Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hạn chế học sinh bỏ học

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hạn chế học sinh bỏ học

Vào đầu năm học, sau khi nhận lớp, Giáo viên có thể dùng phương pháp điều tra hoặc đi thực tế đến từng gia đình Học sinh để nắm rõ hoàn cảnh, sức học cũng như hạnh kiểm của từng em để phân thành những nhóm đối tượng khác nhau. Từ đó vạch ra kế hoạch sao cho phù hợp.

 Trong năm, Giáo viên cũng phải thường xuyên quan tâm đến các em. Tránh tình trạng bỏ rơi, bỏ xót. Công bằng với các em và động viên, khích lệ cũng như uốn nắn kịp thời những sai trái của Học sinh. Xây dựng lớp thành khối đoàn kết, thống nhất.

 Giáo viên đặc biệt chú trọng đến đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho thu hút, lôi cuốn Học sinh.

 

doc 9 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 01/03/2022 Lượt xem 194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hạn chế học sinh bỏ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP HẠN CHẾ HỌC SINH BỎ HỌC
 A/. CƠ SỞ XUẤT PHÁT:
 1) Đặc điểm tình hình xã Vĩnh Lương:
 Xã Vĩnh Lương là một xã ngoại thành của Thành phố Nha Trang, nằm trên trục đường
chính Quốc lộ 1 Bắc – Nam. Đa số bà con đi biển, làm thuê làm mướn, làm nương rẫy. Một số ít là công nhân nhà nuớc. Trình độ dân trí còn thấp, thu nhập bấp bênh, đời sống khó khăn, vất vả. Nhưng phần lớn các gia đình ở đây sinh khá nhiều con, nuôi ăn học không đến nơi đến chốn; thậm chí nhiều bậc phụ huynh không hề đoái hoài, quan tâm đến việc học tập của con em mình.
 Trong vài năm gần đây, biển mất mùa liên tục, thời tiết ít thuận lợi cho việc nuôi trồng. Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng thiếu triền miên, nhiều cha mẹ phải đổi nghề đi làm ăn xa, cuộc sống tất bật, vất vả hơn từ sáng đến tối, dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.
 Qua tìm hiểu thực tế vài năm gần đây, tôi thấy có những lí do sau dẫn đến việc bỏ học giữa chừng của học sinh.
 * Lí do 1: Hoàn cảnh gia đình
 Nhà nghèo, không đủ khả năng cho con học. Khi Nhà trường thông báo thu khoản tiền đầu năm, tiền học phí Phụ huynh kéo dài thời gian, hẹn hết lần này đến lần khác rồi cuối cùng họ cho con nghỉ học luôn với lí do: không có tiền nộp.
 Nhà neo đơn, bố mẹ phải làm ăn xa hay lên nương rẫy từ sáng đến tối, không có người trông coi nhà cửa, con nhỏ. Bố mẹ phải cho các em lớn nghỉ học ở nhà trông em, quán xuyến gia đình.
 * Lí do 2: 
 Do cha mẹ thiếu quan tâm, không động viên con học tập. Các bậc cha mẹ này thường không coi việc học là cần thiết nên họ để con tùy ý, vô tình họ ủng hộ con bỏ học.
 * Lí do 3: Bản thân học sinh
 Những lúc rãnh rỗi, tự ra biển, lên nương rẫy làm việc, được người lớn cho tiền; vô tình nghĩ là mình đã đủ khả năng kiếm sống, tự làm ra tiền, có thể giúp đỡ cho bố mẹ nên lười học và tìm cách nghỉ học.
 Do “lỗ hổng kiến thức” quá nhiều, càng ngày học sinh càng cảm thấy “đuối sức” trong “bể học tập”, không theo kịp chúng bạn, dẫn đến chán nản rồi bỏ học.
 * Lí do 4: 
 Do thầy cô quá nghiêm khắc hay phê bình trong khi bản thân học quá yếu, bị mất căn bản từ lớp dướ inên thường xuyên không thuộc bài, không chuẩn bị bài. Từ đó, việc học trở thành cực hình đối với học sinh nên không muốn đi học nữa.
 Trên đây là những lí do tôi tìm hiểu được vì sao học sinh lại bỏ học giữa chừng. Trong Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học của Nhà nước quy định: “Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14”. Nhưng tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn xã Vĩnh Lương đã gây ra không ít khó khăn cho công tác phổ cập. Đây là vấn đề nan giải mà nhiều năm qua đã tồn tại ở xã Vĩnh Lương này.
 2) Đặc điểm tình hình Trường tiểu học Vĩnh Lương 1:
 a/ Thuận lợi:
 Đủ Giáo viên, đạt chuẩn, tiếp cận nhanh chóng với chương trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.
 Đã có Giáo viên chuyên trách bộ môn: Hát nhạc, Mỹ thuật.
 Đội ngũ Giáo viên lâu năm, tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm và không ngừng đổi mới phương pháp. Bên cạnh là số ít Giáo viên trẻ năng động, sáng tạo và không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề.
 Được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương của Hội phụ huynh và của Phòng Giáo dục để từng bước đạt Trường tiên tiến, phấn đấu đạt Trường chuẩn Quốc gia.
 b/ Khó khăn:
 Giáo viên công tác tại Trường phần đông là ở trong nội thành ra, nhà xa, đi lại khó khăn, ít có điều kiện sâu sát từng gia đình học sinh.
 Thêm vào đó, một số Giáo viên mới lập gia đình, con nhỏ.
 Và đây là năm đầu tiên Trường tổ chức dạy và học ngày 2 buổi.
 3) Đặc điểm Tổ 5:
 Số lượng Giáo viên: 5.
 Đứng lớp chủ nhiệm: 4.
 Giáo viên có tay nghề cao, thường xuyên học tập trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau tiến bộ.
 Là một khối đoàn kết, thống nhất, làm việc tích cực, tinh thần trách nhiệm cao, quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh vì đây là lớp cuối cấp.
 4) Suy nghĩ của bản thân:
 Từ khi công tác tại Trường cho đến nay, tôi được phân công dạy lớp 5 – lớp cuối cấp. Nhận thấy được tầm quan trọng của khối lớp tôi chủ nhiệm, tôi đem hết công sức của mình dạy dỗ các em. Nhưng vấn đề tôi lấy làm băn khoăn, suy nghĩ là tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Có em vào học được vài ba tháng, bỏ học! Có em học được nửa năm, bỏ học! Lại có em chỉ còn vài tuần nữa là thi Tốt nghiệp, cũng bỏ học!
 Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân nào khiến các em bỏ học? Có cách nào khắc phục không?
 Qua nhiều năm thu thập, nghiên cứu, tôi mạnh dạn đề xuất một vài biện pháp và được thầy cô trong Tổ nhiệt tình ủng hộ và bước đầu áp dụng có hiệu quả.
 B/. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
 Sau khi nắm được nguyên nhân dẫn đến bỏ học giữa chừng, tôi suy nghĩ tìm ra biện pháp.
 * Với lí do 1:
 Giáo viên phải chịu khó, tâm huyết với nghề. Người thầy phải biết xót xa, tiếc nuối cho một “sinh mệnh học tập”, phải sớm rời ghế Nhà trường trong lúc tuổi thơ. Giáo viên phải đến nhà Học sinh nắm rõ hoàn cảnh, từng bước động viên gia đình tìm cách khắc phục khó khăn. Nếu thực sự nghèo khổ, Giáo viên gợi ý Phụ huynh làm đơn để Địa phương xác nhận, Nhà trường sẵn sàng miễn giảm các khoản thu theo đúng quy định.
 Thường các em ở những gia đình này rất muốn đi học, Giáo viên gợi mở để các em tác động thêm đến cha mẹ tạo điều kiện để tiếp tục quay lại lớp. Nếu chưa đạt kết quả, Giáo viên phải chịu khó tiếp tục đến nhà, phối hợp cùng với Hội phụ huynh, Thôn tổ vận động.
 * Với lí do 2: 
 Giáo viên cũng phải đến tận nhà Học sinh, nắm rõ hoàn cảnh, vận động Phụ huynh. Bằng lời lẽ thuyết phục để Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc học. Đặc biệt là giai đoạn bậc Tiểu học. Bậc Tiểu học tạo những cơ sởban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên trên. Hình thành những cơ sở ban đầu, đường nét ban đầu về 
 nhân cách tri thức theo trẻ suốt cuộc đời. 
 Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học quy định trẻ đúng độ tuổi phải ra lớp, phải hoàn thành chương trình của bậc học thấp nhất. Nếu không phải đưa ra xóa mù, học bổ túc, vô tình Phụ huynh đẩy con em mình vào sự tự ti, mặc cảm.
 Nhiều lần đến nhà thuyết phục, Giáo viên có thể phối hợp thêm với Hội phụ huynh, Thôn tổ vận động.
 * Với lí do 3 và4:
 Giáo viên phải nhớ lại bài học tâm lí sư phạm mà vận dụng cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, phải có sự thông cảm sâu sắc đối với các em học yếu để năng đỡ các em từng bước.
 Giáo viên tìm cách gần gũi với Học sinh, giúp các em lấy lại niềm tin vào bản thân mình (Vì các em này mặc cảm học yếu, học dở, bị bạn bè xa lánh, mất cả lòng tự tin, không còn ý chí vươn lên nữa). Thu hút các em bằng những trò chơi trong những giờ sinh hoạt tập thể, tạo được niềm tin, sự hòa đồng với các bạn trong lớp.
 Giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm, lớp học phải là một khối đoàn kết. Bạn bè phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Cùng nhau học tập và tiến bộ. Phân công Học sinh theo dõi, kèm cập, giúp đỡ bạn.
 Nói chung, Giáo viên phải quan tâm đặc biệt đến những đối tượng này. Động viên, khích lệ các em dù là những việc nhỏ nhất.
 C/. HIỆU QUẢ:
 Áp dụng các biện pháp đã nêu, con số Học sinh bỏ học giữa chừng ở Tổ 5 trong những năm qua giảm dần.
 Từ con số 10 Học sinh bỏ học (2000 – 2001) xuống còn 7 HS (2001 – 2002), rồi 4 HS (2002 – 2003), đến năm 2003 – 2004 chỉ còn 2 em. Tính đến thời điểm hiện tại tháng 3/2005, toàn Tổ không có HS bỏ học. Nhưng để có được kết quả này, nhiều Giáo viên đãû phải vất vả vì đã có không ít trường hợp sau Tết, HS tự ý bỏ học.
 Tôi đơn cử một vài trường hợp cụ thể trong năm học 2004 – 2005:
 * Trường hợp em: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết là học sinh lớp 52 (Do thầy Nguyễn Kim Thịnh chủ nhiệm).
 Hoàn cảnh gia đình: Bố làm biển, mẹ buôn thúng bán bưng, nhà có 9 người con, hầu hết đã bỏ học giữa chừng ở lớp 5 và lớp 6.
 Sau Tết Ất Dậu em Tuyết bỏ học vì: biển mất mùa, buôn bán khó khăn, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu. Em Tuyết học bình thường, chương trình ngày càng khó mà gia đình không ai quan tâm, em nghỉ học ở nhà phụ giúp mẹ buôn bán.
 Không thấy em Tuyết đến lớp sau 3 ngày, GVCN đã viết giấy mời nhưng Phụ huynh không lên mà trả lời bằng : “Đơn xin nghỉ học  luôn” gửi lên Nhà trường.
 GVCN nhanh chóng đến nhà, gặp tất cả những người thân trong nhàvận động em ra lớp, gặp riêng em Tuyết khuyên nhủ nhưng em sợ ra lại lớp bị các bạn trêu chọc. Phụ huynh hứa hẹn nhưng vẫn không có kết quả. Đến lần thứ 3, sau khi đã làm việc với BGH Nhà trường, GVCN lại xuống nhà, tiếp tục thuyết phục và hứa giảm 50% tiền học buổi chiều và nghiêm cấm Học sinh trêu chọc Tuyết, phải hòa đồng, vui chơi với bạn để bạn không mặc cảm.
 Kết quả: Em Tuyết đã đi học lại cho đến nay.
 * Trường hợp em: Nguyễn Hoàng Linh làhọc sinh lớp 54 ( Do Trần Thị Vân Giang chủ nhiệm).
 Hoàn cảnh gia đình: Bố làm công nhân cả ngày, tối về thường hay uống rượu. Mẹ làm xa có đến nửa tháng mới về một lần. Nhà có 2 chị em, chị đã nghỉ học đi làm.
 Em Linh thường hay bỏ học vì bản thân rất ham chơi, lười học và học yếu. Phần vì được Bố nuông chiều, cho phép con tự quyết định đến lớp hay nghỉ học. Thoát khỏi sự quản lí của Mẹ, em Linh ngày càng tỏ ra nghịch ngợm, cứng đầu. 
 * Em: Nguyễn Thị Hồng Yến – Học sinh lớp 54 .
 Hoàn cảnh gia đình: Bố không có việc làm, ở nhà nội trợ, Mẹ ra bến làm cá và hay đánh bài. Nhà 3 anh em, anh trai và em út đã bỏ học.
 Cũng như em Linh, sau Tết em Yến nghỉ học để ra biển lượm rác bán kiếm tiền phụ giúp gia đình. Bản thân em Yến cũng lười học, ham chơi, gia đình không ai quan tâm.
 Với 2 trường hợp trên, GVCN đã không biết bao nhiêu lần đến nhà vận động, thuyết phục Phụ huynh và Học sinh. Hai em ra lớp được vài ngày rồi xin nghỉ học luôn. Lần này GVCN đã phối hợp với BGH Nhà trường, với chuyên trách bổ túc và Trưởng thôn tiếp tục đến nhà vận động. Thậm chí buộc Phụ huynh phải có trách nhiệm cùng Nhà trường quản lí con em và bắt con phải quay lại lớp học. BGH hứa sẽ miễn tiền học buổi chiều cho 2 em này.
 Kết quả: 2 em đã đi học lại cho đến nay.
 * Trường hợp em: Nguyễn Thị Thanh Hương – Học sinh lớp 53 (Do tôi chủ nhiệm). 
 Hoàn cảnh gia đình: Bố mẹ đều làm rẫy. Nhà gồm 6 chị em, hầu hết là bỏ học giữa chừng, hiện chỉ còn Hương và em út đang đi học. Kinh tế tương đối ổn định.
 Sau Tết, em Hương đến trường 2 ngày rồi nghỉ ở nhà. GVCN viết giấy mời Phụ huynh nhưng nhận được thông tin từ các em trong lớp là Bố mẹ cho Hương nghỉ ở nhà luôn để làm rẫy.
 Ngay trưa hôm đó, tôi đã đến nhà, gặp được cả Bố mẹ em Hương. Qua trò chuyện, tôi biết em Hương nghỉ học vì lười không muốn đến lớp, mượn cớ nói với Bố mẹ là bài vở khó, không tiếp thu nổi. Bố mẹ tin và ủng hộ con nghỉ học. Tôi đã phân tích cho Phụ huynh em Hương thấy sức học của em Hương không đến nổi yếu, làm Cha mẹ đôi khi phải buộc con cái đi học vì nó còn chưa hiểu được ích lợi của việc đi học sau này. Tôi gọi em lên, nhỏ nhẹ khuyên bảo và em hứa sẽ quay lại lớp.
 Kết quả: Em Hương đã đi học lại cho đến nay.
 Tóm lại: Những trường hợp trên cho thấy Giáo viên thật sự quan tâm đến Học sinh, “Tất cả vì Học sinh thân yêu” mà không ngại khó khăn, vất vả, kiên trì vận động người thân. Giáo viên nhiệt tình, không chán nản, tạo mọi điều kiện thật tốt cả về vật chất và thời gian để Học sinh quay lại lớp. Tuy nhiên có đem lại kết quả hay không cũng còn phụ thuộc vào ý thức của Phụ huynh Học sinh.
 D/. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Qua nhiều năm vận dụng, tôi tự rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
 1) Giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm:
 Vào đầu năm học, sau khi nhận lớp, Giáo viên có thể dùng phương pháp điều tra hoặc đi thực tế đến từng gia đình Học sinh để nắm rõ hoàn cảnh, sức học cũng như hạnh kiểm của từng em để phân thành những nhóm đối tượng khác nhau. Từ đó vạch ra kế hoạch sao cho phù hợp.
 Trong năm, Giáo viên cũng phải thường xuyên quan tâm đến các em. Tránh tình trạng bỏ rơi, bỏ xót. Công bằng với các em và động viên, khích lệ cũng như uốn nắn kịp thời những sai trái của Học sinh. Xây dựng lớp thành khối đoàn kết, thống nhất.
 Giáo viên đặc biệt chú trọng đến đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho thu hút, lôi cuốn Học sinh.
 2) Giáo viên phải giữ mối liên lạc giữ Gia đình – Nhà trường cho thật tốt:
 Hàng tháng, Giáo viên thông báo đến gia đình kết quả học tập, hạnh kiểm của Học sinh. Trường hợp nào đáng lưu tâm, Giáo viên có thể mời Phụ huynh đến để trao đổi hay 
trực tiếp đến nhàđể nắm bắt kịp thời mà có cách xử lí. 
 3) Giáo viên phải phối hợp tốt với các Đoàn thể trong và ngoài Nhà trường như: Hội Phụ huynh, chuyên trách bổ túc, BGH, Hội PN, Thôn trưởng, tổ trưởng,
 Cuối cùng, điều mà tôi tâm đắc nhất là: Dạy như thế nào để giữ vững được sĩ số Học sinh ban đầu tốt hơn là để có em bỏ học rồi đến nhà vận động.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_han_che_hoc_sinh_bo_hoc.doc