I/ Lý do chọn đề tài:
Ở bậc Tiểu học hai bộ môn Toán và tiếng Việt đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên toán học luôn khô khan và cứng nhắc. Làm thế nào để giáo viên có thể chuyển tải những nội dung và ý tưởng theo ngôn ngữ khô khan ấy thành ngôn ngữ sống động, thực tế và hấp dẫn là một công việc mà giáo viên chúng ta cần phải nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu không ngừng.
Như đã nói ở trên, Toán và tiếng Việt là những bộ môn đặc biệt quan trọng trong chương trình giáo dục Tiểu học. Nhưng để truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả mà không gây nhàm chán là một điều vô cùng khó khăn.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Lý do chọn đề tài: Ở bậc Tiểu học hai bộ môn Toán và tiếng Việt đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên toán học luôn khô khan và cứng nhắc. Làm thế nào để giáo viên có thể chuyển tải những nội dung và ý tưởng theo ngôn ngữ khô khan ấy thành ngôn ngữ sống động, thực tế và hấp dẫn là một công việc mà giáo viên chúng ta cần phải nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu không ngừng. Như đã nói ở trên, Toán và tiếng Việt là những bộ môn đặc biệt quan trọng trong chương trình giáo dục Tiểu học. Nhưng để truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả mà không gây nhàm chán là một điều vô cùng khó khăn. Qua nhiều năm giảng dạy mà nhất là dạy học theo phương pháp mới, tôi nhận thấy việc áp dụng trò chơi trong các giờ học thường mang lại hiệu quả rất cao. Đã có khá nhiều sách hướng dẫn tổ chức trò chơi cho HS tuy nhiên hầu hết các trò chơi đó đều chỉ cho một vài học sinh tham gia còn các học sinh khác theo dõi và cổ vũ nên thường là những học sinh nhanh nhẹn, khá giỏi được chọn tham gia, học sinh TB, yếu ít khi được tham gia hoặc là việc chuẩn bị đồ dùng học tập tốn khá nhiều thời gian.( VD : Trò chơi học tập cấp tiểu học – Dự án giáo dục tiểu học ; Các trò chơi lắp ghép hình ở tiểu học – Nhà xuất bản giáo dục; Trò chơi học tập tiếng việt 3, 4, 5 – Nhà xuất bản giáo dục ; ). Hơn nữa một số trò chơi khi tổ chức giáo viên thường phải hướng dẫn cách chơi, luật chơi khá nhiều thì HS mới hiểu và tham gia chơi được trong khi thời gian cho một trò chơi của một tiết học thường không quá 5 phút. Học sinh ở những vùng kinh tế còn khó khăn như địa bàn xã Dun, các trò chơi hiện đại trên mạng với các em là xa xỉ, thậm chí các em chưa từng được một lần ngồi trước màn hình máy vi tính. Những trò chơi trên đài truyền hình thường vô cùng hấp dẫn các em nên khi giáo viên nêu ra những tên trò chơi như: “Rung chuông vàng”, “Đối mặt”, “ Chắp cánh thương hiệu”, “ Cây cao bóng cả”, thì các em đều rất háo hức tham gia. Từ năm học 2008 – 2009 tôi đã áp dụng các trò chơi này vào việc giảng dạy tại trường THCS Nguyễn Du và có kết quả rất khả quan. Trong bài thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện cuối năm đó tôi cũng áp dụng trò chơi này và được học sinh cũng như ban giám khảo hết sức khen ngợi. Thiết nghĩ, trò chơi này có thể áp dụng tốt trong tất cả các phân môn, các khối lớp ở tiểu học. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài : “Áp dụng trò chơi “ Rung chuông vàng” trên đài truyền hình vào dạy - học môn Toán, Tiếng Việt lớp 4”. Trước hết làm công cụ giảng dạy cho chính mình. Thứ hai là cùng đưa ra biện pháp với đồng nghiệp để bổ sung vào kho tàng trò chơi học tập nhằm xây dựng phương pháp dạy học môn Toán, tiếng Việt ngày càng đạt hiệu quả hơn. II. Một số ưu điểm khi áp dụng trò chơi : 1. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Trò chơi là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết trong giờ học. Hầu như trong nhiều giáo án mẫu, các giáo viên đều thiết kế các hoạt động bằng hình thức trò chơi để tạo nên một tiết học sinh động, thoải mái, dễ chịu hơn. Học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn, học sinh tiếp thu tự giác, tích cực hơn ; học sinh được củng cố hệ thống hoá kiến thức. 2. Hoạt động dạy và học đòi hỏi nhiều yếu tố. Trong đó sự hứng thú và sôi động là những yếu tố hết sức quan trọng, đóng góp vào việc gây hứng thú tâm lý học tập của học sinh, giúp học sinh tiếp nhận, khắc sâu kiến thức mới một cách tích cực, dễ dàng. Mà trò chơi là bản chất của sự hứng thú, vui vẻ và năng động. 3. Các trò chơi phải thú vị để học sinh thích được tham gia. Các trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện. Các trò chơi không tốn nhiều thời gian, sức lực để không ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo của tiết học. Quan trọng hơn, trò chơi phải có mục đích học tập, không đơn thuần là trò chơi giải trí. 4. Trò chơi tạo nên đoàn kết. Khi giáo viên cho một trò chơi và chia lớp học thành nhiều nhóm, tự nhiên các em hợp tác thảo luận, đóng góp ý kiến thậm chí những em nhút nhát ngày nào cũng được thảo luận, đóng góp ý kiến vào thành công của nhóm mình. Vả lại chúng ta ai cũng biết rằng trong hoạt động Dạy – Học rất cần thiết sự đoàn kết để giải quyết thành công mọi vấn đề. 5. Một ưu điểm khác của trò chơi trong giờ học sẽ tạo nên bầu không khí thi đua: cá nhân thi đua với cá nhân ; nhóm này thi đua với nhóm khác ; từ cá nhân cho đến nhóm, tổ tinh thần đồng đội rất mạnh. Vì trong cuộc đua bất cứ ai cũng mong muốn mình chiến thắng. 6. “Chơi mà học, học mà chơi” ở đây khi ứng dụng trò chơi vào tiết học, chúng ta phải lưu ý là : Khi thiết kế các trò chơi với mục đích để học chứ không phải chỉ để giải trí hay vui chơi. Vì vậy hiệu quả tiết dạy sẽ cao hơn nếu chúng ta áp dụng trò chơi trong các hoạt động thực hành và củng cố tiết học. 7. Một ưu điểm đặc biệt của trò chơi là : Kích thích mạnh mẽ sự suy nghĩ của học sinh. Đây là một tác động rất quan trọng trong sự phát triển tư duy lôgic. Tăng cường tinh thần đồng đội và tốc độ học tập của học sinh. 8. Với trò chơi Rung chuông vàng, HS chỉ cần chuẩn bị một đồ dùng duy nhất, lúc nào cũng có sẵn trong cặp ( bảng con, phấn, giẻ lau) nên không mất thời gian chuẩn bị của học sinh. Hơn nữa toàn thể học sinh đều được tham gia vào trò chơi chứ không phải chỉ đứng hò reo cổ vũ cho bạn khác. III/ Một số khó khăn và hướng khắc phục khi áp dụng trò chơi trong học tập của học sinh: - Nếu giáo viên không kiểm soát và quản lý chặt chẽ thì trong lúc chơi mức độ ồn của lớp sẽ lớn hơn mức cho phép, điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến lớp học bên cạnh, nếu giáo viên không có cách xử lý khéo léo, lớp học có thể sẽ rất lộn xộn. Trong lúc này giáo viên không nên la hét mà nên xử phạt hoặc kiểm điểm những thành viên vi phạm. - Một trong những khó khăn nữa là : trong lúc chuẩn bị trò chơi việc chia nhóm có thể mất nhiều thời gian, cho nên giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Có thể lúc đầu cần có sự hướng dẫn của giáo viên, sau dần các thao tác sẽ đi vào nề nếp và công việc sẽ diễn ra nhanh chóng. - Soạn bài có áp dụng trò chơi tốn nhiều công sức và thời gian, nhưng để chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho trò chơi trên lớp lại càng khó khăn hơn. * Hướng khắc phục - Sử dụng những đồ dùng sẵn có: bảng con, bảng nhóm, - Tận dụng mặt sau của tập lịch để làm bảng phụ - Giao nhiệm vụ thật cụ thể cho các nhóm hoặc tổ về nhà chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau theo sự hướng dẫn của giáo viên như : cắt, dán, vẽ tranh - Sử dụng các trò chơi không cần tốn nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng mà vẫn gây được sự hứng thú và đạt hiệu quả cao. - Nếu trường có nhiều giáo viên dạy cùng khối, mỗi giáo viên nên đảm nhận một vài đồ dùng thì số lượng đồ dùng dạy học có thể dùng chung cho tất cả các lớp trong khối. - Giáo viên có thể thiết kế một số đồ dùng dạy học mà ta có thể sử dụng lại cho nhiều lần sau, nhiều năm sau ( Với trò chơi “Rung chuông vàng” Gv chỉ cần thiết kế đồ dùng một lần và sử dụng lâu dài). PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Áp dụng trò chơi “Rung chuông vàng” trong môn Toán lớp 4: Mục đích : Giúp học sinh củng cố, khắc sâu được kiến thức trong bài học. Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị một số băng giấy, mỗi băng giấy viết sẵn một câu hỏi (hoặc một công thức, một phép tính ) cụ thể. Cách chơi : - Giáo viên yêu cầu học sinh ở dãy bàn cuối cùng ngồi dồn lên các dãy bàn trên để dành lại dãy bàn cuối. Sau mỗi câu trả lời đúng thì các bạn ngồi ở dãy sau cùng lại dịch chuyển chỗ ngồi lên bàn phía trên, những bạn có câu trả lời sai hoặc không có câu trả lời thì lại dịch chuyển chỗ ngồi xuống dãy dưới. Cứ như vậy khi kết thúc trò chơi, những bạn có nhiều câu trả lời đúng sẽ ngồi ở dãy đầu và dãy thứ hai. Những bạn có nhiều câu trả lời sai sẽ ở dãy bàn cuối cùng, .... Giáo viên gắn( hoặc giơ) từng băng giấy( hoặc các hình) lên bảng, yêu cầu HS ghi nhanh vào bảng con các công thức hoặc kết quả phép tính, dãy tính. Sau 10 giây( giáo viên đếm ngược từ giây thứ 7: 3 - 2- 1- hết giờ.) để yêu cầu học sinh giơ bảng. ( Có thể cử ra một số cán sự bộ môn để đưa ra lời đánh giá, nhận xét, phỏng đoán câu trả lời của các bạn). Sau một số lượt chơi những bạn không có câu trả lời sai sẽ được ghi tên vào bảng thi đua cuối tuần, những bạn sai khoảng 2-3 câu thì được tuyên dương, khuyến khích. Hết tháng các tổ tổng hợp, bạn nào được nhiều điểm sẽ được nhận phần thưởng (Lưu ý: giáo viên chỉ cần hướng dẫn cách chơi một lần đầu, khi đã quen, học sinh sẽ tự giác thực hiện theo, giáo viên không cần nhắc lại.) * Ví dụ 1: Dạy bài Phân số (tiết 96, Tuần 20): Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu được kiến thức về phân số. Chuẩn bị : + Giáo viên chuẩn bị : Một số tờ giấy A3, mỗi tờ giấy in sẵn một hình : Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Nhóm nào dưới đây có số ngôi sao đã tô màu ? a) b) c) d) Hình 6 + Học sinh chuẩn bị : Bảng con, phấn( bút bảng). Cách chơi : Sau khi học sinh làm xong bài tập thực hành của bài. Giáo viên tổ chức trò chơi củng cố kiến thức cho học sinh như sau : Giáo viên nêu tên trò chơi: Mời các em tham gia chương trình “Rung chuông vàng” tại trường quay Lớp 4A trường THCS Nguyễn Du. Gv nêu cách chơi, luật chơi. ( như đã trình bày ở trên) Giáo viên lần lượt gắn từng tờ giấy A3 (đã chuẩn bị )lên bảng, yêu cầu HS viết vào bảng con phân số chỉ số phần đã tô màu của hình đó : Gv gắn hình 1, nói : Hãy viết phân số chỉ số phần đã tô màu. HS viết bảng : * Ví dụ 2 : Dạy bài Luyện tập chung (Tiết 136, Tuần 28) : Mục đích : Giúp học sinh khắc sâu được kiến thức về đặc điểm và công thức tính chu vi, diện tích các hình : hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi. Chuẩn bị : + Giáo viên chuẩn bị : Một số băng giấy, mỗi băng giấy viết sẵn một công thức tính chu vi, diện tích các hình trên : P = (a + b) x 2 S = a x b S = a x a P = a x 4 S = a x h - Một số mô hình hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi trong bộ đồ dùng dạy học lớp 3, 4. Một số câu thể hiện đặc điểm của các hình trên. Hình nào có 2 cặp cạnh đối diện song song bằng nhau và có 4 góc vuông ? Hình có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau là hình Hình nào có 4 cạnh bằng nhau và có 4 góc vuông ? + Học sinh chuẩn bị : Bảng con, phấn( bút bảng). Cách chơi : Giáo viên nêu tên trò chơi : Mời các em tham gia chương trình “Rung chuông vàng” Gv hướng dẫn cách chơi, luật chơi. Gv giơ hình chữ nhật, nói : Hãy viết công thức tính chu vi của hình này. HS viết bảng : P = (a + b) x 2 Giáo viên giơ băng giấy S = a x a , nói : Đây là công thức tính gì? HS viết : Diện tích hình vuông. Giáo viên nói : Hình nào có 2 cặp cạnh đối diện song song bằng nhau và có 4 góc vuông ? HS viết : Hình chữ nhật II/ Áp dụng trong môn Tiếng Việt : Dạy các bài Luyện từ và câu : Danh từ, Động từ, Tính từ, Từ ghép, Từ láy, Mở rộng vốn từ : Mục đích : Giúp học sinh củng cố, khắc sâu được kiến thức trong bài học. Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị một số băng giấy, mỗi băng giấy viết sẵn một câu thơ hoặc dãy từ cụ thể ( hoặc một số câu thơ, đoạn thơ, câu tục ngữ, thành ngữ mà học sinh đã được học thuộc lòng ở những tiết trước, lớp trước – ghi sẵn vào phiếu nhỏ hoặc trong giáo án, sổ tích luỹ chuyên môn, ). Cách chơi : GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, tổ chức cho HS chơi. ( tương tự cách Cách chơi của môn Toán) * Ví dụ 1 : Dạy bài Danh từ( LTVC Tiết 10, tuần 5) : Mục đích : Giúp học sinh khắc sâu được kiến thức về danh từ, biết được những từ không phải là danh từ. Chuẩn bị : + Giáo viên chuẩn bị một số băng giấy, mỗi băng giấy viết sẵn một câu thơ hoặc dãy từ cụ thể : Mèo, chó, heo, trèo, chuột, thỏ, bàng, phượng. Ông bà, cô chú, anh chị, nghỉ ngơi, cháu chắt. Nhân dân, đẹp đẽ, nghệ thuật, lít, học sinh, bão. Bảng, văn hoá, lo lắng, đạo đức, sách, bút. Giáo viên, phấn trắng, truyền thống, thật thà, mét, cơn. + HS chuẩn bị sẵn bảng con, phấn( bút bảng). Cách chơi : Sau khi học sinh học xong bài Danh từ. Giáo viên tổ chức trò chơi củng cố kiến thức như sau : - Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng cách chơi, luật chơi ( Khi HS đã quen thuộc trò chơi thì không cần nêu lại). - Tổ chức cho HS chơi : Gv nêu yêu cầu : Từ nào không phải là danh từ trong mỗi nhóm từ sau : Gv gắn bảng băng giấy ghi nhóm từ a) àHS viết bảng: trèo Tiếp tục như thế với các nhóm từ còn lại. Đáp án: dãy từ a) HS viết bảng : trèo b) HS viết bảng : nghỉ ngơi c) HS viết bảng : đẹp đẽ d) HS viết bảng : lo lắng e) HS viết bảng : thật thà * Ví dụ 2 : Dạy bài Động từ ( LTVC Tiết 18 tuần 9) : Mục đích : Giúp học sinh khắc sâu được kiến thức về động từ, tìm được động từ phù hợp để điền vào chỗ trống. Chuẩn bị : + Giáo viên chuẩn bị một số băng giấy, mỗi băng giấy viết sẵn một câu như sau: Mặt trời . núi Đàn cá . tung tăng Học sinh trường Cây cối chồi, lộc. Bão bùng thân bọc lấy thân Tay tay tre gần nhau thêm. Anh đi anh quê nhà . canh rau muống, cà dầm tương. + HS chuẩn bị sẵn bảng con, phấn( bút bảng). Cách chơi: (Gv tổ chức cho HS chơi tương tự như bài danh từ) - Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho HS chơi: Gv nêu yêu cầu: Tìm động từ điền vào chỗ chấm cho phù hợp. Gv gắn bảng băng giấy ghi câu a) àHS ghi vào bảng từ: xuống Tiếp tục như thế với các nhóm từ còn lại. Đáp án: HS viết bảng: Câu a) xuống. b) bơi lội (bơi). c) đến. d) đâm, nảy. e) ôm, níu. g) nhớ. * Ví dụ 3: Dạy bài Tính từ ( LTVC: Tiết 22, tuần 11): Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu được kiến thức về tính từ, tìm được tính từ phù hợp để điền vào chỗ trống. Chuẩn bị: + Giáo viên chuẩn bị một số băng giấy, mỗi băng giấy viết sẵn một thành ngữ, tục ngữ như sau( phần trong ngoặc là đáp án, không ghi vào băng giấy) : 1). Điền tính từ phù hợp để được thành ngữ, tục ngữ: như sóc. (nhanh) như cáy. (nhát) như trâu. (khoẻ) gỗ hơn nước sơn. (tốt) Yêu nên , ghét nên ( tốt, xấu) 2).Chọn các tính từ :( trắng hồng, trắng phau, trắng xoá, trắng bệch) điền vào chỗ chấm cho phù hợp. Tuyết rơi một màu ( trắng xoá) Vườn chim chiều xế . cánh cò. ( trắng phau) Da người ốm o. ( trắng bệch) Bé khoẻ đôi má non tơ (trắng hồng) + HS chuẩn bị sẵn bảng con, phấn( bút bảng). ghi thứ tự các từ cần điền. Cách chơi : (Gv tổ chức cho HS chơi tương tự như bài danh từ) Lưu ý : với những câu hỏi khó gv có thể gợi ý và kéo dài thời gian một chút để HS khá giỏi có thể trả lời được. * Ví dụ 4 : Dạy bài Từ ghép, Từ láy : ( Tiết 7, tiết 8 ; Tuần 4 ) Mục đích : Giúp học sinh khắc sâu được kiến thức về từ ghép, từ láy, tìm được từ không thuộc nhóm từ đã cho. Chuẩn bị : + Giáo viên chuẩn bị một số băng giấy, mỗi băng giấy viết sẵn một nhóm từ như sau : 1) Từ nào không phải là từ ghép ? Xinh đẹp, xinh xắn, xinh tươi. ( xinh xắn) Tươi tốt, tươi tắn, tươi cười, tươi vui. ( tươi tắn) Xanh mướt, xanh tươi, xanh non, xanh xanh. ( xanh xanh) Tiếp đãi, tiếp giáp, tiếp kiến, tiếp tế (tiếp tế) Lãng phí, lãng tử, lãng đãng, lãng du. (lãng đãng) Cảm động, cảm giác, cảm hoá, cảm kích. (cảm kích) 2) Từ nào không phải là từ láy ? Bao bọc, bao dung, bao biện. (bao dung) Lạnh lùng, lạnh lẽo, lạnh buốt, lành lạnh. (lạnh buốt) Tinh tuý, tinh nhanh, tinh tế, tinh tú, tinh tường. ( tinh nhanh) 3) Tìm từ láy trong đoạn văn, đoạn thơ đã được học thuộc lòng( Gv đọc đoạn thơ, không cần ghi vào băng giấy). VD 1: Nhác trông vắt vẻo trên cành Anh chàng Gà Trống tinh nhanh lõi đời. Cáo kia đon đả ngỏ lời: “Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây./. VD 2 : Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh./. .. Cách chơi : (Gv tổ chức cho HS chơi tương tự như bài danh từ) Lưu ý : Với dạng bài tập 3 gv chỉ cần nêu yêu cầu sau đó đọc câu thơ, đoạn thơ, HS lắng nghe và ghi từ láy có trong câu thơ, đoạn thơ vào bảng. * Ví dụ 5 : Dạy bài Mở rộng vốn từ : Nhân hậu - Đoàn kết ( Tiết 3, tuần 2) Mục đích : Giúp học sinh mở rộng vốn từ, khắc sâu được kiến thức về chủ đề đã học, tìm được từ không thuộc nhóm từ đã cho. Chuẩn bị : + Giáo viên chuẩn bị một số băng giấy, mỗi băng giấy viết sẵn một nhóm từ ( một câu tục ngữ) như sau: Từ nào không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại? Nhân vật, nhân hậu, nhân ái, nhân từ. ( nhân vật) Nhân dân, nhân loại, nhân đức, nhân gian. ( nhân đức) Nhân lực, nhân sự, nhân quả, nhân công. ( nhân quả) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để tạo thành câu tục ngữ: Anh em như thể tay chân Rách lành .. dở hay đỡ đần ( đùm bọc) Ở gặp .. ( hiền, lành) + HS bảng con, phấn( bút bảng), giẻ lau Cách chơi : (Gv tổ chức cho HS chơi tương tự như đã trình bày ở bài danh từ) . PHẦN III : KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. Kết quả : - Trong quá trình áp dụng trò chơi vào các tiết học, tôi thật sự hài lòng với kết quả học tập của học sinh lớp mình. Tiết học trở nên sinh động hẳn lên, xua tan được bầu không khí căng thẳng trong giờ học. Đặc biệt là các trò chơi để lại cho các em những ấn tượng tốt đẹp và chính những ấn tượng này đã giúp các em khắc sâu được kiến thức của mỗi tiết học. - Qua các tiết học được áp dụng trò chơi tôi nhận thấy 100% các em hiểu bài và nắm vững được nội dung bài học ngay tại lớp. II. Bài học kinh nghiệm : Đối với học sinh ở bậc tiểu học “Chơi mà học, học mà chơi” là một phương châm không thể thiếu được. Vì vậy giáo viên sử dụng các trò chơi học tập là hết sức quan trọng và bổ ích. Khi thiết kế và áp dụng các trò chơi giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau : - Trò chơi có tính chất vui chơi giải trí, nhưng phải gắn liền với nội dung bài học hoặc phù hợp với từng hoạt động của học sinh . - Trò chơi học tập có tác dụng giúp học sinh thay đổi đội hình, chống mệt mỏi, căng thẳng trong tiết học. - Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với yêu cầu về kiến thức kĩ năng của bài học. - Trong một lần chơi, các câu hỏi cần được sắp xếp theo mức độ khó tăng dần. - Trò chơi có thể được tổ chức ở tất cả các khâu trong tiến trình của tiết học hoặc sau từng chương để học sinh có một kiến thức tổng hợp hơn. - Các trò chơi phải thú vị, thu hút được tất cả học sinh tham gia. - Giáo viên cần trau dồi, rèn luyện tác phong, phương pháp tổ chức trò chơi để tạo ra sự hứng thú cho học sinh khi tham gia trò chơi, cần khuyến khích động viên kịp thời đối với những học sinh yếu, học sinh trung bình giúp các em tự tin, tích cực khi tham gia trò chơi. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã vận dụng khi dạy - học bộ môn Toán và tiếng Việt lớp 4 và đã đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn còn ít nhiều thiếu sót. Vậy kính mong Hội đồng khoa học và quý thầy cô góp ý để bài viết của tôi hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Chư Sê, ngày 9 tháng 1 năm 2010. Người thực hiện Phan Thị Then
Tài liệu đính kèm: