Sáng kiến kinh nghiệm Dạy khái niệm cấu tạo từ cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy khái niệm cấu tạo từ cho học sinh Tiểu học

 Trong quá trình dạy học chúng ta cần quan tâm đến ba vấn đề quan đó trọng là sách giáo khoa và các tài liệu khác , trình độ giáo viên, trình độ học sinh, .

 Sách giáo khoa có chức năng giúp học sinh lĩnh hội , củng cố, đào sâu được những tri thức tiếp thu được trên lớp phát triển năng lực trí tuệ và có tác dụng giáo dục học sinh, đồng thời giúp cho giáo viên xác định nội dung kiến thức và lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học, tổ chức tốt công tác dạy học của mình, vì vậy mỗi giáo viên cần phải tìm hiểu nghiên cứu để có hiểu biết về chương trình. Sự ra đời của bộ sách Tỉếng Việt là sự biên soạn công phu và chu đáo của các nhà soạn sách, nhằm đổi mới tình hình hiện nay, phù hợp với sự phát triển của khoa học.

 Về phía giáo viên tiểu học được đào tạo chuyên ngành với nhiều hình thức trình độ đào tạo khác nhau, có sự chênh lệch nhau về kiến thức, về kĩ năng, không ít giáo viên gặp khó khăn trong quá trình dạy học. Vì vậy dạy học ở tiểu học còn đơn điệu nặng nề, học sinh chưa tích cực chủ động tiếp thu bài , giáo viên cũng gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất , phương tiện dạy học .

 Nguyên nhân trên là do trước kia chúng ta chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của giáo tiểu học – Bậc học nền tảng , chưa có sự đầu tư thoả đáng cho bậc học. Ngày nayngười giáo viên tiểu học đã và đang thể hiện rõ hết trọng trách củ mình trong giai đoạn phát triển mới của xã hội , người giáo viên sẽ tìm được những điều cần dạy trong sách giáo khoa nhưng phải biết chọn dạy cái gì ? dạy như thế nào ? cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.

 Đối với học sinh trong nhà trường, học sinh không chỉ là đối tượng được giáo dục mà chủ yếu là chủ thể nhận thức, rèn luyện kĩ năng và thông qua đó hình thành nhân cách con người mới. Vì vậy hoạt động giảng dạy của giáo viên đều hướng vào học sinh làm sao cho học sinh có hứng thú với bài học thông qua đó rút ra được kiến thức. Tuy nhiên học sinh tiểu học ngại học môn luyện từ và câu vì đây là một môn khó ,trừu tượng . Nếu giáo viên tổ chức không linh hoạt các hình thức dạy học thì học sinh thụ động tiếp thu kiến thức không hứng thú bộ môn này. Dựa trên cơ sở lí luận thực tiễn trên nên tôi đi sâu tìm hiểu việc dạy cấu tạo từ trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 chương trình 2000 để thấy rõ những đổi mới của phân môn trong hệ thống Tiếng Việt bậc tiểu học.

 

doc 33 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 926Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy khái niệm cấu tạo từ cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
 Trong thời gian học tâp và nghiên cứu thực hiên đề tài , chúng em đẫ được sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo ở trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã cung cấp cho chúng em những tri thức , những vốn cần thiết , để nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ở trường tiểu học .
 Đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình của thầy cô trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã giúp chúng em thực hiện nội dung phương pháp soạn thảo đề tài. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, cô giáo người đã tận tình giúp đỡ chúng em để chúng em hoàn thành tốt đề tài. 
Xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường tiểu học Mỹ Hoà - Tân Lạc - Hoà Bình đã nhiệt tình giúp chúng tôi trong suót quá trình nghiên cứu đè tài này. 
 Xin trân trọng cảm ơn !
Phần mở đầu
I- Lí do chọn đề tài.
 Trong quá trình dạy học chúng ta cần quan tâm đến ba vấn đề quan đó trọng là sách giáo khoa và các tài liệu khác , trình độ giáo viên, trình độ học sinh, .
 Sách giáo khoa có chức năng giúp học sinh lĩnh hội , củng cố, đào sâu được những tri thức tiếp thu được trên lớp phát triển năng lực trí tuệ và có tác dụng giáo dục học sinh, đồng thời giúp cho giáo viên xác định nội dung kiến thức và lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học, tổ chức tốt công tác dạy học của mình, vì vậy mỗi giáo viên cần phải tìm hiểu nghiên cứu để có hiểu biết về chương trình. Sự ra đời của bộ sách Tỉếng Việt là sự biên soạn công phu và chu đáo của các nhà soạn sách, nhằm đổi mới tình hình hiện nay, phù hợp với sự phát triển của khoa học.
 Về phía giáo viên tiểu học được đào tạo chuyên ngành với nhiều hình thức trình độ đào tạo khác nhau, có sự chênh lệch nhau về kiến thức, về kĩ năng, không ít giáo viên gặp khó khăn trong quá trình dạy học. Vì vậy dạy học ở tiểu học còn đơn điệu nặng nề, học sinh chưa tích cực chủ động tiếp thu bài , giáo viên cũng gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất , phương tiện dạy học ...
 Nguyên nhân trên là do trước kia chúng ta chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của giáo tiểu học – Bậc học nền tảng , chưa có sự đầu tư thoả đáng cho bậc học. Ngày nayngười giáo viên tiểu học đã và đang thể hiện rõ hết trọng trách củ mình trong giai đoạn phát triển mới của xã hội , người giáo viên sẽ tìm được những điều cần dạy trong sách giáo khoa nhưng phải biết chọn dạy cái gì ? dạy như thế nào ? cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Đối với học sinh trong nhà trường, học sinh không chỉ là đối tượng được giáo dục mà chủ yếu là chủ thể nhận thức, rèn luyện kĩ năng và thông qua đó hình thành nhân cách con người mới. Vì vậy hoạt động giảng dạy của giáo viên đều hướng vào học sinh làm sao cho học sinh có hứng thú với bài học thông qua đó rút ra được kiến thức. Tuy nhiên học sinh tiểu học ngại học môn luyện từ và câu vì đây là một môn khó ,trừu tượng . Nếu giáo viên tổ chức không linh hoạt các hình thức dạy học thì học sinh thụ động tiếp thu kiến thức không hứng thú bộ môn này. Dựa trên cơ sở lí luận thực tiễn trên nên tôi đi sâu tìm hiểu việc dạy cấu tạo từ trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 chương trình 2000 để thấy rõ những đổi mới của phân môn trong hệ thống Tiếng Việt bậc tiểu học.
 - Kết quả học tập của học sinh phản ánh chất lượng của một nền giáo dục để học sinh học tốt thì giáo viên phải dạy tốt. Trên cơ sở nắm vững nội dung chương trình người giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành hoạt động học để chiếm lĩnh tri thức. Như vậy , mỗi người giáo viên phải tự biến quá trình dạy học của giáo viên thành quá trinh tự học của học sinh , biết dạy cho học sinh cách học và tự học . Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải có một trình đội sư phạm lành nghề lân tìm tòi, sáng tạo , có sáng kiến mới trong dạy học , nắm vững nội dung kiến thức lớp mình dạy , trang bị cho mình một kiến thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính năng động và chủ động của học sinh tạo cho học sinh khả năng làm việc độc lập và tự giải quyết các tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
 Dạy Tiếng Việt trong đó có luyện từ và câu thông qua hoạt động giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu đề ra là một trong những nguyên tắc chỉ đạo của việc xây dựng chương trình mới vì vậy để khắc phục những hạn chế của chương trình cũ và đáp ứng những nhu cầu của xã hội Bộ GD&ĐT đã soạn thảo và đưa vào nhà trường bộ sách giáo khoa mới để dạy cho học sinh. Là một quản lí bản thân tôi thấy cần tìm hiểu và nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa mới để trang bị ngày càng nhiều hơn cho mình vốn kiến thức từ đó thực hiện tốt công tác quản lí, chuyên môn nhằm đạt mục tiêu yêu cầu của chương trình mới đề ra .
 -Trong chương trình tiểu học nội dung cấu tạo từ chính là các khái niệm về Từ Đơn – Từ Phức được dạy chủ yếu ở phân môn luyện từ và câu của Tiếng Việt. Việc cung cấp các tri thức lí thuyết cấu tạo từ có ý nghĩa hết sức quan trọng , bởi vì có nắm được cấu tạo từ cũng như kiểu từ xét về mặt cấu tạo cho học sinh mới có kĩ năng nhận diện, phân loại, sử dụng từ một cách có hiệu quả. Chính vì thế việc dạy cho học sinh nắm được các kiến thức về Từ Đơn – Từ Phức đa số các giáo viên nói chung thường hay lúng túng trong việc lĩnh hội tri thức này thông qua một số nội dung sau : 
 + Phân biệt Từ Đơn với Từ ghép.
 + Phân biệt Từ Ghép với Từ Láy.
 Qua thực trạng dạy học và sự thay đổi của chương trình sách giáo khoa tiểu học chương trình 2000 . Trong đề tài này tôi xin được trình bày những ý kiến đóng góp của mình trên cơ sở học hỏi, tham khảo tài liệu, giáo trình , sách giáo khoa và thực tế trong những năm giảng dạy và nay trên cương vị quản lí càng cần phải hiểu và nắm rõ hơn để nhằm nâng cao chất lượng các bài dạy cấu tạo từ nói riêng và dạy Tiếng Việt nói chung.
 Với lí do cơ bản trên nên tôi chọn đề tài : “ Dạy khái niệm cấu tạo từ cho học sinh Tiểu học ”.
 Qua nghiên cứu bản thân tôi đề ra những mục đích sau .
 II- Mục đích
 Để dạy tốt đề tài : “ Dạy khái niệm Từ Đơn – Từ Phức cho học sinh lớp 4 chương trình 2000 ” cần có những nhiệm vụ sau :
- Tìm hiểu nội dung về Từ đơn – Từ phức trong Tiếng Việt. 
- So sánh nội dung giữa kiến thức cũ và kiến thức mới của từng bài học về Từ đơn, Từ phức để tìm ra sự khác nhau giỡa nội dung sách giáo khoachương trình 165 tuần và nội dung sách giáo khoa mới chương trình 2000.
- Thấy được những ưu điểm, những bất cập , bất hợp lí (nếu có) của sách giáo khoa Tiếng Việt chương trình 2000 và đề ra những phương phá dạy học phù hợp với mục đích yêu cầu của từng bài học .
- Xây dựng phiếu bài tập để dạy Từ đơn – Từ phức cho học sinh.
III- Phương pháp nghiên cứu
1- Phạm vi đề tài nghiên cứu gồm: 
+ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1 chương trình 165 tuần. Sách giáo viên chương trình 165 tuần và vở bài tập kèm theo.
+ Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1 chương trình 2000. Sách giáo viên chương trình 2000 và vở bài tập kèm theo.
+ Sách giáo trình Tiếng Việt , cấu tạo từ Tiếng Việt và sách bài tập nâng cao luyện từ và câu .
2- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 4 trường Tiểu học .
3- Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này bản thân tôi đề ra những nhiện vụ sau:
3.1- Tìm hiểu về nội dung Từ đơn và Từ phức trong Tiếng Việt.
3.2 – So sánh nội dung giữa kiến thức cũ và kiến thức mới của từng bài học về Từ đơn và Từ phức để tìm ra sự khác nhau giữa nội dung sách giáo khoa cũ chương trình 165 tuần và sách giáo khoa mới chương trình 2000.
3.3 – Thấy được những ưu điểm những bất hợp lí ( nếu có) của sách giáo khoa TiếngViệt chương trình 2000 và đề ra phương pháp dạy học phù hợp với mục đích yêu cầu của từng bài học .
3.4 – Xây dựng phiếu bài tập để dạy Từ đơn Từ phức cho học sinh .
Thời gian thực hiện từ 20 tháng 02 năm 2010 đến 20 tháng 03 năm 2010 
Phần Nội dung 
A- Cơ sở lí luận 
 - Trong điều kiện đất nước ngày càng phát triển, đổi mới, việc đào tạo một lớp người mới biết sử dụng thành thạo, điêu luyện ngôn ngữ để diễn đạt cái mới, sáng taọ của tư duy là cần thiết. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ . Việc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với việc rèn luyện tư duy .
 Quá trình chiếm lĩnh Tiếng Việt văn hoá ở học sinh là quá trình dần dần thông hiểu cấu trúcTiếngVệt , trên cơ sở đó hình thành kĩ năng kĩ xảo cho học sinh. Trong dạy học luyện từ và câu, giáo viên tạo cho học sinh sử dụng tốt các phương pháp tư duy như phân tích, tổng hợp, trìu tượng hoá, khái quát hoá. Tiến Việt có vị trí ngang hàng với các ngôn ngữ phát triển khác trên thế giới, vì thế vị trí vai trò của Tiếng Việt ngày càng được khẳng định và đề cao. Tiếng Việt là ngôn ngữ, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội .đồng thời thể hiện chất liệu nghệ thuật người viết , là công cụ nhận thức tư duy của con người, là phương tiện tổ chức và phát triển của xã hội . Do vậy Tiếng Việt được đưa vào dạy học trong tất cả các cấp học với lượng kiến thức và thời gian nhiều. Đây là môn học quan trọng trong quá trình giúp học sinh có thể sử dụng Tiếng Việt như là một phương tiện sắc bén để giao tiếp.
 Môn Tiếng Việt là một trong những bộ môn quan trọng trong hệ thống giáo của các trường học nên phải được thực hiện theo nguyên tắc giáo dục học. Nguyên tắc dạy học và học Tiếng Việt phải cụ thể hoá mục tiêu và nguyên tắc dạy học nói chung vào bộ môn của mình. Ngoài ra, việc dạy cấu tạo từ trong phân môn luyện từ và câu học sinh cần dựa trên cơ sở quy luật chi phối quá trình dạy học Tiếng Việt. Bởi vì môn Tiếng Việt có những quy luật riêng được khái quát từ thực tiễn dạy học của bộ môn này. Trên cơ sở quy luật nguyên tắc để đề ra một phương pháp dạy học cũng như cách tổ chức quá trình dạy và học Tiếng Việt xác định nội dung dạy cụ thể hơn , khoa học hơn .
 Giáo dục trong nhà trường tiểu học hiện nay nhấn mạnh mục đích đào tạo con người phát triển toàn diện :Có đức, có tài, có khả năng thích ứng với cuộc sống. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nói chung là:
- Hình thành và phát triển kĩ năng đọc , viết, nghe, nói cho học sinh nhằm giúp các em sử dụng Tiếng Việt có hiệu quatrong học tập và giao tiếp ở gia đình, nhà trường và xã hội .
- Góp phần cùng với môn học khác phát triển nâưng lực tư duy cho học sinh .
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học , văn hoá và ngôn ngữ văn hoá thông qua một số sáng tác văn học và một số loại văn bản khác của Việt Nam và thế giới , nhằm hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp , khả năng rung cả ... n đi về.
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ ghép
 Bài 4 - Tìm các Từ ghép, Từ láy có trong đoạn văn sau:
 Hồ về thu nước trong vắt mênh mông. Trăng toả sáng soi vào các ngợn sóng lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình.
 Bài 5 - Tìm cácTừ ghép, Từ láy có cùng một tiếng đã cho và ghi lại vào ô trống thích hợp.
Tiếng
Các Từ ghép
Các Từ láy
Xinh
Tốt
To
Gầy
Xanh
 Bài 6 - Tìm ba Từ đơn, ba Từ ghép, ba Từ láy nói về đức tính của người học sinh. Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được ở mỗi loại.
 Bài 7- viết một đoạn văn có từ 3 đến 5 câu tả về một cây ăn quả( Hoặc cây hoa), có sử dụng Từ ghép và Từ láy( Gạch một gạch dưới Từ ghép, hai gạch dưới Từ láy mà em đã viết).
 Bài 8 -Cho đoạn văn:
 Chiều chiều, trên bãi thả đám trẻ mục đồng chúng hò hétnhau thả diều thi , cánh diều mềm mai như cánh bướm . Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. 
 a. Tìm các từ phức có trong đoạn văn trên và xếp thành hai nhóm.
 + Từ ghép :
 + Từ láy :
 b. Chia các Từ ghép , Từ láy vào bảng phân loại sau :
Ghép tổng hợp
Ghép phân loại
Láy âm
Láy cả âm và vần
Thực nghiệm thiết kế bài giảng 
 Qua nghiên cứu tài liệu và SGK - SGV chương trình 2000 trong việc dạy cấu tạo từ của phân môn Luyện từ và câu lớp 4 chúng tôi áp dụng thiết kế bài giảng để thấy rõ tính thiết thực của các vấn đề nghiên cứu đề cập tới trong đề tài này đồng thời đánh giá khả năng thực tế của bản thân trong quá trình nghiên cứu , hiệu quả việc xây dựng đề tài .
Bài soạn :
luyện từ và câu 
luyện tập về từ ghép và từ láy
I/ Mục tiêu :
 Nhận diện được Từ ghép , Từ láy trong câu văn đoạn văn .
 Xác định được mô hình cấu tạo Từ ghép , Từ ghép tổng hợp, Từ ghép phân loại và Từ láy : Láy âm , Láy vần , Láy cả âm và vần .
II Chuẩn bị :
 - Từ điển ( nếu có ) hoặc phô tô một vài trang từ điển cho nhóm học sinh .
 - Giấy khổ to kẻ sẵn bảng phan loại của bài tập 2, bài tập 3 . 
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Kiểm tra bài cũ 
- Gọi H lên bảng trả lời câu hỏi .
Thế nào là Từ ghép ? Cho ví dụ .
Thế nào là Từ láy ? Cho ví dụ.
B/ Bài mới.
1. Giới thiệu bài 
Tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ luyên tập vè Từ đơn và Từ ghép . Biết được mô hình cấu tạo của Từ ghép và Từ láy. 
2. Hướng dẫn làm bài tập 
- Nội dung bài học gồm có 3 bài tập trước hết chúng ta tìm hiểu bài tập 1
- Hỏi H yêu cầu của bài .
- Yêu cầu H thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. 
- Giáo viên nhận xét câu trả lời cuả HS.
- Như vậy trong hai từ ghép trên Từ ghép bánh trái có nghĩa chỉ chung các loại bánh được gọi là Từ ghép tổng hợp .Còn tư bánhấn chỉ loại bánh nặn bằng bột gạo nếp , thường có nhân , rán chín giòn là Từ ghép có nghiã phân loại. ở đây bánh phân biệt với bánh nướng , bánh bao  
- Như vậy qua sự so sánh trên em nào cho cô biết Từ ghép được cấu tạo như thế nào?
- Giáo viên kết luận .
- Em nào có thể lấy cho cô VD về từ ghép.
- Từ VD của bạn chúng ta hãy thảo luận và xếp các từ ghép trên theo hai nhóm từ ghép phân loại và Từ ghép tổng hợp .
- Giáo viên nhận xét .
- Qua bai tập số 1 giáo viên kết luận: có hai loại từ ghép đó là Từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại. Chúng ta có thể hiểu sơ lược mô hình cấu tạo của từ ghép như sau: 
 Từ ghép
 Ghép 
phân loại 
 Ghép tổng hợp
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc bài .
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Chia nhóm ( 4 nhóm )
- Phát giấy kẻ sẵn bảng + bút dạ cho từng nhóm . Yêu càu HS trao đổi nhóm và làm bài trong thời gian 3 - 5 phút .
- Giáo viên quan sát các nhóm làm việc .
- Cho HS báo cáo. 
- Giáo viên chưa bài ( nếu sai )
- Tại sao em lại xếp tàu hoả vào từ ghép phân loại ? 
- Tại sao lại xếp núi non vào từ ghép tổng hợp ?
- Khi HS tả lời chưa đúng theo ý chủ định của giáo viên . Giáo viên có thể chủ động giải thích để học sinh hiểu được cách phân biệt giữa Từ ghép tổng hợp và Từ ghép phân loại như sau : 
- Dùng sơ đồ ven để giải thích về Từ ghép tổng hợp .
- Giáo viên vẽ sơ đồ .
- Dùng sơ đồ ven để giải thích về từ ghép phân loại .
- Giáo viên vẽ sơ đồ. 
Hoặc giải thích cho học sinh hiểu Từ ghép tổng hợp thì trật tự giẫ hai tiếng trong từ có thể thay đổi . Còn từ ghép phân loại thì trật tự giữa các tiếng trong không thể thay đổi
Bài tập 3: 
- Giáo viên đưa bảng phụ chép sẵn đề bài ( đề bài đưa lệnh khác SGK - Như đã nêu ở phần nhận xét ưu nhược điểm ): Hãy tìm những từ láy trong đoạn văn sau và xếp các từ láy đó vào nhóm thích hợp .
- Gọi HS đọc bài .
- Hỏi HS nêu yêu cầu .
- Chia nhóm HS thảo luận .
- Phát phiéu , bút dạ và giao thời gian thảo luận .
- Đi kèm nhóm yếu .
- Cho học sinh báo cáo .
Nhận xét HS - cho điểm .
- Chốt lại lời giải đúng: 
- Hỏi muốn xêp được các từ láy vào đúng ô cần xác định những bộ phận nào. 
- Yêu cầu học sinh phân tích mô hình cấu tạo của vài Từ láy.
- Nhận xét tuyên dương những em hiểu bài . 
Từ láy
- Giáo viên vẽ mô hình cấu tạo Từ láy.
Láy cả âm và vần
Láy vần
Láy âm
3. Củng cố - Dặn dò.
- Hỏi Từ ghép có những loại từ nào ? Cho Ví dụ .
- Từ láy có những loại nào ? Cho ví dụ .
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò học sinh chuânr bị bài sau:
H: Lên bảng thực hiện yêu cầu
- Từ ghép gồm 2 tiếng có nghĩa trở lên ghép lại . VD : xe đạp 
- Từ Láy gồm 2 tiếng trơt lên phối hợp theo cách lặp lại âm hay vần , hoặc cả âm và vần. VD : Luôn luôn, xấu xa, im lìm.
 T- H: Nhận xét đánh giá .
H: Theo dõi 
- Một H đọc thành tiếng - Lớp đọc thầm .
 H: Nêu yêu cầu bài tập.
 H: Thảo luận cặp đôi và trả lời: 
 + Từ bánh trài có nghĩa tổng hợp.
 + Từ bánh rán có nghĩa phân loại. - Nhận xét câu trả lời của các nhóm
- Từ ghép có hai loại đó là Từ ghép tổng hợp và Từ ghép phân loại.
- 1 đến 2 HS ( áo quần ; áo phông ).
- áo quần là Từ ghép tổng hợp (nghĩa chỉ chung các loại quần áo).
- áo phông là từ ghép phân loại (nghĩa chỉ riêng một loại áo may bằng vải mềm ngắn tay) .
- HS lắng nghe .
- Vẽ mô hình vào vở .
H: Đọc nối tiếp thành tiếng bài 2.
H: nêu yêu cầu bài tập .
H: Thảo luận nhóm ( nhóm trưởng chỉ đạo nêu câu hỏi - thư kí ghi ý kiến - các thành viên cùng thảo luận ).
H: Báo cáo ( đại diện 2 nhóm lên dán phiếu trên bảng .
- Nhận xét bổ sung 
Từ ghép phân loại
Từ ghép tổng hợp
Đường ray , xe đạp, tàu hoả, xe điện, máy bay.
Ruộng đồng, lang xóm, núi non gò đống bờ bãi, hình dạng.
 - Vì tàu hoả chỉ phương tiện giao thông đường sắt , có nhiều toa choẻ được nhiều hàng , phân biệt với tàu thuỷ tàu bay 
- Vì núi non chỉ chung loại địa hình nổi lên cao so với mặt đất .
H: Lắng nghe .
H: Quan sát.
H: Quan sát.
2 HS đọc thành tiếng .
1 HS nêu yêu cầu đề bài .
 HS hoạt động nhóm.
 HS báo cáo ( 2 HS lên dán trên bảng ) 
HS khác nhận xét . 
- Chưa bài ( nếu sai )
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần
Từ láy giống nhau ở cả âm đầu và vần 
Nhút nhát
Lao xao, lạt xạt
Rào rào, he hé
- Cần xác định các bộ phận được lặp lại , âm đầu, vần, cả âm đầu và vần .
- Ví dụ: Nhút nhát lặp lại âm đầu.
 Rào rào lặp lại cả âm đầu và vần.
H: Quan sát và lắng nghe .
Nhận xét và kết luận 
 Sử dụng nội dung đề tài để giảng dạy cấu tạo từ cho học sinh . Học sinh dễ hiểu , năm bắt được nội dung từ đơn , từ ghép , từ láy , từ ghép dễ dàng và biết phân biệt giữa từ đơn với từ phức ( Từ ghép vớ từ láy ).
- Nội dung yêu cầu của từng bài tập rõ ràng , học sinh hiểu được mục đích yêu cầu của từng bài tập . Học sinhtích cực hoạt động tron giờ học .
- Giờ học diễn ra nhẹ nhàng hiệu quả cao. 
- Sự ra đời của chương trình 2000 đánh giá một sự kiện lớn đối với ngành giáo dục nói chung và mỗi giáo viên tiểu học nói riêng. Từ đây việc tiâp nhận một nền giáo dục hiện đại tiên tiến sẽ có nhiều triển vọng hơn nữa ten con đừng hội nhập với Quốc tế .
 - Việc nghiêmm cứu đề tài này của chung tôi được áp dụng vào thực tế giảng dạy đa mang lại hiệu quả cao trong việc gỉang dạy cấu tạo từ Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 nói riêng và góp phần nhỏ bé vào công tác giảng dạy Tiếng Việt tiểu học nói chung.
 - Hướng đi của bản thân :
 Qua nghiên cứu và thư nghiệm chúng tôi thấy rõ thực tế giảng dạy phân môn luyện từ và câu lớp 4 chương trình 2000 . Là một giáo viên tiểu học, trước những đổi mới lớn lao của ngành giáo dục , bản thân tôi sẽ không ngừng tìm tòi, phát hiện học hỏi và đúc rút kinh nghiệm hơn nữa trong quá trình theo dõi , xâ, thực hiện xây dựng các tiết dạy luyện từ và câu sáng tạo và hiệu quả hơn .
ý kiến đề xuất
 Qua nghiên cứu đề tài nhóm chúng tôi có một vài ý kiến đề xuất sau: 
 Chương trình Tiếng Việt 4 đã có sự thay đổi xong với những bài dạy xây dựng lý thuyết của môn luyện từ và câu:
 + Cần chia nhỏ hơn nữa một số lệnh của bài tập để học sinh tìm hiểu ngữ liệu tốt hơn.
 + Một số từ ngữ trong phần yêu cầu của mỗi bài còn trìu tượng hoặc mang tính khái quát cao, bước đầu gây sự lúng túng cho học sinh.
 + Vở bài tập Tiếng Việt của học sinh cần có nhữg bài tập cùng loại với những bài tập ở lớp không nên sao chép nguyên bản ở sách giáo khoa.
 * Để góp một phần nhỏ bé trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học đồng thời tự trang bị cho bản thân một sự hiểu biết cơ bản về nội và phương pháp dạy Tiếng Việt 4 chương trình 2000. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này thông qua việc khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 4 chương trình 2000 và thực tế giảng dạy ở trường tiểu học.
 Do những hạn chế nhất định của bản thân , những phần được trình bày trong đề tài này mới chỉ là nhưng nhận xét đánh giá sơ bộ ban đầu chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết . Em rất mông được sự quan tâm op ý của các thầy giáo cô giáo để đề tài này của nhóm em được hoàn chỉnh và sâu sắc hơn .
 Chúng em xin chân thanh cảm ơn !
 Hoà Bình ngày 25 tháng 03 năm 2010
 Người thực hiện
 Bùi Văn Phúc
Muc lục
 - Lời cảm ơn : TRang
A. Phần mở đầu : ..TRang 
 I. Lí do chọn đề tài : .TRang 
II. Mục đích đề tài : ..TRang 
III. Phương pháp nghiên cứu : TRang 
B. Phần nội dung đề tài : ..TRang 
a. Cơ sở lí luận : TRang 
b. Cơ sở thực tiễn : TRang 
c. Cơ sở tâm lí : .TRang 
d. Những nguyên tắc: TRang 
Chương I : .TRang 
- Tìm hiểu vè nội dung từ đơn từ phức Tiếng Việt TRang 
Chương II. TRang 
- So sánh nội dung Từ đơn và Từ phức SGK cũ và SGK mới: TRang 
Chương III. ...TRang 
- Phương pháp dạy cấu tạo từ : ..TRang 
Chương IV : ..TRang 
- Xây dựng phiếu bài tập : ...TRang 
IV/ Nhận xét và kết luận : TRang 
V/ ý kiến đề xuất :..TRang 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(18).doc