Sáng kiến kinh nghiệm Dạy âm cho học sinh lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy âm cho học sinh lớp 1

I/ LÝ DO CHỌN ĐẾ TÀI.

 Học vần là môn học khởi đầu của việc học Tiếng Việt và cũng khởi đầu cho việc học tâp của một đời người. Học vần trao đổi cho học sinh công cụ ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp,trong học tập,trong cuộc sống sau quá trình học vần, học sinh từ” mù chữ” trở thành “biết chữ”.

 Trước hết ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp .Bởi vì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu được con người dùng để truyền đạt tư tưởng ,tình cảm, ý chí, nguyện vọng, của mình đến người khác. Ngôn ngữ còn làphương tiện để giao tiếp để tạo lâp và thể hiện các mối quan hệ. Đồng thời ,ngôn ngữ là phương tiện để tổ chức, quản lý xã hội ,phát triển xã hội.

 Ngôn ngữ do con người sáng tạo ra để làm phương tiện giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội. Vì thề ngôn ngữ là tài sản chungcủa cộng đồng,là một hệ thống trừu tượng tồn tại tiềm tàng trong ký ức của các thành viên trong cộng đồng.

 Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ ở mỗi cá nhân là hoàn toàn mang tính khách quan,chịu ảnh các quy luật của xã hội,và không phải là một hiện tượng có tính chất bẩm sinh.

 

doc 7 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy âm cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
	 DẠY ÂM CHO HỌC SINH LỚP I
a&b
I/ LÝ DO CHỌN ĐẾ TÀI.
 Học vần là môn học khởi đầu của việc học Tiếng Việt và cũng khởi đầu cho việc học tâp của một đời người. Học vần trao đổi cho học sinh công cụ ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp,trong học tập,trong cuộc sống sau quá trình học vần, học sinh từ” mù chữ” trở thành “biết chữ”.
 Trước hết ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp .Bởi vì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu được con người dùng để truyền đạt tư tưởng ,tình cảm, ý chí, nguyện vọng, của mình đến người khác. Ngôn ngữ còn làphương tiện để giao tiếp để tạo lâp và thể hiện các mối quan hệ. Đồng thời ,ngôn ngữ là phương tiện để tổ chức, quản lý xã hội ,phát triển xã hội.
 Ngôn ngữ do con người sáng tạo ra để làm phương tiện giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội. Vì thề ngôn ngữ là tài sản chungcủa cộng đồng,là một hệ thống trừu tượng tồn tại tiềm tàng trong ký ức của các thành viên trong cộng đồng.
 Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ ở mỗi cá nhân là hoàn toàn mang tính khách quan,chịu ảnh các quy luật của xã hội,và không phải là một hiện tượng có tính chất bẩm sinh.
 Nếu so sánh các ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp bổ sung khác như :Động tác ,cử chỉ ,công thức,ký hiệu ,biểu đồ, các môn nhgệ thuật đơn lập (âm nhạc ,hội họa ,điêu khắc),thì ta thấy ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp đặc biệt.Vì vậy giáo viên cần cung cấp cho học sinh tất cả các âm và chữ cái tương ứng của Tiếng Việt một cách tương đối có hệ thống .Giáo viên dạy cho học sinh biết ghép âm thành vần ,nắm được vị trí các âm, thanh ,vần và biết ghép các phụ âm đầu với vần để tạo thành tiếng; đọc ,viết được các tiếng đó. Giáo viên dạy cho học sinh đọc đúng các âm và vần dễ lẫn lộn để từ đó có kĩ năng viết đúng chính tả.
 Chúng ta đã biết Tiếng Việt là thứ tiếng đơn thuần về loại hình. Đặc điểm này thể hiện ở mặt ngữ âm rõ nhất. Trong chuỗi lời nói, ranh giới của các âm tiết trùng với ranh giới của hình vị. Do vậy , các âm tiết không bị nối dính với nhau như các ngôn ngữ biến hình.Trong khi viết, các tiếng cũng được tự bạch với nhau. Điều này có nhiều thuận lợi cho quá trình học đọc của học sinh lớp 1 nên tôi chọn đề tài:”Dạy âm cho học sinh lớp 1”.
II/ THỰC TRẠNG LỚP 1A1:
1/ Đặc điểm tình hình :
 Trong năm học 2006_2007 tôi được phân làm chủ nhiệm lớp 1a1 . Tổng số học sinh là :36 em (trong đó dân tộc ít người là :04 em).
 Sang đén tuần thứ hai tôi đã nắm được tình hình học tập của lớp . một số em đã rơi vào tình trạng đọc sai những âm tắc và phụ âm.
a/ Thuận lợi : Đối với học sinh lớp tôi thì có nhiều thuận lợi trong việc giảng dạy vì những yếu tố sau:
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương giúp đỡ và đồng thời cũng được sự quan tâm của phụ huynh.
Sách vở đồ dùng học tập của các em tương đối đầy đủ.
Các em lại được học 02 buổi / ngày nên có điều kiện học tập.
b/ Khó khăn : 
 - Một số ít gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, khoán trắng cho giáo viên, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em . Một số em soạn sách vở không đúng với thời khóa biểu , thường xuyên quên bút , vở ,phấn, bảng vv
 - Các em đọc bài còn nhỏ , nhút nhát , đọc chưa chuẩn. Thậm chí nhiều em phát âm còn bị ngọng.
2/ Khảo sát tình hình :
 Để đánh giá thực chất về chất lượng học tập của các em trong chương trình học và qua bốn tuần giảng dạy tôi đã phát hiện và chia học sinh theo đặc điểm của từng nhóm sau:
+ Nhóm 1 : Là những em đọc và phát âm chính xác, đọc đúng trình tự, đọc bài to rõ, nhóm này có 14 em.
+ Nhóm 2: Là những em đọc tương đối chính xác, nhóm này có 14 em.
+ Nhóm 3: Nhóm này có 8 em. Là những em thường đọc sai dấu “chấm “, “hỏi”, “ngã”, và nhận diện dấu còn chậm.
III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1/ Phương pháp: 
+ Cung cấp cho học sinh hệ thống hóa âm vị Tiếng Việt và các dạng chữ dùng để ghi âm.
+ Giúp học sinh biết ghép âm thành vần, các phụ âm đầu với vần để thành tiếng, ghép tiếng để thành từ, biết nghe và đọc được các âm, các vần, các tiếng , các từ đó.
+ Thông qua dạy âm hay dạy vần để phát triển vốn từ cho học sinh . 
* Dạy âm tiết tiếng việt : Đây là kiểu bài dạy đầu tiên trong chương trình học vần và trong chương trình dạy học tiếng Việt nên giáo viên linh hoạt nhiều phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là một trong những đặc điểm lớn nhất. 
2/ Phân tích chi tiết:
Tầm quan trọng của việc nắm đặc điểm, đặc thù của việc dạy tiếng Việt ở tiểu học: Không nắm được các đặc điểm ,đặc thùthì không phân biệt được việc dạy tiếng Việt lớp 1 với tập đọc ở các lớp trên. Do vậy không giải quyết được những vướng mắc trong quá trình dạy học cũng như không nắm được tâm lí, tư duy, khả năng ngôn ngữ của học sinh lớp 1.
Trình bày từng đặc điểm, mỗi đặc điểm cần đưa ra ví dụ cụ thể.
VD: Khi dạy âm /b/ : Giáo viên viết lên bảng chữ “b”và nói: Đây là chữ “b” (bờ).
Giáo viên phát âm:bơ ø(môi ngậm lại ,bật hơi ra,có tiếng thanh )
Học sinh phát âm theo sự hướng dẫn của giáo viên: bờ.
Nhận diện âm.
Giáo viên tô lại chữ “b” trên bảng và nói: Chữ “b” in gồm một nét sổ thẳng, nét cong hở trái, còn chữ “b” viết gồm một nét khuyết trên và một nét thắt.
- Dạy tiếng Việt chúng ta cần phải khắc sâu cho các em bốn kĩ năng chính đó là nghe , đọc, nói ,viết, bởi vì các em bước đầu nhận biết sựu tương ứng giữa âm và chữ cái, thanh điệu và dấu ghi thanh .
- Giai đoạn học chữ : Là những từ, ngữ ,câu ngắn,đoạn ngắn,các thành ngữ, tục ngữ, ca daophù hợp với yêu cầu học chữ và rèn kĩ năng ngữ liệu phù hợp với lứa tuổi học sinh , có tác dụng giáo dục và mở rộng sự hiểu biết.
- Giai đoạn sau học chữ : Là những câu đoạn nói về thiên nhiên,gia đình ,trường học, thiếu nhiNgữ liệu có cách diễn đạt trong sáng , dễ học,có tác dụng giáo dục giá trị nhân văn và bước đầu cung cấp cho học sinh những hiểu biết về cuộc sống.
- Cách mới nổi bật của chương trình môn Tiếng Việt được thể hiện qua hai định hướng là:
+ Coi trọng cả bốn kĩ năng :nghe ,nói, đọc , viết, nhưng chú trọng hơn là hai kĩ năng đọc và viết.
+ Coi trọng đồng thời cả ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói nhưng chú ý hơn đến ngôn ngữ viết.
Hai định hướng nêu trên đã xây dựng một hệ thống các bài học với một cấu trúc chặt chẽ vừa đảm bảo tính đồng tâm, vừa đảm bảo tính phát triển. Bởi vì một bài âm được chia làm hai tiết. Đối với tiếng Việt dạy vần gồm ba bước cơ bản.
+ Làm quen vói âm và chữ.
+ Dạy học âm vần mới.
+ Oân tập âm và vần.
 Dạng bài dạy âm: Đây là kiểu bài trọng tâm của chương trình dạy học phân môn âm- vần. Thứ nhất là giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện âm . Thứ hai là giáo viên phát âm mẫu để học sinh nghe.
VD: Khi dạy âm /l/ , giáo viên viết âm /l/ và nói đây là âm /l/,phát âm âm /l/ ( lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phía hai bên rìa lưỡi, xát nhẹ)
-Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu sau đó cho học sinh nhìn bảng dợc nhiều lần( cá nhân, nhóm ,đồng thanh). Giáo viên chỉnh sửaphát âm cho học sinh hay lẫn giữa âm/l/ và/n/ như các em Huy, Tuấn ,Khánh.
VD:Dạy âm/i/: khi phát âm /i/(miệng mở hẹp hơn khi phát âm /e/, đây là âm có độ mở hẹp). 100% học sinh được phát âm.
Hướng dẫn học sinh ghép tiếng mới, học sinh đọc trơn, phân tích đánh vần.
VD : Khi ghép tiếng “lê” , học sinh phân tích tiếng “lê” gồm hai âm, âm/l/ đứng trước, ậm /ê/ đứng sau .Giáo viên hướng dẫn đánh vần: lờ-ê-lê. Học sinh đánh vần theo cá nhân, bàn , nhóm, đồng thanh. Riêng những em đọc còn yếu ,giáo viên có thể cho các em đọc nhiều lần và chỉ bất kì âm nào để xem mức độ học tập của các em ,và việc nắm kiến thức.
* Hướng dẫn nhận dạng “l” in,”l” viết như thế nào ? giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể vì đây là bước đầu các em làm quen với độ cao, dòng kẻ, nét chữ,
VD : Hướng dẫn viết chữ “l”: điểm đặt bút bắt đầu từ dòng kẻ ngang trên cùng lượn vòng xuống và tiếp tục viết nét móc ngược. Điểm dừng bút ngang với điểm đặt bút.
l
Giáo viên cho học sinh tập viết lên không trung và viết vào bảng con, giáo viên quan sát và nhận xét.
* Hướng dẫn dạy từ : Luyện đọc từ làm quen cách đọc cụm từ ở câu ứng dụng, muốn học sinh hiểu được câu “ ve ve ve hè về” đòi hỏi giáo viên phải giải thích rõ ràng ngắn gọn .
- Đối với những em yếu: Giáo viên cần cho các em đánh vần lại từng tiếng sau đó mới cho đọc trơn cả câu.
 Sang tiết hai:
Luyện viết chữ: Sau khi hướng dẫn đọc, giáo viên hướng dẫn học sinh viết đúng chữ ghi âm , chú trọng tới các em yếu để có sự uốn nắn kịp thời.VD: K’BỈ, K’LIA.các em này viết chưa đúng độ cao, bề rộng của chữ.
* Luyện đọc : Nhằm củng cố lại bài bằng cách cho các em đọc thường xuyên vào 15 phút đầu giờ ,hoặc là đan chéo trong các tiết học mới.
VD: Giáo viên viết sẵn các âm đã học ra bảng phụ , chỉ bất kì âm nào hoặc là cho học sinh thi viết âm, giáo viên đọc âm nào học sinh viết nhanh âm đó nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức.
* Luyện nghe –nói: Giúp các em phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề không gò bó mà giáo viên gợi ý theo từng câu hỏi đơn giản để học sinh dễ trả lời, nội dung gần gũi với các em . Mục tiêu của phần luyện nói là giúp các em làm quen với không khí học tập mới, hướng cho các em bạo dạn trước đám đông ,nói cho các bạn nghe và nghe các bạn nói theo hướng dẫn của giáo viên.
VD: Khi nói về chủ đề “lá cờ” ,thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết được ý nghĩa của từng lá cờ: Cờ tổ quốc, cờ lễ hội, cờ đội.để từ đó giáo dục các em.
IV/ KẾT QUẢ:
 Qua một quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng ,phối hợp các biện pháp trên .So với đầu năm kết quả đạt được ở giữa tháng 10 cho thấy chất lượng được nâng lên, các em đọc bài có tiến bộ rất nhiều.
 + Nhóm 1 : Mười bốn em đều đọc bài to, rõ,phát âm chuẩn.
 + Nhóm 2 :Mười em đọc chính xác các âm; bốn em đọc chưa chuẩn”l-n, d-r” 
 + Nhóm 3 : Bốn em phát âm tương chuẩn ; bốn em đọc còn lẫn lộn.
 Trong quá trình giảng dạy tôi rất quan tâm đến các em học sinh dân tộc ,tìm ra mọi biện pháp giúp các em đọc bài tốt, luôn đôn đốc ,động viên, tuyên dương khích lệ kịp thời dr963 các em có hứng thú trong học tập.
 Trong giờ học , tôi luôn tạo một không khí thoải mái bằng cách sử dụng các trò chơi học tập, làm cho các em mạnh dạn ,hòa nhập cùng các bạn trong lớp nói riêng và trong khối nói chung.
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 
 Để các em đọc viết thành thạo thì việc làm trước tiên là phải kiên trì và chịu khó, yêu nghề, mến học sinh, không nôn nóng ,mà phải luôn giúp đỡ ,hướng dẫnn các em học hàng ngày.
 Để có kết quả cao trong giảng dạy, người giáo viên còn phải hiểu được tâm lí của từng em ,,để động viên các em tự tin trong học tập và có hướng phấn đấu.
 	Minh rồng ngày 23/10/2006.	
 Người viết : HOÀNG THỊ TUYẾT 
A/ PHỤ LỤC
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
II/ THỰC TRẠNG.
1/ Đặc điểm tình hình.
2/ Khảo sát tình hình.
III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN .
1/ Phương pháp.
2/ Phân tích chi tiết.
IV/ KẾT QUẢ .
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
B/ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
/ Tài liệu bồi dưỡng thay sách lớp 1 .
/ Sách giáo khoa :Tiếng Việt 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_am_cho_hoc_sinh_lop_1.doc