phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm”. Vì thế học sinh còn thụ động nhút nhát rụt rè, dẫn đến kiến thức hiểu biết, tiếp thu chưa sâu, chưa rộng . Chính vì vậy người học cảm thấy chán, thụ động chưa phát huy, chưa phát triển được tư duy, sáng tạo trong mọi hình thức mỗi lĩnh vực học toán. Đó là những thực tế, những nguyên nhân dẫn đến hạn chế.
1) Nguyên nhân khách quan
1.1) Về xã hội:
a)	Về phía gia đình của học sinh:
-Gia đình chưa nắm bắt được cách học, cách dạy theo hướng đổi mới nội dung chương trình qua từng môn học.
-Gia đình chưa thật sự quan tâm đến dạy dỗ việc học tập của các em, thiếu sự theo dõi kiểm tra kết quả học tập, mà chỉ giao phó cho nhà trường.
b)	Về phía học sinh.
-Phần đông học sinh chưa có tinh thần học tập tốt , dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ về chất lượng dạy học.
Học sinh : Một số các em nhà ở xa trường , nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn .
1.2)Về cơ sở vật chất:
	-Trường lớp chưa thật tốt lắm lại nằm khá gần con sông, nên ít nhiều cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh.
	-Lớp học còn nhiều đối tượng, nhiều trình độ lứa tuổi khác nhau .
1.3)Về phương tiện phục vụ cho việc giáo dục dạy và học
	-Thiết bị dạy – học còn thiếu chưa đồng bộ, kém chất lượng không đúng quy cách, chưa thật đảm bảo để phục vụ cho việc giảng dạy.
II)NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRONG GIẢNG DẠY :
	Trong suốt quá trình giáo dục giảng dạy trực tiếp lớp 5 đã được đổi mới, bản thân đúc kết được một số kinh nghiệm cũng như những biện pháp chủ yếu để giảng dạy toán 5 có hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế trên nên tôi đã thực hiện tốt những biện pháp và sự kết hợp về sự đồng bộ giữa các yếu tố sau:
	*Đối với xã hội.
	-Về phía gia đình phụ huynh:
	+Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh (khoảng 1 tháng/lần) để có được sự hiểu biết về đổi mới phương pháp dạy học theo sự phát triển giáo dục hiện nay. Thầy là người tổ chức hướng dẫn, học sinh là chủ thể của hoạt động, các em tự tìm tòi, tự chiếm lĩnh tri thức từ đó mới phát huy được tính tích cực học tập của các em.
	+ Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh nhắc nhỡ, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra về kết quả học tập hàng ngày của các em từ đó có thông tin hai chiều nhằm thống nhất với nhau về giáo dục. Kịp thời phát hiện những học sinh yếu kém để cùng phụ huynh nhắc nhỡ, dạy thêm ở trường cũng như ở nhà để các em học tập tốt hơn. 	
+Nhắc nhỡ phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn, mua đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết để cho con em mình có điều kiện học tập được tốt hơn.
+Trong thời gian qua, tôi rất quan tâm giúp đỡ đến các em học yếu kém về môn toán, đối với các em học trên lớp chưa hiểu thì tôi đã dạy thêm vào ngày thứ bảy, chủ nhật và quan tâm hơn như thường xuyên gọi lên bảng làm bài tạo cho các em có tính mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập từ đó các em đã học tiến bộ hơn trước rất nhiều. Có những em đã học theo kịp các em trung bình khá trong lớp.
Sau đây là kết quả đạt được qua các năm học
TT	Năm học	Số học sinh yếu kém đầu năm	Kết quả cuối năm	Tỉ lệ %	Ghi chú
01	2005 - 2006	10	10	100%	
02	2006 - 2007 	08	08	100%	
03	2007 - 2008	10	10	100%	
	+ Về phía bản thân tôi đã tự nghiên cứu, học hỏi phương pháp, nội dung qua tài liệu, sách, báo đài và các đợt tập huấn do phòng Giáo Dục tổ chức. Ngoài ra còn thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm qua các bạn đồng nghiệp để có tay nghề ngày càng vững chắc nhằm giảng dạy cho các em ở trường được tốt hơn.
	-Về phía học sinh:
	+Gia đình tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện để các em đảm bảo thời gian học tập.
	*Về cơ sở vật chất:
	-Cần quan tâm đến việc xây dựng trường lớp khang trang hơn, bàn ghế, phương tiện dạy – học đầy đủ và đảm bảo chất lượng hơn.
	*Đồ dùng phương tiện dạy – học.
	-Cần quan tâm và trú trọng về thiết bị dạy học đầy đủ và đồng bộ, đảm bảo có chất lượng đủ cho các môn học theo định hướng đổi mới nội dung phương pháp dạy học trong thời kỳ hiện nay.
	-Đồ dùng của học sinh cần có những quy định rõ ràng tránh tình trạng tràn lang không thiết thực làm ảnh hưởng đến tâm lí mua sắm của phụ huynh.
1)Mục tiêu chương trình Toán lớp 5.
	-Giáo viên nắm, hiểu về các chuẩn kiến thức cần truyền đạt cho học sinh. Từ đó giáo viên giáo dục giảng dạy học sinh đạt hiệu quả hơn.
	-Bước đầu về kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về hỗn số , số thập phân và các dạng bài về tính diện tích hình thang, hình tam giác, hình hộp chữ nhật, hình lập phương và giải bài toán về thời gian dạng có lời văn
	-Hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng thực hành thông qua các dạng toán được học.
	-Cần giáo dục cho học sinh tính chăm chỉ, tự tin, mạnh dạn, cẩn thận ham tìm tòi hiểu biết và hứng thú, có tư duy sáng tạo trong học toán.
2)Thực hiện giảng dạy qua các dạng toán:
 a) Dạng bài mới:
	-Giáo viên cần tổ chức được các hoạt động, các hình thức dạy học hợp lí để:
	+Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học.
	+Giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
	+Giúp học sinh biết cách phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
	+Hướng dẫn – thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới đã học.
	+Giúp học sinh thực hành, rèn luyện cách diễn đạt thồn tin bằng lời, bằng kí hiệu, bằng sơ đố, bằng trò chơi...
 b) Dạng bài luyện tập – thực hành:
	-Cần tổ chức linh hoạt các hoạt động nhằm giúp các em:
	+Nhận ra kiến thức mới trong các dạng toán, bài toán khác nhau.
	+Giúp học sinh tự thực hành, luyện tập theo khả năng chiếm lĩnh kiến thức, biết hổ trợ giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh.
	+Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành của mình.
	+Tập cho học sinh có thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình qua các cách đơn giản đã có.
	+Giúp học sinh tư duy và biết khai thác được các tình huống khác nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra.
3)Kế hoạch giảng dạy:
	-Trong tiết dạy – học toán ở mỗi dạng bài, giáo viên cần xác định cụ thể kiến thức và tổ chức được một số hình thức, phối hợp các phương pháp đặc trưng để giúp cho các em tự chiếm lĩnh được nội dung, kiến thức bài học một cách nhanh nhẹn và nhẹ nhàng.
	-Trong mỗi tiết dạy giáo viên luôn luôn tạo cho học sinh tính chủ động, tính tích cực qua thực hành hoặc thông qua các hình thức trò chơi mang tính phù hợp.
	-Biết linh hoạt và tổ chức được nhiều hình thức hoạt động sẽ gây hứng thú, hấp dẫn. Học sinh cảm thấy thích thú trong việc học tập toán.
	-Cần gợi ý, động viên để học sinh mạnh dạng, suy nghĩ tìm tòi sáng tạo tư duy và tự tin vào khả năng của mình.
	-Cần chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học và thực hiện hợp lí có hiệu quả cao trong mỗi tiết dạy.
 C/ PHẦN THỨ BA
 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỰC TIỄN :
Trong suốt quá trình thực hiện một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn toán 5, qua từng năm có đúc kết thêm một số kinh nghiệm cũng như kết quả đã đạt được đáng kể qua các năm học. Mỗi năm thực hiện , bản thân nhận thấy . Mình khơng uổng cơng trong quá trình thực hiện việc rèn cho các em cĩ ý thức học tốn . Tạo cho các em bước tiến vững chắc trên bước đường học tập . Cụ thể như từ năm học 2005 – 2006 đến nay, cuối năm không có em nào xếp loại yếu môn toán .
	Về phía bản thân: Ba năm liền được công nhận là giáo viên giỏi cấp cơ sở và danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (từ năm học 2005 – 2006 đến nay).
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ , XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 - Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn toán 5.
- Tác giả: Trần Thanh Hùng
Trường Tiểu học Tân Thới	Phòng GD & ĐT Thới Bình
Nội dung	Xếp loại	Nội dung	Xếp loại
-Đặt vấn đề- Biện pháp- Kết quả phổ biến, ứng dụng- Tính khoa học- Tính sáng tạo	-Đặt vấn đề- Biện pháp- Kết quả phổ biến, ứng dụng- Tính khoa học- Tính sáng tạo	
 Xếp loại chung:..Tân Thới, ngày . tháng 04 năm 2009Hiệu trưởng	 Xếp loại chung:..Ngày tháng năm 2009Thủ trưởng đơn vị
Căn cứ kết quả xét thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD – ĐT cấp tỉnh, Giám đốc sở GD & ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại:
Ngày..thángnăm 2009
GIÁM ĐỐC

Tài liệu đính kèm:

  • docTan Thoi 2.doc