Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở lớp 3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ :

 Phải dạy đủ các môn học nên giáo viên tiểu học luôn gắn liền với công tác chủ nhiệm lớp theo quy định của điều lệ trường tiểu học .

Chất lượng dạy và học cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện , phương tiện dạy học, trong đó giáo viên chiếm vai trò khá lớn, chẳng hạn như tạo sinh khí thoải mái, vui tươi trong học tập, giúp các em yêu trường, mến lớp, yêu thích được đến trường, đến lớp, bên cạnh trong quá trình dạy học, giáo viên tiểu học cần tạo tình huống lôi cuốn học sinh tích cực tham gia học tập, đồng thời cần linh hoạt xử lý các tình huống trong quá trình dạy , học một cách hợp lý, thoả đáng giúp học sinh hưng phấn , mạnh dạn góp ý cho tiết học , vừa tạo không khí vui tươi , mặt khác tác động giúp các em dễ hiểu bài hơn.

Điều đáng quan tâm , góp phần nâng cao chất lượng dạy học là làm tốt công tác chủ nhiệm lớp , là tìm ra một số biện pháp hữu hiệu thu hút một số học sinh lớp 3 học tập đạt hiệu quả cao.

 

doc 12 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN LỚP3
LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
	I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
 Phải dạy đủ các môn học nên giáo viên tiểu học luôn gắn liền với công tác chủ nhiệm lớp theo quy định của điều lệ trường tiểu học .
Chất lượng dạy và học cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện , phương tiện dạy học, trong đó giáo viên chiếm vai trò khá lớn, chẳng hạn như tạo sinh khí thoải mái, vui tươi trong học tập, giúp các em yêu trường, mến lớp, yêu thích được đến trường, đến lớp, bên cạnh trong quá trình dạy học, giáo viên tiểu học cần tạo tình huống lôi cuốn học sinh tích cực tham gia học tập, đồng thời cần linh hoạt xử lý các tình huống trong quá trình dạy , học một cách hợp lý, thoả đáng giúp học sinh hưng phấn , mạnh dạn góp ý cho tiết học , vừa tạo không khí vui tươi , mặt khác tác động giúp các em dễ hiểu bài hơn.
Điều đáng quan tâm , góp phần nâng cao chất lượng dạy học là làm tốt công tác chủ nhiệm lớp , là tìm ra một số biện pháp hữu hiệu thu hút một số học sinh lớp 3 học tập đạt hiệu quả cao.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp , giáo viên tiểu học nói chung , giáo viên lớp 3 nói riêng cần xác định đúng những vấn đề sau :
1 . Trước tiên , giáo viên tiểu học cần nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học , cụ thể : 
- Đặc điểm của quá trình nhận thức :
 + Tri giác của học sinh tiểu học tri giác mang tính chất đại thể , ít đi vào chi tiết và mang tính không chủ động . Các em khó phân biệt chính xác sự giống nhau hay khác nhau giữa các sự vật . Vì thế, trong giáo dục nên vận dụng các điều sau đây :“ Trăm nghe không bằng một thấy , trăm thấy không bằng một làm”.
+ Trí nhớ : trí nhớ học sinh tiểu học ghi nhớ có chủ định và không chủ định đều đang phát triển . Tuy vậy , ở lứa tuổi này , ghi nhớ không chủ định vẫn giữ vai trò quan trọng , thế nên các em thường thuộc bài một cách máy móc , chưa biết sử dụng ghi nhớ có điểm tựa như hình vẽ , sơ đồ  để hỗ trợ cho việc ghi nhớ . Do vậy giáo viên tiểu học cần hướng dẫn các em biết ghi nhớ có ý nghĩa để tránh các em học vẹt .
+ Tưởng tượng : tưởng tượng của các em còn tản mạn , ít có tổ chức .Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản , hay thay đổi chưa bền vững .
Từ những đặc điểm trên , trong quá trình dạy học , giáo viên cần tổ chức cho học sinh quan sát sự vật , hiện tượng cụ thể . Ví dụ như : cho học sinh xem tranh , mẫu vật , quan sát thí nghiệm , khi hướng dẫn các em quan sát cần đặt trước mục đích quan sát để các em tập trung chú ý vào những chi tiết, những thành phần cơ bản của sự vật và hiện tượng .
Mặt khác , giáo viên cần hình thành những biểu tượng thông qua sự mô tả bằng lời nói . Cử chỉ , điệu bộ của giáo viên trong dạy học được xem như phương tiện trực quan trong dạy học . Ngôn ngữ chính xác , giàu thiện cảm , khớp với động tác của giáo viên là yêu cầu cần thiết trong quá trình lên lớp giúp học sinh dễ hiểu , dễ ghi nhớ .
+ Tư duy : tư duy của các em bậc tiểu học chuyển dần từ tính cụ thể trực quan sang tính trừu tượng , khái quát . Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học tính trực quan , cụ thể vẫn còn thể hiện rõ ở các lớp đầu cấp ; thế nên , giáo viên cần chú ý đảm bảo tính trực quan trong dạy học , tuy nhiên không nên lạm dụng nó quá mức , mà cần dạy các em biết phân tích , tổng hợp , so sánh và suy luận trong tổ chức hoạt động học để hình thành các thao tác trí óc cho học sinh .
Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học :
	 + Tính cách của học sinh tiểu học thường dễ bị kích động bởi những kích thích bên trong và bên ngoài ; Do vậy , các em dễ có hành vi bộc phát . Các em có tính vị tha và hồn nhiên trong quan hệ .Hồn nhiên nên các em rất cả tin ; tất nhiên niềm tin này còn cảm tính , chưa có lý trí soi sáng .Vì vậy , giáo viên cần tận dụng niềm tin này để giáo dục các em , cụ thể : Giáo viên phải làm mẫu đúng, lời nói phải đi đôi với việc làm để học sinh noi theo.
	+ Tự đánh giá và đánh giá: học sinh tiểu học tự đánh giá còn mang nặng cảm tính, chưa biết căn cứ vào chuẩn để đánh giá ; vì thế, các em coi thầy cô là thần tượng có gì cũng nhờ thầy, cô giáo phân xử đúng sai.
	+ Tình cảm: đặc trưng cơ bản trong đời sống tình cảm là các em dễ xúc động, sống nhiều bằng tình cảm. Tình cảm của các em mang tính cụ thể, trực quan và giàu cảm xúc, dễ nẩy sinh nhưng chưa bền vững.Thế nên có những bất ổn nho nhỏ là các em dễ bất hoà, nhưng tất cả nhanh chóng“ quên đi” và lại làm lành một cách hồn nhiên.
	Từ đặc điểm tình cảm đã nêu, Giáo viên cần triệt để khai thác những hình ảnh trực quan để tạo cho các em những cảm xúc tích cực, tận dụng văn học, nghệ thuật làm phương tiện giáo dục tình cảm cho các em như : phim kịch, sách báo, tranh ảnh, danh lam thắng cảnh tổ chức sinh hoạt tập thể, thăm viếng bạn bè, nhằm dùng tình cảm để cảm hoá tác động đến các em. Tất cả các việc làm trên phải thực hiện theo phương châm:“ nghiêm khắc nhưng thương yêu các em”.
	Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học là dễ bắt chước, dễ nhớ, dễ quên, thích được khen ngợiGiáo viên tiểu cần chú ý trong quá trình dạy học, quá trình chủ nhiệm lớp nhằm tác động tích cực đến các đối tượng trong lớp, tạo sinh khí học tập.
	2. Bên cạnh việc nắm đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, trong công tác chủ nhiệm lớp 3, Giáo viên cần quan tâm tìm hiểu mọi đối tượng của lớp nhằm định hướng sắp xếp cán sự lớp, tổ học tập, cụ thể : lớp có tất cả có 30 học sinh, trong đó có 10 học sinh ngoan, tham gia học tập tốt ; có 5 học sinh học được nhưng hiếu động, ngồi không yên, hay chọc phá bạn ; 3 học sinh ù lì, chậm chạp ít hoặc không chịu phát biểu ý kiến ; 3 học sinh quậy phá; 3 học sinh nghèo thiếu điều kiện học tập ; 6 học sinh thường nghỉ học tuỳ tiện.
	Sau khi nắm, phân loại các đối tượng của lớp tôi gợi ý bình chọn, sắp xếp tổ chức lớp như sau:
	. Lớp trưởng : Nguyễn Thị Thảo Vy
	. Lớp phó học tập : Trần Thái Dĩ
	. Lớp phó lao động : Ngưyễn Minh Trí
	. Phụ trách văn nghệ : Nguyễn Thị Thảo Vy
	. Thủ quỹ: Nguyễn Cửu Thương Hoài
	Lớp gồm 4 tổ:
	. Tổ 1 : Tổ trưởng :La Bá Hiền và 7 thành viên.
	. Tổ 2 : Tổ trưởng : Cao Bửu Trọng và 7 thành viên.
	. Tổ 3 : Tổ trưởng : Lý Hiền Lương và 8 thành viên.
	. Tổ 4 : Tổ trưởng : Mai Thị Thu Uyên và 8 thành viên.
	Trong việc tổ chức sắp xếp cán sự lớp và các tổ trưởng, tôi gợi ý chọn đối tượng có năng lực học tập từ khá trở lên, hoạt bát, tích cực tham gia ý kiến xây dựng bài học, có đạo đức, tác phong tốt trong đó, tôi đã cơ cấu 2 tổ trưởng hiếu động , hay chọc phá bạn là tổ trưởng tổ 1: Lê Đức Tính ; Tổ trưởng tổ 2 : Nguyễn Mạnh Vững . Cơ cấu như thế để tôi rút tỉa kinh nghiệm xem 2 tổ trưởng này có làm được việc hay không ?Bên cạnh việc quan tâm đôn đốc, giám sát chặt chẽ của tôi, đồng thời có tổ chức cho các tổ theo dõi mọi hoạt động của bản thân mình, của bạn để cùng thi đua giữa các tổ trong lớp.
	Việc sắp xếp tổ chức lớp hợp lý góp phần tích cực trong xây dựng nề nếp lớp học, tham gia các phong trào của lớp, của trường, tác động, thúc đẩy học sinh hăng hái tham gia học tập; từ sự khéo léo trong công tác chủ nhiệm, định hướng hoạt động qua sắp xếp tổ chức lớp mang lại kết quả tốt trong dạy học, giáo dục trẻ.
	3. Một biện pháp hỗ trợ cho nâng cao chất lượng trong dạy học khi làm công tác chủ nhiệm lớp, Giáo viên cần chú ý tổ chức học tập đôi bạn cùng tiến, chẳng hạn :
Tổ học tập :
	+ Thành viên trong tổ học tập nên cơ cấu có nam, có nữ, có học sinh giỏi, khá, học sinh trung bình và một, hai học sinh yếu. Tổ trưởng là em có năng lực học tập, năng lực tổ chức học tập, biết động viên khuyến khích bạn cùng học, ở trường cũng như ở nhà; thế nên, các em cùng một tổ ở khá gần nhau .
	+ Lớp tôi chủ nhiệm tổ chức được 4 tổ học tập , mỗi tổ 7, 8 em ( tổ 1:7 em; tổ 2 : 7 em; tổ 3: 8 em; tổ 4 :8 em). Các tổ làm việc theo hướng dẫn của giáo viên, có góp ý, uốn nắn để các tổ hoạt động tốt.
Đôi bạn cùng tiến:
	+ Tổ chức thành từng đôi một gồm một em giỏi hoặc khá, kèm một bạn yếu, kém, giúp đở bạn trong học tập, làm bài tập, hiểu bàido điều kiện gia đình ở xa, khó học tập theo tổ được. 
	+ Lớp tôi chủ nhiệm thành lập được 15 đôi bạn cùng tiến, Giáo viên chủ nhiệm giúp đở để các em trao đổi học tập cùng nhau nhằm cùng tiến bộ.
	+ Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, các tổ học tập, các đôi bạn cùng tiến khác phải theo dõi nhận xét, đánh giá lẫn nhau, có sơ tổng kết giữa học kỳ, cuối kỳ để thấy sự tiến bộ, vươn lên của tổ, đôi bạn mà phát huy, đồng thời khắc phục những nhược điểm của các tổ, các đôi bạn cùng trì trệ chưa tiến bộ. Có như thế các em sẽ có ý thức hơn trong tập thể, lớp học sẽ có khí thế học tập hẳn lên.
	4. Song song đó, Giáo viên chủ nhiệm cần kích thích học sinh hăng hái, ham thích học tập bằng hình thức thi đua. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng, cac em thích được tuyên dương được khen ngợi ; thế nên, giáo viên cần  ... ùp sức mới giải quyết được. Hình thức thi đua có thể là làm việc theo tổ để tập hợp ý kiến hoặc thi đua tiếp sức giải bài tập, các tổ theo dõi, nhận xét, đánh giá, có tuyên dương các tổ đạt thành tích cao.
Nhằm đảm bảo mục đích nâng cao hiệu quả trong học tập, Giáo viên chủ nhiệm nên xây dựng cho học sinh lớp nề nếp trung thực, đoàn kết, giúp đở lẫn nhau vì danh dự của tổ, của lớp, có ý thức tham gia học tập tốt cũng như tham gia tốt các phong trào của lớp, của trường đề ra.
	5. Một mặt, giáo viên chủ nhiệm tổ chức tiết sinh hoạt tập thể nhằm đánh giá các hoạt động của lớp diễn ra trong tuần, định hướng các hoạt động sẽ phải thực hiện trong tuần tới. Qua các tiết sinh hoạt tập thể, các em còn tiến hành các hoạt động khác xen vào như : vui chơi, văn nghệ. Bên cạnh đó tiết sinh hoạt tập thể chiếm vị trí hết sức quan trọng trong việc biến các yêu cầu của nhà trường thành nhiệm vụ mà lớp phải thực hiện. Nhờ vậy, tập thể học sinh ngày càng được củng cố, hình thành và phát triển, đặc biệt là công tác tự quản của lớp.
	Tiết sinh hoạt tập thể góp phần giáo dục các em hiểu biết về nội qui của tập thể, giáo dục ý thức xây dựng tập thể, ý thức tham gia các công việc tập thể về mối quan hệ giữa các em với người xung quanh. Bên cạnh tiết sinh hoạt tập thể giáo dục các em có thái độ tôn trọng bạn bè,tích cực tham gia các hoạt động tập thể, có thái độ đúng đắn trong đánh giá công việc tập thể.
	Thông qua tiết sinh hoạt tập thể giáo dục hành vi , kĩ năng cho học sinh như :nói to rõ ràng, rành mạch ý kiến của mình ,biết lắng nghe người khác,biết phân biệt đúng - sai ; tốt - chưa tốtđể lựa chọn ý kiến thích hợp nhất ; đồng thời hình thành kĩ năng thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí, lao động.Kỹ năng tổ chức tiến hành các tiết sinh hoạt tập thể,kĩ năng công tác tự quản.
	Quy trình tổ chức tiết sinh hoạt tập thể gồm :
	Để tiến hành tiết sinh hoạt tập thể có chất lượng và hiệu quả,cần tuân thủ theo một quá trình chặt chẽ, có như vậy tránh được hiện tượng chủ quan, tự phát.Có thể tiến hành theo ba bước sau :
	- Bước chuẩn bị :
	Muốn tiến hành tiết sinh hoạt tập thể vào cuối tuần, giáo viên và học sinh có trách nhiệm chuẩn bị :
	+ Nội dung : Căn cứ vào kế hoạch chung của trường, vào tình hình cụ thể của lớp, các công việc của lớp đã và đang thực hiện.để xác định nội dung cho tiết sinh hoạt tập thể.
	+ Biện pháp thực hiện : thực hiện nội dung nào trước nội dung nào sau, cách tổng hợp điểm thi đua, đưa ra vấn đề thảo luận.
	+ Người thực hiện : dự kiến vào giao công việc cụ thể cho từng cá nhân, tổ..
	- Bước tiến hành sinh hoạt :
	Đây là bước cơ bản, nó thể hiện tất cả những gì đã chuẩn bị ; cụ thể :
	+ Đánh giá các công việc thực hiện trong tuần qua một cách toàn diện,thực hịên nội qui, học tập, văn thể, vệ sinh, thể dục giữa giờ.
	+ Sơ kết thi đua về các mặt.
	+ Phổ biến nhiệm vụ tuần tới: trực nhật, lao động, theo dõi tổ học tập, đôi bạn cùng tiến, tham gia văn nghệ (kể chuyện ).
	+ Sinh hoạt văn nghệ, vui chơi. (có thể xen kẽ hợp lý trong tiết sinh hoạt tập thể).
	+ Đánh giá tiết sinh hoạt tập thể, đánh giá ý thức, thái độ của học sinh trong quá trình sinh hoạt tập thể.
	6. Mặt khác, nhằm giáo dục học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng, giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp giáo dục học sinh qua các hoạt động theo chủ điểm, chẳng hạn như chủ điểm :“ kính yêu, biết ơn thầy giáo, cô giáo” nhằm giáo dục cho các em ý thức được công lao, tình cảm của thầy giáo, cô giáo dành cho các em, hiểu được truyền thống, chiến công vinh quang của nghề Giáo viên ; từ đó, hình thành ở các em tình cảm tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy cô giáo và có những hành động, hành vi thể hiện tình cảm của mình đối với thầy cô giáo.
	Tổ chức các hoạt động theo chủ điểm này nhằm giáo dục học sinh :
Ý thức : Giúp các em hiểu được ngày 20 tháng 11 là ngày hội của các thầy, cô, biết được công lao dạy dỗ của thầy, cô nhằm giúp các em nên người, tình cảm yêu thương bao la của thầy cô dành cho các em, thầy cô là mẹ hiền ở lớp.	
	Trách nhiệm của các em là phải cố gắng học tập tốt, lễ phép, kính trọng để đáp lại công ơn to lớn đó.
Thái độ, tình cảm, lòng kính trọng, lễ phép, biết ơn đối với thầy cô.
Hành vi, thói quen :
	+ Hàng ngày, lễ phép chào hỏi, vâng lời thầy cô.
	+ Học tập tốt, rèn luyện để đáp lại công ơn thầy cô.
	+ Tham gia các hoạt động chung kỷ niệm ngày 20 tháng 11.
	Giáo viên có thể kết hợp tổ chức các hoạt động cho học sinh , cụ thể :
Nghe nói chuyện về ngày 20 tháng 11 về thầy cô giáo, hoặc nghe ý nghĩa ngày 20 tháng 11 lúc sinh hoạt dưới cờ.
Tập hát các bài hát về thầy cô giáo.
Tham gia văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 11.
Cùng Giáo viên chủ nhiệm đi thăm, chúc mừng thầy cô giáo cũ.
Thi đua học tập tốt đạt nhiều điểm 9,10.
	7. Để tích cực phối hợp, hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác dạy học, giáo dục học sinh , lực lượng gia đình, xã hội không kém phần quan trọng.
	Khả năng giáo dục của gia đình là vô cùng to lớn : cha mẹ - con cái là những người ruột thịt gần gũi nhất . Gia đình cần tạo điều kiện về sách; vở, các loại đồ dùng học tập đầy đủ, có chỗ học tập ở nhà ổn định, dành thời gian cần thiết cho trẻ tự học, thường xuyên kiểm tra các em thực hiện giờ giấc, đi học chuyên cần, giúp đỡ các em học bài, làm bài ở nhà, khuyến khích, động viên các em đi học đều, không bỏ học, nghỉ học tuỳ tiện; đồng thời cha mẹ phải làm gương tốt cho các em về mọi mặt và phối hợp chặt chẽ với nhà trường cùng các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con cái; thế nên, Giáo viên chủ nhiệm biết kết hợp với các lực lượng gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục học sinh sẽ mang lại hiệu quả tích cực cụ thể như trong việc duy trì sĩ số của lớp, nâng chất lượng học tập, giúp đỡ học sinh yếu, học tập tiến bộ hơn thông qua các hình thức : thăm hỏi gia đình học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình các em, họp cha mẹ học sinh của lớp chủ nhiệm để trao đổi, thông báo cha mẹ học sinh về yêu cầu, kết quả học tập của học sinh gởi sổ liên lạc với gia đình học sinh theo định kỳ.
Từ việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của gia đình xã hội, trong việc giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm tiến hành giáo dục học sinh một cách thiết thực và có hiệu quả.
* Kết quả:
	Qua việc làm thực tế đã nêu trên trong công tác chủ nhiệm lớp 3 , tôi đạt được những kết quả như sau : 
Công tác duy trì sĩ số :
	Năm học 2005 – 2006 : Đầu năm : 30 học sinh ; giữa năm : 30 học sinh ; cuối năm : 30 học sinh ( tỉ lệ không giảm ) 
	Năm học 2006 – 2007 : Đầu năm : 30 học sinh ; giữa năm : 30 học sinh ; cuối năm :..
	* Chất lượng học tập : 
Năm học
Thời điểm
Tiếng việt
Toán
Ghi chú
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
2005-2006
TSHS : 30
Đầu năm
3
8
10
9
4
8
12
6
Giữa năm
6
10
11
3
7
9
12
2
Cuối năm
8
10
12
0
10
11
9
0
2006-2007
TSHS : 30
Đầu năm
3
9
10
8
4
12
9
5
Giữa năm
7
10
10
3
8
14
7
1
Cuối năm
Nề nếp học sinh :
Chăm chỉ học tập 26 em ; tỉ lệ : 87% 
Hăng hái tham gia ý kiến xây dựng bài : 21 em ; tỉ lệ 70%
Đi học chuyên cần : 29 em ; tỉ lệ 97% 
	III . BÀI HỌC KINH NGHIỆM : 
	Từ biện pháp và kết quả thực tế đạt được nêu trên, tôi rút ra một số kinh nghiệm, cụ thể như : 
Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng nhằm định hướng nâng chất lượng, đảm bảo giáo dục, đồng thời kích thích các em tham gia học tốt.
Sắp xếp, tổ chức hợp lý, bầu chọn cán sự lớp có năng lực, hăng hái tham gia hoàn thành các công việc được giao như nhắc nhở khuyến khích các bạn đi học đều, làm tốt nhiệm vụ học tập, biết sơ, tổng kết thi đua ở tổ, lớp nhằm tích cực hỗ trợ giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp.
Tổ chức tốt các tổ học tập, đôi bạn cùng tiến ; tạo điều kiện giúp đỡ tổ trưởng, các em học sinh khá, giỏi biết hướng dẫn, giúp bạn yếu kém vươn lên trong học tập, giáo viên chủ nhiệm cần giúp các tổ theo dõi sơ kết, tuyên dương tổ, cá nhân làm tốt 
Tác động đến hứng thú học tập và tham gia phong trào bằng thi đua, có sơ, tổng kết, khen thưởng đúng lúc, kịp thời, tạo sinh khí sôi nổi trong dạy học.
Giáo viên chủ nhịêm tổ chức sinh hoạt tập thể và sinh hoạt theo chủ điểm nhằm phát huy ưu điểm ;đồng thời khắc phục uốn nắn những nhược điểm , yếu điểm trong học tập, trong tham gia phong trào của lớp, của trường.
Giáo viên chủ nhiệm cần tranh thủ lực lượng gia đình, xã hội tiếp tay trong dạy học, giáo dục các em làm thế nào nâng cao ý thức trách nhiệm của các lực lượng này nhằm góp phần đắc lực cho giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp.
	Trên đây là những biện pháp thiết thực trong công tác chủ nhiệm lớp 3 hầu nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh. Tôi rất mong đón nhận ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp để có thêm kinh nhgiệm trong công tác chủ nhiệm hầu mang lại hiệu quả ngày càng cao hơn.
	 Trung Bình, ngày :27 / 12 / 2006
	 Người viết
	 Dương Hoàng Khanh

Tài liệu đính kèm:

  • docBai Viet SKKN chu nhiem Lop3.doc