Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 25 - Trường tiểu học Lũng Cao II

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 25 - Trường tiểu học Lũng Cao II

Tập đọc

KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

i. MỤC TIÊU

- Bư¬ớc đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên

cư¬ớp biển hung hãn( trả lời được các CH trong SGK).

*Kĩ năng sống:- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.

- Ra quyết định.

- Ứng phó, thương lượng.

- Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích.

ii. ĐỒ DÙNG

 

doc 34 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 25 - Trường tiểu học Lũng Cao II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 24 tháng 2 năm 2014
Chào cờ
Tập trung đầu tuần
Tập đọc
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
i. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên 
cướp biển hung hãn( trả lời được các CH trong SGK).
*Kĩ năng sống:- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.
- Ra quyết định.
- Ứng phó, thương lượng.
- Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích.
ii. ĐỒ DÙNG
- Bảng phụ.
iii. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV giơí thiệu và ghi mục bài
b. Luyện đọc.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
+ GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- Gọi HS đọc phần chú giải:
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. 
c. Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc tham đoạn 1 và trả lời câu hỏi Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn?
+ Đoạn thứ nhất cho thấy điều gì?
 (...cho thấy hình ảnh tên cướp biển rất hung dữ và đáng sợ).
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
+ Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào?
+ Đoạn thứ 2 kể với chúng ta chuyện gì?
- Giảng bài: Tên chúa tàu có vẻ mặt đáng sợ, lời nói cục cằn.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, trao đổi và TLCH:
+ Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? 
- Gọi HS nêu ý chính của bài.
- KL và ghi ý chính của bài lên bảng,
d. Đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS đọc phân vai: Yêu cầu lớp theo dõi để tìm giọng đọc hay.
+ GV đọc mẫu đoạn 1
+ Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài: Bài thơ tiểu đội xe không kính.
- 3 HS thực hiện theo yêu cầu.
- Nghe
- HS đọc theo trình tự
-1 HS đọc thành tiếng phần chú giải.
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau luyện đọc từ đoạn của bài.
- 2 HS đọc thành tiếng
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc tham, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- HS tự tìm và phát biểu
- Qua những chi tiết: Hắn đập tay xuống bàn quát mọi người im.
- Kể lại cuộc đối đầu giữa bác sĩ Ly và tên cướp.
- Nghe giảng.
- HS đọc.
- Một đằng thì đức độ một đằng thì nanh ác
- Nêu : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn.
- 2 HS nhắc lại.
- Đọc và theo dõi bạn đọc để tìm giọng đọc hay.
- Theo dõi GV đọc mẫu 
- 3 HS cùng luyện đọc theo hình thức phân vai.
- 3-5 tốp thi đọc diễn cảm.
Toán 
PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I/ Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3 Bài 2* dành cho HS khá, giỏi.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Vẽ hình trong SGK lên bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Các em đã biết cách cộng, trừ phân số, thế nhân phân số với phân số ta làm sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Bi mới:
a/ Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật
- Y/c hs thực hiện vào B tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 5m, chiều rộng là 3m. (1 hs lên bảng tính) 
- Các em tính tiếp diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng 
- Để tính diện tích của hình chữ nhật trên ta phải làm ntn? 
b. Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số
b.1. Tính diện tích hình chữ nhật đã cho dựa vào hình vẽ 
- Chúng ta sẽ đi tìm kết quả của phép nhân trên qua hình vẽ sau: (đưa bảng phụ đã vẽ hình)
- Có hình vuông, mỗi cạnh dài 1m. Vậy hình vuông có diện tích là bao nhiêu? 
 - Chia hình vuông có diện tích 1 mét vuông thành 15 ô bằng nhau thì mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu mét vuông? 
- Hình chữ nhật được tô màu gồm bao nhiêu ô?
- Vậy diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu phần mét vuông? 
b.2. Phát hiện quy tắc nhân hai phân số
- Dựa vào cách tính diện tích hình chữ nhật bằng đồ dùng trực quan hãy cho biết 
- 8 là gì của hình chữ nhật mà ta phải tính diện tích? 
- 15 là gì của hình vuông? 
- Ta có phép nhân sau: (ghi bảng và gọi hs lên tính kết quả) 
- Dựa vào ví dụ trên bạn nào cho biết: Muốn nhân hai phân số tà làm sao? 
Kết luận: Ghi nhớ SGK/132 
3) Thực hành:
Bài 1: Yc hs thực hiện vào bảng con 
*Bài 2: Gọi hs nêu yc
- HD mẫu câu a, các câu còn lại yc hs tự làm bài (gọi 2 hs lên bảng làm) 
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài 
- YC hs tự làm bài vào vở (1 hs lên bảng lớp thực hiện) 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn nhân hai phân số ta làm ntn? 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Luyện tập 
- Lắng nghe
- Thực hiện B: 5 x 3 = 15 (m2) 
- Ta thực hiện phép nhân 
- Diện tích hình vuông là 1m2
- Mỗi ô có diện tích là: 2
- Được tô màu 8 ô 
- Bằng m2 
2
- số ô của hình chữ nhật (4x2)
- số ô của hình vuông (5x3) 
- Ta lấy tử số nhân với tử số, lấy mẫu số nhân với mẫu số. 
- Vài hs đọc lại 
- HS thực hiện vào bảng 
a) 
- rút gọn trước rồi tính 
a) 
b) 
c) 
- 1 hs đọc đề bài 
- Tự làm bài 
 Diện tích hình chữ nhật là:
 (m2)
 Đáp số: m2
- 1 hs trả lời 
- Lắng nghe và ghi nhớ
_________________________________________
Đạo đức
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
- HS Ôn lại những kiến thức ve đạo đức đã học từ học kì II đến giờ.
- Rèn luyện khả năng sử dụng các hành vi đạo đức vào cuộc sống.
- Biết cách xử lí tình huống qua các tình huống cụ thể.
II. ĐỒ DÙNG
- Tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Nhận xét đánh giá chung.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
b. Ôn lại kiến thức đã học.
- Em hiểu thế nào là kính trọng và biết ơn người lao động?
- Nêu vài VD cụ thể chứng tỏ điều đó?
- Nêu biểu hiện lịch sự với mọi người?
- Lấy ví dụ cụ thể?
- Để giữ gìn các công trình công cộng em phải làm gì?
- Để bảo vệ các công trình công cộng em phải làm gì?
c. Đóng vai.
- Chia nhóm nêu yêu cầu hoạt động nhóm.
- Theo dõi giúp đỡ các nhóm.
- Nhận xét tuyên dương.
d. Bày tỏ ý kiến.
- Nêu yêu cầu.
- GV đọc từng tình huống.
- Nhận xét giáo dục.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà ôn lại các nội dung đã học và ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- 2HS lên bảng trả lời câu hỏi và lấy ví dụ về Giữ gìn các công trình công cộng.
- Nhận xét bổ sung.
- Nhắc lại tên bài học.
- HS nêu.
- HS nối tiếp nêu.
- Lễ phép chào hỏi người lớn tuổi, nhường nhịn em bé
- 2 – 3 HS trả lời:
- Không leo trèo các tượng đá, công trình công cộng 
- Hình thành nhóm 4HS nhận nhiệm vụ thảo luận:
+ Mỗi nhóm thể hiện một tình huống, mỗi tình huống ứng với một bài học.
- Các nhóm thể hiện vai diễn của mình.
- Lớp nhận xét.
- HS nghe.
- HS dùng thẻ xanh, đỏ để bày tỏ ý kiến của mình và giải thích tại sao em tán thành, không tán thành 
- Nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ
Thứ ba ngày 25 tháng 2 năm 2014
Toán 
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số.
- Bài tập cần làm bài 1, bài 2 , bài 4; Bài 3* và bài 5* dành cho HSKG 
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Phép nhân phân số
- Muốn nhân hai phân số ta làm sao?
- Gọi hs lên bảng tính 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: GV thực hiện mẫu như SGK 
- YC hs thực hiện vào B 
- Muốn nhân phân số với STN ta làm sao? 
- Em có nhận xét gì về kết quả câu c, d? 
Bài 2: GV thực hiện mẫu (trong quá trình thực hiện hỏi hs để hs nêu được cách tính và cách viết gọn) 
- YC hs tự làm bài (lần lượt hs lên bảng thực hiện) 
*Bài 3: Ghi 2 phép tínhlên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện 
- Em hãy so sánh hai kết quả vừa tìm được 
- Ghi bảng: 
- Nhận xét này chính là ý nghĩa của phép nhân phân số với STN. Bạn nào nêu được ý nghĩa của phép nhân 
Bài 4: Gọi hs nêu yêu cầu 
- HD cả lớp làm chung câu a 
+ Trước hết tính: 
+ Sau đó rút gọn: 
* Có thể trình bày như sau: 
- Các em có thể rút gọn ngay trong quá trình tính, chẳng hạn: 
- Yc hs thực hiện B câu b,c 
*Bài 5: Gọi hs đọc đề bài
- Muốn tính chu vi (diện tích) hình vuông ta làm sao? 
- Yc hs tự làm bài vào vở
- Cùng hs nhận xét, kết luận bài giải đúng
- Chấm 1 số bài, Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra 
- Nhận xét
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn nhân phân số với STN, STN với phân số ta làm ntn?
- Về nhà xem lại bài. + Bài sau: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
 2 hs thực hiện theo yêu cầu 
- Ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số
- 
- Lắng nghe 
- Theo dõi 
- Thực hiện bảng 
a) c) 
b) d) 
- Ta viết STN dưới dạng phân số, rồi thực hiện phép nhân hai phân số 
- Bất kì 1 phân số nào nhân với 1 thì kết quả cũng bằng chính số đó. Bất kì phân số nào nhân với 0 thì kết quả cũng bằng 0 
- Theo dõi
- Tự làm bài, một số hs lên bảng thực hiện 
a) 
- 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp
- bằng nhau 
- bằng tổng của 3 phân số bằng nhau, mỗi phân số là 2/5
- Tính rồi rút gọn 
- theo dõi 
- Làm bài vào B
b) c) 
- Tính chu vi ta lấy cạnh nhân với 4
- Tính diện tích ta lấy cạnh x cạnh 
- Tự làm bài, 1 hs lên bảng giải 
 Chu vi hình vuông là:
 Diện tính hình vuông là: 
 (m2)
 Đáp số: 
- Đổi vở nhau kiểm tra 
- 1 hs trả lời 
- Lắng nghe và ghi nhớ
Lịch sử
TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH
I. Mục tiêu: HS 
- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút : 
+ Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc Triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến. 
+ Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực : đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận,sản xuất không phát triển. 
- Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong.
II. Đồ dùng:
	- Lược đồ sgk/ 54.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của HS
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (5’) 2 hs nhắc lại nd ghi nhớ tiết học trước. 
2. Bài mới : a. G ... Luyện tập
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs thực hiện 
- 12 x 
15 x 
- Lắng nghe 
- Nghe và nêu lại bài toán 
- Ta lấy diện tích chia cho chiều rộng
- Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ 
- Ta lấy thương nhân với số chia 
- Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. 
- 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Thực hiện B: 
- Thực hiện B a) 
a) 
- Ta lấy diện tích chia cho chiều rộng 
 Chiều dài của hình chữ nhật là: 
 Đáp số: 
- 2 hs trả lời 
- Lắng nghe và ghi nhớ
___________________________________
Khoa học
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
 I/ Mục tiêu:
 - Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
 - Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Chuẩn bị chung: Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá.
- Chuẩn bị theo nhóm: Nhiệt kế, ba chiếc cốc
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Anh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
1) Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì? 
2) Anh sáng không thích hợp sẽ hại cho mắt như thế nào? 
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
Giới thiệu bài: 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
- Yêu cầu hs quan sát hình 1 SGK/100 và đọc nội dung dưới mỗi hình.
- Trong 3 cốc nước trong hình vẽ thì cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào? 
- GV: Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật.
Kết luận: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng là vật lạnh so với vật khác, điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật. 
- Trong hình 1, cốc nào có nhiệt độ cao nhất? Cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất? 
Hoạt động 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế
- YC hs quan sát hình 2 và nêu công dụng của loại nhiệt kế tương ứng. 
- Giới thiệu: Để đo nhiệt độ của vật, ta sử dụng nhiệt kế. Hình 2a là nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể, hình 2b là nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí 
- Cầm nhiệt kế cho cả lớp quan sát: Nhiệt kế gồm một bầu nhỏ bằng thuỷ tinh gắn liền với một ống thuỷ tinh dài và có ruột rất nhỏ, đầu trên hàn kín. Trong bầu có chứa một chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân (một chất lỏng óng ánh như bạc). Chất lỏng này được thay đổi tuỳ theo mục đích sử dụng nhiệt kế. Trên mặt thuỷ tinh có chia các vạch nhỏ và đánh số. Khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào vật muốn đo nhiệt độ thì chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân sẽ dịch chuyển dần lên hay dần xuống rồi ngừng lại, sau thời gian ta lấy ra thì mức ngừng lại đó chính là nhiệt độ của vật. Khi đọc, các em nhớ là nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông gốc với nhiệt kế. 
- YC hs quan sát hình 3 SGK/101, sau đó gọi hs đọc nhiệt độ ở hai nhiệt kế. 
- Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu?
- Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu?
- Gọi 1 hs lên bảng, Gv vẩy cho thuỷ ngân tụt xuống, sau đó đặt nhiệt kế vào nách và kẹp cánh tay lại . Khoảng 5 phút lấy nhiệt độ ra. 
- Nhiệt độ của cơ thể người lúc khỏe mạnh khoảng 37 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn ở mức 37 độ C thì đó là dấu hiệu của cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa trị. 
* Thực hành đo nhiệt độ
- YC hs thực hành trong nhóm 6 đo nhiệt độ của cơ thể bạn và 3 cốc nước: nước phích, nước có đá đang tan, nước nguội. 
- Gọi hs đọc nhiệt độ và đối chiếu nhiệt độ giữa các nhóm 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/101
- Nên có nhiệt kế ở nhà để đo nhiệt độ của cơ thể khi cần thiết. 
- Bài sau: Nóng, lạnh và nhiệt độ (tt)
- Nhận xét tiết học. 
 hs trả lời 
1
- Lắng nghe 
+ Vật nóng: nước đun sôi, bóng đèn, nồi canh đang nóng, bàn ủi đang ủi đồ
+ vật lạnh: Nước đá, đồ trong tủ lạnh
- Quan sát và đọc: a) cốc nước nguội, b) cốc nước nóng; c) cốc nước có nước đá. 
- Cốc a nóng hơn cốc c và lạnh hơn cốc b 
- Lắng nghe 
- Cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất, cốc nước có nước đá có nhiệt độ thấp nhất. 
- hình 2a: nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể, hình 2b nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí 
- Lắng nghe 
- Đọc: nhiệt độ là 30 độ C
- 100 độ C 
- 0 độ C 
- 1 hs lên bảng thực hiện 
- 1 hs đọc to trước lớp 37 độ C 
- HS lắng nghe 
- Chia nhóm thực hành đo, ghi lại kết quả
- Đọc kết quả đo 
- Vài hs đọc trước lớp 
- Lắng nghe và ghi nhớ
_______________________________________________
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I/ Mục tiêu: 
 Nắm được hai cách mở bài ( trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đ biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh, ảnh một vài cây, hoa để HS quan sát trong bộ ĐDDH
- Bảng phụ viết dàn ý quan sát BT3
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Luyện tập tóm tắt tin tức 
- Gọi hs đọc bản tin và phần tóm tắt về hoạt động của chi đội, liên đội của trường mà em đang học hoặc tìm về hoạt động của thôn xóm, phường xã nơi em ở. 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Trong bài văn miêu tả có những cách MB nào?
- Các em đã học về loại văn miêu tả đồ vật. Hãy nhớ lại và cho thầy biết: Thế nào là MB trực tiếp? Thế nào là MB gián tiếp? 
- Bài văn miêu tả cây cối cũng có những cách MB giống văn miêu tả đồ vật. Tiết học hôm nay các em sẽ thực hành viết MB cho bài văn miêu tả cây cối theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp.
2) HD làm bài tập
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung
- Các em hãy đọc thầm lại 2 cách MB và tìm cách khác nhau trong 2 cách MB trên. 
- Gọi hs phát biểu 
Bài 2: Gọi hs đọc yc
- Gợi ý: Các em hãy viết MB gián tiếp cho một trong 3 loài cây trên. MB gián tiếp các em chỉ cần viết 2-3 câu. (phát phiếu cho 3 hs) 
- Gọi hs làm bài trên phiếu lên bảng dán và trình bày 
- Cùng hs nhận xét 
- Gọi hs đọc đoạn MB của mình, sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng hs. 
Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập
- Các em hãy hoạt động nhóm 4. Ghi nhanh 4 câu hỏi lên bảng
- Gọi HS giới thiệu về cây mình chọn 
Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập
- Dựa vào các câu trả lời ở BT3, các em hãy viết 1 đoạn MB giới thiệu chung về cây định tả
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc đoạn MB của mình. Trước khi đọc các em nói rõ đó là đoạn MB viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. 
- Cùng hs nhận xét
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà hoàn chỉnh, viết lại đoạn MB giới thiệu chung một cái cây (BT4). Tiếp tục quan sát một cái cây, biết ích lợi của cây đó để chuẩn bị học tiết sau. 
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs thực hiện theo yêu cầu 
- MB trực tiếp, MB gián tiếp 
- MB trực tiếp là giới thiệu nhay đồ vật định tả. MB gián tiếp là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả. 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Tự làm bài 
- Điểm khác nhau của 2 cách MB
+ Cách 1: MB trực tiếp - giới thiệu ngay cây hoa cần tả
+ Cách 2: MB gián tiếp - nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả. 
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Lắng nghe, tự làm bài 
- Dán phiếu và trình bày 
- Nhận xét 
- Đọc đoạn văn của mình 
a) Từ xa nhìn lại trường em như một khu vườn cổ tích với rất nhiều cây bóng mát. Đó là những món quà mà các anh chị đi trước trồng tặn trường. Mỗi cây đều có một kỉ niệm riêng với từng lớp. Nhưng to nhất, đẹp nhất là cây phượng vĩ trồng ở giữa sân trường. 
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Hoạt động nhóm 4 giới thiệu với các bạn cây mà mình yêu thích dựa vào ảnh mang đến lớp và các câu hỏi gợi ý. 
- Em thích nhất là cây bàng. Cây bàng như một cái ô xanh khổng lồ giữa sân trường em. Cây bàng này do các anh chị lớp trước trồng. Những giờ ra chơi chúng em thường vui chơi dưới gốc bàng. Nó đã từng chứng kiến bao nhiêu kỉ niệm buồn vui của chúng em.
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Tự làm bài 
- Đọc trước lớp đoạn MB của mình.
- Lắng nghe, thực hiện 
- Lắng nghe, thực hiện 
_______________________________________
¢M NH¹C
TiÕt 25 : ¤n 3 bµi h¸t : chóc mõng
bµn tay mÑ
chim s¸o
nghe nh¹c
I. Môc tiªu:
 - BiÕt h¸t ®óng giai ®iÖu vµ thuéc lêi ca 3 bµi h¸t
 - BiÕt h¸t gâ ®Öm theo bµi h¸t
 - BiÕt h¸t kÕt hîp vËn ®éng phô ho¹
 - Nghe trÝch ®o¹n nh¹c “ Th­ göi Enygi¬”
II. ChuÈn bÞ:
 - Nh¹c cô th­êng dïng
III. Ho¹t ®éng d¹y häc:
1.Bµi cò
2.Bµi míi
*H§1: ¤n bµi h¸t
1. ¤n bµi : Chóc mõng
GV ®Öm giai ®iÖu bµi h¸t cho HS nghe
H­íng dÉn HS «n luyÖn
Cho HS «n luuyÖn h¸t kÕt hîp gâ ®Öm
H­íng dÉn HS tËp mét vµi ®éng t¸c phô ho¹
Gäi HS lªn b¶ng thùc hiÖn
GV nhËn xÐt
2.¤n bµi : Bµn tay MÑ
 Chim s¸o
 ( Thùc hiÖn t­¬ng tù nh­ trªn)
*H§2: Nghe nh¹c
GV giíi thiÖu vÒ bµi nh¹c
Cho HS nghe
? Bµi cã tèc ®é nhanh hay chËm
? Tinh chÊt cña bµi ra sao
GV nªu ND bµi cho HS nghe
Cho HS nghe l¹i 
3.Cñng cè: Cho HS h¸t l¹i 3 bµi h¸t
 NhËn xÐt tiÕt häc
4.DÆn dß: VÒ häc thuéc bµi
HS nghe vµ nhÈm lêi ca
HS h¸t «n theo HD
HS thùc hiÖn h¸t vµ gâ ®Öm
HS thùc hiÖn theo GV
HS luyÖn tËp
HS lªn b¶ng thÓ hiÖn
L¾ng nghe
HS l¾ng nghe
Tèc ®é nhanh
TÝnh chÊt h¬i buån
L¾ng nghe
C¶ líp h¸t
L¾ng nghe
VÒ nhµ thùc hiÖn
Sinh hoạt
KIỂM ĐIỂM Ý THỨC ĐẠO ĐỨC, HỌC TẬP ...TRONG TUẦN 25
. Mục tiêu: 
	- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
	- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
	- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
1. Ổn định tổ chức.
2. Lớp trưởng nhận xét.
- Hs ngồi theo tổ
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp.
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình,chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất.
* Lớp trưởng nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua
 -> xếp loại các tổ
3. GV nhận xét chung:
* Ưu điểm:
- Nề nếp học tập :...........................................................................................................
- Về lao động:
- Về các hoạt động khác:
- Có tiến bộ rõ về học tập trong tuần qua : ..................................................................
* Nhược điểm:
-Một số em vi phạm nội qui nề nếp:.............................................................................
* 4. Phương hướng tuần tới:
- Nhắc nhở HS phát huy các nề nếp tốt; hạn chế , khắc phục nhược điểm.
- Phổ biến công việc chính của tuần 26
- Thực hiện tốt công việc của tuần 26: Chuẩn bị thi giữa HKII
- Nhắc nhở HS phát huy các nề nếp tốt; hạn chế , khắc phục nhược điểm.
- Tuyên truyền , nhắc nhở HS mặc ấm, phòng dịch bệnh. 
- Tiếp tục thực hiện nội qui nề nếp của trường lớp đã đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25.DOC.doc