I. Lí do chọn đề tài:
1. Lí do khách quan:
- Chương trình CS – GD theo từng độ tuổi là pháp lệnh của cả nước do BGD & ĐT ban hành được thực hiện thống nhất trên cả nước.
- Đại hội ban chấp hành TW khóa 8 cho rằng “CS-GD trẻ là quốc sách hang đầu” là sự nghiệp ủa toàn đảng toàn dân vì trẻ em hôm nay là tương lai của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong sự phát triển không ngừngcua3 khoa học kĩ thuật, ngành GD 9ang từng bước chuyển mình 9e63 tạo nên một thế đứng phù hợp với tình hình của đất nước. Để ngành GD có những bước chuyể mình thật sự, vì vậy chúng ta càn đề cập đền vai trò dạy và học của người giáo viên. Mỗi giáo viên phải chỉnh đốn mình, nhìn lại để bản than có những kiến thức sâu rộng hơn. Vì mục tieu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non hình thành cho trẻ những cơ sỡ đầu tiên của nhân cách con người mới của xã hội chủ nghĩa.
- Trong công tác dạy học, giáo viên phải nắm bắt kịp thời những thông tin đổi mới, đổi mới trong phương pháp, đổi mới về hình thức tổ chức các hoạt động làm quen với văn học và chữ viết, đó là môn dạy có tầm quan trọng trong các môn của chương trình dạy học mầm non.
- Vì vậy tôi chọn đề này nhằm khai thác và tích lũy them kinh nghiệm cho việc dạy học sau này.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc @&? SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐẾTÀI: GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ TRONG TIẾT KỂ CHUYỆN THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI Chương I I. Lí do chọn đề tài: 1. Lí do khách quan: - Chương trình CS – GD theo từng độ tuổi là pháp lệnh của cả nước do BGD & ĐT ban hành được thực hiện thống nhất trên cả nước. - Đại hội ban chấp hành TW khóa 8 cho rằng “CS-GD trẻ là quốc sách hang đầu” là sự nghiệp ủa toàn đảng toàn dân vì trẻ em hôm nay là tương lai của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong sự phát triển không ngừngcua3 khoa học kĩ thuật, ngành GD 9ang từng bước chuyển mình 9e63 tạo nên một thế đứng phù hợp với tình hình của đất nước. Để ngành GD có những bước chuyể mình thật sự, vì vậy chúng ta càn đề cập đền vai trò dạy và học của người giáo viên. Mỗi giáo viên phải chỉnh đốn mình, nhìn lại để bản than có những kiến thức sâu rộng hơn. Vì mục tieu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non hình thành cho trẻ những cơ sỡ đầu tiên của nhân cách con người mới của xã hội chủ nghĩa. - Trong công tác dạy học, giáo viên phải nắm bắt kịp thời những thông tin đổi mới, đổi mới trong phương pháp, đổi mới về hình thức tổ chức các hoạt động làm quen với văn học và chữ viết, đó là môn dạy có tầm quan trọng trong các môn của chương trình dạy học mầm non. - Vì vậy tôi chọn đề này nhằm khai thác và tích lũy them kinh nghiệm cho việc dạy học sau này. 2. Lí do khách quan - “ Kể chuyện” luôn cuốn hút gây hứng thú đối với trẻ, đó là hình thức rất lí thú nhằm phát triển một cách toàn diện cho trẻ, đặc biệt đối với trẻ năm tuổi, kể chuyện là một môn vô cùng quan trọng nó có vai trò rất là to lớn trong sự hình thành nhân cách trẻ,thông qua nội dung các câu chuyện trẻ biết yêu quí ông bà, ba mẹ, vâng lời người lớn và có tình yêu quê hương, đất nước, vật nuôi, cây trồng, và luôn hướng tới thiện. Thông qua tiết dạy “ Kể chuyện” cô giáo cung cấp them vốn từ cho tứng trẻ, trẻ biết nói đủ câu, biết diễn đạt rõ rang, mạch lạc. Thực chất đổi mới nội dung, phương pháp, trong các tiết kể chuyện, là cô giáo giúp trẻ làm quen với câu chuyện, sau đó dẫn dắt trẻ tự tìm tòi, khám phá, hiểu nội dung câu chuyện và ý nghĩa giáo dục của nó. - Nhận thức được sự cần thiết của bộ môn và hình thức thực tế của lớp tôi. Lớp 5 tuổi trẻ cảm nhận và nhớ được nội dung, câu chuyện, bài thơ, trẻ hiểu được ý nghĩa của nhân vật, tốt xấu trong chuyện. kích thích khả nâng khám phá óc tò mò muốn biết được việc gì sẽ đã xảy ra, chủ động tích cực tham gia vào hoạt động kể chuyện sáng tạo. Để bọc lộ hết khả nâng nhân cách của bản thân trẻ và các bạn khác trong giờ học. II. Cơ sở lí luận - Hoạt động CS-GD trẻ trên lớp là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và toàn thể giáo viên. Vì vậy bản thân của mỗi giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm yêu nghề mến trẻ, gần gủi gắn bó với trẻ CS-GD trẻ trăm ngoan học tốt. - Được cô nghe kể chuyện và quan sát hình ảnh được cô nghe cô giảng dạy các ý trong nội dung câu chuyện, Được trải nghiệm với từ ngữ qua kể chuyện sang tạo kích thích trẻ khám phá, óc tò mò và nhận được chi tiết trong hình ảnh, tính cách nhân vật, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, trẻ bọc lộ được những khả nâng hiểu biết của trẻ, hình ảnh và nội dung của câu chuyện và đặt tên câu chuyện của mình. III. Cơ sở pháp lí: Nhiệm vụ hàng đầu của người giáo viên là CS_GD an toàn cho trẻ, không chỉ cá nhân nào mà cả một cộng đồng “Vì trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Vì sự nghiệp của toàn đảng toàn dân nên tôi chọn đề tài: “ Gây hứng thú cho trẻ trong tiết kể chuyện theo phương pháp đổi mới” - Thông qua tiết dạy kể chuyện cô giáo cung cấp theo vốn từ cho trẻ, trẻ biết nói đủ câu, diễn đạt rõ rang, mạch lạc, nhận biết các chữ cái có trong câu chuyện, tên nhân vật, giúp trẻ chuẩn bị vào học lớp một được tốt hơn. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG I. Đặc điểm tình hình chung: 1. Thuận lợi: - Các lớp mẫu giáo được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo phòng GD & ĐT huyện Đông Hải và dưới sự chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của BGH Trường mẫu giáo Long Điền, cùng các bậc phụ huynh nhiệt tình đưa con em đến trường, hiểu được tầm quan trọng của ngành học mầm non. - Trẻ thích đi học, lớp học sạch sẽ, được trang trí phù hợp với chủ đề, hình ảnh phù hợp với sự hiểu biết của trẻ, trong lớp có đầy đủ đố dùng đảm bảo an toàn, đẹp, sắp xếp phù hợp ngăn nắp, để phục vụ cho tiết dạy và gây được ự hứng thú cho trẻ. 2. Khó khăn: - Cơ sỡ vật chất của nhà trường còn hạn chế, còn mượn phòng học của Trường tiểu học, sân chơi chưa đảm bảo nên việc hoạt động còn hạn chế. - Tranh ảnh phục vụ cho tiết dạy còn rất ít, vì thế giáo viên tự làm đồ dùng phục vụ cho tiết dạy phong phú hơn. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các cháu, chưa quan tâm giúp đỡ nhà trường thực hiện các khoản thu. - Cháu đến lớp chưa đúng độ tuổi. - Các cháu ở điểm lẻ nên đường đi lại rất khó khăn nên việc trao đổi về chuyên môn còn gặp nhiều hạn chế. II. Thực trạng nghiên cứu: Trong những năm học trước đây, việc kể chuyện cho trẻ nghe gặp nhiều khó khăn trong ngôn ngữ, trong nhận thức của trẻ, câu chuyện phải dạy trong hai tiết hoặc thêm tiết ôn.Cháu chỉ được nghe cô kể. Vì vậy cháu chưa nhận xét được, chưa miêu tả được hình ảnh hoặc chư trải nghiệm với tranh, với từ. Đa số các cháu chưa qua lớp mầm, chồi nên khi trẻ vào học lớp lá thì rất khó khăn cho giáo viên khi giảng dạy. Tiết dạy còn dạy theo kiểu gập khuôn, tiết học chưa sinh động chưa có sự cuống hì vậy kết quả học tập của các cháu chưa đạt kết quả cao. CHƯƠNG III I. Những biện pháp thực hiện: 1. Cơ sở vật chất: - Trang bị them đồ dùng dạy học như: tranh ảnh; mô hình, bổ sung them cho trẻ sách báo, các nguồn tài liệu phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ giúp trẻ trải nghiệm với hình ảnh, với từ để trẻ khắc sâu them vẻ đẹp, những ý tưởng đẹp, nhận biết sớm chữ cái. - Trang trí lớp học phù hợp với chủ đề có nội dung giáo dục, có đầy đủ các góc hoạt động để trẻ được làm quen với nội dung câu chuyện mọi lúc mọi nơi bằng nhiều hình thức khác nhau, vào những thời 9iem63 phù hợp. 2. Bồi dưởng nâng cao trình độ chuyên môn. - Dự chuyên đề, dự giờ học hỏi các chị em trong trường. Đối với bản than tôi rất là quan trọng như giúp tôi học tập them, bồi dưởng cho bản than nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp đổi mới, tích lũy them nhiều kiến thức và kinh nghiệm để tổ chức tiết dạy thêm phong phú, hấp dẫn và đạt được kết quả cao. + Ví dụ: Tôi đã dự các tiết chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức, các buổi dự giờ, thao giảng, hội giảng, bồi dưỡng chuyên môn hè Từ đó hình thành cho tôi nhiều kinh nghiệm để tiến hành vào tiết dạy cụ thể. 3. Dầu tư suy nghĩ để soạn bài, xây dựng tiết dạy theo chủ đề và tích hợp các nội dung. - Tôi luôn suy nghĩ với bất kỳ loại tiết nào, việc trước tiên bao giờ cũng phải nghiên cứu kỹ mục đích, yêu cầu của từng loại tiết xem tiết dạy thuộc loại chủ đề gì? Để lựa chọn sưu tầm, sang tác phù hợp câu chuyện phù hợp với chủ đề. Ví dụ: “Chủ đề gia đình” với câu chuyện “ Ba cô gái” hoặc bài thơ “ Vì con”. Từ đó tôi xây dựng giáo án cụ thể cho từng loại tiết dạy sau cho từng phần giới thiệu đến kết thúc tiết dạy đề xoay quanh chủ đề “ Gia đình” như vậy tiết học sẽ có sự phối hợp chặt chẽ không bị rời rạt. - Để phát huy tính tích cực của trẻ, tôi đã chú ý tích hợp các nội dung phù hợp cho tiết dạy. Ví dụ: Với câu chuyện “ Chú dê đen” chủ điểm “ Thế giới động vật” tôi tích hợp các nội dung sau đi giáo dục âm nhạc. “ Chú voi con” chữ cái. Với nội dung các con vật có chứa chữ cái làm quen với toán. Đếm thêm bón con vật giáo dục lễ giáo biết cách chăm sóc, và cách nuôi các con vật - Như vậy khả nâng nhận thức của trẻ được mở rộng hơn. 4. Tạo tình huống, gây hứng thú cho trẻ. - Để tiết dạy kể chuyện hấp dẫn cuốn hút sự chú ý cho trẻ thì giáo viên thật sự phải có phương pháp và nghệ thuật trong tiết day. Đó là phải dẫn dắt nhu thế nào cho phù hợp với từng loại tiết, có thể là bài hát, câu đố, trò chơi, đồng dao, ca dao + Ví dụ: Với câu chuyện “Ba cô gái” tôi đã dẫn dắt với bài hát “ Cả nhà thương nahu” rồi dẫn dắt trẻ vào câu chuyện. - Nhưng giọng kể của cô phải hay, diễn cảm phù hợp với từng tính cách của nhân vật trong chuyện. Tôi đã tập kể nhiều lần cho người khác nghe giọng kể của mình đã thể hiện đúng tính cách của nhân vật chưa, rồi tôi sữa giọng của mình đúng với tính cách của từng nhân vật. Đặc biệt khi kể tôi luôn đặt mình và nhân vật trong câu chuyện để thể hiện rõ tính cách, thái độ của từng nhận vật. + Ví dụ: Trong câu chuyện “ Ba cô gái” được thể hiện như sau: Giọng của mẹ khi bị ốm rung rung mong gặp được các con. Cô giáo luôn chú ý tha đổi các hình thức kể chuyện để gây hứng thú và sự tò mò của trẻ. + Ví dụ: Cô kể bằng lời, vừa kể vừa cho trẻ xem tranh hoặc mô hình để trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động trong tiết học mà không nhàm chán, tôi đã chú ý đến cách tổ chức tiết học để trẻ tưởng như “ Học mà chơi, chơi mà học” đó là bằng hình thức động xen hình thức tỉnh luôn xen kẽ với nhau. + Ví dụ: Giữa các phần cô kể hoặc đàm thoại đó là những trò chơi ngắn hoặc vật động theo bài hát ngắn. - Cao hơn nữa tôi đã tổ chức dưới hình thức đóng kịch đã khắc sâu nội dung câu chuyện và tình cảm của từng nhân vật. + Ví dụ: Câu chuyện : “ Ba cô gái” tôi đã trang trí cho trẻ bằng cách đóng các vai: bà; các con; bà mặc áo bà ba, các con mặc đầm, cho lần lược các cháu lên đóng kich. - Để tiết dạy hấp dẫn cuốn hút sự chú của trẻ tôi luôn luôn sưu tầm bài hát, bài thơ, câu đố có nội dung phù hợp với tiết dạy. Như vậy tiết học sẽ rất phong phú đa dạng, mới lạ, không bị nhàm chán. 5. Sử dụng đồ dùng đồ chơi giáo cụ trực quan trong giờ dạy và tận dụng nguyên liệu sẵn có. - Đặc điểm của trẻ là thích được tiếp xúc với đồ vật mà đặc biệt trong giờ kể chuyện đồ dùng trực quan giữ vai trò hết sức là quan trọng. Bởi kể chuyện thông qua những đồ dùng trực quan rất là hấp dẫn cuốn hút sự chú ý của trẻ, như giúp trẻ dể hiểu, dể nhớ nội dung chuyện vì vậy trẻ mới hứng thú kể chuyện hơn. + Ví dụ: Những tập tranh, các mô hình - Tôi đã suy nghĩ bằng những biện pháp có hiệu quả được trực quan. + Ví dụ: Với những câu chuyện sưu tầm, sang tác, tôi đã vẽ tranh rất đẹp phù hợp với làm rối giống như hình ảnh rất là sinh động, các mô hình thật là đẹp mắt, hấp dẫn trẻ, như vậy đồ dùng phục vụ cho tiết dạy không thể đầy đủ mà còn đẹp mắt rất là phong phú và đa dạng. 6. Một trong những điều kiện để tiết dạy kể chuyện thành công đó là những việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi. - Bỡi mục tiêu đổi mới phương pháp, là trẻ được tích cực chủ động tham gia các hoạt động đó là khi đàm thoại, nhiều trẻ được trả lời. - Do vậy trong tiết học tôi đã đặt ra những câu hỏi để trẻ được đàm thoại dưới nhiều hình thức, cô hỏi trẻ trả lời, hoặc trẻ hỏi cô trả lời, và khi trẻ hiểu sâu. - Nội dung câu chuyện có thể được trẻ hỏi trẻ khác trả lời. Dù ở hình thức nào cũng phải đảm bảo các nguyên tắc ngắn gọn, dể hiểu, logic phù hợp với nội dung câu chuyện, và khả năng nhận thức của trẻ, trách các câu hỏi để trẻ trả lời đồng thanh “ có ạ “ hoặc “ không “ mà tôi đặt các câu hỏi Tại sao? Vì sao? + Ví dụ: Nhưng tại sao cô cả không về thăm mẹ? - Câu hỏi tôi được đưa ra từ dể đến khó. + Ví dụ: Trong câu chuyện gồm có ai? - Đặc biệt tôi luôn tạo ra những tình huống để trẻ nhúc nhác trả lời được. Do vậy nội dung câu chuyện đều nói trẻ rất là nhẹ nhàng, không gò bó hay quá sức hiểu biết của trẻ, để trẻ hiểu sâu, và nhớ lâu hơn. III. Kết quả đạt được. Từ những biện pháp trên mà lớp tôi đạt được kết quả đáng kể. * Đối với bản thân: Tôi luôn tìm tòi sang tạo, sang tạo đồ dùng đồ chơi, cũng như các câu chuyện bài thơ câu đố Tạo cho tôi thêm bề dài kiến thức và kinh nghiệm. * Đối với trẻ: Trẻ tiếp thu bài thỏa mái, nhẹ nhàng, không gò bó mà phát huy tính tích cực tìm tòi khám phá của trẻ. - Cụ thể: + 100% trẻ hứng thú tích cực váo giờ kể chuyện. + 90% cháu hiểu nội dung câu chuyện. + 95% các cháu thích đóng kịch và kể chuyện sang tạo, theo tranh. + Đặc biệt trẻ nói ngộng, nói lắp không có, ở lớp tôi được đánh giá là lớp khá của trường vào các đợt thanh tra. Chính vì thế các bậc phụ huynh rất tinh tưởng gởi con em đến lớp. IV. Bài học kinh nghiệm: * Muốn giờ học đạt kết quả cao thì cô giáo phải. - Là người có năng khiếu kể chuyện. - Luôn tìm tòi sưu tầm học hỏi qua tài kiệu sách báo và các chị em đồng nghiệp. - Luôn chú ý đến bài soạn, cụ thể, chi tiết và phải lấy trẻ làm trung tâm. - Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, hấp dẫn phong phú đa dạng. - Hệ thống câu hỏi ngắn gọn dể hiểu, phù hợp với khả năng kiến thức của trẻ. - Có ý thức vươn lên, khiêm tốn học hỏi và tiếp thu ý kiến đóng góp tập thể của các cô bên chuyên môn và có ý kiến sữa đổi. - TRên đây là một số kinh nghiệm để gây hứng thú cho trẻ trong tiết kể chuyện mà tôi thực hiện trong năm học qua, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí chuyên môn viên, phòng giáo dục để tôi có kinh nghiệm trong những tiết dạy tiếp theo. Tôi chân thành cảm ơn! Long Điền, ngày.. tháng 11 năm 2010 Người viết Trần Hồng Rỉ
Tài liệu đính kèm: