Chúng ta đều nhận thấy được rằng, trong xã hội hành vi của con người được quy định bởi một số quy tắc. Nếu mọi thành viên của xã hội đều có ý thức phục tùng trật tự đã được thiết lập, được gọi đó là kỉ luật, tự giác. Và một số chế độ muốn tồn tại, phát triển đòi hỏi phải tạo nên sự kỉ luật, tự giác ấy.
Xét ở góc độ nhỏ hơn, nhà trường của chúng ta cũng giống như 1 xã hội thu hẹp lại. Cùng với tất cả các hoạt động, yếu tố kỷ luật, tự giác luôn phải đặt lên hàng đầu. Không những vậy nó còn tác động tích cực đến mọi thành công mà thầy trò có được.
Tuy nhiên muốn tạo cho học sinh có một thói quen nề nếp tốt là cả một thử thách đầy khó khăn.
Bao nhiêu học trò bấy nhiêu tâm tính, thái độ, cách ứng xử khác nhau. Cần đưa ra nhiều hướng giáo dục mới mong rèn luyện được tính kỷ luật, tự giác.
PHẦN I: I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Lý do khách quan: Chúng ta đều nhận thấy được rằng, trong xã hội hành vi của con người được quy định bởi một số quy tắc. Nếu mọi thành viên của xã hội đều có ý thức phục tùng trật tự đã được thiết lập, được gọi đó là kỉ luật, tự giác. Và một số chế độ muốn tồn tại, phát triển đòi hỏi phải tạo nên sự kỉ luật, tự giác ấy. Xét ở góc độ nhỏ hơn, nhà trường của chúng ta cũng giống như 1 xã hội thu hẹp lại. Cùng với tất cả các hoạt động, yếu tố kỷ luật, tự giác luôn phải đặt lên hàng đầu. Không những vậy nó còn tác động tích cực đến mọi thành công mà thầy trò có được. Tuy nhiên muốn tạo cho học sinh có một thói quen nề nếp tốt là cả một thử thách đầy khó khăn. Bao nhiêu học trò bấy nhiêu tâm tính, thái độ, cách ứng xử khác nhau. Cần đưa ra nhiều hướng giáo dục mới mong rèn luyện được tính kỷ luật, tự giác. 2. Lý do chủ quan: Qua những năm làm công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong giáo dục. Các lớp tôi đã chủ nhiệm qua, nhìn chung nề nếp tương đối ổn định, ý thức học sinh khá tốt vì vậy tôi đề cập đến vấn đề "Giáo dục tính kỷ luật, tự giác cho học sinh" và cũng mong được đón nhận sự góp ý chân thành. PHẦN II: II/ ĐỐI TƯỢNG CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học. Tuy vậy, sự quan tâm nhiều nhất là học sinh được coi là "Cá biệt", "chậm tiến". 2. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu: Dựa trên những hiểu biết nhận thức về tâm sinh lý lứa tuổi và sự phát triển trong nhân cách của học sinh trong bậc học đó là sự bắt chước người lớn cộng thêm còn có ảnh hưởng không nhỏ của môi trường xung quanh. Để thực hiện đề tài này chủ yếu tôi sử dụng những kinh nghiệm riêng của bản thân. Đó là những việc làm đã được trải qua thực nghiệm, những tình huống diễn ra trong quá trình giáo dục học sinh. Chủ yếu sử dụng phương pháp nêu gương; điều tra PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 1. Yêu cầu của việc giáo dục tính kỷ luật, tự giác cho học sinh: Nhà trường của chúng ta là nhà trường xã hội chủ nghĩa. Các hoạt động của nhà trường đều hướng tới mục đích cuối cùng đó là đào tạo nên một lớp người có đầy đủ phẩm chất, năng lực, sức khoẻ hứa hẹn cho tương lai. Điều quan trọng quyết định mục tiêu trên chính là tính kỷ luật, tự giác. Nó được diễn ra một cách phức tạp, chuyển biến khó lường. Nó đòi hỏi những nhà giáo dục phải làm việc lâu dài, có ý chí, kiên trì. 2. Giáo viên phải làm gì để xây dựng một tập thể có tính tự giác? Sự ảnh hưởng của giáo viên bao giờ cũng trở nên hết sức quan trọng. Trước hết, nhà giáo phải là tấm gương cho học sinh về kỷ luật, tự giác. Làm việc đúng giờ giấc, đã nói là phải làm cho bằng được, không dễ dãi, buông thả trong công việc. Khi giáo viên có lời nói hoặc hành động chưa đúng phải dám nhận lỗi với học sinh. * Giáo viên cần giúp các em nhận biết lớp học là một tập thể đòi hỏi mỗi học sinh phải nỗ lực cố gắng góp phần đạt được những chỉ tiêu, phương hướng mà tập thể đề ra. Trong đó sự đoàn kết, yêu thương, biết cùng nhau chia sẻ để gánh vác trách nhiệm là yêu cầu cao nhất để đưa đến sự thành công. * Lựa chọn ban cán sự lớp, ban chỉ huy chi Đội có năng lực lãnh đạo tốt vì dù nhiệt tình đến mấy giáo viên cũng không thể cứ bám sát học sinh từng lúc được mà điều này cũng không nên làm vì theo tôi sự "quá quan tâm" của giáo viên sẽ tạo nên tâm lý ỷ lại, thụ động, trông chờ". Ngược lại với đội ngũ cán sự biết làm việc. Giáo viên có thể "điều khiển từ xa". Chính các em sẽ tự giáo dục lẫn nhau và giúp nhau tiến bộ. Muốn vậy, phải chọn học sinh học khá - giỏi, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và có quan hệ hoà đồng, gắn bó với tập thể. Kinh nghiệm cho thấy lớp trưởng là nữ sẽ tạo việc điều hành được dễ dàng, thuận lợi hơn nhiều so với các em nam. Do đặc điểm giới tính quy định: Các em nữ khôn hơn trước tuổi, tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo hơn. Còn hoàn cảnh gia đình cũng là yếu tố chí phối năng lực làm việc của học sinh: Thường những em được gia đình quan tâm chăm sóc, đầy đủ hay được phụ huynh tạo điều kiện, hết lòng ủng hộ trong hoạt động phong trào. Tiếp đó, giáo viên giúp học sinh nhận thức được rằng: lớp trưởng, lớp phó là những người có quyền hạn, được phép chỉ huy mình và bổn phận của mỗi người cần biết tuân theo yêu cầu đặt ra. Đó cũng là thành công bước đầu trong quá trình giáo dục tính kỷ luật, tự giác. * Giáo viên tổ chức tốt các phong trào hoạt động do nhà trường, đội phát động: Những phong trào thi đua đều hướng đến mục đích nội dung rất cụ thể. Hoà cùng các tập thể khác, nếu lớp tổ chức thành công, đạt kết quả cao sẽ có tác dụng động viên cổ vũ học sinh rất lớn. Các em cảm thấy tự hào, hãnh diện vì mình là một thành viên trong đó. Từ đó các em sẽ cố gắng rèn luyện tốt, không làm điều sai trái để ảnh hưởng đến lớp, đến chi Đội. 3. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý của từng học sinh: Giáo dục của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tính kỷ luật, tự giác của học sinh. Nếu bố mẹ nghiêm khắc, yêu cầu cao thì các con sẽ làm việc và học tập rất có nề nếp. Đó là thuận lợi, tạo điều kiện cho giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh. Và ngược lại nếu gia đình quá nuông chiều, ít quan tâm đến giáo dục con cái thì giáo viên sẽ gặp khó khăn nhiều khi giáo dục những đối tượng này. Vì thế nắm được hoàn cảnh gia đình, biết đặc điểm tâm lý từng em sẽ giúp nhà sư phạm biết được mình phải làm gì để hướng học sinh vào quỹ đạo giáo dục. 4. Tìm ra những biện pháp giáo dục thích hợp với từng học sinh: Người ta bảo rằng giáo dục là một nghệ thuật và nghệ thuật ấy phải đạt đến đỉnh cao quả rất đúng: Không có một biện pháp nào được áp dụng đơn thuần cho mọi đối tượng học sinh. Với từng em một, chúng ta lại có kiểu giáo dục khác nhau. Ngay trong lời nói của giáo viên cũng vậy. Khi học sinh vi phạm nội quy, giáo viên đừng nóng giận một cách vội vàng mà cần giữ thái độ bình tĩnh từ tốn tìm hiểu kỹ nguyên nhân của những vi phạm ấy sau đó nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Trước các em có tính kỷ luật, tự giác thấp thì hình thức xử lý nên thay đổi, đi từ thấp đến cao. Ban đầu chỉ là động viên, nhắc nhở, tiếp đến cho hứa hẹn nếu sự chuyển biến không đáng kể thì cần mời phụ huynh hoặc nhắc nhở trước toàn trường Trong lớp có 2 đối tượng học sinh có kỷ luật, tự giác thấp cần được quan tâm nhiều hơn. Tạm thời chia ra làm 2 loại như sau: * Các em có tính nhút nhát, ngại ngùng, ít tham gia hoạt động phong trào: Với những em này nhất thiết không quát nạt hay mắng mỏ. Từng bước một từ từ không nên vội vã như đó là sự vô tình cuốn các em vào quỹ đạo chung. Cần tạo cho các em cảm giác yên tâm, tự tin, giáo viên là người bạn đồng hành khích lệ lòng quyết tâm cho các em. * Với những em bướng bỉnh, nói năng, hành động một cách tuỳ tiện "cá biệt": thì sự quan tâm của giáo viên càng cần thiết hơn thể hiện ở sự gần gũi, yêu thương một cách chân thành để học sinh hiểu rằng thầy, cô yêu quý, tin tưởng mình thậm chí còn hơn hẳn các bạn khác cùng lớp. Có thể dựa vào khả năng tính tình, tình cảm của từng em mà giao việc như: Thực hiện hướng dẫn an toàn giao thông, chăm bồn hoa nhiệm vụ không lớn lắm nhưng giúp các em hiểu được tin cậy và tín nhiệm các em sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao. Giáo viên phải nắm bắt những biểu hiện, thay đổi dù là rất nhỏ, cần khen ngợi, động viên kịp thời để các em phấn chấn, cố gắng. 5. Kết quả: Qua những việc làm trên thì tính kỉ luật,tự giác của học sinh tăng đáng kể. Cụ thể trong từng năm học như sau: Tính kỉ luật tự giác thấp: Năm học Lớp Đầu năm Cuối học kì I Cuối năm học 2005 - 2006 4A 31% 18.6% 3,1% 2006 - 2007 5E 49,5% 24,8% 3,3% 2008 - 2009 4A 23,8% 11,9% Chưa kết thúc năm học Cứ như thế, khi trong lớp mọi học sinh đều cố gắng,tự giác, có ý thức kỉ luật cao thì mọi nhiệm vụ khác của quá trình giáo dục đều rất dễ thành công như ta hằng mong muốn. Đây là những kinh nghiệm được rút ra từ thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh mà bản thân tôi đã cảm thấy khá tự tin với những việc mình đã làm, mọi phong trào diễn ra nhẹ nhàng, giáo viên không mấy vất vả vì từng em đã ý thức được những điểm cần thực hiện. PHẦN IV: ĐỀ XUẤT Ý KIẾN. Nói rằng công tác chủ nhiệm rất nặng nề, cực nhọc là hoàn toàn đúng. Có bao nhiêu việc phải làm trong một buổi, tuần, tháng, năm mà chúng ta cần phải giải quyết, quán xuyến. Để giúp giáo viên có điều kiện giáo dục học sinh theo tôi cần chú trọng các mặt sau: 1/ Bên cạnh những chuyên đề giành cho chuyên môn nên chăng cũng phải có các chuyên đề giành cho giáo dục hạnh kiểm, đạo đức, tình cảm của học sinh. Người thực hiện là các nhà giáo nhiều kinh nghiệm, hiểu sâu sắc đối tượng học sinh và chính họ đã thành công trong quá trình giáo dục. 2/ Cùng với quy chế chuyên môn, cũng nên cho đây là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá thi đua của giáo viên. Hiệu quả việc làm của một giáo viên không chỉ là chất lượng giảng dạy mà còn ở kết quả giáo dục hạnh kiểm. Bởi một nhà giáo giỏi - một chiến sĩ thi đua cũng là một nhà sư phạm tài ba. Nói chung còn nhiều kiểu tổ chức khác rất thiết thực, phù hợp với hoạt động giáo dục hạnh kiểm cho học sinh - Nếu chúng ta càng quan tâm chú trọng đến học sinh thì sẽ có rất nhiều việc cần làm. PHẦN V: KẾT LUẬN Người giáo viên phải cố gắng, không phải làm cho học sinh vâng lời một cách đơn giản mà phải phát triển tính tích cực và độc lập của học sinh. Giáo viên cũng phải làm sao để tinh thần kỷ luật phải là một bộ phận cấu thành tính cách các em chứ không phải là một thói quen tuân thủ một số quy tắc (thói quen bề ngoài). Làm được điều này, tức là chúng ta đã thành công lớn trên con đường giáo dục của mình. Rất mong sự góp ý trao đổi của đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Trần Phú, ngày 07 tháng 02 năm 2009 Người viết Nguyễn Thị Thanh Thảo Nhận xét của Hội đồng chấm cấp trường .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... Chủ tịch HĐ (Ký tên, đóng dấu) Nhận xét của hội đồng chấm cấp trên .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... ....................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: