Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Toán khối 4, 5

Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Toán khối 4, 5

I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1- Cơ sở lý luận:

Với bề dày lịch sử của dân tộc, suy ngẫm về nguyên do thăng trầm của đất nước qua các triều đại, cha ông chúng ta đã rất coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài nên đã đúc rút thành kinh nghiệm quý báu: "Những người tài, giỏi là yếu tố cốt tử của một chính thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước phát triển mạnh mẽ, phồn vinh. Khi yếu tố này kém đi thì quyền lực đất nước bị suy thoái. Những người tài giỏi có học thức là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước " (trích bia Văn Miếu - Hà Nội).

Chính vì thế, bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới đều đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Sau cách mạng tháng tám thành công, trong bài viết "tìm người tài đức" đăng trên báo "Cứu Quốc" số ra ngày 20 tháng 11 năm 1946, Bác Hồ viết: " nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu gì người có tài, có đức. Vì chính phủ nghe không đến, thấy không khắp đến nỗi những người tài đức không thể xuất thần, khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa đổi điều đó và trọng dụng người tài, các địa phương phải lập tức điều tra, nơi nào có người tài đức, những việc làm ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết .".

Thực tế cho thấy các nước phát triển trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực Châu Á nói riêng trước hết phải nhờ vào nội lực. Sông nội lực của đất nước không phải chỉ có trên tài nguyên hay sức lao động mà quan trọng hơn đó chính là nhân tài.

Vì vậy, nói tới nội lực chúng ta nên nghĩ tới trí tuệ, tài năng - Những kho chất xám chưa được giải phóng. Thời đại này, dân tộc nào không huy động được tiềm năng trí tuệ của bản thân ắt phải lệ thuộc hoàn toàn vào trí tuệ kẽ khác và sẽ dễ dàng bị nhấn chìm trong trào lưu toàn cầu hoá kinh tế đi đôi với cạnh tranh ác liệt của nền kinh tế mà đặc biệt là kinh tế tri thức. Trong cuộc chiến giành chỗ đứng với tầm vóc dân tộc trong một thế giới như vậy chỉ có một chiến lược khả dĩ thành công, đó là dựa vào trí tuệ và tài năng để khắc phục những yếu kém khác vì lẽ sống còn của dân tộc chúng ta hãy chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng và phát huy nhân tài.

 

doc 20 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 2642Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Toán khối 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học lê ngọc hân
----------------------------------
Phát hiện và bồi dưỡng
Học sinh có năng khiếu toán khối 4 & 5
------------------
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Duyên
Giáo viên trường tiểu học Lê Ngọc Hân
Lào Cai, ngày 12 tháng 01 năm 2006
I- Lý do chọn đề tài:
1- Cơ sở lý luận:
Với bề dày lịch sử của dân tộc, suy ngẫm về nguyên do thăng trầm của đất nước qua các triều đại, cha ông chúng ta đã rất coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài nên đã đúc rút thành kinh nghiệm quý báu: "Những người tài, giỏi là yếu tố cốt tử của một chính thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước phát triển mạnh mẽ, phồn vinh. Khi yếu tố này kém đi thì quyền lực đất nước bị suy thoái. Những người tài giỏi có học thức là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước" (trích bia Văn Miếu - Hà Nội).
Chính vì thế, bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới đều đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Sau cách mạng tháng tám thành công, trong bài viết "tìm người tài đức" đăng trên báo "Cứu Quốc" số ra ngày 20 tháng 11 năm 1946, Bác Hồ viết: " nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu gì người có tài, có đức. Vì chính phủ nghe không đến, thấy không khắp đến nỗi những người tài đức không thể xuất thần, khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa đổi điều đó và trọng dụng người tài, các địa phương phải lập tức điều tra, nơi nào có người tài đức, những việc làm ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết ...".
Thực tế cho thấy các nước phát triển trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực Châu á nói riêng trước hết phải nhờ vào nội lực. Sông nội lực của đất nước không phải chỉ có trên tài nguyên hay sức lao động mà quan trọng hơn đó chính là nhân tài.
Vì vậy, nói tới nội lực chúng ta nên nghĩ tới trí tuệ, tài năng - Những kho chất xám chưa được giải phóng. Thời đại này, dân tộc nào không huy động được tiềm năng trí tuệ của bản thân ắt phải lệ thuộc hoàn toàn vào trí tuệ kẽ khác và sẽ dễ dàng bị nhấn chìm trong trào lưu toàn cầu hoá kinh tế đi đôi với cạnh tranh ác liệt của nền kinh tế mà đặc biệt là kinh tế tri thức. Trong cuộc chiến giành chỗ đứng với tầm vóc dân tộc trong một thế giới như vậy chỉ có một chiến lược khả dĩ thành công, đó là dựa vào trí tuệ và tài năng để khắc phục những yếu kém khác vì lẽ sống còn của dân tộc chúng ta hãy chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng và phát huy nhân tài.
Để giải quyết được vấn đề nêu trên, trước hết là phát hiện và đào tạo nhân tài cho đất nước, công việc này quả là vô cùng gian khổ và phụ thuộc hoàn toàn vào Giáo dục, chính trị vì vậy mà sự nghiệp giáo dục được Đảng - Nhà nước ưu tiên và coi là quốc sách hàng đầu. Một nền giáo dục có chất lượng là một nền giáo dục đáp ứng cả ba yêu cầu về dân trí, nhân lực, nhân tài. Không phải là tất cả nhưng hầu hết là nhân tài được đào tạo từ trường phổ thông, từ bậc Tiểu học lên Đại học.
Nhà trường tiểu học được coi là mảnh đất, là vườn ươm những tài năng của đất nước, là môi trường quan trọng để phát triển những học sinh năng khiếu. Tài năng nếu không được phát hiện sớm và chăm lo bồi dưỡng thì năng khiếu sẽ bị thui chột, vì vậy công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi cần được quan tâm đúng mức, đặc biệt ở bậc tiểu học.
"Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo song cùng là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho tổ quốc" nghị quyết hội nghị lần 2 BCH trung ương Đảng (khoá III) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã nhấn mạnh: "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc Tiểu học và phát triển thế lực, trí tuệ, tâm lực cho mỗi con người, giúp họ vững vàng trước cuộc sống, trong đó có coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài".
Nhân tài là trời phú, nhưng không phải cứ tự nhiên phát triển mà chỉ có thể nảy nở cùng với công phu học tập, tu dưỡng thường xuyên của mỗi người và lý tưởng hơn là phát triển trong hoàn cảnh thịnh trị của đất nước và sự quan tâm đặc biệt của mọi thành viên trong xã hội.
2- Cơ sở thực tiễn:
Sự phát triển trong mỗi con người nói chung và năng khiếu nói riêng được thể hiện rất sớm, thực tế cho chúng ta thấy nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới trẻ em ở tuổi tiểu học (Từ 6 - 11 tuổi) đã có nhiều em bộ lộ rõ năng khiếu về âm nhạc, vẽ, toán, văn song có năng khiếu mà không được bồi dưỡng, chăm sóc chu đáo thì năng khiếu ấy có thể dần dần tàn lụi theo thời gian. Yếu tố chủ quan và khách quan hải hài hoà thì mới có sự phát triển tốt đẹp, có năng khiếu toán (Yếu tố chủ quan) mà được nhà trường và gia đình vun xới, bồi dưỡng chu đáo (Yếu tố khách quan) thì có thể trở thành học sinh giỏi toán. Tóm lại một học sinh có năng khiếu toán có thể dẫn đến hai kết quả:
- Trở thành học sinh giỏi toán: Nếu được quan tâm bồi dưỡng.
- Chỉ đạt mức trung bình: Nếu nhà trường và gia đình ít quan tâm.
Phát hiện sớm được năng khiếu toán ở học sinh tiểu học và quan tâm vun xới năng khiếu đó là trách nhiệm của giáo viên và phụ huynh học sinh. Nếu để những mầm non toán học đó bị thui chột là một thiếu sót đáng trách của mỗi giáo viên chúng ta.
Qua nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm, kết hợp thực tế công tác giảng dạy của bản thân trong nhiều năm đã cho thấy:
- Đa phần cha mẹ học sinh luôn có nguyện vọng bồi dưỡng thêm cho con em mình khi học toán tiểu học, đó là nguyện vọng chính đáng, rất đáng hoan nghênh.
- Nhiều giáo viên, nhất là những giáo viên được giao nhiệm vụ dạy toán đang còn băn khoăn, lúng túng trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán vì bản thân mỗi giáo viên chưa nắm bắt được những biểu hiện để phát hiện những học sinh có năng khiếu toán.
Mặt khác, lý luận dạy học khi nói về việc lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học trên lớp đều nhấn mạnh: Dạy học phải phù hợp với từng đối tượng người học, bên cạnh việc bồi dưỡng học sinh yếu kém phải chú trọng phát hiện học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, thực tiễn đã chỉ ra rằng hầu hết nhân tài trong lịch sử vốn là những học trò giỏi trưởng thành từ đội ngũ học sinh giỏi. Những học trò giỏi thực sự về các môn học và sớm bộc lộ những nhân cách đẹp chính là nguồn nhân tài của đất nước, trong phạm vi hẹp hơn thì học sinh giỏi là nòng cốt trong phong trào học tập ở các lớp và thành tích của các em là thành tích chung của nhà trường.
Thực tế hiện nay, học sinh tiểu học có hiện tượng phát triển mạnh về tâm sinh lý so với số trẻ em cùng độ tuổi cách đây 10 năm về trước: Cơ thể cao lớn khoẻ mạnh, tư chất thông minh hơn.v.v Đó là biểu hiện đáng mừng. Để các em phát triển đúng hướng, phải phát hiện để bồi dưỡng theo hướng tích cực, bồi dưỡng ngay từ những lớp đầu của bậc tiểu học. Đương nhiên mỗi học sinh khó có thể giỏi tất cả các môn như nhau mà ở mỗi em có thiên hướng riêng, nhưng đã là học sinh giỏi Tiểu học thì không thể có môn học nào chỉ đạt kết quả trung bình. Trước sự phát triển của xã hội trong thời kỳ mới, yêu cầu thực tế của xã hội hiện nay thì việc nâng cao chất lượng học sinh có năng khiếu toán đã được quan tâm đáng kể, song kết quả đạt được chưa cao chưa đạt được như sự mong muốn bởi lý do chưa có kinh nghiệm bồi dưỡng.
Mong muốn có được một tài liệu đúc kết kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên tiểu học,
Trước thực tế nêu trên, với mong muốn muốn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho bản thân trong quá trình công tác tôi xin được đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc "Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán khối 4 - 5" mà tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy tại trường tiểu học Lê Ngọc Hân.
II- Giải quyết vấn đề:
I- Phát hiện học sinh có năng khiếu toán:
* Quá trình thực tiễn và những biểu hiện để phát hiện học sinh có năng khiếu toán.
Trong công tác, tôi nhiều năm được giao nhiệm vụ chủ nhiệm khối 4, 5 tại trường tiểu học Lê Ngọc Hân và qua thực tế tìm hiểu hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh tại trường tôi luôn quan sát và nhận thấy: Trong cùng một lớp học có những học sinh hoạt động nhận thức, tư duy thể hiện tính chất linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo. Khi giải quyết nhiệm vụ học tập thường có biểu hiện sau:
- Có khả năng thay đổi phương thức hành động để giải quyết vấn đề phù hợp với những thay đổi của các điều kiện.
Ví dụ: Khi đặt ra nhiệm vụ xếp 5 hình vuông bằng 6 que diêm hoặc 4 hình tam giác bằng cả 6 que diêm.
- Có khả năng chuyển từ trừu tượng, khái quát sang cụ thể cũng từ cụ thể sang trừu tượng, khái quát.
- Có khả năng xác lập sự phụ thuộc giữa các dữ kiện theo hai hướng xuôi và ngược.
Chẳng hạn: Khi đã lĩnh hội sự phụ thuộc của tổng vào giá trị của các số hạng có thể xác định sự phụ thuộc của các số hạng vào sự biến đổi của tổng.
- Có ý thức tìm tòi nhiều lời giải đáp khác nhau đối với một vấn đề, một tình huống, một bài toán hoặc thích xem xét một vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn khi đã thấy một số thí dụ cụ thể nói chung tích của hai số tự nhiên là một số lớn hơn từng thừa số, đặt vấn đề tìm các phản ví dụ, phủ định phán đoán đó.
- Có sự quan sát tinh tế: biết phát hiện nhanh ra các dấu hiệu chung và riêng, mau chóng phát hiện ra Điểm nút để tháo gỡ bằng cách tìm ra hướng giải quyết vấn đề hợp lý, độc đáo, nhanh gọn, sáng tạo.
- Có trí tưởng tượng phát triển: khả năng này dễ bộc lộ trong quá trình dạy học hình học hoặc giải các bài toán có lời văn quanh co đòi hỏi sự liên hệ và liên tưởng tinh tế. Khi học hình học các em có khả năng hình dung ra cách biến đổi hình một cách linh hoạt (di chuyển thay đổi hình từ dạng này sang dạng khác nhưng giữ nguyên một số yếu tố cố định như: Thể tích, diện tích).
- Có khả năng lập luận, suy luận bằng căn cứ rõ ràng. Có óc tò mò không muốn dừng lại ở những việc làm mẫu theo một định hướng có sẵn. Không sớm toại nguyện, thường hay thắc mắc có lý trước những vấn đề, hay hoài nghi có ý kiểm tra lại việc mình đã làm.
Ví dụ: Hãy chia hình vuông thành 4 hình tam giác có diện tích bằng nhau. Nhưng học sinh có năng khiếu với những biểu hiện ban đầu đã không dừng lại một kiểu chia hình chéo (H1) mà các em sẽ suy nghĩ tìm cách chia khác nhau như các hình khác. ở đây chỉ cần vẽ được hình các em sẽ tường minh cách chia phép kiểm tra lúc này là sự bằng nhau về diện tích của các tam giác.
2 3 2 2 4 4
 1 3 1 3 ... Học sinh khá giỏi có thể thực hiện.
	Em dùng phép trừ: 38 = 40 - 2
Rủ nhau đi hái mấy quả hồng
Mỗi người 5 quả thừa 5 quả.
Mỗi người 6 quả một người không
Hỏi : Có bao nhiêu người ? bao nhiêu quả ?
Bài 2: Có các que diêm được xếp thành phép tính theo chữ số la mã như sau:
Em hãy rời một que diêm để đạt được kết quả đúng như đề bài.
Bài 3: Tìm số bé nhất có ba chữ số mà tổng các chữ số bằng 20.
+ Biện pháp thứ 8: Tổ chức hoạt động ngoại khoá nói chuyện về sự phát triển toán học, giới thiệu tiểu sử của các nhà toán học xuất sắc nhất là các nhà toán học tuổi trẻ cùng những phát minh của họ để giáo dục các em tình cảm yêu thích môn toán và kính trọng các nhà toán học xuất sắc.
Ví dụ: Trong một buổi sinh hoạt tập thể lúc nghỉ giải lao tôi đã kể cho các em nghe câu chuyện "Cậu bé giỏi tính toán" đó là những câu chuyện ngắn giới thiều về nhà toán học Đức Gau - Xơ. Câu chuyện có nội dung như sau:
Nhà toán học Gau - Xơ (Gaus) người được mệnh danh là vua của các nhà toán học, sinh ra trong một gia đình thợ sữa ống nước kiêm nghề làm vườn. Ngay từ thuở mới lên ba, thiên tài toán học Gau - Xơ đã lộ rõ khả năng của mình, người ta kể rằng trong khi người cha đang đọc bản thanh toán tiền Gau - Xơ đã gọi cha và nói: Cha đã tính sai phải làm thế này mới đúng. Mọi người không tin nhưng khi kiểm tra lại thì ý kiến của Gau - Xơ là đúng. Gau - Xơ đã biết tính trước khi đi học.
Bảy tuổi Gau - Xơ đến trường. Lúc đầu chẳng có gì đặc biệt nhưng khi bắt đầu học môn số học thì cậu tỏ ra rất có tài năng. Một lần thầy giáo ra cho cả lớp bài toán tìm tổng tất của các số tự nhiên từ 1 đến 100. Thầy vừa đọc vừa phân tích đầu bài thì Gau - Xơ đã trả lời: Em giải xong rồi.
Thầy giáo không tin cho rằng cậu đã giải sai vì đây là một bài toán khó không thể giải nhanh như thế được. Nhưng sau khi kiểm tra thầy giáo vô cùng ngạc nhiên chẳng những đáp số đúng mà cách giải còn cực kỳ độc đáo.
Gau - Xơ đã tính tổng 1 + 2 + 3 . . . 98 + 99 + 100 như thế nào ?
Cậu nhận thấy rằng cặp hai số đầu và cuối cũng như từng cặp hai số cách đều số đầu và số cuối đều có tổng bằng 101.
	1+2+3+. . . 99+100
Có 50 cặp như thế, do đó kết quả là: 101 x 50 = 5050
Một cách khác tính tổng trên: 
S = 1 + 2 + 3 + . . . 99 + 100 (1)
S = 100 + 99 + . . . + 2 + 1 (2)
Lấy biểu thức (1) cộng với biểu thức (2)
Ta có: 2S = 101+101+101+ . . . (có 100 số hạng)
Do đó: S = 101 x 100 : 2 = 5050
Như vậy để tính tổng các số tự nhiên chỉ cần lấy số đầu cộng số cuối nhân với số hạng rồi chia cho 2.
Quy tắc trên cũng đúng với tổng các số tự nhiên cách đều chẳng hạn: Tổng các số chẳng liên tiếp, tổng các số lẻ liên tiếp.
Ví dụ: 101 + 103 + 105 +  + 197 + 199 (có 50 số)
	= (101 + 199) x 50 : 2 = 7500
Nghe tôi kể về nhà toán học Gau - Xơ các em học sinh đã trầm trồ khen ngợi và thán phục trước sự thông minh và tài năng của ông. Từ những câu chuyện trong các giờ ngoại khoá tôi đã kích thích ở các em tình yêu toán học. Rất nhiều em khi nghe kể chuyện đã không dấu được tình cảm yêu mến, lòng khâm phục đối với các nhà toán học. Rất nhiều em có mơ ước sau này sẽ trở thành nhà toán học nổi tiếng và chính những ước mơ đúng đắn ấy là động lực thúc đẩy các em say mê học toán.
+ Biện pháp thứ 9: Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học toán và tổ chức tự học cho các em một cách có khoa học trên cơ sở sử dụng hết công dụng các tài liệu, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, báo toán.v.v kết hợp với gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của các em.
Ví dụ: Hiện nay trên thị trường sách có bán rất nhiều các loại sách bồi dưỡng, sách nâng cao, luyện giải đề thi sách tham khảo về toán. Các bậc phụ huynh thường mua rất nhiều tài liệu cho học sinh bởi họ không biết nên hay không nên mua tài liệu gì . Mặt khác đối với học sinh lại chưa có một quy định nào về sử dụng các loại sách tham khảo. Học cái gì ? và học theo tài liệu nào ? là vấn đề được rất nhiều học sinh, phụ huynh, giáo viên quan tâm. Trước thực tế ấy tôi đã tìm hiểu các tài liệu liên quan đến môn học và hướng dẫn cho học sinh của mình nên dùng tài liệu nào để học, để sử dụng tài liệu như thế nào cho có hiệu quả và hướng dẫn các bậc phụ huynh biết chọn lọc khi mua tài liệu học toán cho con em mình.
+ Biện pháp thứ 10: Giúp các em xây dựng thời gian biểu, kế hoạch tuần, tháng. để các em cân đối điều kiện thời gian không học lệch, học quá tải.
5- Một số nhân tố tham gia vào quá trình bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán. Việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu bao giờ cũng là nhiệm vụ của mỗi giáo viên, mỗi nhà trường trong mọi nền giáo dục. Trẻ em ở nơi này, nơi khác có khả năng phát triển. Song để bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu toán không chỉ dừng lại ở chỗ phát hiện, biết sử dụng các biện pháp bồi dưỡng mà còn phải chú ý đến nhân tố tham gia vào quá trình bồi dưỡng. Những nhân tố đó là:
5.1- Giáo viên dạy giỏi: Tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết trong việc giáo dục học sinh, có điều kiện đầu tư cho nghề dạy học, có kinh nghiệm trong việc giáo dục, bồi dưỡng học sinh.
5.2- Nhà trường có điều kiện, phương tiện phục vụ cho hoạt động và học: thư viện, thiết bị, sân chơi, bãi tập .v.v trong trường phong trào dạy và học phát triển mạnh, có tập thể sư phạm mạnh để thực hiện có hiệu quả việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
5.3- Học sinh có nhu cầu, có động cơ lành mạnh, bản thân học sinh có tư chất nhất định và có năng lực học tập, đặc biệt là có năng lực tạo ra các năng lực khác (biết cách tự học).
5.4- Chương trình và tài liệu: Là chương trình và tài liệu hiện hành được quy định trong các trường tiểu học. Giáo viên cần tránh đưa đến cho học sinh quá nhiều tài liệu làm cho các em phải chịu sự nặng nề về tài liệu làm ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển động cơ, hứng thú học tập và sự phát triển tư duy, sự vận động và tìm kiếm phương pháp học tập thích hợp với đặc điểm riêng của mình.
5.5- Các bậc cha, mẹ có nhu cầu cao và lành mạnh về chất lượng học tập của con em, quan tâm tạo điều kiện cho con em học tập thì phải biết kết hợp chặt chẽ với nhà trường với giáo viên trong việc tổ chức giúp đỡ con em mình học tập một cách có khoa học. Những nhân tố trên cần được huy động tham gia tích cực có phối hợp hài hoà vào quá trình bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Toán.
Tuy nhiên trong một số trường hợp những nhân tố trên có thể bù trừ lẫn nhau và có thể có những nhân tố tác động nhờ đó mà một số học sinh có thể trở thành học sinh giỏi toán tiểu học trong điều kiện không được đáp ứng đầy đủ cả 5 nhân tố trên.
III- Kết quả thực hiện
Từ việc nắm vững các biểu hiện để phát hiện học sinh có năng khiếu toán nắm vững các biện pháp bồi dưỡng và các nhân tố tham gia vào quá trình bồi dưỡng trong quá trình thực hiện tôi đã thu được kết quả cụ thể đạt được như sau:
Tôi đã phát hiện được trong lớp tôi có 10 học sinh có năng khiếu toán trên tổng số 34 em, từ đó phát hiện ra những học sinh có năng khiếu này tôi đã tiến hành bồi dưỡng theo các biện pháp như nêu ở trên. Qua quá trình bồi dưỡng tôi nhận thấy chất lượng học tập được nâng cao hơn các em học sinh tỏ ra yêu thích say mê khi học toán, đặc biệt các em thật sự hứng thú khi được tiết cận, tìm hiểu các vấn đề về toán học. Các em học một cách hào hứng, sôi nổi và thích làm những bài tập nâng cao, mở rộng.
Kết quả cụ thể: Trong đợt thi kiểm tra thực nghiệm 10 em học sinh có năng khiếu lớp đều đạt điểm giỏi . Để đạt được những kết quả như trên bản thân giáo viên phải phát huy tích cực vài trò chủ đạo của thầy và trò là chủ động trong quá trình dạy học. Cụ thể đối với giáo viên khâu chuẩn bị đầu tiên là soạn bài, xác định vấn đề trọng tâm của bài dạy. Bài soạn có hệ thống khoa học, phân bố thời gian hợp lý để học sinh có thể chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Quá trình lên lớp thầy với vai trò chỉ đạo phải kích thích được hứng thú học tập của học sinh giúp các em có tinh thần sảng khoái, trí tuệ minh mẫn để tiếp thu bài tốt. Đối với học sinh cần xây dựng cho các em nền nếp đi học chuyên cần, chăm chỉ hăng say trong học tập, rèn tính tự giác, độc lập sáng tạo trong giờ học, không ỉ lại, chủ động, đặc biệt các em phải có tình yêu và niềm say mê toán học, có ước mơ và có khát vọng thực hiện ước mơ.
D- Kết luận và kiến nghị
1- Kết luận chung:
	Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Tôi thấy rằng phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu ở tiểu học là tiền đề phát triển cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở các cấp học tiếp theo. Chúng ta đều biết rất rõ "Muốn có một thân cây vững vàng, cứng cáp phải có một chồi non khoẻ mạnh". Để có những học sinh giỏi về các môn khoa học đòi hỏi phải có những học sinh có năng khiếu ở Tiểu học. Chính vì vậy mỗi giáo viên muốn phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán đạt kết quả cần phải nắm vững các biểu hiện để phát hiện và biết sử dụng linh hoạt các biện pháp bồi dưỡng kết hợp với những tham gia trong quá trình bồi dưỡng.
2- Những ý kiến đề xuất:
Để nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và hát hiện bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán nói riêng tôi mạnh dạn có một số ý kiến như sau:
- Ngành giáo dục cần trang bị cho giáo viên một tài liệu đúc kết các kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở bậc tiểu học để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình dạy học.
- Ngành giáo dục cần tổ chức cho giáo viên học lớp chuyên đề về "Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu".
- Các nhà trường cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề hội thảo, hội giảng về nội dung bồi dưỡng học sinh năng khiếu bằng những phương pháp cải itến để giáo viên học hỏi, vận dụng.
- Mỗi đồng chí giáo viên cần phải thấy hết được tầm quan trọng của việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu để từ đó có sự đầu tư về thời gian cũng như chất lượng giảng dạy.
- Mỗi đồng chí giáo viên phải tự mình trau dồi kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ khi phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu bằng cách học hỏi, đọc tham khảo tài liệu.
Đề tài này là một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra qua quá trình thực tế giảng dạy và phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường. Tất nhiên cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của chỉ đạo chuyên môn, các đòng chí đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Lào Cai, ngày 12 tháng 01 năm 2006
Người thực hiện
Nguyễn Thị Kim Duyên

Tài liệu đính kèm:

  • docKien Thuc Tin Hoc Can thiet.doc