Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập đọc nâng cao hiệu quả đọc, nói, hiểu ở trường tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập đọc nâng cao hiệu quả đọc, nói, hiểu ở trường tiểu học

 Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, việc nghiên cứu cải tiến những phương pháp dạy học là một vấn đề cần thiết. Trong những năm qua phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học cũng có những đổi mới cần thiết, tích cực trên tinh thần quán triệt các quan điểm cơ bản định hướng đổi mới. Phương pháp dạy học có nhiều đổi mới, những việc đổi mới gắn với từng trình độ người học, phù hợp với thực tiễn vẫn vchưa có nhiều chuyển biến.

 Trong các môn học ở trường tiểu học nói chung môn Tiếng Việt đóng vai trò rất quan trọng, khả năng giáo dục của môn tiếng Việt rất to lớn.

 Trong thực tế việc sử dụng phương pháp trong giảng dạy môn Tiếng Việt còn đơn điệu gioá viên chỉ là người thông báo kiến thức là chủ yếu, ít chú ý đến sự phát triển của học sinh về nhiều mặt như nhu cầu hứng thú, kinh nghiệm thực tế, chưa đặc biệt quan tâm đến các phương tiện dạy học : Đồ dùng , mô hình, tranh ảnh

 Thông qua việc chọn đề tài, tôi muốn tìm hiểu thêm vấn đề phương pháp dạy học trong việc dạy Tiếng Việt ở Tiểu học và muốn khẳng định tính ưu việt của các biện pháp dạy học tích cực và vận dụng vào mạch kiến thức. Dạy học tích cực được coi là phương pháp đổi mới mà khi người giáo viên áp dụng thành công phương pháp này thid học sinh phát huy được tính chủ động, tính sáng tạo ở học sinh với việc dạy học tích cực này thực sự là trung tâm của việc dạy học.

 Để phát triển cho tre hiện nay trong ngành giáo dục không ngừng đổi mới phương pháp dạy – học ngày càng nâng cao hơn, nhằm đáp ứng với nhu cầu xã hội trên con đường xây dựng đất nước.

 

doc 6 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập đọc nâng cao hiệu quả đọc, nói, hiểu ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỚI BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHÚ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“Dạy tập đọc nâng cao hiệu quả đọc, nói, hiểu ở trường tiểu học”.
	-Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Dạy học
	-Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thu Ngân
	-Chức vụ: Giáo viên
	-Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Phú - Huyện Thới Bình - Tỉnh Cà Mau.
Tân Phú, ngày 10 tháng 4 năm 2009
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY TẬP ĐỌC NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC, NÓI,HIỂU
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ :
 Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, việc nghiên cứu cải tiến những phương pháp dạy học là một vấn đề cần thiết. Trong những năm qua phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học cũng có những đổi mới cần thiết, tích cực trên tinh thần quán triệt các quan điểm cơ bản định hướng đổi mới. Phương pháp dạy học có nhiều đổi mới, những việc đổi mới gắn với từng trình độ người học, phù hợp với thực tiễn vẫn vchưa có nhiều chuyển biến.
 Trong các môn học ở trường tiểu học nói chung môn Tiếng Việt đóng vai trò rất quan trọng, khả năng giáo dục của môn tiếng Việt rất to lớn.
 Trong thực tế việc sử dụng phương pháp trong giảng dạy môn Tiếng Việt còn đơn điệu gioá viên chỉ là người thông báo kiến thức là chủ yếu, ít chú ý đến sự phát triển của học sinh về nhiều mặt như nhu cầu hứng thú, kinh nghiệm thực tế, chưa đặc biệt quan tâm đến các phương tiện dạy học : Đồ dùng , mô hình, tranh ảnh
 Thông qua việc chọn đề tài, tôi muốn tìm hiểu thêm vấn đề phương pháp dạy học trong việc dạy Tiếng Việt ở Tiểu học và muốn khẳng định tính ưu việt của các biện pháp dạy học tích cực và vận dụng vào mạch kiến thức. Dạy học tích cực được coi là phương pháp đổi mới mà khi người giáo viên áp dụng thành công phương pháp này thid học sinh phát huy được tính chủ động, tính sáng tạo ở học sinh với việc dạy học tích cực này thực sự là trung tâm của việc dạy học.
 Để phát triển cho tre hiện nay trong ngành giáo dục không ngừng đổi mới phương pháp dạy – học ngày càng nâng cao hơn, nhằm đáp ứng với nhu cầu xã hội trên con đường xây dựng đất nước. 
 Từ đó tôi chọn phân môn “TẬP ĐỌC NHẰM GIÚP CÁC EM HỌC, NÓI, VIẾT ĐÚNG NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT”
 Vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
 Vì vậy không có ngôn ngữ xã hội không thể tồn tại và phát triển 
 Đó là nguyên do và mục đích chính của môn Tiếng Việt nói chung phân môn tập đọc nói riêng trong trường tiểu học hiện nay là rèn luyện kĩ năng : nghe – nói,đọc – viết nhằm phát triển năng lực thực tiễn hoạt động ngôn ngữ, đạt 4 yếu tố: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm.
 Trong thực tế chất lượng dạy phân môn tập đọc còn rất nhiều hạn chế nên học sinh còn học vẹt, tiết học không hứng thú, chán nản trong giờ học từ đó tiếp thu chậm dẫn đến còn học sinh yếu kém. 
 Để đạt được hiệu quả cao trong việc dạy – học phân môn tập đọc ở tiểu học trước hết phải áp dụng các phương pháp đổi mới theo chương trình. Sử dụng hợp lý thiết bị dạy học, giúp các em có sự hứng thú trong giờ học, tự tìm tòi và học hỏi giờ học có hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay.
II.NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
 Để tổ chức dạy tập đọc cho học sinh chúng ta cần hiểu rõ về quá trình đọc, nắm chắc về kĩ năng đọc từng đối tượng, nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh đó là cơ sở của việc dạy phân môn tập đọc.
 Đó là những yêu cầu gồm những yếu tố : Tiếp nhận bằng mắt, hoạt động các cơ quan phát âm, cơ quan thị giác để thông hiểu những gì đọc được càng ngày những yếu tố này gần nhau hơn, tác động với nhau nhiều hơn
 Phương pháp dạy phân môn tập đọc phải dựa trên cơ sở ngôn ngữ học: Chính âm,chính tả, chữ viết, ngữ điệu, nghĩa của từ, câu, đoạn, bài, dấu câu, các kiểu câu.
 Dạy học phải dựa trên phương pháp: Nghiên cứu ngôn ngữ học, xây dựng chính xác nội dung bài dạy, thể hiện đúng phẩm chất đọc đúng mức có hiệu quả.
 Tồn tại hiện nay những kết quả nghiên cứu ít về ngữ điệu tiếng Việtlàm cho phương pháp dạy đọc đúng, đọc diễn cảm còn lúng túng, như từ địa phương chỉ dẫn chưa cụ thể nên khi đọc diễn cảm với những cách nói chung chung hời hợt.
 Về những quy tắc ngữ pháp :Đọc kết thúc câu kể phải xuống giọng, đọc câu hỏi phải cao giọng,.. chỉ đưa ra những chỉ dẫn chung chung về giọng đọc, bài thơ với giọng tha thiết, sôi nổi, những chỉ dẫn có tính chất định lượng về mối tương quan về độ cao, trường độ, cường độ, ngắt nhịp . Của đoạn, bài chưa xác định.
 Vì vậy dạy đọc diễn cảm còn mang tính chủ quan, cảm tính. Điều này gây nên những khó khăn nhất định trong giao tiếp. Việc dạy học phân môn tập đọc không thể không đưa trên lý thuyết về văn bản những tiêu chuẩn để phân tích đánh giá một văn bản chính xác, đúng đắn, có tính thẩm mĩ.
 Chất lượng đọc thành tiếng bao gồm: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức, đọc diễn cảm.
 Còn đọc vẹt là không hiểu gì cả
 Vì vậy khi dạy các em đọc thành tiếng, khi viết thì dạy cho các em đọc thầm.
 *Dạy đọc thành tiếng:
 Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tư thế ngồi để đọc : ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách 30 – 35cm cổ và đầu phải thẳng, hít sâu thở ra chậm để lấy hơi. Khi giáo viên gọi học sinh đọc: Học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay
 Trước khi đọc rèn luyện đọc đúng câu, nói đúng tiêu chí cường độ và tư thế đọc rõ ràng, tạo cho các em tự tin, thoải mái. Sách được mở rộng cầm bẵng hai tay.
*Luyện đọc đúng:
 Đọc một cách chính xác, thể hiện hệ thống ngữ âm chuẩn, đọc đúng âm chính, phát âm đúng từ phổ thông, ngắt nghỉ đúng chỗ.
 Thể hiện chính xác âm vị tiếng việt, đọc đúng ngữ điệu.
Biện pháp
 Đọc đúng các âm vị đầu 
 Đọc đúng các âm chính
 Đọc đúng các âm vị âm cuối
 Đọc đúng các thanh
 Đọc đúng bao gồm các tiết tấu, ngắt hơi, ngữ điệu câu cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng, khi đọc không được tách từ làm 2.
 Biết kể lại từng đoạn, cả bài và nội dung câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng nhân vật, từng nội dung của câu chuyện.
 Ví dụ : Đọc ngắt hơi câu dài 
 “ Mỗi khi cầm quyển sách // cậu chỉ đọc được vài dòng dã ngáp ngắn náp dài / rồi bỏ dở.//”
 “ Mỗi ngày bà mài đi một tí,/ sẽ có ngày nó thành kim.//”
 Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: Nghỉ nhanh ở dấu phẩy, nghỉ hơi lâu ở dấu chấm, đọc đúng ngữ điệu câu; lên giọng ở cuối câu có dấu chấm hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu cảm, câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ nội dung câu cầu khiến khác nhau
 Như vậy đọc đúng bao gồm những tiêu chuẩn của giọng, các nhân vật phải rõ ràng, đọc thong thả, để định từ, cụm từ, câu dài để luyện trước.
 * Luyện đọc nhanh:
 Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy, đọc tốc độ là không đọc ê a, ngắc ngứ. Vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra sau khi đọc đúng. Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn, tốc độ đọc phải song song với việc tiếp nhận của kiến thức bài học. Khi đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ đọc để cho người nghe hiểu được. Vì vậy đọc không phải là đọc lên thẳng. Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói.Đọc thầm thì có tốc độ nhanh hơn.
Biện pháp :
 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định, giữ nhịp đọc. Còn có biện pháp đọc nối tiếp, đọc nhóm, đọc thầm có sự kiểm tra của giáo viên để điều chỉnh tốc độ. Giáo viên đo tốc độ bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Định tốc độ như thế nào còn phụ thuộc vào độ khó của bài .
 *Luyện đọc diễn cảm:
 Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản, văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật.
 Tốc độ :Tốc độ đọc có ảnh hưởng đến đọc diễn cảm, đặc biệt là chỗ thay đổi gây sự chú ý có giá tri biểu cảm tốt, ngữ điệu là sự cao lên hay hạ thấp giọng. Mỗi kiểu câu chia theo mục đích nói đều có ngữ điệu riêng.
Biện pháp :
 Chính nội dung bài học đã quy định ngữ điệu của nó sau khi nội dung sâu sắc của bài học và biết diễn đạt hợp lý dưới sự hướng dẫn của giáo viên, để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm cần thực hiện:
 Lấy hơi và tập thở .
 Rèn cường độ giọng đọc
 Luyện đọc chính âm
 Luyện đọc diễn cảm
 Luyện đọc cá nhân
 *Tổ chức dạy đọc thầm:
 Đọc thầm có ưu thế hơn đọc thành tiếng tiếp nhận thông hiểu đúng văn bản vì người ta không chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung để hiểu nội dung mình đọc.Vì vậy ngay từ lớp một đã có hình thức đọc thầm và càng lên lớp trên thì có kĩ năng càng được củng cố.
 Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc .Do đó dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu, giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài tức là toàn bộ những gì được đọc bắt đầu từ việc hiểu nghĩa từ. Việc chọn từ để giải thích còn phụ thuộc vào từng đối tượng của học sinh ( từ địa phương, dân tộc, ) giáo viên phải nắm vững nghĩa của từ ở trong bài và sẵn sàng giải đáp cho học sinh bất cứ từ nào trong bai mà các em yêu cầu . Các bài này có thể yêu cầu học sinh phát hiện ra những từ mình không hiểu, yêu cầu các em giải nghĩa một số từ trong bài, nhớ và tái hiện những chi tiết, hình ảnh của bài, học sinh nắm được ý chung của đoạn,bài, lập được dàn ý, hiẩu được một số giá trị của nghệ thuật của một số yếu tố .
III.KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG:
 Qua các biện pháp thực hiện trên tôi đã áp dụng vào chương trình dạy tập đọc kết quả được năng lên rõ rệt, không còn học sinh đọc yếu trong lớp. Tôi mong phương pháp dạy tập đọc trên được áp dụng rộng rãi trong những năm học tiếp theo để khắc phục tình trạng học sinh đọc yếu trong trường tiểu học 
 Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy phân môn tập đọc.Dù đã cố gắng mấy để đưa ra những cách thức, biện pháp và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tối ưu nhất để giúp học sinh học tập tốt hơn, xong vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót tôi rất mong được sự góp ý nhận xét, bổ sung của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để tôi có được nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong quá trình giảng dạy sau này .
Xin chân thành cám ơn
 Tân Phú ,ngày 22 tháng 12 năm 2008
 Người thực hiên 
 Nguyễn Thu Ngân 
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Tên đề tài : Dạy tập đọc nâng cao hiệu quả đọc, nói, hiểu ở trường tiểu học 
Tác giả :Nguyễn Thu Ngân 
Trường tiểu học Tân Phú
Phòng GD& ĐT Thới Bình
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp 
- Kết quả phổ biến, ứng dụng 
- Tính khoa học 
- Tính sáng tạo 
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp 
- Kết quả phổ biến, ứng dụng 
- Tính khoa học 
- Tính sáng tạo 
Xếp loại chung :
 Ngày tháng năm 200
 Hiệu trưởng 
Xếp loại chung :
 Ngày tháng năm 200
 Thủ trưởng đơn vị 
 Căn cứ kết qủa xét, thẩm định của hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp Tỉnh, giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại :
 Ngày tháng năm 200
 GIÁM ĐỐC
Phoøng GD Thôùi Bình 
Tröôøng: TH Taân Phuù
Hoï Vaø Teân :Nguyeãn Thò Ñænh

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN-2009_Ngan.doc