Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ngăn ngừa, khắc phục học sinh yếu môn Toán Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ngăn ngừa, khắc phục học sinh yếu môn Toán Lớp 4

Năm 2009 -2010 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động:”Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Thấm nhuần cuộc vân động “hai không” trong giáo dục, mỗi chúng ta - những người làm công tác giáo dục đều phải lo lắng, trăn trở, tập trung nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục. Cũng như các môn học khác, môn Toán có một vai trò hết sức quan trọng trong trong việc hình thành nhân cách con người lao động.

 Môn toán ở Tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực tư duy và các khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lí khả năng tính toán, suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết, các suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình tiếp thu được những những kiến thức và kĩ năng mà chương trình giáo dục Tiểu học quy định.

 

doc 11 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ngăn ngừa, khắc phục học sinh yếu môn Toán Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp ngăn ngừa,khắc phục học sinh yếu môn toán lớp 4
♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣
A.Đặt vấn đề
I – Lời mở đầu
	Năm 2009 -2010 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động:”Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Thấm nhuần cuộc vân động “hai không” trong giáo dục, mỗi chúng ta - những người làm công tác giáo dục đều phải lo lắng, trăn trở, tập trung nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục. Cũng như các môn học khác, môn Toán có một vai trò hết sức quan trọng trong trong việc hình thành nhân cách con người lao động. 
	Môn toán ở Tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực tư duy và các khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lí khả năng tính toán, suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết, các suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình tiếp thu được những những kiến thức và kĩ năng mà chương trình giáo dục Tiểu học quy định. 
	Tuy nhiên, không phải tất cả HS đều tiếp thu ,nắm bắt kiến thức dễ dàng như nhau, có thể có những HS nắm bắt kiến thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng đặc biệt, trong khi đó ở một số em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy, mặc dù đã cố gắng rất nhiều, đó chính là các em HS yếu, kém về môn Toán.Vì thế việc dạy các em học yếu , kém môn toán đạt được yêu cầu tối thiểu cần đạt của môn học là một vấn đề không đơn giản. Giải quyết được vấn đề này tức là góp được một phần vào việc khắc phục tình trạng HS yếu, kém ở Tiểu học.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
 Năm học 2008 – 2009, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4C . Sau một thời gian giảng dạy tôi nhận thấy trong một lớp mức độ yếu, kém của học sinh khác nhau. Bên cạnh những em có ý chí vươn lên trong học tập, cũng còn có những em ý thức học tập chưa cao, có những em “hổng kiến thức” , hoặc có hoàn cảnh đặc biệt, v.v...
 Học sinh yếu là một tồn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời. Một phần là do các em chưa có ý thức học tập, không thích học, không biết cách học dẫn đến ngày càng tụt hậu hơn so với trình độ chung của lớp. Không kể nguyên nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu là việc làm cần thiết, không nóng vội, có lộ trình hợp lí, có biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học sinh. Bởi vậy tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này nghiên cứu, tìm giải pháp “Ngăn ngừa, khắc phục học sinh yếu môn toán lớp 4 ”. Nhằm : 
 - Giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những kiến thức học sinh bị hổng từ lớp dưới.
 -Giúp học sinh có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật.
 - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh yếu, kém, lưu ban. Đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Thực hiện tốt “ Nói không với học sinh ngồi sai lớp ”.
 ở học sinh lớp 4, khả năng nhận thức của các em đã được hình thành và phát triển. Vốn sống, vốn hiểu biết đã có chiều hướng bền vững và đang ở giai đoạn phát triển. Tuy nhiên khả năng nhận thức của các em không đồng đều, yêu cầu kiến thức và mục tiêu cần đạt trong giảng dạy nói chung và môn toán nói riêng cao hơn những lớp dưới. Đòi hỏi trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải nghiên cứu, tìm phương pháp và hình thức dạy học thích hợp, phù hợp với đối tượng học sinh giúp 
các em nắm vững kiến thức ở mục tiêu cần đạt. Nhưng thực trạng chất lượng học tập của học sinh hiện nay đã và đang bị ảnh hưởng bởi căn bệnh của giáo dục. Đó là bệnh thành tích.
 Khắc phục tình trạng học sinh yếu kém không phải là việc bây giờ mới làm, mới nói nhưng sau khi có cuộc vận động “ hai không ”, vấn đề khắc phục tình trạng học yếu, kém mới trở nên mạnh mẽ và đúng theo chỉ đạo của Bộ GD & ĐT “ phụ đạo học sinh yếu, kém là giải pháp được quan tâm hàng đầu ”. Nhưng trong thời gian của những năm về trước, đối tượng học sinh yếu kém chưa được quan tâm đúng mức, chưa được theo dõi sát sao và xử lí kịp thời để khắc phục các biểu hiện yếu kém đó.
 Vỡvậy ,chúng ta khẳng định rằng học sinh yếu, kém cần được quan tâm giúp đỡ. Giúp học sinh yếu, kém củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những kiến thức học sinh bị hổng, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh yếu, kém, lưu ban, ngồi nhầm lớp là việc nên làm. Thực tế cho thấy, sau 4 năm thực hiện “ Hai không ”, ý thức chăm lo việc học tập của chính quyền, cha mẹ, thầy cô và của bản thân học sinh đã rõ hơn. Điểm đáng mừng là thay vì quan tâm nhiều đến thành tích học tập giỏi, khá, giờ đây, cả xã hội và gia đình, nhà trường đều quan tâm nhiều hơn tới học sinh yếu, kém thông qua việc kèm cặp, phân nhóm học sinh để dạy, phụ đạo... Chúng ta coi đây là yếu tố căn bản có tác dụng hạn chế số học sinh yếu, kém, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đẩy lùi căn bệnh “ thành tích ” của giáo dục đã kéo dài trong nhiều năm qua. Đây cũng là tinh thần chỉ đạo của Chi bộ – BGH đơn vị trường chúng tôi trong việc thực hiện nhiệm vụ trong năm học và tôi cũng lựa chọn đề tài này nghiên cứu, tìm giải pháp “ Ngăn ngừa, khắc phục học sinh yếu môn Toán”
 B . Cách giải quyết vấn đề
I . Các giải pháp thực hiện
 - Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan đến nội dung chương trình môn Toán Tiểu học, môn Toán lớp 4. Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học, các loại sách hướng dẫn, tập san, các chuyên đề, kinh nghiệm của đồng chí, đồng nghiệp để tìm giải pháp khắc phục.
 - Khảo sát chất lượng học sinh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu, kém về môn Toán.
 - Lập kế hoach thực hiện
 - Thực nghiệm : áp dụng, thực hiện một số phương pháp, biện pháp để khắc phục tình trạng học yếu, kém môn Toán, giúp học sinh lớp 4 học tốt hơn môn Toán.
II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện
1.Nghiên cứu nội dung chương trình môn Toán Tiểu học, nội dung chương trình môn Toán lớp 4.
- Nghiên cứu sách giáo khoa Toán Tiểu học
- Nghiên cứu chuẩn kiến thức kĩ năng toán Tiếu học
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan,...
2.Khảo sát chất lượng học sinh. 
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng về môn Toán của lớp tôi dạy. Kết quả là:
Tổng số
HS
Điểm
9 -10
Điểm 
7- 8
Điểm
5 - 6
Điểm
1 - 4
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
25
4
16%
6
24%
11
44%
4
16%
Việc làm đầu tiên là tôi theo dõi thường xuyên, cụ thể kết quả học tập của HS trong lớp (theo dõi kết quả làm bài trên lớp cũng như ở nhà và các bài kiểm tra định kì).Sớm phát hiện ra trường hợp HS có khó khăn trong học tập và đi sâu 
tìm hiểu từng trường hợp cụ thể, phân tích đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó của các em.
3.Tìm hiểu đặc điểm củaHS yếu, kém về môn Toán và nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu, kém này.
 Như ta đã biết, sự yếu, kém của HS được biểu hiện ở nhiều hình , nhiều vẻ khác nhau nhưng nhìn chung thường có các đặc điểm sau đây:
- Có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng.
- Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm.
- Phương pháp học tập chưa tốt.
- Năng lực tư duy yếu.
- Có thái độ thờ ơ đối với học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin( ngay cả khi làm đúng bài tập, GV hỏi lại ngập ngừng không tin mình làm đúng).
 Mặt khác, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa GV và gia đình HS nên GV chưa nắm bắt và hiểu hết hoàn cảnh của từng em. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái, phó măc mọi việc cho thầy cô. Bên cạnh đó, cũng có nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em nhưng lại không nắm được phương pháp sư phạm, không nắm được cách giải toán Tiểu học khiến cho trẻ không hiểu và thiếu tin tưởng. Chính vì vậy, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số HS yếu, kém môn Toán ở Tiểu học.
 Với những đặc điểm nêu trên, chúng ta có thể khẳng định rằng HS yếu- kém môn Toán cần được quan tâm hỗ trợ dạy học một cách đặc biệt . 
3.Lập kế hoạch thực hiện:
- Để tránh tình trạng HS ngồi nhầm lớp, trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi suy nghĩ và áp dụng vào thực tế lớp học của mình một số biện pháp khắc phục HS yếu môn toán ở lớp 4 như sau:
 *Tôi lập danh sách và phân loại HS yếu, kém về môn toán theo những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Do hổng kiến thức kĩ năng gồm 3 em: Vũ Văn Mạnh,Nguyễn Trà My, Lê Văn Hoà .
- Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, trường học xa nhà đi lại khó khăn, hay nghỉ học1em: Lê Thị Hà ( ở ã Xuân Cao)
 * Khi nắm được nguyên nhân dẫn đến yếu, kém của từng em, tôi lập kế hoạch, nội dung chương trình phụ đạo cho những HS này. Cụ thể là:
+ Thời gian phụ đạo chủ yếu là vào các buổi chiểu trong tuần ( buổi 2- ôn luyện lại kiến thức), kết hợp lồng ghép trong các tiết dạy chính khoá và các tiết hoạt động tập thể.
+ Lập kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng HS.
+ Tập trung rèn luyện kĩ năng và ôn tập các kiến thức đã học cho HS.
+ Đặc biệt giúp các em nhớ được bảng nhân, bảng chia đã học ở lớp 3, mục đích là “lấp lỗ hổng kiến thức” cho các em.
+ Cuối tuần kiểm tra một lần, cuối mỗi tháng, mỗi kì có bài kiểm tra theo dõi kết quả học tập của các em.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và GV thông qua sổ liên lạc cũng như gặp trực tiếp phụ huynh để trao đổi về tình hình học tập của HS.
+ Thường xuyên động viên khuyến khích HS cố gắng học tập vươn lên.
4.Thực hiện:
Theo kế hoach đã lập , tôi tiến hành thực hiện như sau: 
 * Có 3 em học kém toán do hổng kiến thức từ lớp dưới, vì thế đẫ học lên lớp 4 nhưng các em vẫn chưa thuộc hết bảng nhân, bảng chia. Điều đó rất bất lợi cho 
các em trong quá trình học toán ở lớp 4 và lớp 5. Để các em làm thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia tôi xác định việc làm đầu tiên là giúp HS lấp được “ lỗ hổng kiến thức”vì thế tôi giao cho 3 HS này cứ mỗi tuần phải học thuộc 2 bảng cửu chương, mỗi buổi học tôi dành 15 phút (ngoài giờ học) để kiểm tra việc học của HS. Cuối tuần tôi lại tổ chức cho các em thi đọc bảng cửu chương( 15 -20 phút). Sau hai tuần đầu tôi nhận thấy rằng: Các em đều đọc thuộc bảng cửu chương nhưng khi làm một phép tính cụ thể ( VD: 120 : 2) thì các em lại không làm được .Tôi trăn trở suy nghĩ tìm nguyên nhân, thì ra các em chỉ thuộc “vẹt”. Lần này tôi chỉ định em Vũ Văn Mạnh đọc bảng nhân 3, em đọc làu làu từ đầu đến cuối nhưng đến khi hỏi lại 3 x 6 =? ; 
3 x 8 =?... thì em lại không trả lời được.
 - Đến tuần 5-6, vào các buổi chiều khi phụ đạo HS yếu tôi thay đổi hình thức kiểm tra, khác với các tuần trước.
Tôi ghi sẵn nội dung kiểm tra lên bảng phụ rồi treo lên bảng lớn:
Nội dung:
3 x 4=  45 : 5 =  5 x 7 =  12 : 6 = 
7 x 6 = 56 : 8 = 9 x3 = . 54 : 9 = ....
8 x 4 = 72 : 8 =. 7 x 4 =. 36 : 6 =.
 Cứ mỗi lần tôi gọi 2 HS lên bảng làm bài ( ghi kết quả vào chỗ chấm). Lần này tôi không ghi theo thứ tự phép tính của bảng nhân hay bảng chia mà ghi bất kì phép nhân hoặc phép chia nào trong bảng, mục đích là để HS thuộc và nhớ được bảng nhân bảng chia mà các em đã học.
 -Không những yêu cầu các em học thuộc mà tôi còn giao cho các em về nhà viết lại nhiều lần thay cho bài kiểm tra và được GV chấm điểm chặt chẽ các bài này. 
- Ngoài ra, giờ ra chơi , tôi thường gần gũi nói chuyện với các em, lồng vào đó là những mẩu chuyện vui về toán học, những câu đó đơn giản về phép nhân và phép 
chia. Các em đã thi nhau trả lời và như vậy đã nhớ được bảng nhân, bảng chia mà các em đã học ở lớp dưới.
 - Đặc biệt, để gây hứng thú học tập cho các em , tôi đã thường xuyên tổ chức “Hội vui học tập” vào các tiết hoạt động tập thể. Trong đó có những tiết mục như “ Hái hoa dân chủ”,tổ chức trò chơi có nội dung toán học,
- Khi áp dụng các biện pháp trên , tôi thấy các em đã tiến bộ rất nhiều. Đến tuần thứ 8, ba em trên đã nắm được bảng nhân , bảng chia và các em bắt đầu hứng thú học toán.
 * Sự tiến bộ của HS đã tiếp thêm niềm tin cho tôi trong việc phụ đạo HS yếu về môn toán. Vào ngày nghỉ tôi thường đến thăm một số gia đình HS trong lớp, trong đó có gia đình em Lê Thị Hà ( ở Xuân Cao) , Bản thân em là HS ngoan, có ý thức học tập, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn,thường xuyên phải nghỉ học để giúp gia đình, ngoài ra em phải đi bộ hơn 3km mới đến trường. Chính vì vậy em học rất yếu. Đến thăm em vào một ngày mùa đông, tôi thấy cả gia đình 5 người chỉ có một chiếc chăn mỏng để đắp, 3 chị em học trên một cái bàn gỗ xộc xệch, suốt tuần em chỉ mặc một cái áo len đã sờn. Cảm thông được nỗi vất vả của gia đình , tôi đã đề nghị lên ban giám hiệu, hội chữ thập đỏ của nhà trường hỗ trợ cho em Lê Thị Hà. Ơ lớp, tôi đã vận động HS quyên góp quần áo, sách vở để giúp đỡ em. Kết hợp với Đội thiếu niên nhà trường, tôi đã đến thăm và trao quà cho em và gia đình trong dịp tết.
 Nhận được sự quan tâm , động viên kịp thời của nhà trường cũng như cô giáo chủ nhiệm, gia đình đã tạo điều kiện cho em đi học đầy đủ.ở trường, giờ ra chơi, tôi thường xuyên gần gũi, tâm sự với em, kể cho em nghe về những tấm gương bíêt vượt khó trong học tập, giúp em khỏi mặc cảm và cố gắng vươn lên trong học tập.
 - Ngoài ra hàng tháng,hàng kì tôi gửi sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của em cho phụ huynh và đề nghị phụ huynh ghi đầy đủ những lời nhận xét, kiến nghị vào sổ( đảm bảo thông tin 2 chiều). Thấy được sự lo lắng của GV nên phụ huynh đã 
thường xuyên kiểm tra việc học bài và làm bài của của con em mình. Vì vậy HS lớp tôi đã tiến bộ rất nhiều.
 - Cùng với việc “lấp lỗ hổng” kiến thức cho HS yếu môn Toán, tôi chú ý và tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp, tập trung các yêu cầu quan trọng nhất, đó là giúp các em làm thành thạo 4 phép tính cộng trừ, nhân, chia với mức độ, yêu cầu vừa sức để các em nâng dần trình độ; không nôn nóng, sốt ruột, khắc phục tính ngại khó của HS .Trong các buổi dạy phụ đạo, nội dung chủ yếu là kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp hoặc ôn luyện,củng cố lại kiến thức đã học để các em nắm chắc hơn. Trong mỗi tiết dạy, tôi xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt của từng bài, từng hoạt động để hướng dẫn, giúp đỡ HS.
 - Sau khi các em làm thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia , tôi đặc biệt chú ý đến giải toán có lời văn. Bởi tôi biết rằng đa số các em yếu môn toán thường gặp khó khăn trong việc giải toán có lời văn. Tôi lựa chon cách dạy phù hợp để HS dễ hiểu, dễ tiếp thu bài học, nhớ kĩ từng dạng toán.
 - Khi hướng dẫn học tập ở nhà, tôi cân nhắc giao việc phù hợp với từng đối tượng HS. Cụ thể là:
+ Bài tập dành cho HS cả lớp.
+ Bài tập cho HS khá giỏi.
 +Riêng đối với HS yếu tôi thường xuyên ghi bài tập vào phiếu và kèm theo một vài câu hỏi để HS có thể tự kiểm tra, chỉ rõ ý chính cần đi sâu, nhớ kĩ.
 + Bài tập về nhà do các em làm, tôi yêu cầu phụ huynh kí vào phía dưới để có sự giám sát hay đôn đốc của kịp thời của gia đình.Đến lớp tôi kiểm tra cụ thẻ các sai lầm mắc phải của HS để phân tích và sửa chữa; khuyến khích, động viên đúng lúc khi các em tiến bộ hay đạt được một số kết quả( dù còn khiêm tốn); phân tích, nhắc 
nhở đúng mức đối với thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm đối với nhiệm vụ học tập của HS, nhưng tuyệt đối tránh thái độ , lời nói xúc phạm, chạm vào lòng tự ái của HS.
 + Ơ lớp cũng như ở nhà, tôi tổ chức cho HS khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn học yếu. Trên lớp tôi xếp HS giỏi ngồi cạnh HS yếu và phân công bạn học giỏi giúp đỡ bạn học yếu bên cạnh. Tôi tổ chức thi đua giữa các nhóm giúp bạn , nếu bạn nào tiến bộ tôI biểu dương cả nhóm . Ơ nhà, tôi sắp xếp các em ở gần nhà nhau thành một nhóm và cử 1 em làm nhóm trưởng . Nhóm trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở, kiểm tra việc học bài, làm bài của các bạn trong nhóm mình và báo cáo lên cô giáo chủ nhiệm về tình hình học tập của các bạn vào đầu mỗi buổi học. Không những thế, tôi còn yêu cầu các em nhóm trưởng kiểm tra kĩ về cách học, cách làm bài, trình bày bài làm trong vở, chữ viết,.. của các bạn. Tôi kiện trì uốn nắn để sửa chữa những thói quen xấu của các em như: Chưa đọc kĩ đề bài trước khi làm bài tập, tính toán cẩu thả, không làm nháp hoặc viết lộn xôn, trình bày bài tuỳ tiện, giải toán xong không chịu thử lại.
 C. Kết luận
1. Kết quả đạt được:
 Khi áp dụng các biện pháp trên, tuy vất vả nhưng tôi vẫn thấy niềm vui công việc của mình. Bởi giờ đâycác em HS ở lớp tôi tiến bộ rất nhiều, chất lượng học tập ngày được nâng lên và không còn HS yếu vè môn toán, số lượng HS yêu thích môn toán ngày càng tăng lên. Kết quả khảo sát cuối học kì II về môn toán của lớp tôi thật đáng mừng.
Tổng số
HS
Điểm
9 -10
Điểm 
7- 8
Điểm
5 - 6
Điểm
1 - 4
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
25
6
24%
8
32%
11
44%
0
0%
 II. KINH NGHIệM RúT RA:
 Qua việc phụ đạo HS yếu môn Toán lớp 4 tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
 - GV phải kịp thời phát hiển ra những HS yếu thông qua việc làm bài tập hàng ngày và qua các bài kiểm tra định kì.
 - Tìm ra nguyên nhân, biểu hiện yếu môn toán của các em.
- Lập kế hoạch và đề ra các biện pháp phụ đạo cụ thể, rõ ràng 
 - Khi lên lớp phải nghiên cứu kĩ mục tiêu, yêu cầu cần đạt để đề ra các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, giúp các em có hứng thú học tập và tiếp thu bài một cách dễ dàng hơn.
 - Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng HS. Đặc biệt, nếu HS bị hổng kiến thức từ lớp dưới thì GV phải dạy lại nội dung đó vào các buổi học tăng cường để “ lấp lỗ hổng kiến thức” cho HS.
 - Tổ chức các giờ dạy một cách linh hoạt, biết vận dụng các trò chơi học tập để 
kích thích hứng thú học tập của các em.
 - Tổ chức cho các em học khá, giỏi kèm cặp, giúp đỡ những em học yếu .
 - Trong giảng dạy GV phải nhẹ nhàng, ân cần và đặc biệt là phải kiên trì, chịu khó hết lòng vì HS. Biết động viên kịp thời khi các em tiến bộ( dù là một tràng pháo tay của cả lớp hay là lời khen của cô) đồng thời cũng cần phải kiên quyết phê bình , nhắc nhở đối với những biểu hiện, thái độ thờ ơ với nhiệm vụ học tập.
 - Kiểm tra hàng ngày việc học tập của HS . Cuối mỗi tuần, mỗi tháng,mỗi kì có nhận xét đánh giá về kết quả học tập, rèn luyện của các em.
 - Thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh HS về tình hình, kết quả học của con em họ.Biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn mà các em cũng như gia đình các em gặp phải, giúp các em xoá bỏ được những mặc cảm và biết vươn lên trong học tập.
Trên đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng và đem lại thành công rõ rệt trong việc khắc phục – giảm học sinh lớp 4 yếu về môn Toán. Rất mong đựoc sự góp ý của các đồng nghiệp và các nhà quản lý giáo dục.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Thị Trấn, ngày 20 tháng 2 năm 2011 
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Nga 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ngan_nguakhac_phuc_ho.doc