Sáng kiến kinh nghiệm Chính tả lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Chính tả lớp 4

Người xưa có câu “Nét chữ, nết người”. Tức là khi nhìn vào nét chữ của người viết, tuy rằng ta chưa thể hiểu hết được toàn bộ tính cách của con người đó, song cũng có thể đoán được phần nào tính cách chủ nhân của nét chữ đó. Khi bạn thấy nét chữ được viết ngay ngắn, gọn gàng, sạch sẽ và đều đặn thì ít nhất người đó cho thấy là một người có tính cẩn thận, coi trọng hình thức. Ngược lại, với nét chữ được viết vội vàng, nghệch ngoạc, lên, xuống thất thường thì dù có muốn bạn cũng không thể cho rằng đó là một người có tính cẩn thận được.

Khi đọc một văn bản, một tài liệu (chưa đề cập đến nội dung) nhưng khi thấy văn bản đó, tài liệu đó có nhiều lỗi sai chính tả, ta phần nào có thể đoán được trình độ hiểu biết và diễn đạt ngôn ngữ của người đó có thành thục hay không (tuỳ theo mức độ lỗi nhiều hay ít). Việc diễn đạt sai chính tả sẽ dẫn đến những tình huống khôi hài, tuy chưa đến mức độ hiểu sai một vấn đề nhưng trong thực tế vẫn có thể làm cho người đọc dễ bị ngộ nhận và rơi vào tình trạng nhàm chán.

 Chính tả có nghĩa là gì ? Là cách viết chữ được coi là chuẩn. Vậy dạy học sinh viết chính tả là dạy học sinh viết chuẩn, nhưng thực trạng cho thấy số học sinh tiểu học được coi là viết chuẩn chỉ đếm trên đầu ngón tay ở mỗi trường học. Đây quả là một vấn đề đáng báo động đến giáo viên và học sinh cần được giải quyết kịp thời trong phân môn dạy chính tả.

 

doc 13 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chính tả lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I : LỜI NÓI ĐẦU
1. Đặt vấn đề :
Người xưa có câu “Nét chữ, nết người”. Tức là khi nhìn vào nét chữ của người viết, tuy rằng ta chưa thể hiểu hết được toàn bộ tính cách của con người đó, song cũng có thể đoán được phần nào tính cách chủ nhân của nét chữ đó. Khi bạn thấy nét chữ được viết ngay ngắn, gọn gàng, sạch sẽ và đều đặn thì ít nhất người đó cho thấy là một người có tính cẩn thận, coi trọng hình thức. Ngược lại, với nét chữ được viết vội vàng, nghệch ngoạc, lên, xuống thất thường thì dù có muốn bạn cũng không thể cho rằng đó là một người có tính cẩn thận được.
Khi đọc một văn bản, một tài liệu (chưa đề cập đến nội dung) nhưng khi thấy văn bản đó, tài liệu đó có nhiều lỗi sai chính tả, ta phần nào có thể đoán được trình độ hiểu biết và diễn đạt ngôn ngữ của người đó có thành thục hay không (tuỳ theo mức độ lỗi nhiều hay ít). Việc diễn đạt sai chính tả sẽ dẫn đến những tình huống khôi hài, tuy chưa đến mức độ hiểu sai một vấn đề nhưng trong thực tế vẫn có thể làm cho người đọc dễ bị ngộ nhận và rơi vào tình trạng nhàm chán. 
 Chính tả có nghĩa là gì ? Là cách viết chữ được coi là chuẩn. Vậy dạy học sinh viết chính tả là dạy học sinh viết chuẩn, nhưng thực trạng cho thấy số học sinh tiểu học được coi là viết chuẩn chỉ đếm trên đầu ngón tay ở mỗi trường học. Đây quả là một vấn đề đáng báo động đến giáo viên và học sinh cần được giải quyết kịp thời trong phân môn dạy chính tả.
Là một người giáo viên dạy học sinh tiểu học,tôi luôn chú ý đến việc dạy các em viết chính tả, giúp các em viết đúng, viết đẹp, chính là rèn luyện tính :cẩn thận, kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống hàng ngày của các em.
Qua các năm giảng dạy, tôi thấy chữ Việt ngày càng bị mai một ; số đông các em viết chữ vừa xấu lại vừa sai chính tả. Bản thân tôi rất buồn, vì thế hệ trẻ này sẽ là tương lai của đất nước, nếu không chịu rèn chữ viết, không chịu tìm hiểu ngôn ngữ của từ để viết đúng thì sự trong sáng của Tiếng Việt cũng dần bị mất đi.
Tôi đã khảo sát trên 100 em học sinh cho biết : có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả, nhưng nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, các em đọc sao thì viết như vậy.
Ví dụ : Đường viền, các em đọc “đường diền” và viết luôn “đường diền” hoặc từ “lênh đênh” các em đọc và viết “lên đên”, ngôn ngữ của các em hạn chế, vốn từ ngữ của các em chưa nhiều, các em chưa hiểu hết nghĩa của các từ, từ địa phương các vùng chưa nắm vững, kĩ năng nghe, viết của các em còn chậm,  tất cả những yếu tố trên dẫn đến việc sai lỗi chính tả.
Và một điều đáng buồn hơn cả là ngay bản thân người giáo viên lại đọc và viết không đúng thì làm sao dạy học sinh đọc đúng, viết đúng được ? trả lời được câu hỏi này quả là một vấn đề nan giải, nhưng biết làm sao được vì đó là tiếng địa phương mà ! Tôi rất tôn trọng tiếng địa phương của từng vùng, nhưng qua thông điệp này tôi muốn nói rằng: trên đất nước Việt Nam của chúng ta, mỗi vùng đều có tiếng nói riêng nhưng ký tự thì phải chung , mỗi người giáo viên của chúng ta phải không ngừng trau dồi kiến thức, văn hóa, mở mang tầm nhìn, tầm hiểu biết để truyền đạt kiến thức cho các em một cách chính xác hơn, chuẩn mực hơn.
Là một giáo viên dạy ở bậc tiểu học, tôi đã thấy được các nhược điểm ấy, và tôi đã mạnh dạn nghiên cứu về vấn đề này để có thêm một số phương pháp giúp học sinh viết đúng chính tả ở bậc tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng. Rất mong được sự đóng góp, ủng hộ nhiệt tình của bạn đọc.
2. Mục đích đề tài :
Một số phương pháp giúp học sinh viết đúng chíng tả là đề tài mà tôi đã nghiên cứu qua thực tiễn nhiều năm nay. Tôi muốn rèn luyện cho các em hình thành kĩ năng, kĩ xảo viết chính tả một cách thuần thục, nắm quy tắc chính tả một cách thành thạo.Khi đó ngôn ngữ của Tiếng Việt sẽ trong sáng hơn, chữ Việt sẽ tồn tại mãi mãi theo thời gian.
3. Lịch sử đề tài :
Tôi đã áp dụng đề tài này từ nhiều năm nay, bản thân tôi rất tâm đắc vì chữ viết của các em có nhiều chuyển biến rõ rệt so với đầu năm : chữ viết của các em ngày càng đẹp hơn, rõ ràng hơn, cứng cáp hơn, sạch sẽ hơnvà việc sai lỗi chính tả ít xảy ra hơn.Vì vậy, năm học 2008 - 2009 tôi mạnh dạn áp dụng sáng kiến này.
4. Phạm vi đề tài :
Đề tài này áp dụng cho đối tượng học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 tôi đang giảng dạy nói riêng, tôi đã áp dụng ngay trong tuần lễ đầu tiên của năm học 2008- 2009.
—–—–—–—–—– { —–—–—–—–—–
Phần II : NỘI DUNG
1. Thực trạng đề tài :
Qua bốn năm giảng dạy học sinh khối 4 ở trường, và năm nay, tôi lại được phân giảng dạy lớp 4/2, tôi theo dõi và thấy các em viết chính tả quá yếu.Vì vậy, công việc đầu tiên của tôi là thống kê các lỗi sai phổ biến của học sinh trong lớp để tìm ra nguyên nhân , từ đó có biện pháp khắc phục.
Lớp tôi có 30/14 học sinh (có 2/1 học sinh khuyết tật về trí tuệ). Thông qua các bài viết chính tả, tôi thu được kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Tổng
số
học
sinh
Các lỗi chính tả thường gặp
Dấu hỏi (?), dấu ngã (~)
Vần an/ang, ăn/ăng, ân/âng, ươn/ương, iên/iêng, uôn/uông, im/iêm ât/âc, ăt/ăc, iêt/iêc, uôt/uôc, ươt/ươc, ut/uc, ưt/ưc, ên/ênh, in/inh, êt/êch, iu/iêu,
Phụ âm: x/s ; ch/tr ; d/gi/r.
4/2
30/14
30/30
20/30
8/30
Qua tìm hiểu thực tế ở lớp và ở gia đình các em cho thấy :Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả, nhưng nguyên nhân chính là do : 
- Phát âm sai, dẫn đến việc viết sai (các em đọc như thế nào là các em viết y như vậy).
Ví dụ: 
. “con lươn” ð “con lương”; 
. “sườn núi ” ð “sường núi”;
. “vằng vặc” ð “dằng dặc”
. “lênh đênh” ð “lên đên”;
. “lặng thinh” ð “lặng thin”.
- Không hiểu nghĩa của từ : 
Ví dụ:
. Mấy chú ngan con dàn hàng ngang 
(Mấy chú ngan con dàng hàng ngan )
. Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
(Lá bàn đang đỏ ngọn cây
Sếu gian mang lạnh đang bay ngan trời)
- Do hạn chế ngữ âm địa phương :
Ví dụ :
. mạnh dạn..mạnh dạng.
. lỗ hổnglổ hỗng.
. cái rổ.cái rỗ.
. mải miếtmãi miếc.
. Trắng bệchtrắng bệt.
- Do chưa hiểu nghĩa của từ : 
Ví dụ :
. “vắt vẻo” các em viết “vắc vẽo”
- Do tính cẩu thả, không chịu lắng nghe, học hỏi,
- Do cha mẹ không quan tâm đến việc học hành của con cái.
Tất cả những lí do trên làm cho các em viết sai chính tả.
2. Nội dung cần giải quyết :
Từ thực trạng trên, tôi quyết tâm vận dụng những kinh nghiệm qua những năm học trước, cố gắng làm sao giảm được số học sinh viết sai chính tả, viết chữ xấu, tăng số học sinh viết đúng, viết đẹp, rèn luyện cho các em tính cẩn thận, kiên trì ở mọi nơi, mọi lúc, ở tất cả các môn học.Thể hiện như sau:
- Giúp các em yêu thích tất cả các môn học, đặc biệt là môn Tiếng Việt, trong đó có phân môn chính tả.
- Giáo viên tận tình, giúp các em sửa lỗi kịp thời khi mắc phải.
- Khen ngợi, động viên, an ủi khi các em viết đúng cũng như viết sai nhằm làm cho các em biết quý trọng những “sản phảm” của mình tạo ra.
- Giúp các em nắm vững qui tắc chính tả.
- Tập cho học sinh có thói quen viết đúng, viết đẹp ở tất cả các môn học. Đó chính là tiền đề của việc rèn luyện nhân cách con người.
3. Biện pháp giải quyết : 
- Giúp cho học sinh yêu thích môn chính tả :
. Để tránh sự nhàm chán khi học môn chính tả, giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học linh hoạt như : 
. Phương pháp trực quan : Phương pháp này đạt hiệu cao trong việc phân biệt nghĩa của từ.
Ví dụ : Khi dạy bài Gà Trống và Cáo (Tiếng Việt 4 tập 1), bài này có câu “Nhác trông vắt vẻo trên cành”, từ khó là “vắt vẻo”, khi giải nghĩa từ này tôi sử dụng tranh vẽ một con gà đứng trên một cành cây cao, ít điểm tựa, đó là “vắt vẻo” còn “vắc vẽo” thì hoàn toàn không có nghĩa ( một số em đã viết như vậy )
. Tổ chức học theo nhóm, theo cặp : Phương pháp này giúp các em phát hiện ra những lỗi sai của nhau rồi tự trao đổi để tìm ra cách viết đúng nhất, khi đó các em sẽ khắc sâu những kiến thức mới lĩnh hội được, đúng như tục ngữ có câu “Học thầy không tày học bạn”.
 .Trò chơi đoán chữ : Trong các bài tập chính tả giáo viên có thể lồng ghép trò chơi đoán chữ phù hợp với bài dạy như trò chơi Ô chữ kì diệu, hoặc giáo viên miêu tả hình ảnh còn học sinh thì suy luận xem hình ảnh đó là từ nào ? 
Ví dụ : Sau khi học xong bài Phân biệt ươn /ương .để củng cố lại cách viết đúng, giáo viên tổ chức trò chơi cho cả lớp cùng tham gia bằng cách nêu một số gợi ý : Đây là một con vật sống ở dưới nước, thân dài như con rắn, mình nhẵn bóng đó là con gì ? 
(Con lươn)
Học sinh cả lớp viết tên con vật đó vào bảng con, ai viết sai là bị thua cuộc
Giáo viên cứ linh hoạt vận dụng những phương pháp giảng dạy như vậy thì sẽ thu hút được sự say mê học tập của học sinh, mà sự say mê trong học tập của học sinh là một thành công rực rỡ trong công tác giảng dạy của giáo viên. Dựa trên nền tảng này giáo viên sẽ tiếp tục phát huy tính tích cực của học sinh, để nắm bắt được sự phản hồi từ phía học sinh xem các em tiếp thu bài đến đâu, lỗ hổng kiến thức ở chỗ nào. Khi đó chúng ta sẽ có biện pháp giải quyết một cách triệt để nhất cho từng đối tượng học sinh trong lớp.Ví dụ :có em viết ẩu, có em phát âm sai dẫn đến việc viết sai, có em còn hạn chế về ngôn từ (chưa hiểu nghĩa của từ) Vì vậy giáo viên phải căn cứ vào 
đặc điểm địa phương và thực tế phát âm của học sinh để có phương pháp giảng dạy một cách thích hợp nhất.
Tục ngữ xưa có câu “Cô giáo như mẹ hiền”, trường học cũng chính là ngôi nhà thứ hai của các em, vì vậy thầy và cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai dìu dắt các em nên người. Từ những tình thương yêu, sự động viên, an ủi, vỗ về sẽ làm cho các em thấy tin tưởng, thấy yên tâm , thấy thích thú mỗi khi cắp sách đến trường, chứ không phải lo khi đến trường , đến lớp “sẽ bị cô đánh” 
(Như một số em đã nói). Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng mềm mỏng với các em, phải vừa “cương” mà phải vừa “nhu”, đó chính là một nghệ thuật sư phạm mà người giáo viên cần phải có. Khi các em mắc lỗi cần nhắc nhở ngay để các em sửa chữa, khi các em chăm ngoan, học tốt, nên tuyên dương trước lớp để cho các bạn khác noi theo.
- Rèn luyện cho học sinh cách phát âm đúng, chuẩn của Tiếng Việt (Do ảnh hưởng của phát âm địa phương)
Tiếng việt rất phong phú và đa dạng, mỗi vùng miền khác nhau lại có tiếng nói khác nhau, khác nhau về cách phát âm, còn nghĩa của từ thì hoàn toàn giống nhau.
Phương Bắc thường đọc và viết sai phụ âm : l/n, s/x, ch/tr, d/r/gi.
Ví dụ : 
“sần sùi” đọc là “xần xùi” - đọc sai âm “s”
“Trải răng” đọc là “chải dăng” - đọc sai âm “tr, r”
“Giữ gìn” đọc là “dữ dìn”- đọc sai âm “gi”
Bất cứ những tiếng nào có âm d/r/gi thì đều đọc là “d”. Ngoài ra còn có một số vùng như : Hải Hưng , Thái Bình, Nam Định 
Đọc n thành l , và ngược lại như : “long lanh” đọc là “nong nanh”
Phương Nam thường viết sai về dấu hỏi ( ? ), dấu ngã ( ~ ) và vần như tôi đã thống kê ở bảng trên.
Ví dụ : 
Trong bài tập chính tả Ông Trạng Nồi (Vở bài tập TV 4- tập1) có câu : “Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên”, các em viết : “Ai nấy rất đổi ngạc nhiên” hoặc câu : “Thủa hàn vi”, các em viết “Thũa hàn vi” v,v
Trong bài tập chính tả Điền tiếng có vần in hoặc inh ( Vở bài tập TV 4 - tập2) có từ : thầm ; lặng , có một số em điền 
là : thầm kính ; lặng thin v,v
Như chúng ta đã biết, đối với học sinh tiểu học, mỗi tuần chỉ có một tiết chính tả (Nhớ viết hoặc nghe viết). Ở mỗi tiết chính tả, tôi đều hướng dẫn các em rất kĩ : Ngoài cái phương pháp mà sách giáo viên đã hướng dẫn, tôi còn linh động dạy theo tình hình của lớp.
. Dạy phát âm đúng theo từng bài học.
v Dạy đánh vần : 
Bàn = bờ - an - ban - huyền - bàn.
Bàng = bờ - ang - bang - huyền - bàng
. Luyện viết từ khó vào bảng con.
. Hướng dẫn các em hiểu nghĩa của từ bằng cách so sánh từ viết đúng với từ mà các em viết sai . 
Ví dụ : “Lặng thinh” / “lặng thin” 
Giáo viên giải nghĩa : “Lặng thinh” là im lặng không nói gì, không lên tiếng. Còn “lặng thin” thì tiếng “thin” không có nghĩa.
. Đặt câu để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn.
. Tập phát hiện và sửa lỗi trong bài viết chính tả.
. Ghi các lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả.
. Tự rút ra quy tắc chính tả qua các bài tập thực hành :
v Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã :
+ Đối với những từ láy tiếng, láy toàn bộ :
Ø Thanh ngã đi với thanh huyền : Đằng đẵng, sừng sững, 
 vò võ, 
Ø Những từ Hán Việt bắt đầu bằng d, v, n, m, l ,nh, ng, ngh, 
Ø D : dã man, dũng sĩ, bồi dưỡng, diễn đạt, diễm lệ, dẫn chứng, dữ liệu, 
Ø V : vĩ đại, vũ khí, dĩ vãng, viễn thị, cổ vũ, vũ trụ, 
Ø M : mã số, mãnh liệt, thẩm mĩ, miễn cưỡng, 
Ø N : nỗ lực, phụ nữ, trí não, nhẫn nại, truyền nhiễm, 
Ø L : lãnh đạo, lãng mạn, lĩnh vực, triển lãm, lưỡng lự, 
Ø Thanh hỏi thì đi với thanh ngang : Mơn mởn, lanh lảnh, văng vẳng,
Ø Có một số từ ngoại lệ : lẳng lặng, khe khẽ, ngoan ngoãn, se sẽ.
v Dùng dấu hỏi với các từ có phụ âm đầu là : ch, gi, kh như : 
Ø Ch : chuẩn, chỉ, chỉnh, chủ, chuẩn, chủng,
Ø Gi : giả, giải, giảm, giản, giảng, giảo.
Ø Kh : khả, khải, khảm, khảng, khảo, khẳng.
Ø Các từ không có phụ âm đầu như : ải, ẩm, ảm, ảnh, ảo, ẩu, ổn, uẩn, ủng, uổng, uỷ, uyển, ỷ, yểm, yểu,
v Phân biệt k, c, q :
Ø Viết “ k” khi nguyên âm đi sau là : i, e, ê, iê, ia ,
Ví dụ : Kia, ke, kê, kiến,
Ø Viết “c” khi đứng trước các nguyên âm hàng sau : o, u, ô, ua, a, ă, â, uô, 
Ví dụ : có, củ, cô, cua, cá, cắp, cân, cuốc 
Ø Viết “q” khi nguyên âm có thêm âm đệm u .
Ví dụ : quá, quang, quê, quy, quyết, quyên,
v Phân biệt ng, ngh :
Ø Viết ng khi nguyên âm đi sau nó là : o, ô, ă, a, u, 
Ví dụ : ngỏ lời, ngô, ngăn, nga, ngủ,
Ø Viết ngh khi nguyên âm đi sau nó là : i, e, ê, iê
Ví dụ : nghỉ, nghe, nghề, nghiêm, 
v Trường hợp phân biệt g, gh thì tương tự .
* Phân biệt i/y : 
Ø Nếu là từ Hán Việt thì viết y : Y khoa, y tế, hy sinh, ý kiến, 
Ø Nếu là từ Thuần Việt ta viết i :ỉ eo, í ới, tỉ mỉ, ghi, 
* Phân biệt ch /tr :
 Ø Những danh từ chỉ mối quan hệ gia đình thường dùng ch :
Ví dụ : cha, chú, chồng, cháu, chắt,
Ø Những danh từ chỉ các vật dụng trong gia đình lao động 
Ví dụ : cái chổi, cái chai, cái chạn, các chõng,cái chậu, chuồng gà, ( heo, trâu, bò, ) 
Ø Viết ch thường đi với các vần : oa, oă, oe, uê.
Ví dụ : khăn choàng, loắt choắt, chích chèo, chuệch choạc, 
Ø Viết tr trong những từ Hán Việt . 
Ví dụ : trừng trị, trùng hợp, trụy lạc, trận mạc, vũ trụ, trịnh trọng
* Muốn viết đúng những tiếng có vần : in/ inh, an /ang, ươn / ương, êt / êch, ăn / ăng, thì phải phát âm đúng, và luôn kèm theo cuốn sách từ điển Tiếng Việt để tra cứu cho chính xác.
 + Đối với giáo viên
Ngoài các phương pháp nêu trên , tôi còn giúp cho học sinh viết đúng, viết đẹp ở tất cả các môn học, đặc biệt là môn Tập làm văn, tôi vừa chấm điểm đồng thời cũng vừa có cơ hội phát hiện ra những lỗi do các em tự suy nghĩ viết ra, tôi uốn nắn, sửa chữa kịp thời cho từng đối tượng học sinh,( bồi dưỡng kiến thức cho học sinh giỏi, kèm cặp, dìu dắt học sinh yếu )
Tôi nhắc nhở học sinh về việc học bài ở nhà như : luyện đọc, luyện viết sao cho thuần thục, vì đọc nhiều thì mới biết nhiều, mới hiểu nhiều. Còn luyện viết nhiều thì mới viết đúng, viết đẹp (giống như gương của ông Cao Bá Quát).
 Đi đôi với sự tiến bộ của học sinh là sự phấn đấu không ngừng của giáo viên. Người giáo viên phải luôn trau đồi kiến thức, học hỏi trên sách vở, báo đài, thông tin đại chúng, học hỏi ở những đồng nghiệp xung quanh thông qua các tiết dự giờ, thao giảng. Từ đó, tôi đã chắt lọc ra những phương pháp hay nhất, những kinh nghiệm hữu hiệu nhất để truyền thụ cho học sinh.
 Trong tôi luôn văng vẳng câu nói “ Mỗi thầy giáo, cô giáo cố gắng trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.Vì vậy, tôi rất nghiêm khắc với bản thân khi đứng trước học trò, từ cử chỉ, hành động, câu nói cũng phải làm sao cho đạt “chuẩn”, tôi luôn chú trọng đến chữ viết khi trình bày bảng, khi đọc chính tả cho học sinh viết thì giọng đọc rõ ràng, phát âm chuẩn từng âm tiết. Cứ như thế, học sinh của tôi đã dần tiến bộ lên trong tất cả các môn học.
4. Kết quả chuyển biến : 
Lớp
Tổng
số
học sinh
Các lỗi chính tả thường gặp
Dấu hỏi (?), dấu ngã (~)
Vần an/ang, ăn/ăng, ân/âng, ươn/ương, iên/iêng, uôn/uông, im/iêm ât/âc, ăt/ăc, iêt/iêc, uôt/uôc, ươt/ươc, ut/uc, ưt/ưc, ên/ênh, in/inh, êt/êch, iu/iêu,
Phụ âm : x/s, ch,tr, d/gi/r.
4/2
30/14
5/30
4/30
3/30
—–—–—–—–—– { —–—–—–—–—–
Phần III : KẾT LUẬN
1.Tóm lược giải pháp, đúc rút kinh nghiệm
Qua bảng thống kê, thấy sự chuyển biến của học sinh đạt hiệu quả cao đó là một thành công đáng mừng.
Vậy, muốn khắc phục việc viết sai chính tả của học sinh, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, đồng thời phải có lòng kiên trì, nhẫn nại, tận tụy hết lòng vì học sinh, phải luôn cận kề bên các em kể cả khi các em đúng, cũng như các em sai.
Luôn lấy học sinh làm trung tâm , tạo điều kiện cho học sinh tự tìm ra kiến thức, thể hiện những ý kiến, suy nghĩ của các em một cách độc lập, sáng tạo. Khi đó giáo viên mới đưa ra phương pháp giảng dạy hữu hiệu cho từng đối tượng học sinh .
Phương pháp giúp cho học sinh viết đúng chính tả là một công việc phải thường xuyên, liên tục ở các môn học, học ở trường, học ở nhà, “Học, học nữa, học mãi” như Lê Nin đã nói. 
Luôn đổi mới phương pháp dạy học, để tạo sự hứng thú ham học của học sinh.
Luôn động viên nhắc nhở, khen ngợi kịp thời, đánh giá học sinh công bằng, khách quan. 
2. Phạm vi áp dụng :
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng cho học sinh ở bậc tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng.Tuy nhiên, những phương pháp mà tôi nêu trên chưa phải là phương pháp tối ưu nhưng cũng góp phần làm nâng cao chất lượng trong phân môn chính tả và các môn học khác. Bản thân tôi sẽ không ngừng phấn đấu để xây dựng và củng cố những kinh nghiệm trên ngày càng vững chắc để giúp các em học sinh ngày càng tiến bộ, đồng thời để cho chữ Việt không bị mai một theo thời gian.
—–—–—–—–—– { —–—–—–—–—–
Phần I : LỜI NÓI ĐẦU 
v Từ trang 1 đến trang 3 
Phần II : NỘI DUNG 
v Từ trang 4 đến trang 11 
Phần III : KẾT LUẬN 
v Trang 12 

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem GV gioi.doc