Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học Toán hình học cho học sinh lớp 4 thông qua các trò chơi học tập

Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học Toán hình học cho học sinh lớp 4 thông qua các trò chơi học tập

Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hầu hết ở các quốc gia, của những bậc phụ huynh và thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác, toán học đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó rèn luyện cho các em không chỉ đơn thuần là tính toán mà điều chủ yếu là năng lực tư duy.

Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em có thể nhanh nhạy bén trong nhiều môn học khác. Rèn luyện học toán không có nghĩa là kì vọng các em trở thành những nhà toán học trong tương lai mà chính là rèn luyện tư duy cho các em trở nên linh hoạt hơn.

Vì vậy muốn cho các em học tốt môn toán trước tiên phải tạo cho các em niềm say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó người giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với sinh lí và sự phát triển tâm lí của học sinh.

Từ thực tế giảng dạy học sinh trong các môn học khác, đặc biệt là môn toán. Tôi sử dụng phương pháp trò chơi trong học tập thì học sinh rất ham thích học. Trên tinh thần “ Học mà chơi – chơi mà học ” chơi vui học càng vui. Nhằm thỏa mãn được nhiều nhu cầu trong khi chơi. Với ưu thế như thế trò chơi là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hòa, thoải mái, không rập khuôn khô cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như trong học tập của học sinh tiểu học một cách hứng thú và bổ ích.

Cùng với những kinh nghiệm trong những năm liên lục dạy lớp 4. Tôi mạnh dạn chọn viết đề tài “GÂY HỨNG THÚ HỌC TOÁN HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI HỌC TẬP”

 

doc 11 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 807Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học Toán hình học cho học sinh lớp 4 thông qua các trò chơi học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hầu hết ở các quốc gia, của những bậc phụ huynh và thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác, toán học đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó rèn luyện cho các em không chỉ đơn thuần là tính toán mà điều chủ yếu là năng lực tư duy.
Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em có thể nhanh nhạy bén trong nhiều môn học khác. Rèn luyện học toán không có nghĩa là kì vọng các em trở thành những nhà toán học trong tương lai mà chính là rèn luyện tư duy cho các em trở nên linh hoạt hơn.
Vì vậy muốn cho các em học tốt môn toán trước tiên phải tạo cho các em niềm say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó người giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với sinh lí và sự phát triển tâm lí của học sinh.
Từ thực tế giảng dạy học sinh trong các môn học khác, đặc biệt là môn toán. Tôi sử dụng phương pháp trò chơi trong học tập thì học sinh rất ham thích học. Trên tinh thần “ Học mà chơi – chơi mà học ” chơi vui học càng vui. Nhằm thỏa mãn được nhiều nhu cầu trong khi chơi. Với ưu thế như thế trò chơi là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hòa, thoải mái, không rập khuôn khô cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như trong học tập của học sinh tiểu học một cách hứng thú và bổ ích. 
Cùng với những kinh nghiệm trong những năm liên lục dạy lớp 4. Tôi mạnh dạn chọn viết đề tài “GÂY HỨNG THÚ HỌC TOÁN HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI HỌC TẬP”
2/ MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI:
Trò chơi học tập nhằm dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng, ôn tập, rèn luyện tư duy
Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn, học sinh cảm thấy hứng thú, tiếp thu bài nhanh hơn.
Giúp học sinh rèn luyện đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích lũy thông qua hoạt động vui chơi.
Giúp tiết học trở nên sinh động lôi cuốn và hấp dẫn hơn. Giúp các em phát hiện kiến thức tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ trong học tập.
3/LỊCH SỬ ĐỀ TÀI:
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những con người sáng tạo.
Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú trong học tập cho học sinh ( luật giáo dục 1988 ).
4/ PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi thực hiện trong năm học 2008-2009. Ở lớp tôi phụ trách, áp dụng với tất cả các đối tượng học sinh trong lớp.
II/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
1/ THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI:
Qua các năm công tác và giảng dạy ở trường. Tôi trực tiếp đứng lớp và dạy lớp 4.
Tôi thấy đa số học sinh thích học toán số học nhiều hơn hình học.
Ví dụ 1: 4786 + 2736 
3254 – 432
Hoặc tìm x:
X + 2 = 10
Ví dụ 2:
Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông rồi nêu tên từng cặp đoạn thẳng với nhau.
D
E
A
C
B
	E	
Từ hai ví dụ trên các em dễ làm ví dụ 1 hơn ví dụ 2. Thực tế đã chứng minh qua khảo sát chất lượng đầu năm, bài làm của các em còn hạn chế về hình học, đặc biệt là các em chưa khắc sâu, nắm vững.
Đó là việc làm tôi vô cùng lo lắng trong quá trình giảng dạy để các em có chất lượng tốt. Vì thế tôi mạnh dạn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này.
2/ NỘI DUNG CẦN QIẢI QUYẾT:
Từ vấn đề trên tôi nhận thấy rằng muốn cho học sinh học tốt môn toán nói chung và tóan hình học nói riêng thì việc tổ chức và sử dung phương pháp trò chơi trong mỗi tiết học rất cần thiết. Từ đó giúp các em sẽ hứng thú, say mê tiếp thu bài cũng như khắc sâu kiến thức một cách có hiệu quả. Để thực hiện được phương pháp trò chơi trong học tập đòi hỏi người giáo viên phải lưu ý vấn đề sau:
Thế nào là trò chơi học tập
Thiết kế trò chơi hợp lí
Cách tổ chức trò chơi
Hiệu quả của trò chơi
Để giúp học sinh chơi một cách thoải mái không gò bó mà tiếp thu bài nhanh tôi chú trọng thực hiện 3 biện pháp;
Biện pháp gây hứng thú cho học sinh học tập ( chống mệt mỏi )
Biện pháp khắc sâu kiến thức
Biện pháp công bằng khi chơi
Ngoài ra tôi còn chú trọng đến trình độ nhận thức của các em và giúp các em nắm vững kiến thức và kĩ năng về môn toán và giải quyết những tình huống thường gặp trong đời sống hằng ngày. Nó là dấu ấn lắng động mãi trong tâm hồn các em và làm nên nguồn sức mạnh thôi thúc các em học tốt hơn trên bước đường mai sau.
3/ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
Biện pháp gây hứng thú cho học sinh học tập ( Biện pháp chống mệt mỏi )
Trong mỗi tiết học chúng ta cần làm thay đổi hình thức tổ chức cũng như phương pháp dạy học đặc biệt là phương pháp trò chơi giúp các em dễ chịu hơn, lớp học trở nên sôi nổi hơn.
Ngoài ra trò chơi còn rèn luyện cho các em kĩ năng, kĩ xảo tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Thông qua trò chơi các em hoạt động tích cực. Do đó trò chơi không phải là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục hữu hiệu.
Trước khi các em chơi giáo viên cần phải hướng dẫn cụ thể cách chơi, luật chơi, từ đó giúp các em tự đánh giá, giám sát lẫn nhau. Ngoài ra phải nhận xét đánh giá, khích lệ các em nhằm giúp các em tham gia trò chơi nhiệt tình, hào hứng có ý chí vươn lên trong học tập và luôn giữ vững tính đòan kết.
Ví dụ 1: Trò chơi nhận dạng về góc ( Bài: góc nhọn, góc tù, góc bẹt )
Mục tiêu: Học sinh nhận dạng các góc cơ bản trong chương trình toán 4.
Trò chơi thứ nhất: “Ai nhanh ai đúng ” Bài tập 1 trang 49.
Chuẩn bị:
Hai phiếu trò chơi hoặc 2 bảng phụ, 2 ê ke.
Trong các góc sau đây góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt?
Điền tên góc dưới mỗi hình: 
P
B
Q
K
C
I
D
U
V
A
N
M
Góc:.	Góc:.	Góc:.
X
Y
E
Góc:.	Góc:.
Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành 2 đội ( mỗi đội có 5 học sinh tham gia ). Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát góc ( đính bằng 2 phiếu hoặc 2 bảng phụ ).
Học sinh lần lượt nhận dạng góc và ghi kết quả vào dưới các hình. Đội nào xong trước và điền đúng tên góc thì đội đó thắng cuộc. Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc và động viên nhóm làm sau.
Trò chơi thứ hai: “ Diễn tả ” Bài tập 1 trang 49.
Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị hình vẽ trong 2 bảng phụ
 Bảng 1	 Bảng 2
P
B
E
M
N
A
K
C
I
D
U
V
O
H
G
Y
X
Q
Cách chơi: 
Chia lớp thành 2 đội ( mỗi đội có 2 học sinh tham gia ). Từng đội lần lượt chơi.
Giáo viên treo bảng 1 hoặc bảng 2. Một học sinh sẽ quan sát hình và nêu đặc điểm về góc ( không được nêu tên góc ) 1 học sinh còn lại không nhìn bảng, dựa vào đặc điểm bạn mình gợi ý để trả lời đó là góc gì.
Mỗi đội sẽ diễn tả và trả lời trong thời gian là 30 giây. Đội nào trả lời đúng tên số góc nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc.
Ví dụ 2: Trò chơi nhận dạng hình.
Mục tiêu:Củng cố nhận dạng các hình đã học và đang học ( hình thoi, hình chữ nhật, hình bình hành và hình tứ giác )
Trò chơi thứ 3: “ Hình gì biến mất” Bài tập 1 trang 140
Chuẩn bị:
Cắt các hình có dạng
 Hình 2
Hình 1
 Hình 1	
 Hình 4
 Hình 3
Hình 5
Cách chơi:
Giáo viên cầm lần lượt các hình đính bảng và hỏi học sinh: ( Đây là hình gì )
Gọc sinh lần lượt nêu:
Giáo viên yêu cầu: Bây giờ các em nhắm mắt lại xem hình nào biến mất nhé!
Cách 1: Một học sinh lên bảng giáo viên lấy 1 hình yêu cầu học sinh nêu.
Cách 2: Hai học sinh lên bảng nhắm mắt. Giáo viên lấy 1 hình và học sinh xem ai phát hiện trước.
Cách 3: Một học sinh lên bảng. Giáo viên lấy 2 hình. Học sinh nêu.
Cách 4: Cả lớp cùng nhắm mắt. Giáo viên lấy hình và em nào phát hiện trước thì giáo viên tuyên dương em đó.
* Lưu ý: Cách chơi này có thể áp dụng cho bài tập 1 trang 102 ( Bài: hình bình hành )
Trò chơi thứ 4: “ Cái túi kì lạ ” Bài tập 1 trang 140
Chuẩn bị: Giỏ ( Bên ngoài không nhìn thấy )
Các hình giống như trò chơi thứ 3.
Cách chơi:
Cả lớp ngồi tại chỗ. Giáo viên cầm túi và nêu: Thầy có một túi rất đẹp nhưng không biết bên trong là những hình gì? Đố ai không nhìn vào túi mà đoán được.
Giáo viên yêu cầu học sinh đứng lên, sờ tay vào túi và nêu tên hình trước khi lấy hình ra. Cả lớp kiểm tra.
Giáo viên khen ngợi học sinh nêu đúng và có thể tổ chức cho học sinh thi đua.
Ví dụ 3: Trò chơi giải bài toán về diện tích ( Diện tích hình bình hành , diện tích hình thoi )
Mục tiêu: học sinh giải các bài toán liên quan đến diện tích hình bình hành, diện tích hình thoi.
Trò chơi thứ 5: “ Ghép hoa vào cành ” Bài tập 3 trang 104.
Chuẩn bị: Cắt giây có dạng cây hoa. Mỗi cây có 2 lá.
Cao=13dm
Cao=34cm
Đáy = 4dm
Đáy = 4m
Đáy = 4m
Cao=13dm
Một số bông hoa bằng bìa ở giữa có ghi kết quả diện tích.
Diện tích
1360 cm2
Diện tích
136 cm2
Diện tích
52 dm2
Diện tích
520 dm2
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội ( mỗi đội cử 2 học sinh tham gia )
Học sinh thi đua tiếp sức. Chọn hoa có kết quả đúng gắn vào cành. Đội nào gắn hoa đúng và nhanh nhất là đội đó thắng cuộc.
Trò chơi thứ 6: “ Gửi thư đúng địa chỉ ” bài tập 2 trang 143.
Chuẩn bị:
Miếng bìa cắt dạng hình ngôi nhà bên trong có ghi kết quả ( đúng hoặc sai ) về diện tích hình thoi.
Một miếng bìa cắt dạng phong bì thư phía trên có ghi độ dài 2 đường chéo hình thoi.
Diện tích
 là 600 dm2
Diện tích
 là 100 dm2
Diện tích
 là 60 dm2
Đường chéo hình thoi
 4 m và 15 dm
Đường chéo hình thoi
 5 dm và 20 dm
Cách chơi:
Giáo viên phát lớp lá thư có độ dài đường chéo hình thoi là 5dm và 20dm. Nửa lớp còn lại có độ dài đường chéo hình thoi là 4 m và 15 dm.
Giáo viên nêu để gửi được những lá thư vào những ngôi nhà ( có số đo diện tích ) đúng địa chỉ thì các em phải thực hiện phép tính. Sau đó đính kết quả vào ngôi nhà giáo viên đính bảng ( học sinh theo hiệu lệnh của giáo viên )
Giáo viên tuyên dương cá nhân gửi thư tốt động viên những cá nhân gửi thư chưa đúng địa chỉ.
b/ Biện pháp khắc sâu kiến thức:
Trong thực tế dạy học ở trường tiểu học. Trò chơi học tập phần lớn được xem như là một thủ thuật, biện pháp khắc sâu kiến thức mà học sinh vừa được học xong trong tiết học. Tuy nhiên trò chơi học tập có thể được tổ chức tất cả các khâu trong tiến trình học hoặc sau một số bài học. Khi học sinh đã có những kiến thức tổng hợp thì học sinh có thể suy ngẫm, thử nghjiệm lập luận để đạt kết quả. Từ đó sẽ giảm bớt sự căng thẳng làm cho tiết học diễn ra một cách tự nhiên, hấp dẫn.
Ví dụ 4: Trò chơi ghép hình.
Trò chơi thứ 7:” Ghép lại hình bình hành ”
Mục tiêu: Học sinh nhận thấy từ hình chữ nhật ta có thể cắt ghép lại thành hình bình hành.
Chuẩn bị:
Giấy kẻ ô vuông, kéo.
Cắt một hình chữ nhật ra hai mảnh để ghép lại thành hình bình hành.
2
1
1
2
Cách chơi:
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi cá nhân và nêu hình mẫu.
Và có 3 phút để cắt, xếp thành hình bình hành: Hết thơi gian có học sinh chưa làm xong thì giáo viên gọi một học sinh làm đúng lên làm mẫu và tuyên dương những em làm đúng, kịp thời gian qui định, đồng thời động viên những em chưa làm kịp.
Qua trò chơi trên học sinh biết diện tích hình chữ nhật cũng chính là diện tích hình bình hành. Từ đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức lâu hơn.
Trò chơi thứ 8: “ Ghép thành hình ngôi sao ” Bài tập 3 trang 141.
Chuẩn bị: Một số tờ giấy, kéo, thước.
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm ( mỗi nhóm 5 học sinh ). Yêu cầu các nhóm cắt thành 5 hình thoi và ghép lại thành hình ngôi sao. Nhóm nào tạo thành hình ngôi sao trước, đều, đẹp thì thắng cuộc.
Cách cắt hình thoi ( hình vẽ )
5
4
1
2
3
Đáp án:
C/ Biện pháp công bằng khi chơi:
Trong khi chơi, giáo viên phải hăng hái, nói rõ ràng, vui vẻ, phải công bằng, đúng luật cho học sinh chơi chấp nhận thoải mái và tự giác.
Giáo viên thưởng những học sinh, nhóm học sinh tham gia nhiệt tình, đúng luật và “ thắng ” trong cuộc chơi. Phạt những học sinh, nhóm học sinh vi phạm luật hoặc thua với hình thức đơn giản như: múa, lò cò, kể chuyện vui
Thực hiện biện pháp này giúp học sinh hăng sai và có ý thức kỉ luật cao, luôn đoàn kết giúp đỡ đồng đội.
4. KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG:
Trong quá trình thực hiện 3 biện pháp nêu trên. Tôi thấy rằng chất lượng học sinh nâng cao rõ rệt. Học sinh ham thích học môn toán hơn đặc biệt là về hình học, không còn thờ ơ, chán học. Không cảm thấy toán về hình học khô khan, gò bó đối với các em. Từ đó giúp các em tiếp thu bài tốt hơn.
Số liệu học môn toán của lớp trong năm học 2008-2009 như sau:
GIAI ĐOẠN
GIỎI
KHÁ
T. BÌNH
YẾU
Đầu năm
35,4%
30,2%
26,7%
8,7%
Giữa HKI
64,8%
21,6%
13,6%
0
Cuối HKI
75,3%
17,7%
7%
0
Giữa HKII
91,7%
8,3%
0
0
Cả năm
III. KẾT LUẬN:
1./ TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP:	
Muốn rèn luyện học sinh học tốt môn toán nói chung và tóan hình học nói riêng đòi hỏi người giáo viên phải sưu tầm và sáng tạo ra những trò chơi để gây hứng thú cho học sinh ở mỗi tiết học, tạo điều kiện cho học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn. Thực tế hơn nữa năm học qua tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình để giảng dạy học sinh của lớp. Khi học đến môn toán về hình học các em không còn cảm thấy nhàm chán nữa, học sinh hiểu bài và khắc sâu bài lâu hơn. Từ đó đến chất lượng học môn khác cũng được nâng cao.
Từ sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm:
Phải củng cố cho học sinh nắm lại nội dung của từng bài qua từng trò chơi.
Luyện tập cho học sinh có óc thẩm mĩ, sáng tạo
Tạo cho các em có tinh thần đồng đội không ganh ghét.
Khắc sâu bài lâu hơn.
2/ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
Sáng kiến kinh nghiệm này được và đang áp dụng cho học sinh lớp 4 của lớp tôi đang phụ trách. Nếu được sự đồng ý của lãnh đạo cũng như bộ phận chuyên môn của trường tôi có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh khối 4 ở tòan trường.
Lưu ý: Thay đổi hình thức, cách tổ chức trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh.
3/ KIẾN NGHỊ- ĐỀ XUẤT:
Đối với chỉ đạo:
Phải tổ chức chuyên đề nhằm giúp đỡ giáo viên rút kinh nghiệm, trao đổi về phương pháp giảng dạy.
Khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp trò chơi trong học tập đặc biệt là môn toán để tiết dạy diễn ra sôi nổi, giảm nhẹ sự căng thẳng khi học.
Đối với giáo viên:
Lựa chọn trò chơi phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Cần chuẩn bị tốt hình thức tổ chức cũng như cách chơi, luật chơi
Nếu thấy học sinh thờ ơ, không tham gia trò chơi thì giáo viên cần xem lại cách tổ chức hoặc xem lại trò chơi đó có thu hút được học sinh hay không từ đó sẽ sửa chữa hợp lí.
Đối với học sinh:
Cần chuẩn bị tốt đồ dùng học tập.
Hăng say chơi hết mình.
Phải biết bỏ qua sai phạm của người khác.
Có tinh thần đoàn kết.
Tôn trọng kỉ luật.
Biết giúp đỡ đồng đội, gắn bó với đồng đội.
Đối với gia đình:
Luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên con em học tập.
Nhắc nhở con em chuẩn bị tốt đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
Trên đây, tôi đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để phương pháp dạy được tốt hơn. Bên cạnh đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà.
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM(26).doc