Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp Dạy - Học hiệu quả phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp Dạy - Học hiệu quả phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học

Vẽ theo mẫu là một phân môn quan trọng, còn có thể nói là xương sống, trọng tâm và là nòng cốt của bộ môn mĩ thuật. Hơn nữa, với môn mĩ thuật ở tiểu học chúng ta đang hướng dẫn học sinh cảm thụ mĩ thuật ở mức cảm tính thì phân môn vẽ theo mẫu lại đóng vai trò quan trọng hơn cả. Khi học sinh nắm vững kiến thức cơ bản ban đầu của phân môn này một cách vững vàng sẽ là điều kiện và khả năng để phát huy các phân môn khác. Khi nói tới bộ môn mĩ thuật chúng ta sẽ hiểu rằng nó được bắt đầu từ “cảm” sau “cảm” mới là “lý” hay nói cách khác nó bắt nguồn từ “cảm tính” dần chuyển thành “lý tính”. Chính vì vậy, ở tiểu học mới chỉ dừng ở mức “cảm tính” mà thôi. Chúng ta dạy học sinh nhằm đạt được mục tiêu là học sinh có kiến thức ban đầu về mĩ thuật. Để bắt đầu cảm nhận mĩ thuật các em sẽ hình thành khái niệm mĩ thuật qua cách quan sát, nhận xét sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Và tất thảy những sự vật hiện tượng ấy được sắp xếp, tổ chức trong 45 tiết (bài) vẽ theo mẫu ở tiểu học. Trong những bài này là những mẫu vẽ đã được chủ động nghiên cứu để nó trở thành những mẫu đại diện điển hình cho mọi sự vật hiện tượng.

 

doc 40 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp Dạy - Học hiệu quả phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề
1. Cơ sở lí luận.
Vẽ theo mẫu là một phân môn quan trọng, còn có thể nói là xương sống, trọng tâm và là nòng cốt của bộ môn mĩ thuật. Hơn nữa, với môn mĩ thuật ở tiểu học chúng ta đang hướng dẫn học sinh cảm thụ mĩ thuật ở mức cảm tính thì phân môn vẽ theo mẫu lại đóng vai trò quan trọng hơn cả. Khi học sinh nắm vững kiến thức cơ bản ban đầu của phân môn này một cách vững vàng sẽ là điều kiện và khả năng để phát huy các phân môn khác. Khi nói tới bộ môn mĩ thuật chúng ta sẽ hiểu rằng nó được bắt đầu từ “cảm” sau “cảm” mới là “lý” hay nói cách khác nó bắt nguồn từ “cảm tính” dần chuyển thành “lý tính”. Chính vì vậy, ở tiểu học mới chỉ dừng ở mức “cảm tính” mà thôi. Chúng ta dạy học sinh nhằm đạt được mục tiêu là học sinh có kiến thức ban đầu về mĩ thuật. Để bắt đầu cảm nhận mĩ thuật các em sẽ hình thành khái niệm mĩ thuật qua cách quan sát, nhận xét sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Và tất thảy những sự vật hiện tượng ấy được sắp xếp, tổ chức trong 45 tiết (bài) vẽ theo mẫu ở tiểu học. Trong những bài này là những mẫu vẽ đã được chủ động nghiên cứu để nó trở thành những mẫu đại diện điển hình cho mọi sự vật hiện tượng.
Vẽ theo mẫu ở tiểu học là một phân môn tạo nên ý thức quan sát để cảm nhận cái đẹp, cái mĩ của sự vật hiện tượng. Đó sẽ là một trong những kiến thức ban đầu quan trọng của chương trình mĩ thuật tiểu học, và từ đây, sẽ dần hình thành các kĩ năng cần thiết để giúp học sinh hoàn thành được các bài tập theo chương trình, và vận dụng những kiến thức ấy vào học tập, sinh họat hàng ngày. Kiến thức vẽ theo mẫu ở tiểu học, cũng như các phân môn khác của bộ môn mĩ thuật đều được thiết kế theo chương trình đồng tâm từ dễ đến khó, đó không phải là những mẫu vẽ, bài vẽ khó và đòi hỏi trình độ cao siêu mà được bắt đầu từ cách vẽ những nét thẳng, nét cong (đối với lớp 1), đến vẽ những đồ vật thông dụng như cái xô, cái phích, cái bát (đối với lớp 4,5).
Vẽ theo mẫu là một phân môn mà học sinh được quan sát mẫu thực và nhận xét mẫu để rồi mô phỏng lại mẫu một cách tương đối giống thực. Tức là học sinh sẽ hình thành được kiến thức cơ bản của môn mĩ thuật qua phân môn vẽ theo mẫu này. Học sinh sẽ vẽ theo một phương pháp cụ thể, đơn giản. Đó là vẽ hình chung trước (tổng thể mẫu), sau rồi mới vẽ chi tiết (các bộ phận nhỏ), và chu trình vẽ này đều được vận dụng trong tất cả các phân môn của bộ môn mĩ thuật. Nói như vậy để thấy rằng vẽ theo mẫu sẽ tạo được thói quen cơ bản cho học sinh, đó là vẽ từ phần chung trước, phần riêng sau; vẽ phần chính trước, phụ sau; vẽ đơn giản trước, chi tiết sau; vẽ nét thẳng trước, nét cong sau và vẽ mảng chính trước, mảng phụ sau.
Nói tóm lại vẽ theo mẫu có thể là “kim chỉ nam” cho các phân môn còn lại của bộ môn mĩ thuật. Và đây sẽ là kiến thức cơ bản tạo đà để học sinh tiếp tục khám phá và làm chủ cái đẹp trong chương trình mĩ thuật đồng tâm ở các cấp cao hơn , đặc biệt là biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hằng ngày.
2. Cơ sở thực tế.
a/ Đối với giáo viên.
Trong thực tế của ngành giáo dục, giáo viên của bộ môn mĩ thuật trong những năm gần đây đã được chuyên biệt hoá cao. Tức là đã tương đối đủ chỉ tiêu giáo viên chuyên bộ môn mĩ thuật cho các trường tiểu học. Như vậy, ở các trường tiểu học, học sinh đã được học môn mĩ thuật do giáo viên chuyên phụ trách. Nhưng trong chương trình giáo dục mĩ thuật tiểu học lại có tới 5 phân môn nhỏ, đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng linh họat nhiều phương pháp giảng dạy thì mới có hiệu quả. Riêng đối với phân môn vẽ theo mẫu phần nào đó bị tác động bởi điều kiện dạy học mà giáo viên chưa chú ý tới phương pháp hiệu quả của phân môn này. Giáo viên dạy còn phụ thuộc vào nói “suông” hay còn gọi là dạy “chay”, mà dạy “chay” kiểu này rất không hiệu quả, mà còn ảnh hưởng lớn tới ý thức ban đầu về bộ môn. Yêu cầu của phân môn vẽ theo mẫu là cho học sinh vẽ mẫu thực, quan sát mẫu thực. Nhưng cũng có nhiều lí do mà giáo viên vẫn chưa chuẩn bị mẫu thực cho học sinh vẽ được. Chính điều đó, khiến mỗi học sinh không nhận thức được đầy đủ kiến thức, cũng như kết quả của bài vẽ kém hiệu quả. Ngoài thực trạng trên vẫn còn nhiều giáo viên sử dụng phương pháp cũ mà giờ đây đã trở thành lạc hậu, đã tạo nên sự áp đặt kiến thức một cách cứng nhắc và chưa phù hợp với đại trà đối tượng học, khiến cho học sinh tiếp thu một cách thụ động, qua loa chiếu lệ, có thái độ không cần thiết. Một số giáo viên vẫn coi bộ môn mĩ thuật là môn phụ, môn có cũng được, không có cũng không sao, dạy thế nào cũng xong, học sinh tiếp thu được bao nhiêu cũng mặc kệ, khiến cho việc khích lệ các em khá, giỏi có năng khiếu và các em yếu, trung bình bị hạn chế. Phương pháp giảng dạy của bộ môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng là rất đặc thù, rất riêng. Đòi hỏi người thầy phải hiểu rõ mình đang dạy đối tượng đại trà không có năng khiếu bằng một môn năng khiếu. Cái khó là rất khó nếu những người đóng vai trò gợi mở cho học sinh không biết cách tìm tòi, sáng tạo và sử dụng linh họat nhiều phương pháp; cái dễ lại rất dễ nếu chúng ta sử dụng các phương pháp linh họat có sáng tạo một chút, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách độc lập, hiệu quả cao.
Vì là một phân môn đòi hỏi học sinh phải tập chung quan sát mẫu là chính mà giáo viên một mặt không chuẩn bị mẫu thực, một mặt chưa hướng dẫn kĩ (kể cả lúc học sinh thực hành). Hầu hết học sinh sau khi nghe giảng cách vẽ theo mẫu nhưng vẫn chưa vẽ được theo mẫu, bởi lời giảng của giáo viên còn trừu tượng, chưa phù hợp với cảm tính ở lứa tuổi của trẻ. Nhiều khi giáo viên còn coi học sinh như những người học chuyên về họa, lời giảng còn nhiều lý tính, gần như để dạy học sinh trở thành họa sỹ. Trong khi đó mục tiêu của chúng ta lại không phải là như vậy.
Nói tóm lại, để giảng dạy tốt phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học. Giáo viên cần hướng học sinh theo định hướng tích cực, truyền tải cho học sinh những khái niệm mĩ thuật hết sức cụ thể, đơn giản và dễ hiểu. Kết hợp lời giảng với ví dụ, chứng minh thực tế để học sinh thấy ngay, nhận biết dễ dàng. Học sinh hiểu được đường nét, hình khối, mảng miếng, mầu sắc đơn giản từ đó mô phỏng được gần giống với mẫu thực, không có sai sót chính về tỉ lệ, hình dáng của mẫu; có ý thức bước đầu về đậm nhạt.
b/ Đối với học sinh.
Bộ môn mĩ thuật nhìn chung học sinh đều có ý thức tích cực học tập, yêu thích bộ môn. nhưng xét về chuyên môn thì những ý thức ấy, sở thích ấy cũng chỉ dừng ở trào lưu đơn thuần do học môn này học sinh được tự do sáng tạo, không khí học thoải mái hay nói đúng hơn học sinh được giải trí sau nhiều tiết học căng thẳng khác. Chính vì điều này, mà “chất” thực sự của học sinh qua bộ môn này chưa hiệu quả cao. Tới tiết học mĩ thuật thường học sinh rất mong đợi nhưng khi thực hành thì lại không tuân thủ (làm theo) các bước cơ bản đã được giáo viên hướng dẫn. Đặc biệt là phân môn vẽ theo mẫu nếu giáo viên chuẩn bị được mẫu thì học sinh cũng dường như không cần chú ý đến vật mẫu được bầy ở trên bảng, cũng không cần vẽ theo góc nhìn của mình đối với mẫu. Tôi đã nhận thấy một số tiết vẽ theo mẫu (có mẫu) nhưng học sinh lại vẽ theo hình minh họa bảng của giáo viên chứ không vẽ theo những gì mình nhìn thấy.
Do ý thức vẽ như vậy nên kết quả bài vẽ thường không vẽ theo hướng tại vị trí mình ngồi (bên trái, bên phải và ở giữa đề vẽ cùng một góc vẽ giống nhau). Điều này cho ta thây học sinh không hề chú ý tới hình dáng của mẫu một chút nào.
Một điều nữa, chứng tỏ học sinh tiểu học chưa vượt ra khỏi vở ô ly, đó là vẽ ở vở mĩ thuật (không có ô ly) học sinh thường thấy trống trếnh bởi trang giấy trắng lại rộng, do đó thường vẽ hình rất nhỏ so với trang giấy. Có khi vẽ ở mãi trên đỉnh trang, có khi vẽ lệch sang trái, sang phải, thậm chí có khi lại vẽ tụt xuống tận dưới đáy của trang vẽ khiến bài vẽ bị lệch lạc về bố cục, không cân đối với trang giấy. Qua thực tế giảng dạy rôi nhận thấy yếu điểm này của học sinh chiếm tỷ lệ tương đối lớn (khoảng 20 đến 30 %).
Từ cơ sở lí luận và một số vấn đề thực tế còn hạn chế, vướng mắc đối với cả giáo viên và học sinh, đã ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả dạy học phân môn vẽ theo mẫu của bộ môn mĩ thuật. Tôi xin mạnh dạn đưa ra biện pháp nhằm khắc phục để nâng cao chất lượng cho phân môn này bằng đề tài kinh nghiệm: “Phương pháp Dạy - Học hiệu quả phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học”.
B/. Giải quyết vấn đề.
I/. Đặc điểm tình hình.
Vẽ theo mẫu rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận xét và kĩ năng vẽ nét, vẽ bố cục và vẽ hình. Vẽ theo mẫu còn giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của mẫu, tạo điều kiện để học sinh học các bài vẽ trang trí, vẽ theo đề tài, vẽ tự do, thường thức mĩ thuật thuận lợi và hiệu quả hơn
Phân môn vẽ theo mẫu xuyên suốt chương trình mĩ thuật tiểu học được thiết kế theo qui trình đồng tâm, các đơn vị kiến thức được lặp lại nhưng có nâng cao hơn qua mỗi bài, mỗi lớp. Từ lớp một cho tới lớp năm bao gồm 45 bài vẽ theo mẫu . Với những mẫu vẽ đơn giản thường là những hình khối, đường nét quen biết như: nét thẳng, nét cong, các hình cơ bản (hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật ); khối đơn giản (khối hộp, khối cầu, trụ); vật dụng phổ biến, gần gũi (cái xoong, cái ấm, cái chén, cặp sách, lá cây, quả cây ). Khi học vẽ theo mẫu học sinh sẽ nắm được cách vẽ cân đối, vẽ từ bao quát đến chi tiết. Vẽ từ những hình cơ bản tới những đồ vật cụ thể, bước đầu so sánh kích thước, hình dáng, đậm nhạt, màu sắc của vật mẫu. Từ đó học sinh sẽ cảm nhận được mẫu, vẽ mẫu theo sự “cảm” và so sánh để hình vẽ gần đúng với mẫu hơn.
Trong bộ môn mĩ thuật bao gồm năm phân môn: vẽ theo mẫu ; vẽ trang trí; vẽ theo đề tài và vẽ tự do (nay là vẽ tranh); xem tranh (nay là thường thức mĩ thuật) và tập nặn (nay là tập nặn tạo dáng tự do). Trong năm phân môn này chúng ta thấy vẽ theo mẫu là phân môn rất quan trọng và cần thiết cho các phân môn còn lại. Bởi vì, nắm vững cách vẽ của vẽ theo mẫu thì vẽ các phân môn khác sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều và đặc biệt sẽ hình thành cách nhìn tổng thể (định hình được trước khi vẽ). Học sinh sẽ vẽ theo mẫu theo một qui trình: Quan sát àSo sánh àcảm nhận ànhận biết mẫu àHình thành thói quen, kĩ năng. Nói tóm lại vẽ theo mẫu giúp các em có óc quan sát tinh tế, có cách nhìn đúng khi vẽ, dạy các em lối vẽ đúng (từ cơ bản đến cụ thể).
Với vai trò quan trọng của phân môn và yêu cầu cần thiết của bộ môn mỗi giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo và vận dụng nhiều phương pháp truyền thống cùng với hiện đại nhằm đưa tới học sinh c ... một thời gian nhất định hai nhóm sẽ hoàn thành trò chơi nếu có một đội thắng và một đội thua thì theo như dự định để trao quà, còn trường hợp hai đội cùng hoàn thành xong một lúc thì giáo viên chủ động trao quà cho cả hai nhóm và đề nghị lớp tuyên dương các bạn. Nếu còn nhiều thời gian giáo viên có thể cho học sinh chơi nhiều lần.
** Trò chơi “Thụt thò”.
+ Chuẩn bị: Nội dung trò chơi.
+ Yêu cầu trò chơi: Giáo viên sẽ qui ước hai vật mẫu của mẫu vẽ bằng hai khẩu lệnh “thụt” và “thò”. VD: ở bài vẽ cái ấm tích và cái bát Giáo viên sẽ quy ước cái ấm tích là “thò”, cái bát là “thụt”. Trò chơi này được áp dụng cho cả lớp cùng chơi.
+ Luật chơi: khi giáo viên hô “tích thò” nếu học sinh thấy đúng với qui ước thì giơ tay thò lên theo thầy giáo, giáo viên hô “bát thò” nếu học sinh thấy khẩu lệnh sai với qui ước thì các em phải thụt tay xuống. Tương tự như vậy giáo viên sẽ hô vừa đúng qui ước vừa không đúng qui ước đối với cả hai mẫu. Và nếu ai thò thụt tay nhanh nhưng sai theo qui ước thì phải lên bảng hát một bài hát tự chọn, trong trò chơi này giáo viên phải chú ý tay của học sinh nhanh để phát hiện những em giơ tay hay thụt tay sai.
Qua một số trò chơi điển hình do tôi tự nghĩ ra hy vọng phần nào khắc sâu kiến thức hơn khi các em học vẽ theo mẫu, và các trò chơi này hoàn toàn có thể biến tấu theo các bài học vẽ theo mẫu tương ứng chỉ việc thay đổi một chút là lại được một chò chơi khác phù hợp với mẫu của bài vẽ đó.
Đổi mới cách dạy, cách học tạo không khí vui tươi hồn nhiên, nhẹ nhàng và sinh động trong mỗi giờ vẽ theo mẫu là điều mà mỗi giáo viên chúng ta đều quan tâm đến và việc tạo ra không khí ấy thì việc tổ chức những trò chơi này sẽ góp phần vào tiết giảng thành công hơn. Thông qua các họat động trò chơi, học sinh được củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học về phân môn vẽ theo mẫu vốn vẫn khô cứng này.
IV./ Kết quả. 
Việc đổi mới phương pháp dạy vẽ theo mẫu nói riêng mĩ thuật nói chung và cũng như bao môn khác là điều cần thiết đối với tình hình thực tế hiện nay, song với sự cố gắng nỗ lực của vai trò người thầy thì kết quả đã đạt được cũng là điều đáng nói ở đây. Dưới đây là một số thống kê so sánh qua việc chưa áp dụng và đã áp dụng phương pháp đổi mới này.
** Thời gian đầu chưa áp dụng được:
STT
Kối Lớp
Số hs
Học sinh vẽ hình cân đối
Học sinh vẽ hình đúng tỷ lệ
Học sinh vẽ được đậm nhạt
Ghi chú
SL
%
SL
%
SL
%
1
1
98
61
62
65
66
Ko vẽ đậm nhạt
2
2
120
86
71
89
74
Ko vẽ đậm nhạt
3
3
130
92
71
89
68
Ko vẽ đậm nhạt
4
4
115
84
73
78
68
81
70
5
5
117
85
73
84
72
87
74
Qua thời gian giảng dạy được áp dụng phương pháp mới (hai năm), với sáng tạo của thầy và họat động tích cực của học sinh cùng với một số phương pháp tổ chức chơi hợp lý, bản thân tôi nhận thấy kết quả đạt được một cách rất tích cực với tỷ lệ học sinh hoàn thành bài vẽ theo mẫu với những yêu cầu cụ thể là rất khả dĩ điều đó chứng tỏ thành tích đạt được qua trải nghiệm hoàn toàn có sức thuyết phục. Những con số biểu hiện trong bảng thống kê dưới đây đã nói rất rõ điều đó:
**Thời gian đã áp dụng phương pháp mới này (từ năm 2006 cho tới hết kì một năm học 2008 - 2009). Cụ thể như sau:
STT
Kối Lớp
Số hs
Học sinh vẽ hình cân đối
Học sinh vẽ hình đúng tỷ lệ
Học sinh vẽ được đậm nhạt
Ghi chú
SL
%
SL
%
SL
%
1
1
98
70
71
69
70
Ko vẽ đậm nhạt
2
2
120
89
74
73
60
Ko vẽ đậm nhạt
3
3
130
98
75
95
73
Ko vẽ đậm nhạt
4
4
115
90
78
85
74
88
77
5
5
117
91
78
89
76
92
79
Với kết quả như trên tôi thấy việc dạy học mĩ thuật nói chung và dạy vẽ theo mẫu nói riêng muốn có kết quả giảng dạy cao thì người thầy phải không ngừng tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học để tạo được cách dạy lấy học sinh làm trung tâm cho bài dạy giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, dẫn đường thì ngoài việc sử dụng một số phương pháp dạy truyền thống còn cần kết hợp nhiều phương pháp khác để tiết học sinh động hơn. Với kết quả này mỗi chúng ta cũng không lấy đó làm bằng lòng để rồi dừng ở đó mà theo tôi đã là giáo viên thì việc học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong cách dạy là một nhiệm vụ mỗi ngày của người thầy, họat động đó phải được diễn ra thường xuyên có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với tri thức, và đặc biệt có thể tạo điều kiện cho học sinh vững vàng bước vào chương trình mĩ thuật ở bậc THCS một cách vững vàng.
C/. Kết luận
1/. Bài học kinh nghiệm. 
Như chúng ta đã thấy để đạt được hiệu quả cao của một tiết học vẽ theo mẫu đối với học sinh tiểu học đòi hỏi người thầy phải linh họat sử dụng các phương pháp dạy bộ môn cũng như các phương pháp giáo dục truyền thống. Muốn có kết quả cao không thể không nói tới khâu chuẩn bị của cả giáo viên và học sinh cũng như điều kiện cơ sở vật chất cho môn học, Khâu đổi mới phương pháp trong từng phần của kiến thức bài giảng đã đem lại hơi thở mới cho phân môn vẽ theo mẫu này của bộ môn mĩ thuật.
Việc tổ chức một tiết học nhẹ nhàng sinh động là rất quan trọng và yếu tố thành công trong tiết học như vậy không thể không nói tới cách tổ chức trò chơi cuối tiết nhằm khích lệ các em làm bài, có hứng thú khi học bộ môn. Những trò chơi ấy giáo viên phải biết nhào nặn một cách hợp lý để áp dụng được cho nhiều bài vẽ theo mẫu khác nhau, Chúng ta vẫn luôn sử dụng cách dạy cho học sinh “Chơi mà học - Học mà chơi” nhằm tạo không khí vui tươi lành mạnh trong tiết học và đặc biệt đối với đối tượng là học sinh tiểu học thì việc đó lại càng có vai trò quan trọng hơn. 
2/. Điều kiện áp dụng:
+ Đối với giáo viên: Cần có nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp, phải chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học có chất lượng, Nếu trường chưa trang bị đầy đủ mẫu, giáo viên cần cố gắng chuẩn bị mẫu không nên để học sinh vẽ mẫu “chay”.
Giáo viên cần thường xuyên luyện vẽ để minh họa bảng đạt thuần thục làm cho học sinh “tâm phục”, “khẩu phục”, học sinh có đặc điểm là rất thích thầy minh họa. Giáo viên còn phải tinh tế trong khi sử dụng đồ dùng dạy học và quan sát học sinh trong khi các em làm thực hành.
Người giáo viên cần phải thường xuyên học hỏi, tự học để nâng cao tay nghề, cũng như thường xuyên tìm tòi phương pháp hay để vận dụng vào giảng dạy.
+ Đối với học sinh: Trước mỗi bài học cần được chuẩn bị chu đáo ở việc xem bài trước, quan sát mẫu vẽ ở nhà, chuẩn bị mẫu mang đến lớp (đối với những bài vẽ mẫu cá nhân), và đặc biệt chú ý phải chuẩn bị đồ dùng chu đáo, đầy đủ đảm bảo giờ học không thiếu đồ dùng nào. 
+ Về cơ sở vật chất: Phải có phòng giáo dục nghệ thuật riêng, được trang bị giá vẽ hoặc bàn vẽ, lớp học đảm bảo đồng bộ, đủ rộng, đủ ánh sáng, có bàn bày mẫu phù hợp (không cao quá mắt học sinh), nếu là bàn vẽ cần gọn nhẹ để có thể thay đổi vị trí ngồi một cách dễ dàng. Đặc biệt đây là một phân môn vẽ theo mẫu cần và rất cần phải có đủ 45 mẫu của 45 bài vẽ theo mẫu ở tiểu học. Đừng bao giờ để học sinh phải vẽ mẫu “chay”.
3/. Những vấn đề còn hạn chế:
+ Một số ít học sinh vẫn coi giờ học mĩ thuật là giờ giải trí, là thời gian được chơi sau nhiều tiết học căng thẳng của giáo viên chủ nhiệm, và vẫn chưa có ý thức chuẩn bị tốt bài từ nhà, trong lúc vẽ theo mẫu học sinh thường không chú ý tới mẫu.
+ Học sinh còn nhiều bài vẽ lấy lệ chưa xác định thực sự khi vẽ bài, dẫn đến tình trạng có một số em học lớp cao hơn (3,4,5) nhưng vẫn chưa biết vẽ theo mẫu, thường vẽ tự do không chú ý tới các bước giáo viên hướng dẫn.
+ Mẫu vẽ là vấn đề lớn nhất của chương trình mĩ thuật tiểu học, đã là bài vẽ theo mẫu mà mẫu lại không có thử hỏi liệu có phải là tiết học vẽ theo mẫu hay không? , và một số điều kiện dạy vẽ khác như tranh quan sát các bước dựng hình, tranh, ảnh để học sinh quan sát so sánh với mẫu vẽ, Phòng học vẫn nhỏ quá, chưa thoáng, bàn ghế chưa đúng với yêu cầu của bộ môn, chưa dễ vận chuyển để đáp ứng các phân môn của bộ môn.
+ Chưa có sách tham khảo đối với bộ môn này khiến giáo viên bị bó hẹp kiến thức, hầu hết giáo viên chỉ biết sử dụng theo sách giáo viên và sách giáo khoa chưa tìm được sách để mở rộng hoặc học hỏi, tìm tòi nhiều phương pháp mới.
+ Giáo viên chủ nhiệm nhiều khi chưa ủng hộ việc giáo viên bộ môn mĩ thuật tới dạy khi mình đang dạy dở dang một môn nào đó, và tư tưởng trọng một số môn và coi nhẹ bộ môn phụ vẫn còn tồn tại trong một bộ phận giáo viên. Một số giáo viên coi môn này thích học thì học mà không thì thôi, chẳng ảnh hưởng gì tới chất lượng học sinh.
+ Do đây là một môn năng khiếu dạy đối tượng đại trà không có năng khiếu nên chất lượng chưa đồng đều, còn nhiều em vẽ vẫn chưa đẹp, chưa đúng, và chưa ý thức được.
4/. Hướng tiếp tục nghiên cứu:
Đối với phân môn vẽ theo mẫu việc sử dụng phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm sẽ đem lại hiệu quả cao cho bài giảng. Để khắc phục tình trạng học sinh không chú ý vẽ “theo mẫu”, khắc phục tình trạng học sinh vẽ mẫu thường sai tỷ lệ, bố cục không đẹp. Vấn đề đặt ra trước mắt cho công tác giảng dạy mĩ thuật là đảm bảo để học sinh yêu thích bộ môn và thích học phân môn vẽ theo mẫu, phát huy được tinh thần tự học, tự rèn luyện là chính.
Vậy, hướng cho tôi tiếp tục nghiên cứu sẽ tập trung sâu vào phần “hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét”, có thể giáo viên sẽ thay đổi cách tổ chức trò chơi để phù hợp với cách quan sát tích cực như cho học sinh chơi ngay đầu giờ. Sau khi ổn định tổ chức giáo viên cho học sinh chơi những trò chơi gợi trí nhớ, tưởng tượng ra vật mẫu sắp vẽ làm cho phần quan sát nhận xét sẽ tích cực hơn nữa.
Sở dĩ, giáo viên cần tập trung vào phần quan sát nhận xét vì nếu các em được quan sát tốt thì việc hướng dẫn học sinh cách vẽ sẽ dễ dàng rất nhiều. Ngoài ra còn giúp học sinh nhận thức về mẫu, cảm thụ mẫu, và yêu thích những đồ dùng vật dụng quen thuộc ở gia đình cũng như ở xung quanh các em.
Trên đây tôi đã mạnh dạn đưa ra phương pháp hiệu quả khi dạy-học phân môn vẽ theo mẫu ở trường tiểu học bằng những kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân tôi. Do tài liệu tham khảo còn hạn chế, do kinh nghiệm viết sáng kiến còn ít, do chưa có nhiều đồng nghiệp góp ý xây dựng phương pháp và do khả năng của bản thân, trong quá trình thực hiện chắc sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong các đồng chí lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp tham gia góp ý để đề tài của tôi hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi trong các trường tiểu học một cách hiệu quả nhất.
Vĩnh Khúc, ngày 24 tháng 4 năm 2009
 Người viết
 Nguyễn Văn Cường

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN ve theo mau o truong tieu hoc(3).doc