Phiếu mô tả tiêu chí tiêu chuẩn 3: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Phiếu mô tả tiêu chí tiêu chuẩn 3: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

PHIẾU MÔ TẢ TIÊU CHÍ

TIÊU CHUẨN 3: CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ HỌC SINH.

Tiêu chí 1: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đạt các yêu cầu theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

a) Đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ trờng trung học và các quy định khác;

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác;

c) Hàng năm, được cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại từ khá trở lên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý giáo dục.

 

doc 24 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu mô tả tiêu chí tiêu chuẩn 3: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Trần Văn Thời
Trường THCS Khánh Bình Đông II
Nhóm 2
PHIẾU MÔ TẢ TIÊU CHÍ
TIÊU CHUẨN 3: CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ HỌC SINH.
 Tiêu chí 1: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đạt các yêu cầu theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
a) Đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ trờng trung học và các quy định khác;
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác;
c) Hàng năm, được cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại từ khá trở lên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng
- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đạt được các yêu cầu theo quy định của Bộ giáo dục. Từ năm học từ 2002-2003 đến nay đội ngũ cán bộ quản lý ổn định:
+ Đ/c Vũ Xuân Hà Trình độ chuyên môn ĐHSP Toán, đã học qua lớp Quản lý Giáo dục.
+ Đ/c Lê Trọng Thịnh : Trình độ chuyên môn ĐHSP Ngữ văn , Các đồng chí Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có thời gian giảng dạy ít nhất từ 10 năm trở lên [H3.03.01.01]. 
- Cán bộ quản lý trường THCS Khánh Bình Đông 2 từ năm học 2005 - 2006 đến nay đều thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn, theo quy định của Điều lệ trường trung học [H3.03.01.02].
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hàng năm được Phòng giáo dục và Đào tạo đánh giá loại tốt về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý giáo dục.
2. Điểm mạnh
	- Trong 4 năm qua đội ngũ cán bộ quản lý của trờng THCS Khánh Bình Đông 2 có đủ năng lực để triển khai các hoạt động giáo dục.
	- Các cán bộ quản lý đều có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, năng lực chuyên môn vững, được nhân dân và học sinh kính trọng, được tập thể nhà trường tín nhiệm.
	- Có đủ năng lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong mọi công việc.
3. Điểm yếu: 
- Có đồng chí, có lúc còn ngại xử lý, ngại va chạm với đồng nhiệp.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng : 
	- Tiếp tục học tập, bồi dưỡng; phát huy vai trò gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm hơn nữa trong công tác quản lý nhà trường.
	- Phát huy tính chủ động sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cấp trên.
5. Tự đánh giá: 
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí : 
Chỉ số a
Chỉ số b
Chỉ số c
Đạt :
Không đạt :
5.2 : Tự đánh giá tiêu chí :
 Đạt :
 Không đạt :
Người viết báo cáo : Nguyễn Thành Đồng 
Tiêu chí 2: Giáo viên của nhà trường đạt các yêu cầu theo quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.
	a) Đủ số lượng, cơ cấu cho tất cả các môn học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định và được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn đợc đào tạo, hàng năm 100% giáo viên trong nhà trường đạt kết quả từ trung bình trở lên khi tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị.
	b) Thực hiện các nhiệm vụ, được hưởng các quyền theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác; không vi phạm các quy định tại Điều lệ trờng trung học và thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.
	c) Mỗi học kỳ, mỗi giáo viên tự rà soát,đánh giá để cải tiến các nhiệm vụ được giao.
1. Mô tả hiện trạng
- Tại thời điểm đánh giá nhà trờng cha đủ số lượng giáo viên theo quy định, còn có sự bất cập về cơ cấu giáo viên cho các môn học. [H3.03.02.01].
 - Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 95,8%; Trong đó Đại học: 5/24=22,8%; Cao Đẳng: 18/24 = 75,0% ; (Đang học Đại học 7/24 = 27,2%); Trung cấp: 1= 4,2% 
 - Tất cả các giáo viên được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn đào tạo.
- Cán bộ giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT mở .
- Trong 3 năm qua không có CBGV vi phạm đạo đức nhà giáo [H3.03.02.02].
- Hàng năm CBGV đều rà soát, tự đánh giá và đánh giá nhiệm vụ nhằm cải tiến nhiệm vụ đợc giao [H3.03.02.03].
2. Điểm mạnh:
- Trong những năm qua nhà trường luôn chú ý trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhà trường đã:
+ Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, coi việc tự học tự bồi dưỡng là một giải pháp tích cực để tự hoàn thiện mình, trong 3 năm qua đã có 3 giáo viên hoàn thành chương trình và tốt nghiệp Đại học sư phạm.
+ CBGV đăng ký kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng.
+ Mở các lớp bồi dưỡng ở trường và tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên theo học đầy đủ các lớp bồi dưỡng do Phòng, Sở, tổ chức.
+ Coi trọng việc sinh hoạt chuyên môn, lấy tổ chuyên môn làm cơ sở để bồi dưỡng đội ngũ thông qua hội thảo, hội giảng.
3. Điểm yếu: 
+ Nhà trường cha đủ số lượng giáo viên theo quy định, còn có sự bất cập về cơ cấu giáo viên cho các môn học.
+ Trường có 1 giáo viên môn Âm nhạc , 1 giáo viên TD, 1 giáo viên công nghệ đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo.Còn 1 giáo viên mĩ thuật chưa đạt .
+ Chất lượng từng giai đoạn có đồng chí cha đạt chỉ tiêu giao .
+ Giáo viên chuyên dạy ít tiết, còn phải kiêm nhiệm các công việc khác. 
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng : : 
+ Tham mưu đề xuất với UBND huyện bố trí giáo viên đủ số lượng, cơ cấu cho tất cả các môn học.
+ 100% GV được phân công giảng dạy đúng chuyên môn đào tạo.
+ 100% CBGV có nhu cầu học tập, xây dựng kế hoạch học tập cụ thể thực hiện tốt chương trình bồi dưỡng thường xuyên: vừa làm tốt việc trường, vừa học tốt chương trình tại chức, phấn đấu đến 2012 có có 100% GV đạt chuẩn đào tạo trong đó 50% GV có trình độ trên chuẩn. 
+ 100% CBGV hưởng ứng và thực hiện tốt chỉ thị 06 CT/TW của Bộ chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh”.
5. Tự đánh giá: 
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí :
Chỉ số a
Chỉ số b
Chỉ số c
Đạt :
Không đạt :
5.2 : Tự đánh giá tiêu chí :
 Đạt :
 Không đạt :
Người viết báo cáo : Nguyễn Thành Đồng 
Tiêu chí 3: Các giáo viên của nhà trường phụ trách công tác Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu theo quy định và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
	a) Giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường trung học;
	b) Có kế hoạch hoạt động rõ ràng và hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
	c) Mỗi học kỳ, tự rà soát, đánh giá để cải tiến nhiệm vụ được giao.
1. Mô tả hiện trạng
- Giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội trong 4 năm qua là những đồng chí đảng viên, đoàn viên trẻ có năng lực đáp ứng theo đúng quy định của Điều lệ trường phổ thông [H3.03.03.01].
- Công tác tuyên truyền, giáo dục, đạo đức truyền thống luôn là nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn Đội và được thực hiện xuyên suốt qua các năm học [H3.03.03.02].
- Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao luôn là những phong trào được Đoàn, Đội đặc biệt quan tâm. Liên Đội thiếu niên TPHCM đã nhiều lần được cấp trên khen thưởng [H3.03.03.03].
2. Điểm mạnh
	- Công tác Đoàn Đội trong nhà trường đều đợc các cấp Uỷ Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm và chỉ đạo các hoạt động.
	- Đội ngũ giáo viên của nhà trường đoàn kết, nhiệt tình với các phong trào của Đoàn đội, có tinh thần trách nhiệm và hướng dẫn, giúp đỡ các em trong các hoạt động.
	- Các chi đội có ý thức tự quản cao, đội cờ đỏ hoạt động tích cực.
	- Số lượng đoàn viên, đội viên, nhiệt tình, ý thức cao.
	- Trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động đợc nhà trờng quan tâm trang bị đầy đủ.
3. Điểm yếu:
	- Giáo viên phụ trách công tác Đội mấy năm qua còn kiêm nhiệm và cha có nghiệp vụ công tác Đội nên năng lực hoạt động và kết quả công tác còn hạn chế.
	- Do có khó khăn về CSVC trờng học nên cha có phòng Hoạt động Đội.
	- Một số hoạt động ngoài giờ, múa hát tập thể và tổ chức trò chơi dân gian còn lúng túng.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng : 
	- Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên phụ trách công tác Đoàn Đội đáp ứng được những yêu cầu, quy định của Điều lệ trường phổ thông.
	- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của: Liên đội và các chi đội.
	- Đội cờ đỏ theo dõi chặt chẽ mọi nền nếp, có đánh giá xếp loại hàng tuần, hàng tháng.
	- Duy trì tốt nền nếp sinh hoạt đoàn đội vào các tháng.
	- Tăng cường công tác giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, hoàn thiện kỹ năng tổ chức các hoạt động của Đoàn, Đội.
- Kết hợp chặt chẽ với đoàn xã và các ban ngành đoàn thể để triển khai và thực hiện đầy đủ các phong trào và các nhiệm vụ được giao.
	- Sau mỗi học kỳ từ rà soát, đánh giá để cải tiến các nội dung cho phù hợp với tình hình và yêu cầu của các nhiệm vụ được giao.
5. Tự đánh giá: 
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí :
Chỉ số a
Chỉ số b
Chỉ số c
Đạt :
Không đạt :
5.2 : Tự đánh giá tiêu chí :
 Đạt :
 Không đạt :
Người viết báo cáo : Nguyễn Thành Đồng 
Tiêu chí 4: Nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm của tổ văn phòng (nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm tổ Quản lý nội trú đối với trường phổ thông nội trú cấp huyện) đạt các yêu cầu theo quy định và đợcđảm bảo các quyền theo chế độ chính sách hiện hành.
	a) Đạt các yêu cầu theo quy định .
	b) Được đảm bảo các quyền theo chế độ chính sách hiện hành .
	c) Mỗi học kỳ, mỗi nhân viên tự rà soát, đánh giá để cải tiến các nhiệm vụ được giao.
1. Mô tả hiện trạng
- Nhân viên văn phòng gồm có: 1 kế toán kiêm nhiệm; 1 văn phòng và công tác văn thư; 1 cán bộ thư viện kiêm thủ quỹ ; 1 cán bộ thư viện ; 01 bảo vệ (trường hợp đồng) [H3.03.04.01].
- Đảm bảo chế độ quyền lợi cho mọi cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường [H3.03.04.02].
- Từng học kỳ và cả năm đều rà soát, đánh giá, phân loại để nâng cao chất lượng công tác của từng nhân viên [H3.03.04.03].
2. Điểm mạnh
	- Các nhân viên của nhà trường đề đã hòan thành nhiệm vụ được giao. 
	- Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, trách nhiệm và gắn bó với công việc.
3. Điểm yếu: 
	- Số nhân viên văn phòng còn ít, chưa đủ theo Thông tư 35.
	- Một số nhân viên phụ trách Thư viện, Thiết bị chưa được đào tạo đúng chuyên ngành quy định.
	- Nhân viên phải kiêm nhiệm nhiều việc nên hiệu quả công việc chưa cao.
4. Kế hoạch hành động : 
- Tham mưu, đề xuất với UBND huyện bố trí đủ nhân viên đảm bảo về số lượng và chuyên môn đào tạo.
- Các nhân viên văn phòng được làm việc theo đúng chuyên môn, không kiêm nhiệm.
	- Nhân viên văn phòng phải không ngừng học tập, nâng cao nghiệp vụ cho để có trình độ chuyên môn tốt hơn.
5. Tự đánh giá: 
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số ... được gia đình đồng ý và có ý kiến đề nghị nhà trường mở lớp dạy thêm, học thêm cho các con mở rộng kiến thức [H4.04.10.02].
- Nhà trờng lập kế hoạch dạy thêm học thêm và xin giấy phép dạy thêm học thêm theo đúng quy định, lập đầy đủ hồ sơ về dạy thêm, học thêm [H4.04.10.03].
- Định kỳ có kiểm tra và báo cáo về tình hình quản lý dạy thêm học thêm của nhà trường đồng thời điều chỉnh, xử lý những sai phạm sau kiểm tra. [H4.04.10.04].
2. Điểm mạnh
	- Nhà trường thực hiện nghiêm túc có nền nếp các quy định về dạy thêm học thêm.
- Quản lí nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, giám sát chỉ đạo chặt chẽ, theo dõi tỉ mỉ chi tiết việc dạy thêm của giáo viên và tổ chức thu chi theo đúng nguyên tắc tài chính và các văn bản hướng dẫn của cấp trên.
	- Giáo viên dạy thêm có đầy đủ hồ sơ theo quy định, có tinh thần trách nhiệm trong việc dạy thêm góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
3. Điểm yếu: 
	- Hồ sơ dạy thêm, học thêm cha đảm bảo.
- Chất lượng đại trà cha thực sự bền vững ở một số môn.
	- Một số bộ phận học sinh lời học.
	- Chất lợng soạn giảng dạy thêm của một số giáo viên còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: 
- Xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết cho việc dạy thêm, học thêm.
	- Học sinh được học thêm một số môn học theo đề nghị của phụ huynh học sinh.
	- 100% giáo viên được dạy thêm thực hiện đúng các văn bản về dạy thêm học thêm, không dạy thêm tràn lan trái với quy định.
	- Giáo viên dạy thêm có đầy đủ kế hoạch, bài soạn, được tổ chuyên môn, BGH phê duyệt .
	- Phân công Ban chỉ đạo và văn phòng nhà trường trực giám sát, theo dõi đôn đốc việc dạy , học thêm trong từng buổi, cơ sở vật chất đảm bảo, đáp ứng cho việc dạy và học.
	- Sau mỗi tháng dạy thêm, học thêm, giáo viên chủ nhiệm các lớp và giáo viên giảng dạy tiến hành kiểm tra trình độ học sinh và phân loại, phân tích chất lượng để tiếp tục xây dựng chương trình kế hoạch cho tháng tiếp theo đảm bảo ôn tập củng cố hoặc nâng cao kiến thức phù hợp với đối tượng người học.
	- Giáo viên chủ nhiệm, bộ phận tài vụ thực hiện thu chi, và quyết toán theo đúng quy định về chế độ tài chính.
5. Tự đánh giá: 
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí : 
Chỉ số a
Chỉ số b
Chỉ số c
Đạt :
Không đạt :
5.2 : Tự đánh giá tiêu chí :
 Đạt :
 Không đạt :
Người viết báo cáo : Lê Thị Quân
Tiêu chí 11. Hàng năm nhà trường thực hiện tốt chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động
a) Có kế hoạch thực hiện chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua;
b) Thực hiện tốt các nhiệm vụ của chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua;
c) Định kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến việc thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua.
1- Mô tả hiện trạng:
Trong những năm qua nhà trường đã có đầy đủ các kế hoạch thực hiện chủ đề năm học và các cuộc vận động các phong trào thi đua do nghành và các cấp phát động, như cuộc vận động “Hai không với 4 nội dung” cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gơng đạo đức tự học và sáng tạo”, Phong trào “Xây dung trường học thân thiện, học sinh tích cực”, . [H4.04.11.01].
- Nhà trường đã tổ chức tốt việc thực hiện kế hoạch năm học và các cuộc vận động, các phong trào, chú trọng đi sâu vào nội dung, yêu cầu mang ý nghĩa đặc trưng gắn với nhiệm vụ của từng giai đoạn trong năm học [H4.04.11.02].
- Việc thực hiện kế hoạch các phong trào và các cuộc vận động đều đợc nhà trường đánh giá tổng kết và đều đợc cấp trên ghi nhận [H4.04.11.03].
2- Điểm mạnh:
- Lãnh đạo nhà trường có nhận thức đúng đắn về các mục tiêu, các cuộc vận động, các phong trào, kế hoạch để triển khai tới từng CBGV trong nhà trường từ đó các kế hoạch, các cuộc vận động, các phong trào được thực hiện khá tốt.
- Nền nếp kỷ cơng trường học được củng cố giữ vững và không ngừng được nâng lên. Chất lượng văn hoá và chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được cải thiện và có bớc chuyển biến rõ rệt về cả đại trà và mũi nhọn đảm bảo đợc mục tiêu đề ra. Từ đó các phong trào thi đua trong các năm học đợc triển khai một cách cụ thể chi tiết và thu được những kết quả thắng lợi.
- Nâng cao và thống nhất đợc nhận thức trong các cấp, các ngành, trong nhân dân, trong CBGV học sinh.
- Mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích trong GD.
- Tạo ra được sự đồng thuận trong toàn xã hội và trong nhân dân.
3- Điểm yếu :
	Khi nhà trường thực hiện các cuộc vận động và các phong trào đều không được đầu tư về kinh phí. Chính vì vậy một số phong trào cha đi vào chiều sâu và thực hiện cũng là phong trào.
4- Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua cụ thể và thiết thực, sát hợp với tình hình của nhà trờng và địa phương.
- Làm chuyển biến về nhận thức trong giáo viên, học sinh và nhân dân về thực hiện nội dung của các cuộc vận động và phong trào thi đua.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm để có biện pháp điều chỉnh bổ sung nhằm thực hiện các cuộc vận động các phong trào thi đua đạt kết quả cao nhất.
5. Tự đánh giá: 
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí : 
Chỉ số a
Chỉ số b
Chỉ số c
Đạt :
Không đạt :
5.2 : Tự đánh giá tiêu chí :
 Đạt :
 Không đạt :
Người viết báo cáo : Lê Thị Quân 
Tiêu chí 12. Học sinh được giáo dục về kỹ năng sống thông qua học tập trong các chương trình chính khoá và rèn luyện trong các hoạt động xã hội theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng, Sở và Bộ GD-ĐT.
a) Chương trình giáo dục về kỹ năng sống được lồng ghép trong các môn học trên lớp và các hoạt động của nhà trường;
b) Xây dựng và thực hiện quy định về ứng xử văn hoá trong nhà trường;
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá hoạt động giáo dục về kỹ năng sống của học sinh;
1- Mô tả hiện trạng:
- Xây dựng cho học sinh thói quen sống hợp tác, tôn trọng và bảo vệ môi trường thông qua học tập và lao động tại trường và ở gia đình [H4.04.12.01].
- Tạo cho học sinh phong cách sống lành mạnh, an toàn theo quy định về ứng xử văn hoá trong nhà trường [H4.04.12.02].
- Sử dụng tốt hệ thống bảng tin, thông tin, tuyên truyền nhằm thực hiện công tác giáo dục đạo đức, “học vui - vui học” [H4.04.12.03].
- Định kỳ có đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh [H4.04.12.04].
2. Điểm mạnh:
	- Mọi CBGV đã nhận thức đợc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh qua chương trình chính khoá và qua các hoạt động xã hội.
	- Trong các giờ lên lớp ở tất cả các môn cũng như trong các hoạt động xã hội. CBGV đã quán triệt và thực hiện yêu cầu rèn kỹ năng sống cho học sinh.
	- Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh đã tạo được sự đồng thuận và phối kết hợp của cha mẹ, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn đội....
	- Học sinh được thu hút vào hoạt động này khác hấp dẫn làm giảm đi các hoạt động tiêu cực trong học tập cũng như trong các hoạt động khác.
	- Tạo ra được môi trường giáo dục lành mạnh dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên, các chuẩn mực của học sinh, của đội viên dần được bổ sung và hoàn thiện.
3. Điểm yếu:
	- Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh còn đang dừng ở mức độ nhất định, chưa có “Chương trình giáo dục về kỹ năng sống”, cha tạo thành ý thức và thói quen thường xuyên của GV.
	- Điều kiện CSVC, phương tiện và thời gian, vật chất dành cho nội dung này còn bất cập.
	- Tệ nạn xã hội và môi trường giáo dục ngoài nhà trường vẫn còn nhiều vấn đề ảnh hưởng tới việc rèn kỹ năng sống cho học sinh.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Xây dựng cho học sinh thói quen sống hợp tác, tôn trọng và bảo vệ môi trường thông qua học tập và lao động tại trường và ở gia đình. Trong nhà trường có xây dựng đủ các nội quy, quy định theo nội quy học sinh và quy ước nếp sống văn hoá của “Nhà trường có đời sống văn hoá tốt”.
- Rèn luyện kỹ năng chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- Rèn cho học sinh tác phong sống, vệ sinh, tự chăm sóc sức khoẻ, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu ban đầu cho việc phòng chống tai nạn giao thông, đuối nớc và các tai nạn thương tích khác, .... được gắn vào các giờ hoạt động ngoại khoá và các giờ thể dục.
- Sử dụng tốt hệ thống bảng tin, thông tin, tuyên truyền nhằm thực hiện công tác giáo dục đạo đức.
- Kiên trì quan điểm giáo dục toàn diện, không xem nhẹ mặt giáo dục nào.
- Chỉ đạo thực hiện nghiệm túc chương trình giáo dục công dân, các chơng trình hoạt động giáo dục như: Sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, chào cờ, sơ kết tuần, sinh hoạt đội TNTP HCM,.... Đặc biệt là chương trình và tài liệu: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”. Phần bắt buộc và phần tự chọn với thời lợng 2tiết/tháng, giáo dục Pháp luật, TTATXH, ATGT, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục dân số, giáo dục môi trường.
- Coi trọng khâu rèn kỷ cương nền nếp, lao động, trật tự kỷ luật, lễ tiết trường học, tinh thần vượt khó, tính trung thực,...
- Tổ chức ký cam kết thực hiện lớp học không có tệ nạn xã hội, học sinh thực hiện tốt ATGT. 
5. Tự đánh giá: 
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí : 
Chỉ số a
Chỉ số b
Chỉ số c
Đạt :
Không đạt :
5.2 : Tự đánh giá tiêu chí :
 Đạt :
 Không đạt :
Người viết báo cáo : Lê Thị Quân 
Kết luận Tiêu chuẩn 4:
	* Điểm mạnh và yếu nổi bật:
	+ Điểm mạnh: 
	- Nhà trường trong nhiều năm học vừa qua đã thực hiện tốt chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục. Điều đó thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện của nhà trường.
	- Nhà trường trang bị đầu tư trang thiết bị tương đối đầy đủ. Trên cơ sở đó việc sử dụng thiết bị dạy học, việc ứng dụng CNTT trong dạy học có nhiều thuận lợi.
	+ Điểm yếu: 
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu nên một số hoạt động giáo dục nh giáo dục truyền thống, y tế học đường còn gặp nhiều khó khăn.
- Việc lu giữ và quản lý một số loại hồ sơ trong hoạt động của nhà trường cha tốt.
- Nội dung và các hình thức giáo dục địa phương còn hạn chế về thời gian. 
	* Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 9/12
* Số ưlợng các tiêu chí cha đạt yêu cầu: 3/12

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra hoc ki 2.doc