Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng dạy học tích cực để dạy các bài toán có nội dung hình học cho học sinh lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng dạy học tích cực để dạy các bài toán có nội dung hình học cho học sinh lớp 5

Bậc Tiểu học là bậc học nền tản rất quan trọng trong việc đặt nền móng hình thành nhân cách cho học sinh, trên cơ sở cung cấp tri thức khoa học ban đầu về xã hội và tự nhiên; phát triển các năng lực nhận thức, trang bị các phương pháp ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn; bồi dưỡng, phát huy tình cảm, thói quen, đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Mục tiêu nói trên được thực hiện thông qua việc dạy học các môn học và thực hiện các hoạt động có định hướng theo yêu cầu giáo dục để trẻ phát triển toàn diện.

Trong các môn học ở Tiểu học đã trở thành một bậc học riêng, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng vì các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có nhiều ứng dụng trong đời sống. Ngày nay, trong việc đổi mới giáo dục là một việc làm cấp bách và rất cần thiết, để hướng tới việc đào tạo những người lao động chủ động, linh hoạt, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang từng ngày đổi thay.

Nhờ đó mà học sinh có phương hướng nhận thức được một số bề mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống và trong học tập. Cho nên mỗi giáo viên phải có trình độ tâm huyết với nghề, tinh thần học tập, sáng tạo và có trách nhiệm cao mới lĩnh hội được chiều sâu, chiều rộng của giáo dục hiện đại. Với những tri thức kĩ năng, kĩ xảo giáo viên giúp cho học sinh thấy được mối liên hệ về số lượng hình dạng không gian của thế giới hiện thực.

 

doc 38 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng dạy học tích cực để dạy các bài toán có nội dung hình học cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của đề tài này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS-TS. Trần Ngọc Lan - Cán bộ giảng dạy khoa giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp 5 Trường tiểu học Đông Yên 1 - An Biên - Kiên Giang và lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Đây là lần đầu tiên tập dợt nghiên cứu khoa học. Vì trình độ còn hạn chế nên đề tài không sao tránh khỏi những sai sót. Em thành thật mong muốn dược sự đóng góp và bổ sung của Thầy cùng với thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học của trường Đại học sư phạm Hà Nội góp ý cho đề tài này được hoàn thiện hơn.
Xin gửi lời cám ơn tới những người thân yêu nhất và bạn bè gần xa đã khích lệ động viên em trong quá trình thực hiện đề tài này.
 An Biên, ngày 20 tháng 10 năm 2009.
 Người thực hiện
 Dương Minh Phụng
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bậc Tiểu học là bậc học nền tản rất quan trọng trong việc đặt nền móng hình thành nhân cách cho học sinh, trên cơ sở cung cấp tri thức khoa học ban đầu về xã hội và tự nhiên; phát triển các năng lực nhận thức, trang bị các phương pháp ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn; bồi dưỡng, phát huy tình cảm, thói quen, đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Mục tiêu nói trên được thực hiện thông qua việc dạy học các môn học và thực hiện các hoạt động có định hướng theo yêu cầu giáo dục để trẻ phát triển toàn diện.
Trong các môn học ở Tiểu học đã trở thành một bậc học riêng, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng vì các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có nhiều ứng dụng trong đời sống. Ngày nay, trong việc đổi mới giáo dục là một việc làm cấp bách và rất cần thiết, để hướng tới việc đào tạo những người lao động chủ động, linh hoạt, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang từng ngày đổi thay.
Nhờ đó mà học sinh có phương hướng nhận thức được một số bề mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống và trong học tập. Cho nên mỗi giáo viên phải có trình độ tâm huyết với nghề, tinh thần học tập, sáng tạo và có trách nhiệm cao mới lĩnh hội được chiều sâu, chiều rộng của giáo dục hiện đại. Với những tri thức kĩ năng, kĩ xảo giáo viên giúp cho học sinh thấy được mối liên hệ về số lượng hình dạng không gian của thế giới hiện thực.
Trong môn Toán phần lớn kiến thức, việc trình bày lời giải các bài toán các em thường mắc phải những thiếu sót là khâu trình bày lời giải chưa chính xác, khâu dùng từ để hình thành một lời giải toán các em thường lúng túng, chưa diễn đạt sâu sắc ý của đề bài yêu cầu.
Trong dạy - học toán ở Tiểu học, việc giải toán veà chuû ñeà hình hoïc chiếm một vị trí quan trọng. Có thể coi việc dạy - học và giải toán là “hòn đá thử vàng” của dạy - học toán. Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích cực các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực nào đó, phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo. Vì vậy có thể coi giải toán có nội dung hình học cho học sinh lớp 5 là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.
 Ở học sinh lớp 5, kiến thức toán đối với các em không còn mới lạ, khả năng nhận thức của các em đã được hình thành và phát triển ở các lớp trước, tư duy đã bắt đầu có chiều hướng bền vững và đang ở giai đoạn phát triển. Vốn sống, vốn hiểu biết thực tế đã bước đầu có những hiểu biết nhất định. Tuy nhiên trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, yêu cầu đặt ra khi giải các bài toán chủ đề hình học cao hơn những lớp trước, các em phải đọc nhiều, viết nhiều, bài làm phải trả lời chính xác với phép tính, với các yêu cầu của bài toán đưa ra. Với những lý do đó, học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Năm nói riêng, việc học toán và giải toán là rất quan trọng và rất cần thiết. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng, hiểu sâu được bản chất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán lôgic thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán. Từ những căn cứ đó tôi đã chọn đề tài " Áp dụng dạy học tích cực để dạy các bài toán có nội dung hình học cho học sinh lớp 5''. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghieân cöùu noäi dung giảng dạy các bài toán có nội dung hình học cho học sinh lớp 5.
- Nghiên cứu nội dung và phương pháp áp dụng dạy học tích cực để giải các bài toán có nội dung hình học cho học sinh lớp 5.
- Khảo sát và hướng dẫn giải cụ thể một số bài toán, một số dạng toán chủ đề hình học ở lớp 5, từ đó đúc rút kinh nghiệm, đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy và học .
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu nội dung dạy học tích cực vào giải toán về chủ đề hình học cho học sinh lớp 5.
- Tìm hiểu mạch kiến thức hình học ở lớp 5.
- Điều tra thực trạng dạy và học ở địa phương.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cức của đề tài xoay quanh việc tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học giải toán chủ đề hình học cho học sinh lớp 5.
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Yên 1, xã Đông Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp quan sát - điều tra.
- Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp trao đổi kinh nghiệm.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. Dạy học tích cực là gì?
Chúng ta đã biết rằng quá trình dạy học bao gồm hai hoạt động quan hệ hữu cơ với nhau đó là: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Cả hai hoạt động này nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Hoạt động học chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác, với một động cơ nhận thức đúng đắn.
Kết quả học tập của học sinh là thước đo kết quả học tập của giáo viên và học sinh. Trong quá trình dạy học, điểm tập trung là bản thân của người học chứ không phải là người dạy, tức là hoạt động dạy học cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, thói quen và năng lực của người học ở các lứa tuổi khác nhau. Như vậy: Mục đích của dạy học tích cực ở đây là trẻ em phát triển trẹn nhiều mặt chứ không nhằm lĩnh hội kiến thức. cần thật sự coi trọng quá trình học của học sinh, tức là coi trọng việc thực hành, phát triển những kĩ năng tự học và có khả năng đáp ứng yêu cầu của dòng tri thức không ngừng gia tăng.
2. Những biểu hiện của dạy học tích cực:
2.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm:
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm bao gồm việc học sinh học tập thông qua trải nghiệm, tương tác, giao tiếp và rút kinh nghiệm. Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh thực hành, tương tác, trao đổi, thảo luận và rút kinh nghiệm để học tập theo chương trình Tiểu học một cách hiệu quả. Chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp và cách tổ chức khác nhau để thúc đẩy việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh và thúc đẩy việc học tập của mọi học sinh trong lớp.
2.2.Dạy học bằng cách tổ chức hoạt động học tập tích cực cho học sinh:
Là giáo viên, chúng ta cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ học tập thông qua thực hành, tương tác, suy nghĩ rút kinh nghiệm và trao đổi với người khác.
Trẻ học cá nhân, học theo từng cặp, theo nhóm, chia sẻ ý tưởng, thông tin và cùng nhau giải quyết vấn đề. Nói về những việc đã làm, lắng nghe người khác, đặt và trả lời câu hỏi là một cách quan trọng để trẻ khám phá và hiểu biết hơn. Giáo viên có thể sử dụng các bài trắc nghiệm, câu đố hoặc hướng dẫn thảo luận để khuyến khích trẻ suy nghĩ và rút kinh nghiệm. về những gì mình đã làm.
2.3. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu:
- Nói tới phương pháp học tập thì cốt lõi là phương pháp tự học. Bởi vậy cần rèn luyện để người học có khả năng phương pháp, thói quen tự học, biết tự lực phát triển và giải quyết những vấn đề đặt ra. Chính lẽ đó sẽ tạo cho người học càng ham học hơn và khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập được nâng lên, học sinh có khả năng tự học suốt đời. Hoạt động học tập của học sinh để chuyển từ học tập thụ động sang học tập chủ động.
- Trẻ tự học rất nhiều điều trước khi đến trường. Trong quá trình học không chính thức đó được thực hiện bằng rất nhiều con đường khác nhau: thử làm, khám phá, nhìn, nghe, chơi với bạn, suy nghĩ và tự giải quyết vấn đề, những hành động này cũng diễn ra trong quá trình học tập suốt đời của mỗi người.
2.4. Dạy học giúp học sinh phát triển năng lực tự đánh giá
- Việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận thức, thực trạng và điều chình hoạt động học tập của học sinh mà còn có điều kiện nhận định thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên.
- Trong phương pháp dạy học tích cực việc kiểm tra - đánh giá không chỉ dừng ở yêu cầu tài liệu kiến thức và lặp lại các kĩ năng mà phải khuyến khích sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến về thái độ và xu hướng hành vi của người học trước những vấn đề của đời sống xã hội. Ngày nay với sự hỗ trợ của các thiết bị kĩ thuật sẽ tạo điều kiện tăng nhịp độ kiểm tra-đánh giá giúp cho học sinh có thể thường xuyên tự kiểm tra-đánh giá những khám phá, phát hiện của mình, tự sửa chữa những sai sót làm cho “sản phẩm” ban đầu của mình trở nên hoàn thiện.
3. Xu hướng dạy học tích cực với yêu cầu đổi mới phương pháp ở tiểu học hiện nay.
- Tích cöïc hoaù hoạt động người học: Tích cực hoá là một hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.
Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là một trong những nhiệm vụ của thầy giáo trong nhà trường và cũng  là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Tuy không phải là vấn đề mới, nhưng trong xu hướng đổi mới dạy học hiện nay thì việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là một vấn đề được đặc biệt quan tâm. 
Quá trình tích cực hóa hoạt động  ... ật ABCD.
- Vẽ đường cao EH. D H C
Hoạt động 3: So sánh đối chiếu các yếu tố trong hình vừa ghép
- Hãy so sánh chiều dài hình chữ nhật ABCD với đáy hình tam giác EDC
- So sánh chiều rộng hình chữ nhật ABCD và chiều cao hình tam giác EDC.
- So sánh diện tích hình chữ nhật ABCD với diện tích hình tam giác EDC
- Chiều dài hcn DC bằng độ dài đáy DC của hình tam giác.
- Chiều rộng hcn AD bằng chiều cao EH của hình tam giác.
- Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC.
Hoạt động 4: Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Hãy tính diện tích hình chữ nhật ABCD.
- Hãy tính diện tích hình tam giác EDC.
- Vậy muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào?
GV ghi kí hiệu vào hình tam giác 
 h
 a 
Gọi S là diện tích , a là độ dài đáy, h là chiều cao, hãy viết công thức tính diện tích hình tam giác.
- dài nhân rộng.
- DC x AD = DC x EH
- Diện tích EDC là 
- Độ dài đáy nhân với chiều cao.
- S = hoặc S = a x h : 2
Hoạt động 4: Thực hành
Bài 1:
-Yêu cầu học sinh dựa vào công thức tính diện tích hình tam giác vừa học để làm bài.
-GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2:
-Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị đo độ dài và chiều cao có cùng một đơn vị đo. Sau đó tính diện tích hình tam giác.
-GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh.
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-2 em lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở.
a. (cm2)
b. (dm2)
-Cả lớp nhận xét.
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-HS làm việc theo nhóm.
-Hết thời gian làm việc các nhóm trình bày kết quả.
a. Đổi 5m = 50 dm
(dm2)
b. (m2)
-Các nhóm nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
Về nhà xem bài, hoàn thành các bài tập; chuẩn bị bài tiếp theo. 
GIÁO ÁN 2
BÀI: THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
NGƯỜI THỰC HIỆN: DƯƠNG MINH PHỤNG
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Có biểu tương về thể tích hình hộp chữ nhật.
- Tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
Bộ đồ dùng dạy học toán 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Hình hộp chữ nhật có mấy mặt? Là những mặt nào?
- Hình hộp chữ nhật có mấy cạnh, mấy đỉnh?
- Hình hộp chữ nhật có mấy kích thước? Đó là những kích thước nào?
Giới thiệu bài: Chúng ta đã được làm quen với hình hộp chữ nhật, được biết các đơn vị đo thể tích. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu công thức và quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật.
Hoạt động 2: Hình thành quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật 
a) VD
GV nêu VD trong SGK.
- GV lấy hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm.
- Nêu vấn đề: Để tính thể tích hình hộp chữ nhật này bằng xăng-ti-mét khối, ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp đầy trong hộp.
- Yêu cầu quan sát hình hộp chữ nhật đã xếp các hình lập phương 1cm3 vào đủ một lớp trong hộp (như mô hình).
- Gọi 1 HS lên đếm xem xếp 1 lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3.
- GV ghi theo kết quả đếm của HS: 
Mỗi lớp có: 20 x 16 = 320 (hình lập phương 1cm3).
- Muốn xếp đầy hộp phải xếp mấy lớp?
- Gọi HS khác lên đếm
- Vậy cần bao nhiêu hình để xếp đầy hộp?
- GV ghi theo kết quả HS trả lời:
Cần 320 x 10 = 3200 (hình lập phương)
- Kết luận: Vậy thể tích hình chữ nhật đã cho là:
20 x 16 x 10 = 3200 (cm3)
- Yêu cầu HS nhắc lại kết quả.
b) Quy tắc
- GV ghi bảng :
 20 x 16 x 10 = 3200
c.dài x c.rộng x c.cao = thể tích
- Nhìn vào cách làm trên nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật khi đã biết các số đo 3 kích thước.
- GV chính xác hoá
- HS đọc quy tắc ở SGK.
- GV ghi bảng: Gọi V là thể tích hình hộp chữ nhật, ta có: V = a x b x c
(a, b, c là 3 kích thước của hình hộp chữ nhật).
- Yêu cầu HS ghi vở.
- HS quan sát chú ý lắng nghe.
- HS quan sát mẫu mô hình.
- HS đếm và trả lời: một lớp gồm 16 hàng, mỗi hàng 20 hình lập phương 1cm3. Vậy mỗi lớp có: 20 x 16 = 320 (hình lập phương 1cm3)
- 10 lớp 
- Cần 320 x 10 = 3200 (hình lập phương)
- HS nhắc lại.
- Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
- HS ghi vở : V = a x b x c
V là thể tích hình hộp chữ nhật
A, b, c là 3 kích thước (cùng đơn vị đo) 
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1
-Gỏi 3 em lên bảng làm bài.
-GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2
-Hướng dẫn học sinh cách chia hình đã cho để được các khối hính nhỏ hơn.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
-GV nhận xét, tuyên dương và cho điểm.
-HS đọc yêu cầu bài tập. Dựa vào kiến thức vừa học tự làm bài.
a. Thể tích hình hộp chữ nhật là:
5 x 4 x 9 = 180 (cm3)
 Đáp số: 180 cm3
b. Thể tích hình hộp chữ nhật là:
1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825 (cm3)
 Đáp số: 0,825 cm3
c. Thể tích hình hộp chữ nhật là:
 (cm3)
 Đáp số: cm3
-Cả lớp nhận xét.
-HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS lắng nghe.
-HS tiến hành chia cắt hình:
 15cm
 12cm H1
 H2 5cm
 H2 6m
 8cm 
 -Các nhóm làm việc, sau đó chữa bài.
 Thể tích của hình 1 là:
 15 x 6 x 5 = 450 (cm3)
 Kích thước còn lại của hình 2 là:
 12 – 6 = 6 (cm)
 Thể tích hình 2 là:
 8 x 6 x 5 = 240 (cm3)
 Thể tích của hình đã cho là:
 450 + 240 = 690 (cm3)
 Đáp số: 690 cm3
-Các nhóm nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Nhắc lại quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
Về nhà học bài và hoàn thành bài tập; chuẩn bị bài tiếp theo.
PHẦN III: KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN :
-Chúng ta đã biết : Xu thế chung trên thế giới hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học. Luật Giáo dục Việt Nam cũng khẳng định phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh.
-Để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, môn toán tiểu học cần có phương pháp dạy học phù hợp. Ở đây nói tới sự phù hợp về nhiều mặt: về nội dung kiến thức toán tiểu học, với đặc điểm tâm lí và sinh lí của học sinh tiểu học Việt Nam, với điều kiện dạy học cụ thể ở Việt Nam, . . . Do vậy trong quá trình dạy học các bài toán có nội dung hình học ta cần đặc biệt chú ý đến phương pháp trực quan; đặc điểm tâm lí của trẻ là ham hiểu biết, ưa hoạt động, giàu trí tưởng tượng, cho nên cách dạy học phải khêu gợi tính tò mò, phải tránh đơn điệu về hình thức hoạt động, phải gợi mở được vấn đề.
-Một trong những đổi mới quan trọng nhất cần thực hiện trong dạy học toán ở tiểu học hiện nay đối với cả nước nói chung và đối với trường chúng ta nói riêng là phải nhanh chóng chuyển từ hình thức thầy giảng - trò ghi sang thầy tổ chức - trò hoạt động. Nói cách khác dạy học toán cần được tiến hành dưới dạng tổ chức các hoạt động dạy học toán.
-Xuất phát từ tình hình chung về phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay như vậy, cho nên bản thân đã mạnh dạn đưa ra 2 giáo án dạy học theo hướng tích cực cùng với 2 đề kiểm tra thực nghiệm để áp dụng cho lớp mình, và cuối cùng kết quả thu được rất khả quan. 
II. KIẾN NGHỊ :
Qua thực tế giảng dạy môn toán ở Trường tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng, tôi thấy người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Từ những kinh nghiệm thực tế trong những năm giảng dạy, để giúp học sinh thích học và giải các bài toán có liên quan đến tỉ số, tôi kiến nghị với các nhà soạn sách giáo khoa hãy lựa chọn, sắp xếp hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để các em có thể vận dụng tốt các kiến thức đã học.
Đối với giáo viên, ở mỗi dạng toán cần hướng dẫn học sinh nhận dạng bằng nhiều cách: đọc, nghiên cứu đề, phân tích bằng nhiều phương pháp ( Mô hình, sơ đồ đoạn thẳng, suy luận ....) để học sinh đễ hiểu, dễ nắm bài hơn. Không nên dừng lại ở kết quả ban đầu ( giải đúng bài toán ) mà nên có yêu cầu cao hơn đối với học sinh. Ví dụ: Như yêu cầu học sinh ra một đề toán tương tự hoặc tìm nhiều lời giải khác nhau....
Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức như: trò chơi, đố vui.... phù hợp với đối tượng học sinh của mình: " Lấy học sinh để hướng vào hoạt động học, thầy là người hướng dẫn, tổ chức, trò nhận thức chủ động trong việc giải toán ''.
* Một số đề xuất:
-Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất: trường, lớp, bàn ghế cho phù hợp với phương pháp dạy học mới. Trang bị các trang thiết bị kĩ thuật hiện đại để hỗ trợ trong việc thực hiện dạy học theo phương pháp mới, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
-Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được học tập nâng cao tay nghề, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, từng bước tiếp cận với phương pháp dạy học mới. Quan tâm đến việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Dạy và Học.
-Nhà trường và các cấp quản lí giáo dục: Cần chú trọng phát triển các lớp học 2 buổi/ ngày để cho học sinh có đủ thời gian và điều kiện hoàn thành nhiệm vụ học tập ở trường.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan - Vũ Dương Thuỵ - Vũ Quốc Chung: “Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học”-NXB ĐHSPHN - 2008
2. Sách giáo khoa Toán 5-NXBGD-2006
3. Sách giáo viên Toán 5 - NXBGD – 2006
4. Phạm Đình Thực: “100 câu hỏi và đáp về việc dạy học Toán ở Tiểu học” – NXBGD
5. Phạm Đình Thực: “Phương pháp dạy học toán bậc tiểu học” – NXBĐHSPHN
6. Một số đề tài các khoá trước.
MỤC LỤC
	 Trang
Lời cảm ơn	1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài	2
II. Mục đích nghiên cứu	3
III. Nhiệm vụ nghiên cứu	4
IV. Phạm vi nghiên cứu	4
V. Phương pháp nghiên cứu	4
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
I. Một số cơ sở lí luận về dạy học tích cực	5
1. Dạy học tích cực là gì?	5
2. Những biểu hiện của dạy học tích cực	5
3. Xu hướng dạy học tích cực với yêu cầu đổi mới phương pháp ở TH hiện nay. 7
II. Tổng quan về dạy học học yếu tố hình học phẳng ở lớp 5	8
1. Nội dung hình học phẳng	8
2. Mục tiêu dạy học các yếu tố hình học phẳng	9
3. Chuẩn kĩ năng và kiến thức cần đạt	10
III. Thực trạng dạy học yếu tố hình học phẳng theo hướng tích cực hoá của giáo viên và học sinh ở trường Tiểu học Đông Yên 1.	12
1. Hoạt động của giáo viên	12
2. Hoạt động của học sinh	13
3. Nguyên nhân	13
Chương II:Thực hành áp dụng dạy học tích cực vào hình học phẳng lớp 5	15
1. Nguyên tắc quan điểm áp dụng	15
2. Thực hành áp dụng	18
Chương III: Thực nghiệm	26
1. Mục đích thực nghiệm	26
2. Nội dung thực nghiệm	27
Giáo án 1	27
Giáo án 2	29
 PHẦN III: KẾT LUẬN	34
I.Kết luận	34
2.Kiến nghị	34
Thư mục tài liệu tham khảo	36

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Tin.doc