II.MỞ ĐẦU:
Ở tiểu học. Tiếng việt là môn học rất quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng như: Nghe, nói, đọc, viết trong giao tiếp cũng như trong các hoạt động của học sinh. Qua đó bước đầu giúp các em tiếp cận tri thức tự nhiên xã hội.
Dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm tạo cho các em năng lực sử dụng Tiếng Việt yêu cầu tối thiểu mà học sinh phải đạt được là đọc thông thạo. Sử dụng ngôn ngữ nói và viết trong giao tiếp.
Trong trường tiểu học công việc giảng dạy và giáo dục phần lớn đựa vào sách. Sách là người thầy thứ 2 đối với học sinh. Thông qua đọc sách học sinh mở rộng hiểu biết về thiên nhiên, về cuộc sống con người, về văn hoá, văn minh, phong tục tập quán của các dân tộc.
Thông qua đọc, học sinh được bồi dưỡng về vốn hiểu biết, năng lực thẩm mỹ, trau dồi kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng mẹ đẻ Vì vậy việc rèn kỹ năng đọc đúng đọc hay đối với học sinh mang ý nghĩa giáo dục và phát triển tính tư duy của học sinh.
CẤU TRÚC A.PHẦN THỨÙ NHẤT I.Tên đề bài II.Mở đầu B.PHẦN THỨ HAI I.Cơ sở lí luận II.Thực trạng III.Giải pháp IV.Tổ chức thực hiện V.Kết quả đạt được C.KẾT LUẬN .PHẦN THỨ NHẤT I.TÊN ĐỀ BÀI: “Giúp học sinh lớp 2 rèn kỹ năng đọc đúng đọc hay trong phân môn tập đọc” II.MỞ ĐẦU: Ở tiểu học. Tiếng việt là môn học rất quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng như: Nghe, nói, đọc, viết trong giao tiếp cũng như trong các hoạt động của học sinh. Qua đó bước đầu giúp các em tiếp cận tri thức tự nhiên xã hội. Dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm tạo cho các em năng lực sử dụng Tiếng Việt yêu cầu tối thiểu mà học sinh phải đạt được là đọc thông thạo. Sử dụng ngôn ngữ nói và viết trong giao tiếp. Trong trường tiểu học công việc giảng dạy và giáo dục phần lớn đựa vào sách. Sách là người thầy thứ 2 đối với học sinh. Thông qua đọc sách học sinh mở rộng hiểu biết về thiên nhiên, về cuộc sống con người, về văn hoá, văn minh, phong tục tập quán của các dân tộc. Thông qua đọc, học sinh được bồi dưỡng về vốân hiểu biết, năng lực thẩm mỹ, trau dồi kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng mẹ đẻ Vì vậy việc rèn kỹ năng đọc đúng đọc hay đối với học sinh mang ý nghĩa giáo dục và phát triển tính tư duy của học sinh. Học sinh lớp 2 mới ở lớp 1 lên, nếu không được rèn luyện thì sẽ mắc các lỗi đọc như : Đọc không đúng, phát âm không chuẩn, đọc theo tiếng địa phương, đọc không hay, đọc không nhập vai nhân vật dẫn đến viết sai gây trở ngại việc viết chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu, việc cảm thụ tiếp nhận được các môn học khác. Vậy muốn học tốt tập đọc ở lớp 2 và viết đúng nhất thiết phải đọc đúng đọc hay. Vì vậy tôi rất quan tâm và tìm ra các giải pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 đạt kết quả cao. Tôi quyết định chọn đề tài “Giúp học sinh lớp 2 rèn kỹ năng đọc đúng đọc hay trong phân môn tập đọc” B.PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I.CƠ SỞ LÝ LUẬN : -Đọc, đọc diễn cảm từ lâu đã trở thành phương pháp truyền thống của các nhà trường ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Các giáo viên giàu kinh nghiệm cũng khẳng định vai trò đọc trong việc học môn tiếng việt và các môn học khác. -Đặt biệt cái đổi mới nổi bật nhất, rõ nét nhất trong thay sách lớp 2, đó là quan điểm dạy giao tiếp. Đây là quan điểm rất hay, rất phù hợp với lứa tuổi học sinh. Khác với lớp 1, sang lớp 2 các em bắt đầu giao tiếp với nhiều bạn bè, thầy cô trong lớp. Sau đó là giao tiếp với gia đình, họ hàng, khu, xóm Vì thế việc “ Học ăn, học nói”là rất cần thiết. Người giáo viên phải thông qua môn Tiếng Việt cũng như phân môn tập đọc để dạy cho học sinh cách giao tiếp cho lịch sự, hợp lý, đúng mực và tự nhiên. -Bên cạnh đó trong môn Tiếng việt, để viết đúng chính tả, kể chuyện, tập làm văn, luyện từ và câu tốt cũng bắt đầu từ khâu đọc. Nếu ngay từ đầu, đọc đúng, đọc hay sẽ tạo hứng thú về tâm lí và giúp học sinh cảm nhận được các bài tập đọc ở mức độ cảm tính. II.THỰC TRẠNG: -Học sinh tiểu học, nhất là các em học sinh mới từ lớp 1 lên lớp 2 các em đọc các văn bản, các môn học nói chung và môn tiếng việt nói riêng còn chưa tốt. Lớp 2A1 do tôi phụ trách năn học 2006 – 2007 gồm tổng số 35 học sinh trong đó gồm 20 học sinh nam và 15 học sinh nữ. Số lượng học sinh nam nhiều, các em học sinh nam thường nghịch ngợm hơn, sự tập trung vào bài đọc chưa cao. Cho lên việc rèn đọc đúng, đọc hay cho các em là rất cần thiết. Lớp tôi có 14 em, các em đã bước đầu đọc đúng, đọc hay. Tuy nhiên còn ba phần năm số các em đọc chưa tốt có 1 số các em đọc ê , a, phát âm còn mang tiếng địa phương, có 3 em còn đọc đánh vần như em K’Huy, K’Ny, Đức Thắng. Trong các bài tập đọc có bao nhiêu nhân vật các em đều đọc 1 giọng như nhau, chưa biết cách ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm. -Trong lớp 1 số học sinh đọc đúng, đọc hay bước đầu thống kê chất lượng đầu năm môn tập đọc chiếm tỉ lệ: Học sinh đọc tốt chiếm : 40% Học sinh đọc bình thường chiếm: 40% Học sinh đọc kém chiếm : 20% Nguyên nhân học sinh đọc kém là do các em ít học, không dám đọc to, còn e dè khi đọc, nghỉ hè các em đã không chịu ôn lại các kiến thức đã học. III.GIẢI PHÁP: Ngay từ khi nhận lớp và ngay trong tiết học đầu tiên tôi đã chú ý phân loại học sinh. Đây cũng là việc không kém phần quan trọng, Chúng ta không nên lầm rằng phân loại chỉ có trong toán học hoặc văn học. Ở rèn đọc tôi đã phân loại học sinh thành 3 loại để rèn. *Loại 1 : Đọc kém (ngọng nhiều từ : l thành n hay n thành l, anh thành ăn, ăn thành anh, Dấu hỏi thành dấu ngã ), Đcọ đánh vần. *Loại 2: Đọc bình thường *Loại 3: Đọc tốt Từ phân loại học sinh tôi đã rút ra 3 cánh rèn đọc cho 3 loại như sau: *Đối với học sinh kém : Tâm lý các em rất ngại đọc, nhất là các bài dài vì thế không nên ép các em đọc nhiều. Trong phương pháp mới của phân môn tập đọc có đọc nối tiếp câu, đây là lúc rèn luyện tốt nhất cho các em. Giáo viên động viên các em đọc tốt từng câu của mỗi bài, sau đó nâng dần lên đọc đoạn. Mặt khác khi đọc trong nhóm để các em khá kèm cặp các em thấy tự tin hơn. Ngoài ra tôi đã kết hợp với phụ huynh mua cho các em những quyển truyện tranh, mượn truyện thư viện nhà trường để đọc, tôi thấy các em thích đọc hơn. *Đối với học sinh đọc bình thường : Tâm lý các em này ngại thể hiện, các em nghĩ biết đọc là được. Tôi đã khuyến kích khen, cho điểm để các em mạnh dạn hơn. Ngoài ra, tôi cho các en tham gia đóng vai nhân vật trong giờ tập đọc hoặc kể chuyện để lôi cuốn các em thích đọc. *Đối vối học sinh đọc tốt : Tâm lý các em thích bộc lộ, tự tin. Tôi đòi hỏi các em ở mức độ cao hơn như đọc diễn cảm, theo lối phân vai, đọc hay. Lấy các em làm nhân tố tích cực từ đó phát triển các em khác.Bên cạnh đó tôi đã gây hứng thú trong tiết học. nhất là các em đọc kém, phải kích thích đọc. Các em thấy tiết học như 1 sân chơi, các em được tâm sự, được nghe, được học hỏi, được bộc lộâ không gò bó, nặng nề. Việc gây hứng thú trong tiết học chính là việc đọc mẫu của giáo viên. Giáo viên phải đọc mẫu thật diễn cảm,thật có hồn trong lời đọc để lột tả được cái hay, cái đẹp của văn bản, từ đó cuốn hút các em nghe để thấy được cái riêng trong mỗi bài văn, câu chuyện, các em sẽ thấy thích đọc ngay, thích khám phá và thích đọc được giống như cô( Đức Dũng, Gia Hoàng, Vân Anh ) Các em bắt trước giọng cô rất nhanh. Một việc khác cũng gây hứng thú cho tiết học đó là tổ chức tiết học với nhiều hình thức, phương pháp mới. Việc vày đòi hỏi giáo viên phải nắm vững phương pháp, nhạy bén và sáng tạo, sử dụng linh hoạt các hình thức cho phù hợpvới học sinh ở lớp mình như là: Hình thức học nhóm ( ở nhà, trên lớp) hình thức đi học, hình thức đọc phân vai tất cả tạo nên một không khí vui nhộn trong giời học , học mà chơi. Ngoài ra tôi còn rèn đọc trong cả tiết học khác, để học sinh được đọc, được nói để giúp các em đọc đúng đọc hay -Coi đọc và đọc diễn cảm là một phương pháp dạy và là một con đường dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh môn tập đọc ở mức độ tốt. -Đọc diễm cảm là hoạt động sáng tạo nghệï thuật nếu nhà văn đi từ tư tưởng đến ngôn ngữ thì người đọc đi từ ngôn ngữ đến tư tưởng. -Sẽ là sai lầm nếu coi đọc là một việc làm có tính thủ tục, có lệ thôi như vậy là đã tách khỏi quá trình trau dồi vốn Tiếng việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống -Đọc tốt, được coi là một phương pháp kết hợp các phương pháp khác sẽ tạo cho phân môn tập đọc khỏi sự khô khan, nhàm chán. Biết quan tâm đúng mức cho việc đọc và có sự sáng tạo sẽ tạo cho học sinh học tập phân môn Tập đọc, có không khí tươi mát, thoải mái và học sinh có ấn tượng ban đầu với những rung cảm thẩm mỹ. -Đọc tốt là quá trình tâm lý cảm thụ, tri giác, tưởng tượng, xúc cảm, làm giàu và tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt cho học sinh. -Đọc tốt còn là bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng sự hiểu biết về cuộc sống, hình thành một số kỹ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân. Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản ( Phân tích, tổng hợp, phán đoán) -Đọc đúng, đọc hay còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, tạo cho các em hứng thú đọc sách và yêu thích Tiếng Việt IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN -Trước hết phải hình thành cho học sinh các kỹ năng đọc trong bài tập đọc gồm ( Đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó thông qua tìm hiểu bài cung cấp cho các em hiểu biết về thiên nhiên , xã hội và con nguời, cung cấp vốn từ , vốn diễn đạt những hiểu biết về tác phẩm văn học từ đó rèn luyện nhân cách cho học sinh. Tôi đã tiến hành các việc cụ thể như sau: Bước 1: *Đọc thành tiếng: Là đọc to, rõ rãng, phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lý, đọc 40 tiếng 1 phút. Đcọ đúng và đọc trôi chảy một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn, biết đọc các đoạn đối thoại. *Đọc thầm: Đọc không thành tiếng, không mấp máy môi, bước đầu biết đọc thầm. Trong kỹ năng này tôi đã hình thành cho các em học sinh có thói quen ngay từ khâu chuẩn bị bài ở nhà, ngay từ tiết học đầu tiên của bài tập đọc “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”.Khi soạn bài, chuẩn bị bài ở nhà tôi đã chuẩn bị và thiết kế dạy rất kỹ lưỡng. Khi đọc mẫu cho học sinh tôi chú ý đọc diễn cảm toàn bài một lượt, đọc đúng: Giọng cụ già, giọng em bé, tạo sự hứng thúvà thu hút học sinh học tập. Các em ngồi chăm chú theo dõi vào sách nghe tôi đọc bài. Tôi hướng dẫn cho các em cách đọc bài cho đúng. Tôi viết vào bảng phụ những từ học sinh cần phát âm đúng và chính xác và nhắc học sinh phân biệt lời kể với lời nhân vật. -Lời người kể chuyện: Đọc thong thả, chậm rãi. -Lời cậu bé: Đọc với giọng tò mò ngạc nhiên. -Lời bà cụ: Ôn tồn, hiền hậu Sau đó tôi cho 4 em đọc các từ ngữ có vần khó, em nào phát âm sai tôi sửa luôn. Tôi cho học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn, khi thì đọc thành hàng dọc, hàng ngang, đọc chéo, em nào sai tôi yêu cầu em đó sử luôn. Để tiện lợi và bảøo đảm thời gian tôi thường xuyên gọi các em luyện đọc theo hàng dọc, dãy ngang, đọc chéo có khi từ dươí lên , có khi từ trên xuống. Như vậy toàn học sinh lớp tôi ngay từ tiết học đầu các em kém, trung bình, khá và giỏi đều được luyện đọc tốt từng câu trong bài. Sang phần đọc từng đoạn trước lớp, trước tiên tôi chọn một số câu trong bài hướng dẫn các em ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Tôi cũng gọi 3 em đọc một số câu tôi đã ghi trên bảng phụ, em nào đọc ngắt nghỉ sai, tôi sửa luôn cho các em. Khi các em biết đọc đúng ngắt nghỉ hơi các câu, tôi cho các em đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải thích các từ trong phần chú giải ở cuối bài, một số từ ngữ mới. Tiếp tục các em luyện đọc từng đoạn trong nhóm( 1 em đọc, 1 em nghe, nhận xét bạn và đổi ngược lại) Khi các em đọc nhóm tốt rồi, tôi cho các em đọc thi giữa các nhóm, nhận xét và bình chọn nhóm đọc đúng, đọc hay Đến đây các em đã tự nhận xét và đánh giá được bạn mình Bước 2: Tiếp theo là kỹ thuật đọc hiểu Đọc hiểu là một quá trình rất ngắn trong qúa trình giúp các em đọc để hiểu được nghĩa của từ và hiểu được ý chính của đoạn văn, hiểu được nội dung bàiø. Từ nắm được ý chính của đoạn văn và hiểu nội dung bài, các em cảm nhận và đọc đúng đọc hay. Bước 3: Đọc diễm cảm: Là đọc hay, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. Giọng đọc thay đổi phù hợp với nội dung bài vả với từng nhân vật trong bài, cuốn hút được người nghe. Các em biết dùng mục lục SGK khi đọc. Học thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa. Bước 4: Cũng như bài tập đọc đầu tiên bước cuối cùng là học sinh đọc toàn bài tập đọc. Trước khi gọi một em đọc thành tiếng, tôi đã để ít phút ( Tuỳ độ dài của bài mà ấn định thời lượng) Để các em đọc thầm cả bài. Bước đọc thầm này rất dễ ồn vì các em chưa quen. Việc sửa dần cho hết tiếng lầm rầm là động tác nhép miệng. Lúc đó, tôi kiểm tra xác xuất một vài em và theo dõi các em qua ánh mắt đọc và nét mặt của các em. Câu hỏi rút ra điều khuyên răn của bài, Chúng tôi nên làm sau cùng và tôi đã Biến thành một cuộc thảo luận nhỏ cho nhiều học sinh được nói ra ý kiến của mình. Tôi đã tiến hành vài phút thảo luận cho thật nhe nhàng thoải mái và đó là cách làm tốt nhất để củng cố bài, khép bài tập đọc lại. Trong bài tập đọc, việc lựa chọn bài đọc cần phải đảm bảo có nội dung tư tưởng tốt, hình thức diễn đạt trong sáng và chứa đụng những vấn đề “ Lý thuyết” tiếng sẽ được dạy thay bài học, tiết học đó. Nhưng nếu chúng ta nhìn tất cả những vấn đề này từ góc độ giao tiếp thì như vậy là chưa đủ. Một bài muốn đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, Giúp học sinh hình thành được những kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống cần phải có tính “ nhật dụng”. Nói khác đi, bài đọc đó phải là những bài sau khi đọc sẽ giúp cho các em không phải chỉ là việc hiểu biết sâu hơn về những cái hằng ngày, hàng giờ đang diễn ra xung quanhmà còn là việc giúp các em tổ chức tốt hơn những hoạt động giao tiếp thường gặp trong cuộc sống của mình. Tính thời sự, tính thiết thực, tính hướng dẫn giao tiếp trong nội dung các bài học vì thế hết sức được coi trọng. Dưới góc nhìn này, có thể Tiếng Việt 2 lựa chọn khá “đắt” các bài đọc. Những chủ đề, chủ điểm đưa vào sách không chỉ là gần gũi với sinh hoạt thường ngày của học sinh mà còn thể hiện khá đậm nét tính hướng dẫn giao tiếp. Để phục vụ việc giúp các em sử dụng lời văn tiếng nói trong giao tiếp bằng điện thoại , sách đã lựa chọn bài đọc “ điện thoại” Như một mẫu giao tiếp khá sinh động. Chính vì vậy trong quá trình dạy tôi đã cho học sinh thực hành ngay trên máy điện thoại. Chỉ qua bài học đó, các em cũng phần nào thấy hiểu được mình cần sử dụng ngôn ngữ như thế nào khi gọi điện thoại. Hoặc như việc sắp xếp chủ đề chủ điểm cũng được sách Tiếng Việt hết sức chú ý để phù hợp với hoạt động giao tiếp của lứa tuổi tiểu học. Từ các chủ điểm lớn như gia đình, nhà trường, xã hộisách đã chia thành những chủ điểm nhỏ. Trong môn tập đọc quan điểm giao tiếp không phải chỉ tập trung ở việc lựa chọn văn bản mà còn giúp học sinh hình thành kỹ năng thực hành tướng ứng. Ngoài kỹ năng đọc diễm cảm trong góc độ giao tiếp, Chúng ta phải đòi hỏi các em đọc thầm, đọc nhanh, đọc hiểu nữa vì đây chính là kỹ năng cần phải có trong cuộc sống. Vì thế các dạng đọc này cần coi là kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh. Chính vì nắm bắt được tôi dạy Tập đọc theo định hướng giao tiếp, tạo hứng thú cho học sinh Tôi Đã có sự linh hoạt, nhạy bén trong hoạt động lên lớp của mình. Từ đó khơi dậy sự hứng thú và sự tìm tòi sáng tạo của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức tạo cho các em đọc đúng đọc hay. V.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC -Qua áp dụng những giải pháp nêu trên đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, gây hứng thú trong học tập với tổ chức dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo nên kết quả đạt được rất khả quan. - 10 em đọc thông thạo chất lượng đọc được nâng cao hơn, có giọng đọc diễm cảm, thể hiện giọng phù hợp với nội dung bài. -12 em đầu năm học ngắt nghỉ hơi chưa Thể hiện đúng thì nay không những ngắt nghĩ đúng dấu câu mà còn biết đọc theo lối phân vai. -Số học sinh còn lại đã đọc trôi chảy ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, đúng cụm từ. C.KẾT LUẬN Bằng việc sử dụng cách đọc là phương pháp học ở trên, tôi đã xây dựng cho các em ý thức đọc, đọc là con đường cảm thụ văn chương ở mức độ đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn sau: Thông qua các em đọc tốt là giúp các em học tốt nhiều môn khác. Từ đó tôi rút ra kinh nghiệm. -Muốn học tốt môn tiếng việt, trước hết phải coi trọng đọc là phương pháp học. -Giáo viên phải nắm được cách đọc tuỳ từng bài tập đọc cụ thể, để hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc hay. -Thường xuyên rèn cách đọc, bài học đối với học sinh đọc kém. -Kịp thời động viên khen ngợi học sinh có tiến bộ, biểu dương các gương học tốt cho các bạn noi theo. Trên là kinh nghiệm nhỏ những gì tôi đã học tập, nghiên cứu trong thực tế giảng dạy bước đầu có đạt nhiều kết quả khả quan ở học sinh. Tôi sẽ cố gắng tìm tòi đi sâu hơn để có biện pháp tích cực thể nghiệm đề tài này. Thông qua những giải pháp nêu trên, tôi mong được sự xây dựng, đóng góp chân thành của hội đồng sư phạm. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, cùng các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi để hoàn thành giải pháp hữu ích này. Lộc thắng ngày 16 tháng 10 năm 2006 Người viết Tăng Thị Loan
Tài liệu đính kèm: