Sáng kiến kinh nghiệm Duy trì sĩ số học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Duy trì sĩ số học sinh

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần ở trường tiểu học đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tập của học sinh. Nó là nền tảng

giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách

đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. Nhưng hiện nay, một số học sinh thuộc con em đồng bào dân tộc và các gia đình đi kinh tế mới từ phương xa đến thôn E29 xã Đak Mol - Đak Song sinh sống làm ăn. Họ thuộc đủ mọi dân tộc khác nhau chủ yếu ở phía bắc như Dao, Tày, Nùng. Chính vì mãi lo cho kinh tế gia đình một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của các em. Mặt khác một số gia đình nhà ở vùng sâu, vùng xa, đường sá đi lại khó khăn vất vả. Nên việc các em nghỉ học, bỏ học ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài và kết quả học tập là điều không tránh khỏi.

Vì thế, qua nhiều năm đứng lớp bản thân tôi luôn suy nghĩ và đặt cho mình câu hỏi: “Làm thể nào để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần? “. Đây cũng là một vấn đề giúp các em tiếp thu bài đầy đủ, có kết quả tốt trong học tập và tiếp tục con đường học vấn của mình.

 

doc 12 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 1373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Duy trì sĩ số học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD – ĐT HUYỆN ĐĂK SONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BỘI CƠ
˜&™ 
 TÊN ĐỀ TÀI: 
NGƯỜI VIẾT: HÁN VĂN TUẤN
ĐƠN VỊ :TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BỘI CƠ
NĂM HỌC: 2012 - 2013
 PHÒNG GD – ĐT HUYỆN ĐĂK SONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BỘI CƠ
˜&™ 
 TÊN ĐỀ TÀI: 
NGƯỜI VIẾT: HÁN VĂN TUẤN
ĐƠN VỊ : TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BỘI CƠ
NĂM HỌC: 2012 - 2013
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
Thuận lợi
Khó khăn
1/ Biện pháp thực hiện
Những yêu cầu cần thiết
Tạo môi trường giáo dục tốt
 2/ Yêu cầu thực hiện
Phong trào cùng nhau đi học
Phong trào cùng bạn học giỏi
Phong trào giúp bạn vượt khó
Phong trào dạy tốt, học tốt
KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 1/ Kết quả
 2/ Bài học kinh nghiệm
 D. KẾT LUẬN
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần ở trường tiểu học đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tập của học sinh. Nó là nền tảng
giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách 
đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. Nhưng hiện nay, một số học sinh thuộc con em đồng bào dân tộc và các gia đình đi kinh tế mới từ phương xa đến thôn E29 xã Đak Mol - Đak Song sinh sống làm ăn. Họ thuộc đủ mọi dân tộc khác nhau chủ yếu ở phía bắc như Dao, Tày, Nùng... Chính vì mãi lo cho kinh tế gia đình một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của các em. Mặt khác một số gia đình nhà ở vùng sâu, vùng xa, đường sá đi lại khó khăn vất vả. Nên việc các em nghỉ học, bỏ học ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài và kết quả học tập là điều không tránh khỏi.
Vì thế, qua nhiều năm đứng lớp bản thân tôi luôn suy nghĩ và đặt cho mình câu hỏi: “Làm thể nào để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần? “. Đây cũng là một vấn đề giúp các em tiếp thu bài đầy đủ, có kết quả tốt trong học tập và tiếp tục con đường học vấn của mình.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Mỗi lớp đều có những thuận lợi và khó khăn. Riêng lớp 5B của tôi chủ nhiệm có những mặt thuận lợi và khó khăn như sau:
Thực trạng đề tài: 
a. Thuận lợi:
- Giáo viên không quản đường sá khó khăn, luôn nhiệt tình trong công tác. 
- Học sinh có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
- Ban Giám Hiệu quan tâm sâu sát về cơ sở vật chất, trang bị đầy thiết bị dạy học, cơ sở vật chất phòng học luôn phù hợp cho lớp.
b. Khó khăn:
- Một số em lười biếng, không thích học, vệ sinh chưa sạch sẽ
- Một số em học yếu, sợ thầy cô, trong lớp có những học sinh cá biệt.
- Đa số các em diện học sinh dân tộc, nhà nghèo, một số em có hoàn cảnh khó khăn mồ côi cha mẹ, thiếu đồ dùng học tập, không người đôn đốc, chăm sóc học tập.
- Gia đình không quan tâm, giáo dục cho các em thấy được lợi ích của việc đi học và đi học đều.
- Lớp sĩ số : 17 học sinh, trong đó có 6 học sinh nữ, dân tộc 7 em. 
Biện pháp thực hiện:
Từ những thực trạng trên, là một giáo viên tôi suy nghĩ mình cần phải làm gì để duy trì và tìm mọi biện pháp chặn đứng việc nghỉ học, bỏ học của các em và để làm tròn trách nhiệm với Nhà Nuớc, đối với ngành Giáo dục và ban Giám Hiệu trường giao cho. Để làm được việc đó, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
a. Những yêu cầu cần thiết :
 Ngoài những phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, tôi cũng dùng phương pháp như tạo bầu không khí như gia đình, cho học sinh tâm sự, phát biểu ý kiến, kể chuyện tọa đàm lồng ghép về chủ đề học tập để có tri thức giúp ích bản thân, gia đình và xã hội.
Đã nhiều năm giảng dạy, tôi luôn có thái độ đối xử với các em học sinh hết sức công bằng, gần gủi như cha con, không phân biệt đối xử với học sinh nào để tránh cho các em sự mặc cảm. Đối với học sinh yếu kém, thiếu điều kiện học tập, thiếu tình cảm gia đình thì càng được tôi quan tâm chăm sóc hơn, sự dịu dàng, vừa cương vừa nhu đã làm cho các em yên tâm hơn và ham thích đến trường.
Dù cuộc sống có khó khăn, nhưng đã là giáo viên để xứng đáng là tấm gương sáng của trẻ ở trường, tôi hết sức thương yêu chăm sóc các em, vừa dạy vừa dỗ dành giáo dục các em. Trong hoàn cảnh nào tôi cũng không làm cho các em sợ sệt, không ham thích đến lớp, tôi luôn luôn khuyên răn các em và giúp các em hiểu được sự sâu sắc của việc đi học. Học sinh bâc tiểu học rất dể nghe lời nên tôi dùng lời lẻ dịu ngọt pha trò, an ủi giáo dục hơn là dùng hình phạt đánh mắng, sĩ nhục các em. Giúp các em phân biệt được tầm quan trọng của việc đi học và hậu quả của việc nghỉ học, bỏ học. Để từ đó, các em hình thành trong tâm trí mình sự ham thích đến trường, say mê học tập và là một người có ích cho xã hội.
Tôi thường xuyên trao dồi và nâng cao kiến thức của mình, dành nhiều công sức và tâm huyết soạn và giảng dạy tốt. Đầu tư, sáng tạo nhiều phương pháp giảng dạy sinh động nhằm cuốn hút lòng yêu thích học tập của các em, giúp các em ngày càng có hứng thú tìm tòi kiến thức.
b. Tạo môi trường giáo dục tốt:
Trong điều kiện giảng dạy tương đối khang trang của một trường Tiểu học như trường Trần Bội Cơ. Thì đó là một thuận lợi rất lớn để giúp tôi xây dựng một môi trường sư phạm tốt cho học sinh học tập. Phải tùy hoàn cảnh cụ thể, tạo khung cảnh giáo dục tốt làm cho học sinh ngồi trong lớp học thấy vui tươi, thích thú không nặng nề, sợ sệt. Tôi luôn lưu ý xem tài sản lớp học, chăm sóc lớp như nhà của mình để cùng nhau trang trí, là giáo viên lớp 5 tôi tự cho học sinh chọn những hình ảnh treo trên tường có tính cách giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.
Giờ ra chơi, tôi tổ chức vui chơi tập thể để tạo sự gắn bó thương yêu trong học sinh và sự gần gủi thân mật giữa học sinh với giáo viên. Trong chương trình giảng dạy tôi tổ chức những buổi vui học cuối tuần trong tiết sinh hoạt với hình thức đố vui, ôn tập, hái hoa để chuẩn bị cho các kỳ khảo sát và kiểm tra học kỳ. Trong những năm qua, bằng hình thức này tôi đã ôn tập cho các em thi đạt kết quả cao, và các em cũng vui thích tham gia tích cực cho phong trào của lớp sôi động trong các hoạt động ngoại khóa như thi kể chuyện, vẽ tranh, hát . Vì vậy cứ đến ngày cuối tuần là các em rất buồn vì sắp phải xa không khí học tập, hứng thú ấy và mong gặp nhau trong những tuần học tới.
Tôi cũng thường xuyên quan tâm sâu sắc đến hoàn cảnh sống của từng em học sinh nhằm tìm ra phương pháp khắc phục khó khăn giúp các em tiếp tục đến trường. Liên lạc chặt chẽ với phụ huynh học sinh về việc học tập của các em. Động viên khuyến khích phụ huynh học sinh cho con em đến trường đều đặn (đối với những gia đình ít quan tâm đến việc học tập của con cái hoặc có ý định cho con nghỉ học).
Gửi thư báo về gia đình phụ huynh học sinh ở những trường hợp học sinh trốn học, nghỉ học không phép, hay liên tục nghỉ học nhiều ngày để gia đình nắm rõ có biện pháp kết hợp với nhà trường quản lý các em.
Biện pháp thực hiện:
a. Phong trào cùng nhau đi học :
Kết hợp với Chi hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể, tạo thành những phong trào học tập thúc đẩy các em đến trường trong tình huống học sinh bỏ học, nghỉ học thông qua kỳ họp phụ huynh học sinh đầu năm.
Đầu năm học, tôi điều tra lý lịch học sinh, nắm địa bàn cư ngụ của các em để kết hợp nhóm 4 đến 5 em ở gần nhau tạo thành nhóm học tập. Như vậy lớp tôi chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm có phân công nhóm trưởng và nhóm phó và cùng thi đua với nhau để giữ tỷ lệ chuyên cần của nhóm mình tạo thành một phong trào “cùng nhau đi học”. Bởi vậy, khi có một học sinh không đi học là tôi biết ngay lý do qua báo cáo của nhóm trưởng, tôi đến tận gia đình nắm tình hình, động viên các em đi học hoặc nhờ cha mẹ học sinh nhắc nhở con em mình đi học và nhờ chi hội lớp động viên gia đình cho con đến lớp. Nếu gặp trường hợp học sinh nghỉ, bỏ học vì về tài chính, ốm đau đều được tập thể lớp hỗ trợ các em vượt qua và đến lớp cùng học tập với các bạn. Hoặc nếu các em bận việc giúp cha mẹ thì các thành viên trong nhóm cùng giúp đỡ để không mất điểm thi đua. 
Ngoài ra, tôi buộc học sinh khi nghỉ học phải nhờ cha mẹ đến xin phép, tôi chỉ chấp nhận nghỉ học với lý do chính đáng như : bệnh, tai nạn .. Còn nghỉ để đi ăn giỗ, ăn cưới  đều được tôi động viên cho đi học, nhờ vậy mà mấy năm qua số học sinh vắng mặt hay bỏ học nữa chừng hầu như không có.
b. Phong trào cùng bạn học giỏi:
Các em học kém, yếu có tâm trạng sợ, không ham thích đến lớp, vì vậy việc khắc phục tình trạng học yếu kém cũng là việc hạn chế tỷ lệ bỏ học của các em. Sau khi kiểm tra chất lượng đầu năm nắm được tình hình học tập của từng em trong lớp mình, tôi phân cụ thể cho những em học giỏi hỗ trợ các em yếu kém cùng tiến bộ tạo thành một phong trào “đôi bạn học giỏi”
Khi phân công làm việc này, tôi phải liên hệ gia đình các em để nhờ sự hỗ trợ, kiểm soát việc học tập của các em ở nhà, tôi lập phiếu theo dõi và đưa ra những hướng dẫn , biện pháp để các em học tập ở nhà dưới sự quản lý của nhóm trưởng. Hàng tháng đều phải đúc kết việc phong trào “Đôi bạn học giỏi” để động viên khen thưởng các em. Tôi khen thưởng mỗi em đạt yêu cầu là 2 quyển tập và những tràng phao tay cho nhóm tốt để các em vui thích mà học tập.
c. Phong trào “Giúp bạn vượt khó ”
Trong lớp có một vài em học sinh vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, thiếu điều kiện học tập, thiếu tình yêu thương của bố mẹ, làm cho các em buồn nản, tủi thân mà không muốn đến lớp. Cụ thể, đầu năm 2011 - 2012 lớp 5A của tôi có em Hương con mồ côi cả cha lẫn mẹ. Để giúp em vơi đi nỗi buồn bỏ tự ti, mặc cảm, hòa đồng với tập thể lớp tôi đã phát động phong trào “Giúp bạn vượt khó ”, tôi giáo dục các em làm việc này để giúp bạn có điều kiện học tập tiến bộ như: Mình thương bạn như thương chính mình, kêu gọi các em trong lớp luôn an ủi, động viên em để em vui vẻ và thích đi học.
Bên cạnh đó, Ban Giám Hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Chi Đoàn, Đội đã chăm lo : quần áo, đồ dùng học tập, quà tết , cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và tích cực trong học tập.
Ngoài ra, hàng tuần trong giờ sinh hoạt lớp tôi nhắc nhở học sinh không nghỉ học với những lý do không chính đáng như đi ăn cưới, giỗ ,. 
Tôi tổng kết ngày nghỉ của các em trong phiếu liên lạc để phụ huynh học sinh biết được số ngày nghỉ của con mình. Tôi phân tích cho các em thấy nghỉ học như thế nào là chính đáng và không chính đáng, và việc nghỉ học của mình làm ảnh hưởng đến lớp, thầy cô bạn bè phiền lòng như thế nào, đến kết quả học tập và hạnh kiểm của bản thân. Vì vậy, mà các em có bệnh ít vẫn cố gắng đến lớp chứ không dám nghỉ học.
Đối với các em bị khuyết tật (khó khăn nói, khó khăn nghe, khó khăn về vận động, khó khăn về nhìn, ) tôi giáo dục học sinh không chế nhạo bạn, mà phải tìm mọi cách để giúp đỡ bạn, để các bạn đó vui vẻ không mặc cảm về bệnh tât của mình mà hòa nhập với tập thể lớp không bỏ học, đi học đều bằng cách lồng ghép những câu chuyện kể liên quan trong các môn đạo đức hay giáo dục quyền trẻ em , các em rất thích nghe và đi vào thực tế rất sinh động và hiệu quả.
d. Phong trào dạy tốt , học tốt:
Là giáo viên đứng lớp 5 phải luôn trao dồi kiến thức, nắm bắt các kinh nghiệm của đồng nghiệp và phương pháp lấy học sinh làm trung tâm để thực hiện tiết học đầy hứng thú và có kết quả tốt trong cả 9 môn học.
Nâng cao chất lượng dạy bằng nhiều lần thao giảng, dự giờ hoặc tham gia sinh hoạt chuyên đề, tìm ra và giải quyết ngay lỗ hổng kiến thức học sinh ngay trong quá trình dạy, học.
 Phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi trong từng tiết dạy .
Tôi luôn luôn hướng các em theo khẩu hiệu “Học vì ngày mai lập nghiệp”. Tôi tin tưởng rằng tôi đã đưa ra những phương pháp rất thích hợp để duy trì sĩ số, nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh.
C. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết quả :
+ Kết quả duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần trong những năm qua như sau:( số liệu thống kê trong 3 năm liền )
* Năm học 2010 – 2011 ( Lớp 3B )
 Một học sinh dân tộc vắng trung bình 1 tháng là 2-4 buổi, tất cả đều có phép.
 Sĩ số đầu năm là 14 học sinh, đến cuối năm cũng là 14 học sinh, đảm bảo chỉ tiêu 100% .
* Năm học 2011-2012 ( Lớp 5A )
 Một học sinh dân tộc vắng trung bình 1 tháng là 1-2 buổi, tất cả đều có phép.
 Sĩ số đầu năm là 27 học sinh, đến cuối năm là 27 học sinh , đảm bảo chỉ tiêu 100%
(Không có học sinh nghỉ trên 3 buổi trong 1 tháng và không có học sinh nghỉ không phép).
* Năm học 2012-2013 ( Lớp 5B )
 Trong năm học này, cũng như những năm học trước tôi đưa chỉ tiêu đảm bảo chất lượng học tập, duy trì sĩ số 100%. Mặc dù đầu năm học cũng có rất nhiều những khó khăn thách thức.
 Cụ thể:
 Lớp có 7 em dân tộc trong đó có dân tộc Dao, Tày. Cả 7 em này đều ở tận E29 III cách trường học khoảng 9 km đường vào rừng sâu. Gia đình các em khó khăn nên bố mẹ ở luôn trong rẫy làm ăn, còn con cái tập trung ở trọ nhà người quen cách trường vài km. Nên các em nghỉ học thường xuyên, trong lớp có em Đặng Tòn Lai (dt Dao) và em Bàn Lê Hùng (dt Tày) đầu năm hai em thường xuyên nghỉ học không rõ lý do các bạn nói các em ở trong rẫy làm cùng bố mẹ, vì đường lầy lội mà xa nhà nên có nguy cơ nghỉ học. Biết tình hình đó tôi đã tìm vào nhà em, đi khoảng gần 3 tiếng đồng hồ vừa đi xe vừa đi bộ, mới tới nhà các em. Qua hỏi han nắm bắt tình hình và giải thích cho bố mẹ các em hiểu để phối hợp giúp đỡ các em học tập chuyên cần. Kể từ đó không ngày nào các em bỏ học nữa.
 Không những vậy mà kể cả học sinh kinh, trong lớp còn vài trường hợp học sinh cá biệt: Như hay đánh nhau, chộm cắp vặt hoặc có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi Em Vũ Bá Huỳnh có hoàn cảnh khó khăn bố mẹ bỏ nhau, em ở với ông bà ngoại, mẹ em lại bị bệnh nặng. Em không được sự quan tâm chăm sóc của gia đình nên chở nên hư hỏng. Bỏ học nghịch ngợm và theo bạn bè đi chơi. Biết tình hình đó tôi đến gia đình nhiều lần và động viên em đi học trở lại. Từ đó em đi học chuyên cần từ học sinh yếu kém em vươn lên học sinh trung bình và càng ngày càng tiến bộ.
Về mặt học tập : Không còn học sinh yếu ở giữa kì I; II và nâng lên học sinh TB, khá, Giỏi: 100% được lên lớp kể cả sau thi lại.
2. Bài học kinh nghiệm :
Muốn duy trì sĩ số, giáo viên chủ nhiệm cần phải :
- Phải nhiệt tình, năng nổ, phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để cải tiến phương pháp giảng dạy lôi cuốn học sinh, được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh
- Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với Đoàn thể, với địa phương, tạo những điều kiện, môi trường giáo dục tốt.
- Phải tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ của học sinh trong lớp qua các phong trào. Tạo cho các em động cơ ham học, trong việc uốn nắn các em, giáo viên chủ nhiệm phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội, không dùng lời lẽ nặng nề với các em, hòa hợp với các em, xem học sinh là con đẻ của mình, chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp .
Học sinh lớp 5 trong độ tuổi biết tự ái, giận hờn, thích đựơc động viên khen thưởng, giáo viên không nên dùng hình phạt, đánh mắng làm cho các em sợ sệt không ham thích đến lớp, phải tạo cho các em một niềm tin để các em an tâm học tập và xem giáo viên chủ nhiệm là người mẹ hiền.
Nên tổ chức vui chơi tập thể trong các giờ ra chơi, giờ sinh hoạt lớp để tạo sự gắn bó thương yêu trong học sinh và giáo viên. Trong chương trình giảng dạy nên tổ chức những buổi vui học, học vui dưới hình thức ôn tập.
Tóm lại, nếu giáo viên chủ nhiệm tạo được sự mật thiết giữa thầy với trò, giữa học sinh với học sinh, thầy trò tạo được sự vui vẻ học tập trong suốt thời gian ở lớp thì chắc chắn các em sẽ đến lớp đều đặn, bằng sự tự nguyện và sẽ cảm thấy tiếc nuối khi phải bỏ học, nghỉ học, và vai trò của chúng ta đã hoàn thành .
D. KẾT LUẬN
Để duy trì sĩ số đạt kết quả 100%, mỗi giáo viên phải tìm tòi biện pháp thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất cho từng năm học. Bản thân tôi luôn coi trọng những biện pháp đã trình bày ở trên.
Qua bao năm tận tụy với nghề nghiệp, hết lòng yêu nghề, mến trẻ thực hiện phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Kết hợp với kinh nghiệm bao năm gắn bó với nghề tôi đã hoàn thành tốt tỉ lệ duy trì sĩ số do lớp mình chủ nhiệm. Đây là một trong những tác động lớn đã đưa tôi đến việc nghiên cứu đề tài thiết thực hơn nhằm thực hiện đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm đạt kết quả cao nhất.
Tôi tin rằng những phương pháp đã thực hiện trong hiện tại và tương lai tỷ lệ duy trì sĩ số của trường Tiểu học Trần Bội Cơ ngày càng được nâng cao và đảm bảo 100%.
 Đăk Môl, ngày 07 tháng 03 năm 2013.
NGƯỜI VIẾT 
 Hán Văn Tuấn
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Tài liệu đính kèm:

  • docSÁNG KIẾN KN DUY TRÌ SSHS 2012-2013.doc