Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh chuyển đổi đơn vị đo khối lượng

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh chuyển đổi đơn vị đo khối lượng

1/Giáo viên:

 Giáo viên dạy học sinh đủ nội dung kiến thức nhưng chưa có thời gian để ra bài cho các em luyện thêm.

2/Học sinh:

 Học sinh rất ngại đổi đơn vị đo khối lượng , đổi còn sai nhất là đối với những số đo có từ 2 chữ số hoặc với số đo có từ 2 tên đơn vị đo .

3/Sách giáo khoa:

 Từ lớp 3 các em được bắt đầu học 3 tiết về đơn vị đo khối lượng Trong đó 1 tiết học về gam có giới thiệu về kg ở trang 65, 1 tiết luyện tập ở trang 67 và 1 tiết ôn tâp ở trang 172.

 Sang lớp 4 cũng chỉ có 3 tiết .Học sinh được học về yến,tạ,tấn ở trang 23,hình thành bảng đơn vị đo khối lượng ở trang 24 và ôn tập ở trang 170.

 Nhìn chung số lượng tiết học ở sách giáo khoa không nhiều bài tập đưa ra đơn giản.

 Sách tham khảo về vấn đề này cũng có rất ít .

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh chuyển đổi đơn vị đo khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a-®Æt vÊn ®Ò
 Chương trình học của học sinh tiểu học bao gồm nhiều phân môn. Mỗi môn học đều có đặc điểm riêng. Toán học cũng là một môn học có đặc điểm riêng của mình. Thời gian học toán tương đối nhiều so với môn học khác.Khi học toán đòi hỏi học sinh phải tư duy. Các em làm tính , giải toán có lời văn , làm các bài tập hình học , học về các đại lượng đo trong thực tếMỗi phần kiến thức đòi hỏi các em phải hiểu rõ , làm bài cẩn thận , chính xác . Thông qua việc học toán các em sẽ được phát triển tư duy,rèn tính cẩn thậnSự chính xác và cẩn thận quyết định rất nhiều tới kết quả học toán.Có những học sinh sai cả một bài toán giải chỉ vì đổi đơn vị đo khối lượng sai trong khi hướng giải hoàn toàn đúng. Thật là đáng tiếc.Một nguyên nhân dẫn đến điều đáng tiếc này là do các em nắm chưa chắc cách đổi đơn vị đo khối lượng.Chính điều này đã khiến tôi băn khoăn suy nghĩ.Tôi đã dành thời gian nghiên cứu,đọc sách tham khảo về vấn đề: “Giúp học sinh chuyển đổi đơn vị đo khối lượng”.Tôi đã lựa chọn cách dạy áp dụng vào dạy với học sinh.Sau khi áp dụng tôi đã thu được kết quả đáng mừng.Qua vấn đề này tôi củng rút ra được một kinh nghiệm nhỏ.Tôi xin trình bày lại như sau: 
b-néi dung vµ ph­¬ng ph¸p tiÕn hµnh
i-t×nh h×nh
1/Giáo viên:
 Giáo viên dạy học sinh đủ nội dung kiến thức nhưng chưa có thời gian để ra bài cho các em luyện thêm.
2/Học sinh:
 Học sinh rất ngại đổi đơn vị đo khối lượng , đổi còn sai nhất là đối với những số đo có từ 2 chữ số hoặc với số đo có từ 2 tên đơn vị đo . 
3/Sách giáo khoa:
 Từ lớp 3 các em được bắt đầu học 3 tiết về đơn vị đo khối lượng Trong đó 1 tiết học về gam có giới thiệu về kg ở trang 65, 1 tiết luyện tập ở trang 67 và 1 tiết ôn tâp ở trang 172.
 Sang lớp 4 cũng chỉ có 3 tiết .Học sinh được học về yến,tạ,tấn ở trang 23,hình thành bảng đơn vị đo khối lượng ở trang 24 và ôn tập ở trang 170.
 Nhìn chung số lượng tiết học ở sách giáo khoa không nhiều bài tập đưa ra đơn giản.
 Sách tham khảo về vấn đề này cũng có rất ít . 
ii-vÊn ®Ò cÇn gi¶I quyÕt
 Quá trình dạy học toán trong chương trình tiểu học được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn các lớp 1, 2, 3 và giai đoạn các lớp 4, 5.
 Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 có thể coi là giai đoạn học tập cơ bản.
 Giai đoạn các lớp 4, 5 có thể coi là giai đoạn học tập sâu. 
 Toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới của dạy toán ở tiểu học.Chính vì hiểu được điều này để chuyển giao giữa 2 giai đoạn. Trong quá trình dạy tôi cho học sinh ôn lại những kiến thức đã học kết hợp với thực tế để học sinh hiểu rõ về các đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ của chúng.Dựa theo sách giáo khoa đã đưa ra tôi cho học sinh làm một số bài tập đổi đơn vị đo ở dạng cơ bản để các em luyện tập rồi nâng dần lên mức độ cao hơn đi sâu vào dạng bài mà các em hay làm sai trong việc đổi sai đơn vị đo khối lượng. 
iii-ph­¬ng ph¸p tiÕn hµnh
1/Ôn,hệ thống lại kiến thức kết hợp với thực tế để khắc sâu về đơn vị đo khối lượng và làm một số bài tập cơ bản giúp học sinh luyện tập.
 a)Ôn,hệ thống lại kiến thức 
 Ở lớp 3 các em đã được làm quen với đơn vị đo gam viết tắt là g và được biết 1000g = 1kg.
 Tôi cho học sinh cân :
Túi gia vị 200g
Túi đường 500g
Túi muối 1kg
Gói mì chính 10g
 Sau khi các em đã cân xong tôi cho các em đoán thử xem khối lượng của tập vở, cái cặp đựng sách và cho học sinh thực hành cân.
 Vì các em ở nông thôn nên việc cân để đo khối lượng tương đối gần gũi với các em.Tôi hỏi các em :Trong thực tế ki- lô- gam còn có tên gọi nào khác?Học sinh dễ dàng nói được : “Tên gọi khác của ki-lô gam là cân.”
 Vậy trong thực tế “ ki-lô-gam” còn được gọi là “cân”.
 Tôi cho học sinh tự lấy ví dụ thực tế : quả dưa nặng 5ki-lô-gam hay nói rằng quả dưa nặng 5 cân và nhiều ví dụ tiếp theo.Tôi giới thiệu thêm:
 Để đo khối lượng nặng hàng chục hàng trăm gam người ta còn dùng những đơn vị: đề –ca- gam, héc- tô -gam.
Đề –ca-gam viết tắt là dag.
Héc –tô- gam viết tắt là hg.
 1 dag = 10g
 1hg =10 dag
 1hg = 100g 
 Để đo khối lượng nặng hàng chục hàng trăm,hàng nghìn ki- lô gam người ta còn dùng những đơn vị :yến, tạ ,tấn.
 1 yến = 10 kg
 1 tạ =10 yến
 1 tấn =10 tạ
 1 tấn = 1000kg.
 Từ đó ta có bảng đơn vị đo:
Lớn hơn ki- lô- gam
Ki-lô-gam
Bé hơn ki-lô-gam
tấn
tạ
yến
kg
hg
dag
g
1 tấn =10 tạ
=1000kg
1 tạ
=10yến
=100kg
1 yến
=10kg
1 kg
=10 hg
=1000g
1hg
=10dag
=100g
1dag
=10g
1g
 Tôi cho học sinh biết thêm trong thực tế 1cân được chia thành 10 lạng.
 Tôi yêu cầu học sinh dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng viết tiếp đơn vị đo thích hợp vào chỗ chấm:
 1kg = 10
 Học sinh viết được:
 1kg = 10hg
 Trong thực tế :1cân = 10 lạng
 Ta thấy kg tương ứng với cân vậy lạng tương ứng với hg.
 b) Lấy ví dụ liên hệ thực tế
 Có 5 lạng đường tương đương với 5 hg đường mà 1hg =100 g vậy 5 lạng đường tương ứng với 500g.
 Lấy 10 g mì chính là có 1dag mì chính.
 Mua 1cân 2 khoai tây có nghĩa là ta đã mua khoai tây nặng 1cân 2 lạng hay nói cách khác là mua 1kg 2hg hay 1kg 200g.Tôi cho học sinh tự lấy nhiều ví dụ thực tế để các em hiểu rõ hơn về ki- lô-gam và đơn vị bé hơn ki- lô-gam .
 Tiếp theo tôi cho các em liên hệ tiếp với đơn vị đo lớn hơn kg.
Tôi mô tả túi gạo nặng 5kg; túi gạo nặng 10 kg hay nặng 1yến;
 20 kg gạo hay 2 yến gạo; bao xi-măng nặng 50 kg hay 5 yến;
2 bao xi-măng nặng 100 kg hay 1 tạ.
Bao ngô to nặng khoảng 100kg,10 bao ngô như vậy sẽ có khối lượng là 1000kg hay 1 tấn
 Sau khi đã liên hệ các đơn vi đo khối lượng với một số vật trong thực tế tôi cho các em báo cáo cân nặng của mình với nhiều cách gọi khác nhau.
Để xác định khả năng dự đoán của các em tôi đưa ra bài tập sau :
 Bài tập : Viết “3 tạ” hoặc “2 tấn”hoặc “2 kg”hoặc ‘397g” vào chỗ chấm cho thích hợp:
Con voi cân nặng Hộp sữa cân nặng 
Con bò cân nặng Con gà cân nặng 
Kết quả các em đã điền rất đúng các số đo khối lượng đã cho vào chỗ chấm .Kết quả là: 
Con voi cân nặng 2 tấn Hộp sữa cân nặng 397g
Con bò cân nặng 3 tạ. Con gà cân nặng 2kg 
 Như vậy ,qua việc ôn và hệ thống lại kiến thức kết hợp với lấy ví dụ thực tế tôi đã giúp các em chú ý và ghi nhớ.Các em có sự thông hiểu về đơn vị đo khối lượng,tiếp thu bài một cách tự nhiên và nhẹ nhàng.
2/Đổi đơn vị đo khối lượng ở mức độ đơn giản
 Tôi đưa ra một số bài tập cho học sinh thực hiện.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a)1 yến = kg 2 yến = kg 2 yến5kg = kg 
 10kg=  yến 7 yến = kg 7 yến2 kg = kg 
b)1 tạ = yến 3 tạ = yến 
 10 yến = tạ 8 tạ = yến 
 1tạ = kg 5 tạ = kg 
 100kg = tạ 5 tạ 8 kg = kg 
c) 1 tấn = tạ 4 tấn = tạ 
 10 tạ = tấn 9 tấn = tạ 
 1 tấn = kg 7 tấn = kg 
 1000kg = tấn 3 tấn 50 kg= kg 
Bài 2: a) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1dag =.g 3 dag =.g 3 kg 600g =.g
10 g =.dag 7 hg = .g 3 kg60g =  g
1hg =.. dag 4 kg = hg 4dag 8 g <4dagg
10 dag =.hg 8 kg = g 2 kg 15 g >kg15 g
 b)Viết tên đơn vị thích hợp vào chỗ chấm:
 10 g =1 3 tạ =30
 1000g = 1 7 tấn =7000
 10 tạ =1 2kg =2000
 Với những bài tập này tôi thấy các em biết cách làm và làm tương đối tốt.,ví dụ nhiều em đã biết đổi 5 tạ 8 kg bằngviệc đổi 
5 tạ =500 kg sau đó đem cộng với 8 kg để có kết quả là 508 kg .Với việc điền số để so sánh ở 2 trường hợp
4dag 8 g kg15 g
 Một số em còn lúng túng,tôi đã hướng dẫn các em quan sát phần số đo có đơn vị giống nhau khi đã thấy phần số đo là bằng nhau ta sẽ so sánh phần còn laị để tìm ra số cần điền và các em đã làm được.
 Đáp án đúng của 2 bài tập trên:
Bài 1.
 a) 1 yến = 10 kg 2 yến = 20 kg 2 yến5kg = 25 kg 
 10kg = 1 yến 7 yến = 70 kg 7 yến2 kg = 72 kg 
 b)1 tạ = 10 yến 3 tạ = 30yến 
 10 yến = 1 tạ 8 tạ = 80 yến 
 1tạ = 100 kg 5 tạ = 500kg 
 100kg = 1 tạ 5 tạ 8 kg = 508 kg 
 c) 1 tấn = 10 tạ 4 tấn = 40 tạ 
 10 tạ = 1 tấn 9 tấn = 90 tạ 
 1 tấn = 1000 kg 7 tấn = 7000 kg 
 1000kg =1 tấn 3 tấn 50 kg = 3050 kg 
Bài 2: a) 
1dag =.10g 3 dag =30.g 3 kg 600g =3600.g
10 g =.1dag 7 hg =70 g 3 kg 60g = 3060 g
1hg =10 dag 4 kg =40 hg 4 dag 8 g <4 dag 9 g
10 dag = 1hg 8 kg =8000 g 2 kg 15 g > 1kg 15 g
 b)
 10 g =1dag 3 tạ =30yến
 1000g = 1kg 7 tấn =7000kg
 10 tạ = 1 tấn 2kg =2000g
 Nhìn chung ở phần bài tập này không khó nên nhiều em làm đúng, chỉ có một số em làm chậm và đôi chỗ còn nhầm lẫn.Để giúp các em luyện tập, tôi cho các em dựa vào bài tập đã cho, thay số đo và đơn vị để làm lại dạng bài tập cơ bản này.
Bài 3:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
430 kg =.yến 380 tạ = .tấn
2500 kg = ..tạ 950 g =  dag 
24000g = . kg 590g =dag
270 yến = tạ 16000 kg =  tấn
Bài tập trên các em đã biết cách đổi đon vị đo bằng cách bỏ đi 1,2 hoặc 3 chữ số 0 ở tận cùng của số đo khi số đo được chuyển về số đo ở hàng cao hơn .
 3/Những bài tâp đổi số đo khối lượng học sinh khó làm
Sau khi học sinh đã làm qua những bài tập cơ bản tôi đưa ra một số bài tập mà các em thường mắc và hướng dẫn các em cách khắc phục .Tôi đưa ra 2 dạng bài tập nhỏ như sau
 a)Chuyển đổi số đo khối lượng có số đo là số có từ 2 chữ số trở lên.
 Bài toán: Vụ mùa vừa qua, gia đình bác Lan thu được 24 tạ 6 kg thóc tẻ. Bác đã bán đi 1/6 số thóc. Hỏi gia đình bác còn lại bao nhiêu kg thóc?
 Để giải bài toán này, trước hết học sinh phải đổi số đo đã cho về đơn vị kg sau đó mới thực hiện giải toán. Có học sinh đã làm như sau:
Bài giải:
Đổi: 24 tạ 6 kg = 246 kg.
Bác Lan đã bán đi số kg thóc là:
246 : 6 = 41 ( kg )
Gia đình bác Lan còn lại số kg thóc là:
246 – 41 = 205 ( kg )
 Đáp số: 205 ( kg )
 Như vậy bài toán giải trên, học sinh có hướng giải đúng nhưng các em đã bị sai ngay từ bước đổi đơn vị đo từ đầu. Chính vì vậy cả bài toán bị sai. Thực tế ở sách giáo khoa có rất ít phần đổi đơn vị đo dạng này.
 Học sinh đã nhầm từ khi đổi nháp 
 24 tạ = 240 kg
 24 tạ 6 kg = 240 kg + 6 kg = 246 kg.
 Học sinh đã nhìn lướt cho rằng chữ số 2 ở trong 24 tạ là 2 tạ sẽ bằng 200 kg. 
 Vì vậy khi đổi 24 tạ 6 kg =246kg, các em vẫn tin là đúng.
 Tôi đã hướng dẫn các em cách khắc phục lỗi sai này bằng cách phân tích để học sinh thấy rõ: 
 1 tạ = 100 kg
 9 tạ = 900 kg
 Cách hiểu khác :
 1 tạ = 1 trăm kg
 9 tạ = 9 trăm kg
 15 tạ = 15 trăm kg 
 37 tạ = 37 trăm kg 
 Vậy 24 tạ = 24 trăm kg hay 2400 kg.
 Vậy bài toán sẽ được giải như sau:
Đổi: 24 tạ 6 kg = 2406 kg.
Bác Lan đã bán đi số kg thóc là:
2406 : 6 = 401 ( kg )
Gia đình bác Lan còn lại số kg thóc là:
2406 – 401 = 2005 ( kg )
Đáp số: 2005 ( kg )
Bài luyện tập:
 Vụ chiêm vừa qua gia đình bác An thu được 1203 kg thóc, gia đình bác Hòa thu được 15 tạ 6 kg thóc, gia đình bác Liên thu được 123 yến 7 kg.Hỏi cả ba gia đình thu được tất cả bao nhiêu ki lô gam thóc?
 Ở bài tập này các em đã biết cách đổi đơn vị đo và làm đúng được bài giải. Kết quả cả 3 gia đình thu được 3946 kg
Tôi cho các em làm bài tập áp dụng cách đổi:
 Điền số thích hợp vào chỗ trống:
27 tạ =  kg 15kg 7 dag = dag
35 tấn = kg 14 tấn 35 kg = kg
23 kg =  g 5 kg =  hg
 Tôi cho học sinh làm miệng và ghi kết quả ,các em nêu hai mươi bảy tạ bằng hai mươi bảy trăm ki- lô gam( khi đọc hai mươi bảy viết 27 khi đọc trăm tay viết thêm 2 chữ số 0 ở sau27).
 với 23 kg =  g các em sẽ nêu hai mươi ba ki lô-gam bằng hai mươi ba nghìn gam các em sẽ viết vào chỗ chấm 23 sau đó viết tiếp liền sau 3 chữ số 0 để được 23000 g. 
 Với những trường hợp còn lại học sinh cũng nêu kết hợp giữa nói và viết tương đối tốt.
 b)Chuyển đổi số đo khối lượng có tên 1 đơn vị đo về số đo có tên 2 đơn vị đo
 Bài 1:Viết các số đo sau đây dưới dạng số đo bằng tạ và ki- lô-gam
 a)2328 kg b)53740 hg
Ở phần bài tâp này các em rất lúng túng.các em khó phân tích số đo có 1 đơn vị đo chuyển thành số đo có 2 đơn vị đo.Tôi hướng dẫn các em dựa vào bảng đơn vị đo đọc xuôi, đọc ngược các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn.Tôi chỉ rõ cho học sinh thấy:Trong mỗi số đo đã cho mỗi chữ số ứng với một đơn vị đo khối lượng.
a)2328 kg 
Tính số đo trên kể từ trái qua phải 
 Chữ số 8 ứng đơn vị đo kg 
 Chữ số 2 ứng đơn vị đo yến 
 Chữ số 3 ứng đơn vị đo tạ
Tính từ chữ số 3sang trái là tạ,ta sẽ tách ra làm 2 phần(23 và 28; 23 ứng với số đo là tạ phần còn lại là 28 ứng với số đo là kg)
 23 28
 tạ kg
 Kết quả 2328 kg =23 tạ 28 kg 
 b)53740 hg
 Trước hết các em cần đổi nháp 53740 hg =5374 kg
 Sau đó các em xác định vị trí của chữ số trong số đo rồi tách ra làm 2 phần như đã làm 
 5 3 7 4 kg 53 74
 Tạ yến kg tạ kg 
 Kết quả 53740 hg = 53 tạ 74 kg
 Sau khi đã thực hiện 2 câu trên tôi cho các em làm tiếp bài tập tiếp theo
 Bài tập 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 a)3087 g b)297654 kg
 Tôi yêu cầu học sinh thực hiện đổi nhanh bằng cách nhẩm tên đơn vị đo khối lượng khi chỉ vào chữ số tương ứng đến chữ số cần tách thì dừng lại nhớ trong đầu và viết ra kết quả và các em đã làm được:
 a)3087 g = 3 kg 87 g b)297654 kg =297 tấn 654 kg
 Bài 3 : Viết số thích hợp vaò chỗ chấm:
a)3276 kg = .yến .kg b)6 tạ 5 kg =.yến kg
 c) 93 dag = hg .g d)542 hg =. kg g 
 Ở câu a các em làm được ngay vì đã áp dụng cách nhẩm và tách như tôi đã hướng dẫn.
Câu b các em cũng biết đổi 6 tạ = 60 yến và giữ nguyên 5 kg và ghi đúng số thích hợp vào chỗ chấm.
 Ở câu c các em đổi được 93 dag = 9 hg 3 dag như vậy việc đổi chưa xong , tôi yêu cầu các em đổi tiếp 3dag = 30 g
 Vậy kết quả là:93 dag =9 hg 30 g
d) Tương tự như vậy các em đã đổi:
 542 hg =54 kg 2 hg =54 kg 200 g
Kết quả bài tập 3 là:
a)3276 kg = 327yến 6kg b)6 tạ 5 kg =60yến 5 kg
 c) 93 dag = 9hg 30g d)542 hg = 54 kg 200 g 
 Như vậy tôi đã dẫn dẫn dắt học sinh tháo gỡ một số vướng mắc mà các em găp phải trong việc chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.Để giúp các em nắm vững hơn những điều mình đã dạy tôi cho các em
 làm một số bài tập sau.
Bài luyện tập:
Bài 1: a)Viết các số đo sau đây dưới dạng số đo bằng ki lôgam:
15 tấn: 45 tạ 3 yến; 25 tấn 4 tạ; 6 tấn 56 yến
 b)Viếtcác số đo sau đây dưới dạng số đo bằng tạ và ki lôgam : 
 45 tấn 9 kg; 25 tấn 3 yến; 5365 hg
 Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
5 yến 3 kg = kg
4 tấn 635 kg = kg
15 kg 7 dag = dag
6 kg 3 g = g
 85 kg = yếnkg
 4008 g = kg g
 14 tấn 35 kg = tạ kg
 9 tấn 7 yến = tạ.kg
 Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 6 tạ 5 kg =  yến kg
 34 kg 2 g = .hg g
 8 kg 6 dag = .hg g
 5 kg 7 g =  dag g 
 75 dag =...hg .g
 438 hg = .kg.g 
 705 kg =.tạ g 
 Tôi thấy các em vận dụng làm bài tương đối tốt.Để kiểm tra sự vận dụng linh hoạt của các em ,tôi đưa ra 1 bài tập so sánh sau:
 Bài 4: Điền dấu(, =) thích hợp vào ô trống:
 6 tấn 3 tạ 63 tạ
 15 tấn 2 yến 150 tạ 30 kg
 24 tạ 5 yến 24 tạ 5 kg
 6080 kg 16 tấn 9 yến
 3240kg 3 tấn 250kg
 138 hg 5 g 13 kg 807 g
 34958 g 34 kg 95 dag
 Ở bài tâp này các em cũng đã vận dụng thực hiện chuyển đổi thống nhất về 1 hoặc 2 đơn vị đo giống nhau để so sánh và điền dấu.
iv-kÕt qu¶
 Trong quá trình hướng dẫn học sinh đổi đơn vị đo khối lượng tôi thấy kĩ năng đổi đơn vị khối lượng của học sinh được nâng lên rõ rệt.Từ chỗ đổi chậm lại còn sai tôi đã dẫn dắt các em từng bước để các em đến với việc nắm kiến thức một cách tự nhiên và đổi đúng được đơn vị đo khối lượng.
Kết quả được thể hiện qua bảng thống kê:
Đối tượng học sinh
Trước khi phân tích
(Chưa định hướng)
Sau khi phân tích
(Có định hướng)
Học sinh giỏi
85%
100%
Học sinh khá
70%
85%
Học sinh trung bình
40%
60%
v-h¹n chÕ
 Học sinh : Một số em khả năng vận dụng còn chậm , quyết tâm luyện tập chưa cao nên kết quả đạt được chưa theo như mong muốn của giáo viên.
 Giáo viên: Chưa đầu tư được nhiều thời gian để nghiên cứu được vấn đề đã nêu.
 Năng lực còn hạn chế khả năng sưu tầm hệ thống kiến thức còn hạn hẹp.
vi--®iÒu kiÖn ¸p dông
 Trình độ nhận thức của học sinh đồng đều
 Giáo viên bố trí thời gian hợp lí cho học sinh luyện tập.
 Phân định rõ thời gian cho từng kiến thức mà giáo viên đưa ra phù hợp với nhận thức của học sinh.
vii-h­íng ®Ò xuÊt
 qua việc nghiên cứu việc đổi đơn vị đo khối lượng và thực hiện dạy với học sinh.Tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm nhỏ và bài học bổ ích.Học sinh cũng đã nắm được cách đổi đơn vị đo khối lượng và vận dụng đổi đơn vị đo.Các em làm bài tương đối nhanh và đúng.Tôi cũng thấy đáng mừng.Bản thân tôi luôn mong muốn học hỏi để phấn đấu vươn lên.Tôi rất mong nhận được sự đóng góp và ý kiến,giúp đỡ của các cấp, bạn bè đồng nghiệp bổ sung cho kinh nghiệm mà tôi đưa ra được hoàn thiện hơn và tiếp tục dìu dắt,tạo điều kiện để tôi có thể nghiên cứu sâu hơn các vấn đề sau. 
C.kÕt luËn
Trên đây tôi đã trình bày những việc làm của mình khi thực hiện dạy học sinh đổi đơn vị đo khối lượng bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi học hỏi và đã thu được kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy.Bằng cách tổ chức cho học sinh hệ thống lại kiến thức đã học. Gắn vứi thực tế và hướng dẫn học sinh luyện tập từ dễ đến khó,từ đơn giản đến phức tạp .Qua việc định hướng cho các em tôi đã giúp các em có hứng thú trong học tập ,làm bài tập tự tin và chính xác hơn. Tôi rất muốn được góp một phần nhỏ bé của bản thân mình vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.Tuy vậy do năng lực của bản thân còn hạn chế nên kinh nghiệm tôi đưa ra không tránh khỏi có phần hạn chế.
 Tôi rất mong nhận được sư đóng góp và ý kiến, giúp đỡ của các cấp, bạn bè đồng nghiệp bổ sung cho kinh nghiệm mà tôi đưa ra được hoàn thiện hơn và tiếp tục dìu dắt,tạo điều kiện để tôi có thể nghiên cứu sâu hơn các vấn đề sau 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn.
 Đông Kết,ngày tháng 12 năm2010
 Người viết
 Nguyễn Thị Tuyết

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_chuyen_doi_don_vi_do_kho.doc