I. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một năm bắt đầu từ mùa xuân
Đời người bắt đầu từ tuổi trẻ.
Tuổi trẻ ! Tương lai của đất nước. Tuổi trẻ sẽ làm gì? Sẽ như thế nào sau này? Tất cả phải nhờ vào sự giáo dục. Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con người về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Học không chỉ đơn giản đạt đến mục đích để hiểu biết có trình độ cao có kiến thức sâu rộng mà quan trọng hơn là phải thực sự trở thành người.
Cùng với môn Tiếng việt và Toán, môn Tự nhiên xã hội là môn quan trọng nhất trong chương trình tiểu học. Trong giai đoạn này, việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy và học môn Tự nhiên xã hội nói chung và phân môn Địa lý nói riêng là một phần quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn này. Góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Chương trình dịa lý lớp 4 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu về địa lý Việt Nam và hoạt động sản xuất của người dân trên các vùng miền. Tuy nhiên. Ngay từ đầu năm học, tôi nhận thấy rằng: Địa lí là môn rất mới lạ với học sinh lớp 4. Vì ở chương trình lớp 3 các em chưa được học môn Địa Lý, lên lớp 4 các em mới được làm quen với phân môn này. Vì thế khi học địa lí các em rất ngỡ ngàng, lúng túng, chưa hình dung được chương trình địa lí lớp 4 mới có nội dung nào ?
Bên cạnh đó, qua nhiều năm phụ trách lớp 4 bản thân tôi thấy: Đa số học sinh giành nhiều thời gian học cho các môn Toán, Tiếng Việt, . còn môn học Địa Lý thì được xem là môn học phụ, chỉ cần học bài là được. Chính những điều này đã làm tôi trăn trở và ray rứt: Làm thế nào để học sinh có được lòng yêu thích, hứng thú học các tiết học Địa Lý và thấy được: Môn Địa Lý có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là cơ sở cho việc học tập phần Địa Lý kinh tế- xã hội Việt Nam ở các lớp sau.
I. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một năm bắt đầu từ mùa xuân Đời người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ ! Tương lai của đất nước. Tuổi trẻ sẽ làm gì? Sẽ như thế nào sau này? Tất cả phải nhờ vào sự giáo dục. Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con người về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Học không chỉ đơn giản đạt đến mục đích để hiểu biết có trình độ cao có kiến thức sâu rộng mà quan trọng hơn là phải thực sự trở thành người. Cùng với môn Tiếng việt và Toán, môn Tự nhiên xã hội là môn quan trọng nhất trong chương trình tiểu học. Trong giai đoạn này, việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy và học môn Tự nhiên xã hội nói chung và phân môn Địa lý nói riêng là một phần quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn này. Góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Chương trình dịa lý lớp 4 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu về địa lý Việt Nam và hoạt động sản xuất của người dân trên các vùng miền. Tuy nhiên. Ngay từ đầu năm học, tôi nhận thấy rằng: Địa lí là môn rất mới lạ với học sinh lớp 4. Vì ở chương trình lớp 3 các em chưa được học môn Địa Lý, lên lớp 4 các em mới được làm quen với phân môn này. Vì thế khi học địa lí các em rất ngỡ ngàng, lúng túng, chưa hình dung được chương trình địa lí lớp 4 mới có nội dung nào ? Bên cạnh đó, qua nhiều năm phụ trách lớp 4 bản thân tôi thấy: Đa số học sinh giành nhiều thời gian học cho các môn Toán, Tiếng Việt,. còn môn học Địa Lý thì được xem là môn học phụ, chỉ cần học bài là được. Chính những điều này đã làm tôi trăn trở và ray rứt: Làm thế nào để học sinh có được lòng yêu thích, hứng thú học các tiết học Địa Lý và thấy được: Môn Địa Lý có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là cơ sở cho việc học tập phần Địa Lý kinh tế- xã hội Việt Nam ở các lớp sau. Chính vì vậy để học sinh yêu thích, hứng thú học Địa Lý và để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, tôi phải luôn tìm tòi, ra sức học hỏi, nghiên cứu nhiều sách tham khảo, với những kinh nghiệm của bản thân qua quá trình giảng dạy để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm : “Một số kinh nghiệm nhằm tạo hứng thú học tập giúp học sinh học tốt môn Địa Lý lớp 4. Với hy vọng phần nào giúp bản thân dạy tốt hơn môn địa lý. Để Địa lý không xa lạ chán nản với các em . Để góp phần nhỏ bé thật nhỏ bé xây dựng một nền móng vững chắc cho đất nước từ những lớp HS hoàn thiện về mặt trí thức và nhân cách .Vì có biết có hiểu, có quan tâm thì các em mới yêu mến quê hương đất nước, yêu những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Từ đó các em sẽ tích cực tự nguyện tham gia góp phần bảo vệ môi trường và trân trọng giữ gìn những thành tựu kinh tế đất nước. Để tự hào làm rạng danh nước Việt. B. PHẠN VI NGHIÊN CỨU: 1. Học sinh lớp 4 – Cụ thể là lớp 4B Trường Tiểu học Yên Bài A. 2. Các phương pháp chỉ đạo của Ban Giám Hiệu. 3. Tập thể giáo viên Trường Tiểu học Yên Bài A. 4. Thời gian thực hiện đề tài: Năm học 2012- 2013. II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI A. KHẢO SÁT THỰC TẾ: Năm học 2012- 2013 tôi được phân công dạy lớp 4B gồm 30 học sinh, trong đó có 9 em nam. Vào đầu năm học, tôi thấy lớp tôi có những thuận lợi và khó khăn sau: 1. THUẬN LỢI - Mục tiêu , nội dung chương trình nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi học sinh. Ban giám hiệu và chuyên môn nhà trường luôn quan tâm và giúp đỡ. Hệ thống các loại bản đồ, lược đồ rất phong phú, màu sắc rõ ràng, hấp dẫn, kích thích được sự hứng thú học tập của các em. Các câu hỏi hoặc các yêu cầu hoạt động được in nghiêng ở giữa bài gợi ý cho giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh khai thác thông tin dể dàng. Câu hỏi cuối bài giúp giáo viên kiểm tra việc thực hiện mục tiêu bài và củng cố kiến thức. Phần tóm tắt trọng tâm bài được đóng khung. Các tranh ảnh để cung cấp cho việc dạy Địa Lý cũng tương đối đầy đủ. 2. KHÓ KHĂN Một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đế việc học của con em mình về môn Địa Lý. Vì cho rằng đây là môn phụ. Đa số các em phân tích bản số liệu, đọc và chỉ bản đồ, lược đồ còn lúng túng. Việc quan sát sự vật, hiện tượng Địa Lý, tìm tòi tư liệu và trình bày lại kết quả bằng lời nói, bài viết .. còn sơ sài. Chất lượng học sinh không đồng bộ, một số em nhaân thức chưa cao, nên việc tiếp thu bài còn chậm . 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Ngay từ đầu năm học tôi liên hệ với giáo viên chủ nhiệm cũ để nắm vững tình hình lớp cũng như đặc điểm tâm lý và sở thích học môn Địa Lý của mỗi học sinh ở lớp. Từ đó tôi định hướng, đề ra biện pháp tổ chức tiết dạy thích hợp nhằm tạo cho các em hứng thú, yêu thích học Địa Lý. Đồng thời vạch ra những việc làm thiết thực để việc chuẩn bị của mình cho từng tiết dạy đạt chất lượng cao. Sau đó, tôi tiến hành cho học sinh làm bài khảo sát riêng về bộ môn Địa Lý để nắm kết quả thực tế. Kết quả khảo sát tôi thu được như sau: ĐIỂM 9-10 7-8 5-6 3-4 1-2 HỌC SINH 3 8 8 7 4 B. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Nghiên cứu thống nội dung, chương trình học môn Địa Lý lớp 4. Chương trình môn học Địa Lý lớp 4 được phân phối thành ba phần như sau: Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du (Từ bài 1 đến bài 10). Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng. (Từ bài 11 đến bài 28). Vùng biển Việt Nam (Từ bài 29 đến bài 32 a. Cấu trúc nội dung Hệ thống các phần trong chương trình tương đối hợp lý. Những khái niệm, biểu tượng mà học sinh tiếp xúc là từ dẽ đến khó; khối lượng kiến thức vừa phải, dễ tiếp thu, dễ nắm vững các kiến thức cơ bản của bài. - Nội dung bằng chữ: Các bài học trong toàn bộ chương trình được trình bày ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu phù hợp vời nhận thức của học sinh lớp 4. - Nội dung bằng hình: Biết rằng kênh chữ đóng vài trò chủ yếu trong việc cung cấp kiến thức. Tuy nhiên, kênh hình vẫn đóng vai trò quan trọng. Nó không chỉ là sự minh hoạ cho kênh chữ mà còn là nguồn cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năngtìm thông tin cho học sinh - Các câu hỏi, bài tập hoặc yêu cầu hoạt động Các câu hỏi, bài tập của bài giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt các kiến thức. Đồng thời giúp các em tư duy, phân tích, so sánh rồi rút ra nhận xét nhằm khắc sâu bài học. Ngoài ra, còn giúp giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động để khai thác thông tin, rèn luyện kỹ năng hoặc bồi dưỡng nhận thức cho các em. 2. Nghiên cứu, nắm vững mục tiêu môn Địa Lý Một trong những yếu tố để giúp cho tiết dạy Địa Lý thành công, đạt chất lượng cao thì trước tiên giáo viên phải nghiên cứu nắm vững mục tiêu chương trình Địa Lý lớp 4. Đây là việc làm hết sức quan trọng. Vì thế khi lập kế hoạch bài giảng, giáo viên cần phải nắm chắc những nội dung cơ bản của bài và những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt để việc thiết kế bài dạy sao cho thật sáng tạo, chất lượng, phù hợp với từng bài dạy, từng đối tượng học sinh. Nếu làm được như vậy sẽ gây hứng thú cho học sinh học Địa Lý. 3. Biện pháp thực hiện: - Để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn địa lý thì việc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất quan trọng. Giáo viên phải lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng loại bài, từng đối tượng học sinh.Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tự khám phá ra kiến thức. Dạy môn địa lý cần sử dụng các phương pháp đặc trưng của nhiều môn học khác nhau. Do tính tích hợp của nội dung. Đề cao vai trò chủ thể của người học, tăng cường tính tự giác tích cực và sáng tạo của hoạt động học tập. Ở bậc tiểu học do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh nên yêu cầu về mặt tri thức của dạy học địa lý chủ yếu chỉ dừng lại ở việc cung cấp các biểu tượng địa lý . Bước đầu hình thành 1 số khái niệm, xây dựng một số mối quan hệ địa lý đơn giản . Để giúp học sinh học tốt một địa lý, Tôi luôn tâm niệm: Giáo viên phải hình thành biểu tượng địa lý và rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng địa lý như: sử dụng bản đồ, phân tích bảng số liệu và biểu đồDo đó việc hình thành biểu tượng địa lý và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ là 2 nhiệm vụ quan trọng của phần địa lý ở tiểu học. Theo tôi nghĩ có sử dụng tốt hai phương pháp này thì người giáo viên mới dạy tốt môn địa lý được. a.Phương pháp hình thành biểu tượng địa lý : Một số biểu tượng địa lý được dạy ở tiểu học: núi, đồi, rừng rậm nhiệt đới, đồng bằng, sông hồ, thác Với phương pháp hình thành biểu tượng địa lý tốt nhất là cho các em quan sát các sự vật hiện tượng có thể trực tiếp quan sát được trên thực địa như : núi , rừng , lễ hội ở thị trấn, hoặc quan sát qua tranh ảnh , băng hình . b.Phương pháp sử dụng bản đồ: Quan niệm của tôi là sử dụng bản đồ để học sinh khai thác, tìm tòi kiến thức. Nên cho từng nhóm học sinh quan sát bản đồ thay vì cho cả lớp chỉ quan sát 1 bản đồ. Với cách cho từng nhóm sử dụng bản đồ giáo viên phải tổ chức các hoạt động học tập để học sinh được tự tìm ra kiến thức mới trên cơ sở kết hợp giữa kiến thức với kỹ năng địa lý mà học sinh đã có. Chính vì vậy kiến thức các em thu được bền vững hơn, đồng thời trong quá trình tìm tòi kiến thức, kỹ năng địa lý của học sinh cũng được rèn luyện, củng cố 4. Những biện pháp cụ thể: Kiến thức về môn Địa Lý Việt Nam bao gồm phần tự nhiên và phần kinh tế - xã hội. Hai phần kiến thức này rất quan trọng và hết sức cần thiết đối với các em. Phần Địa Lý tự nhiên và phần Địa Lý kinh tế - xã hội sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về điều kiện tự nhiên, về sự khai thác thiên nhiên và các hoạt động kinh tế, nếp sống, sinh hoạt của con người ở các vùng chính trên đất nước Việt Nam. Đây cũng là tiên đề cho việc học Địa Lý ở các lớp sau. Vậy muôn dạy cho học sinh một tiết Địa Lý hấp dẫn, sinh động, đạt hiệu quả cao để các em có hứng thú ham học mỗi giờ Địa Lý. Trước tiên tôi phải tìm hiểu những kiến thức, những thông tin về lĩnh vực Địa Lý của từng miền, từng vùng trên đài truyền hình, sách, báo, nhắm cung cấp thêm những kiến thức cho các em để giáo dục các em biết yêu thiên nhiên và văn hoá gần gũi với các em. Mà để đạt được điều này tôi hướng dẫn học sinh thực hiện bằng các bước cụ thể sau: 1: Rèn kỹ năng đọc và chỉ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu Trong mỗi tiết học của môn Địa Lý cá em đều phải sử dụng bản đồ, lược đồ,. Vì bản đồ, lược đồ được sử dụng như là nguồi cung cấp kiến thức, là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực khai thác kiến thức Địa Lý, học sinh phải biết đọc các lí hiệu trên bản đồ, lược đồ, hiểu được ý nghĩa màu sắc được biểu thị trên bản ... thuộc vào tinh thần, khả năng học tập của mỗi chúng ta. Ngoài những biện pháp trên,. Khi dạy Địa Lý lớp 4 tôi còn phải: Trong quá trình dạy học tôi sử dụng bản đồ thường xuyên, triệt để ở mọi khâu: học bài mới, củng cố, ôn tập, kiển tra. Khi chỉ bản đồ, lược đồ, cần rèn luyện cho các em thói quen dùng thước kẻ nhỏ hoặc que dài để chỉ. Vận dụng tối đa những điều kiện cụ thể ở lớp, ở địa phương để tổ chức các giờ học ngoài lớp như tham quan cảnh đẹp, di tích văn hoá Không yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng các câu các chữ trong sách giáo khoa hay trong vở ghi mà yâu cầu các em trình bày các khái niệm các hiện tượng Địa Lý, bằng chính ngôn ngữ của mình một cách chính xác, sinh động dưới nhiều hình thức: nói, vẽ, viết. Phần trắc nghiệm của đề kiểm tra thì phải có nhiều lựa chọn để đề kiểm tra được toàn diện và khách quan. Bên cạnh việc giáo viên đánh giá học sinh. Tôi còn khuyến khích hình thức học sinh đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá bản thân. KẾ HOẠCH BÀI DẠY THỰC NGHIỆM Ngày soạn: 9/ 3/ 2013 Ngày dạy: 12/ 3/ 2013 MÔN ĐỊA LÍ 4 TIẾT 26: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG A. Mục tiêu: - Đọc tên và chỉ trên lược đồ, bản đồ các dải đồng bằng duyên hải miền Trung. - Trình bày được đặc điểm của các đồng bằng duyên hải miền Trung: nhỏ, hẹp nói với nhau tạo thành dải đồng bừng có nhiều cồn cát, đầm phá. - Biết và nêu được đặc điểm khí hậu của các đồng bằng duyên hải miền Trung. - Nhận xét các thông tin tranh, ảnh, bản đồ. - Biết được trách nhiệm của mọi người trong việc phòng chống bão, lụt. B. Đồ dùng học tập: - Bản đồ Việt Nam, lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung. - Máy tính, máy chiếu. Tranh, ảnh đèo Hải Vân. - Nội dung trò chơi. - Nội dung bài tập trắc nghiệm. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. ? - Gọi 1 HS lên chỉ vị trí của ĐBBB và ĐBNB trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. - G nhận xét: HS chỉ đúng, ghi điểm. ? Vậy ĐBBB và ĐBNB do hệ thống sông nào bồi đắp lên? ĐBBB hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp lên, ĐBNB do hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long bồi đắp lên. - 1HS chỉ. - 1 HS nhận xét. - 1 HS trả lời. - HS khác nhận xét. III. Nội dung: 1. giới thiệu bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung. 2. Hoạt động 1. Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát. Lược đồ duyên hải miền Trung. - Gọi HS đọc tên của lược đồ trên. ? Quan sát trên lược đồ và cho cô biết: có bao nhiêu dải đồng bằng ở duyên hải miền Trung. - Gọi HS lên chỉ vào vị trí và đọc tên 5 dải đồng bằng đó. ? Tên gọi của các dải đồng bằng này có gì đặc biệt? Lược đồ duyên hải miền Trung. * GV: Các con quan sát lược đồ và thảo luận cặp đôi 2 phút với nội dung câu hỏi sau: Thảo luận cặp đôi 2p Dải đồng bằng duyên hải miền Trung giáp với những vùng lãnh thổ nào? - Các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng này đến đâu? -1 HS : Lược đồ DHMT. - 1 HS: 5 dải đồng bằng ở DHMT. - 1 HS chỉ. - HS 2 nhận xét, chỉ lại. - 1 HS: Tên gọi của các dải đồng bằng này lấy từ tên các tỉnh nằm trên vùng đồng bằng đó. - HS thảo luận cặp đôi. - 1 HS trả lời - HS khác nhận xét. * GV: Chính vì các dãy núi này chạy lan ra biển, nên đã chia cắt dải đồng bằng duyên hải miền Trung như thế nào? - 1 HS trả lời. - Các dãy núi chạy sat ra biển nên đồng bằng ở đây như thế nào? Đồng bằng nhỏ và hẹp. - 1 HS nhận xét. - HS: nhỏ và hẹp. * GV: Chỉ trên lược đồ, giải thích vì sao gọi là dải đồng bằng duyên hải miền Trung. - Những vùng thấp trũng ở cửa sông, nơi có cần cát dài chắn phía biển tạo ra địa hình gì? * GV: Các đồng bằng ven biển thường có các cồn cát cao từ 20 đến 30 mét. Nên những vùng thấp, trũng ở cửa sông, nơi có các doi cát dài ven biển bao quanh( chỉ lược đồ) thường tạo ra các đầm, phá. ? ở đây có nhiều cồn cát cao, nên thường xảy ra hiện tượng gì? * Cho HS quan sát hình ảnh phá Tam Giang ở Thừa thiên - Huế. Sử dụng CNTT - HS: Đầm, phá - 1 HS: Sư di chuyển cồn cát. - HS quan sát. . ? Để ngăn chặn hiện tượng di chuyển cồn cát, người dân nơi đây đã làm gì? 3. Hoạt động 2: Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam. Lược đồ. - HS: Trồng cây phi lao. ? Quan sát trên lược đồ, cho cô biết dãy núi nào chạy cắt ngang dải ĐBDHMT? - Gọi HS lên chỉ vị trí của dãy Bạch Mã và đèo Hải Vân? * GV: Dãy núi Bạch Mã chạy thẳng ra biển, nằm giữ Huế và Đà Nẵng. Có thể nói đây là bức tường chắn ngang dải ĐBDHMT. - 1 HS: dãy núi Bạch Mã - 2 HS lên chỉ. - HS khác nhận xét. ? Đi từ Huế vào Đà Nẵng và từ Đà Nẵng ra Huế phải đi bằng đường nào? * GV: Đèo Hải Vân nằm trên sườn núi, đường uốn lượn. Nếu đi từ Nam ra Bắc, bên trái là sườn núi cao, bên phải sườn núi dốc xuống biển. Cảnh - Đèo Hải Vân - HS: Đường bộ trên sườn đèo Hải Vân hoặc đi xuyên qua núi qua đường hầm Hải đèo Hải Vân là cảnh đẹp rất hùng vĩ. Ngoài đường bộ như các bạn vừa phát biểu đó là có đường hầm đèo Hải Vân, theo các em đường Vân. - HS: Đi nhanh hơn, dễ đi, an toàn, không ách tắc giao hầm có lợi ích gì? * GV: Đèo Hải Vân là một trong 30 đường hầm hiện đại nhất thế giới. Theo các em để khắc phục những hậu quả do mưa lớn, bão lũ gây ra chúng ta phải làm gì? * GV: Dãy núi Bạch Mã chặn đứng luồng gió thổi từ phía bắc xuống phía nam tạo ra sự khác biệt về khí hậu ở đây. Sự khác biệt đó như thế nào chúng ta thảo luận nhóm 4 2 câu hỏi sau: thông. - HS: Trồng cây gây rừng, ngăn chặn những hành vi phá rừng, đốt rừng. Giữ môi trường trong sạch.... 1. Khí hậu phía bắc dãy Bạch Mã và phía nam dãy Bạch Mã khác nhau như thế nào? 2. Em hãy cho biết đặc điểm của màu hạ và những tháng cuối năm ở đồng bằng duyên hải miền Trung. - HS chia nhóm 4 em. - HS thảo luận 5 phút. - Đại diện 1 nhóm trình bày câu 1. - Nhóm khác nhận xét. * GV: Tại sao lại có sự khác biệt về khí hậu như vậy? * GV: ở câu hỏi 1, các nhóm thảo luận thu được kết quả rất tốt, cô khen các nhóm. Tiếp tục cô mời 1 nhóm trả lời câu hỏi 2. 2. Đặc điểm của màu hạ và những tháng cuối năm ở đồng bằng duyên hải miền Trung. - 1 HS: Do dãy núi Bạch Mã chắn gió lạnh thổi từ phía Bắc, nên phía nam không có gió lạnh và không có mùa đông. - Đại diện 1 nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét. * GV: Không chỉ ở ĐBDHMT mà ở khắp các vùng trên cả nước đều có hiện tượng mưa lớn hay lụt bão gây thiệt hại lớn về người và của. Do đó ngay từ bây giờ là những học sinh chúng ta cũng cần phải biết cách phòng chống những thiên tai do thiên nhiên mang lại. IV. Củng cố, dặn dò: - Địa hình của dải ĐBDHMT có đặc điểm gì? - Đặc điểm khí hậu ở ĐBDHMT? * GV: Đó chính là nội dung bài học hôm nay. Gọi HS đọc lại nội dung bài. Ghi nhớ. - Trò chơi" Ô chữ kì diệu" Sử dụng CNTT 6.Tên dãy núi nằm ở phía tây của dải ĐBDHMT?(8 chữ cái) - Nhiều đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát. - Mùa hạ khô, nóng, cuối năm mưa to dễ gây ngập lụt, ... 5. Hiện tượng thời tiết hay sảy ra ở miền Trung vào những tháng cuối năm gây ra lũ lụt?(6 chữ cái) 4. Tên một đường đèo hiểm trở ở ĐBDHMT? ( 6 chữ cái) - HS chơi. Chia lớp thành 2 đội. 3.Tên dãy núi năm giữa Huế và Đà Nẵng? (9 chữ cái) 2. Hiện tượng hay sảy ra ở miền Trung gây sập nhà đổ cửa? (5 chữ cái) 1. Tên những vùng thấp trũng ở cửa sông ĐBDHMT? ? (6chữ cái) Hàng dọc: Các chữ cái viết tắt là tên của một vùng đồng bằng? - GV: Nhận xét giờ học. Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau . IV. KẾT LUẬN Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên, tôi thấy các en học sinh có sự chuyển biến rõ rệt về môn Địa Lý và các môn học khác như lịch sử, khoa học, nhất là các em đã yêu thích, hứng thú học các tiết Địa Lý. Bên cạnh đó kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, phân tích bảng số liệu, các mối quan hệ Địa Lý đơn giản rất thành thạo, nên trong các tiết thực hành, các bài tập hay các tiết ôn tập được tiến hành tốt và đạt kết qủa cao, lớp học rất sôi động thông qua hoạt động nhóm, cá nhân Có bài Địa Lý các em không cần phải học thuộc lòng mà thông qua các lược đồ, bản đồ của tiết học đó thì các em có thể hiểu được toàn bộ nội dung bài học đầy đủ, chính xác. Điều đáng mừng hơn nữa là các em rất có ý thức thự giác trong học tập. Nhờ học tốt môn Địa Lý mà các em biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống trong việc yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước, tôn trọng, bảo vệ, môi trường và di sản văn hoá. 1. KẾT QUẢ Qua quá trình giảng dạy ở lớp, tôi thường áp dụng các phương pháp trên vào các tiết học địa lý. Tôi nhận thấy tiết học sôi nổi hơn, học sinh hăng hái tìm hiểu và có đặt nhiều thắc mắc rất hay. Chứng tỏ các em rất ham hiểu biết, thích được tự mình khám phá ra kiến thức. Những tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học thực sự thu hút các em . Giáo viên sử dụng đúng phương pháp sẽ phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.Gây niềm hứng thú say mê, giúp các em dễ dàng tiếp cận lĩnh hội kiến thức mới . Kết quả học tập tăng cao, học sinh yếu giảm rõ rệt. Cụ thể qua đợt kiểm tra theo định kì, so với đầu năm lớp tôi đã đạt được kết quả như sau: Điểm định kì 9-10 % 8 - 7 % 6 - 5 % 4 - 3 % Giữa kì I 7 9 10 4 Cuối kì I 11 12 7 Giữa kì II 13 12 5 Điều đó chứng tỏ, giáo viên biết lựa chọn các phương pháp phù hợp, và kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học tốt thì chất lượng giờ học luôn cao. 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Muốn giúp học sinh học tốt môn Địa Lý lớp 4 . Giáo viên cần phải: - Rèn kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, lược đồ, phân tích bảng số liệu một cách thành thạo. - Hình thành biểu tượng và khái niệm Địa Lý cho học sinh. - Tập cho các em biết giải thích các hiện tượng Địa Lý, biết xác lập và phân tích được các mối liên hệ giữa các yếu tố Địa Lý đơn giản. - Trong quá trình dạy, phải thường xuyên liên hệ những kiến thức có liên quan đến thực tế, đồi sống xã hội. - Tổ chức thi đua khen thưởng cho học sinh qua những trò chơi. - Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn Địa Lý. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp. Để hoàn thiện bản thân giảng dạy tốt hơn trong sự nghiệp trồng người của mình V. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN & KẾT LUẬN 1. Đề xuất ý kiến : - Nhà trường kết hợp phòng GD cần cung cấp thiết bị, tài liệu tham khảo thêm. - Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, chuyên đề để giáo viên trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau, nhằm nâng cao tay nghề và chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao Yên Bài, ngày 20 tháng 4 năm 2013 Người viết Nguyễn Thị Ngọc
Tài liệu đính kèm: