Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó

Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó

 Dạy học toán ở bậc tiểu học nhằm giúp học sinh: có kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành những kĩ năng tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Góp phần bước đầu phát triển tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập.

 Bản thân tôi là một giáo viên tiểu học, trực tiếp đứng lớp tôi muốn học sinh của mình có khả năng tính toán tốt và tư duy lô gíc cao, nhạy bén khi tiếp súc với một số dạng toán. Đặc biệt là dạng toán có lời văn.

 Xuất phát từ những suy nghĩ trên, bản thân tôi đã chọn đề tài: Giúp học sinh có kĩ năng giải dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” làm đề tài nghiên cứu.

 

doc 15 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 1330Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Mở đầu
I - Lí do chọn đề tài
 Dạy học toán ở bậc tiểu học nhằm giúp học sinh: có kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành những kĩ năng tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Góp phần bước đầu phát triển tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập.
 Bản thân tôi là một giáo viên tiểu học, trực tiếp đứng lớp tôi muốn học sinh của mình có khả năng tính toán tốt và tư duy lô gíc cao, nhạy bén khi tiếp súc với một số dạng toán. Đặc biệt là dạng toán có lời văn.
 Xuất phát từ những suy nghĩ trên, bản thân tôi đã chọn đề tài: Giúp học sinh có kĩ năng giải dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” làm đề tài nghiên cứu.
II. Mục đích nghiên cứu
 - Môn toán là một trong những môn học quan trọng trong trường tiểu học nói chung và dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó nói riêng, khi dạy những bài toán này học sinh còn rất nhiều lúng túng, học sinh thường sợ gặp những bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Khi bài toán cho tổng và tỉ số lại chưa cụ thể, chưa rõ ràng. Nên khi đưa ra đề tài này mục đích chủ yếu của tôi là:
 - Hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành giải toán: “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”, có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.
 - Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán. Phát triển hợp lí khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng ( bằng ngôn ngữ nói và viết ) góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo và giúp học sinh giải các bài toán dạng này ở mức độ cao hơn.
III- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4. Trường Tiểu học Mai Trung số 2.
2- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 4A 
IV- Nhiệm vụ nghiên cứu
 Trong quá trình dạy toán tôi nhận thấy các em còn mắc một số lỗi ở các khía cạnh:
 - Phát hiện những đặc điểm cơ bản của dạng toán còn chậm, vì thế việc lựa chọn phương pháp giải còn nhiều lúng túng.
 - Học sinh chưa nắm được đâu là tổng đâu là tỉ số, đại lượng nào lớn đại lượng nào bé.
 Vì vậy nhiệm vụ chính khi đi nghiên cứu đề tài này là giúp các em khắc phục những hạn chế khi gặp những dạng toán: “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Từ đó các em mới có thể vận dụng vào giải bài toán một cách linh hoạt hơn.
 Khi nghiên cứu đề tài này tôi đề ra một số nhiệm vụ sau:
 - Khảo sát chất lượng học sinh lớp 4A.
 - Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc các em gặp khó khăn khi giải toán có lời văn. 
 - Đưa ra những phương pháp cụ thể để rèn luyện cho các em cách giải toán có lời văn nói chung và dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai sốcủa hai số đó” nói riêng.
 - Theo dõi khuyến khích các em biết vận dụng kĩ năng vào giải toán.
 - Kiểm tra đánh giá chất lượng giải toán của học sinh.
V- Phương pháp nghiên cứu đề tài
 Để cho đề tài đạt kết quả tốt trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, tôi đã áp dụng phương pháp sau:
*Phương pháp quan sát:
 Quan sát mức độ tiếp thu và phương pháp học của học của học sinh về dạng toán: “ Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
* Phương pháp thực nghiệm:
 Giáo viên trao đổi để nắm bắt tình hình thực trạng của học sinh:
 - Khảo sát chất lượng, phân loại học sinh.
 - Dự giờ, sinh hoạt chuyên môn tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
 -Động viên, khuyến khích kịp thời để tạo không khí học tập thoải mái giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức và vận dụng vào thực hành.
VI- Những đóng góp của đề tài
 Qua quá trình nghiên cứu của đề tài, kinh nghiệm dạy học sinh giải bài toán : “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” đã đạt kết quả khả quan.Tuy chỉ là một phần nhỏ trong nội dung chương trình môn toán ở tiểu học nhưng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng thực tế vào giảng dạy ở lớp 4A. Đề tài thành công giúp người giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng có phương pháp giảng dạy nhẹ nhàng hơn, kết quả học tập của học sinh được nâng cao. Từ đó kích thích sự tìm tòi, học hỏi và hiểu biết hơn, làm nền tảng cho các lớp sau.
VII- Cấu trúc của đề tài: 
Phần I – Mở đầu
 I/ Lý do chọn đề tài.
 II/ Mục đích nghiên cứu.
 III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 IV/ Nhiệm vụ nghiên cứu.
 V/ Phương pháp nghiên cứu.
 VI/ Những đóng góp mới của đề tài.
 VII/ Kết cấu của đề tài.
Phần II – Nội dung
 Chương I- Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
 I/ Sơ lược lịch sử của vấn đề nghiên cứu.
 II/ Cơ sở lý luận và cơ sở thực tế củaviệc giải toán.
Chương II- thực trạng của học sinh khi giải dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
 I/ Nghiên cứu đặc điểm nội dung của việc giải toán 4.
 II/ Khảo sát chất lượng học sinh.
 III/ Tiến hành nghiên cứu phương pháp giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
 Chương III – Kết quả nghiên cứu.
Phần III - Kết luận.
Phần II : Nội dung
Chương I - cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
I-Sơ lược lịch sử của vấn đề nghiên cứu.
 Trong nhà trường bậc tiểu học từ trước tới nay phân môn toán có vị trí rất quan trọng, chiếm thời lượng khá lớn so với môn học khác. Nội dung các bài học khá phong phú đa dạng.
 Bằng trừu tượng hoá khái quát hoá toán học đã hình thành các đối tượng bằng các mệnh đề.Song tư duy của học sinh tiểu học đang trong quá trình hình thành và phát triển, còn ở giai đoạn ( tư duy cụ thể ). Do vậy việc nhận thức các kiến thức toán học trừu tượng là rất khó. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần nhận thức rõ bản chất của đối tượng và phương pháp toán học. Từ đó đặt ra các yêu cầu vừa sức đối với học sinh tiểu học, cũng như lựa chọn các phương pháp sư phạm thích hợp với trình độ phát triển khả năng nhận thức toán học ở tiểu học.
II- Cơ sở lý luận , cơ sở thưc tế của việc giải toán.
1 – Cơ sở lý luận: 
 Khi hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn cần bám trắc những quan điểm khi biên soạn chương trình và sách giáo khoa toán 4.Trình bày các kiến thức toán học cổ truyền dưới những tư tưởng của toán hiện đại.
 Trong giải toán cần làm rõ tính chất cơ bản của phép tính và quan hệ giữa các phép tính.
 Quán triệt tinh thần giáo dục tổng hợp, làm cho học sinh nắm trắc các kiến thức cơ bản có hệ thống. Giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. Quán triệt tinh thần học đi đôi với hành , coi trọng việc rèn luyện kĩ năng tính toán, giải toán.Coi trọng sự kết hợp giữa môn toán với môn học khác.
 Quán triệt quan điểm dạy học và phát triển bằng cách đi đôi với việc rèn kĩ năng, tăng cường đúng mức yếu tố lí luận khái quát, kết hợp cụ thể và trừu tượng, qui nạp và suy diễn.sắp xếp hệ thống kiến thức một cách hợp lí, tạo điều kiện cho học sinh dễ so sánh, khái quát. 
 Giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa tính sư phạm trong cấu trúc nội dung và tính khoa học.
2 – Cơ sở thực tế:
 Khi dạy học sinh giải toán ở tiểu học giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động, mọi học sinh đều được hoạt động học tập để phát triển năng lực cá nhân.
Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để tự học và chiếm lĩnh tri thức mới rồi vận dụng tri thức mới vào thực hành.
 Mọi học sinh đều phải hoạt động, phải học tập suy nghĩ và làm việc tích cực.
 Mọi hoạt động của lớp học do học sinh hoạt động một cách chủ động, tích cực theo hướng dẫn của giáo viên.
 Khi tổ chức và hướng dẫn học sinh giáo viên cần vận dụng một cách tích cực, linh hoạt giữa các phương pháp dạy học để giúp học sinh huy động kiến thức của mình.
Chương II – Thực trạng của học sinh khi giải dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
I- Nghiên cứu đặc điểm, nội dung của việc giải toán ở lớp 4.
 ở lớp 4 tiếp tục giải các bài toán đã học ở lớp 1, 2, 3 và phát triển các bài toán đó đối với các phép tính trên, phân số và các số đo đại lượng mới ở lớp 4. Đồng thời toán 4 đề cập đến những dạng toán mới phù hợp với giai đoạn “ Học tập sâu” của học sinh lớp 4. Điển hình là: Giải toán về “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II- Khảo sát chất lượng học sinh.
 Tổng số học sinh lớp 4A: 26 em.
 Sau khi khảo sát tôi thu được kết quả như sau:
Điểm 0 - 4
Điểm 5 - 6
Điểm 7 - 8
Điểm 9 - 10
điểm TB
12
8
4
2
14
* Qua kết quả trên tôi nhận thấy:
 - Việc học sinh gặp bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” còn mơ hồ, chưa xác định được dạng toán.
 - Khi giải bài toán còn máy móc, mơ màng.
 - Việc lập luận còn nhiều hạn chế, tư duy trừu tượng kém và thiếu khả năng phát hiện tổng của hai số hoặc tỉ số của hai số đó ở các thời điểm khác nhau.
 - Trình bày bài giải chưa khoa học, lập luận thiếu chặt chẽ, chưa sáng tạo.
III- Tiến hành nghiên cứu phương pháp giải toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
1/ khi dạy giải toán cần để học sinh cố gắng tự tìm ra cách giải toán, giáo viên không nên làm thay hoặc áp đặt cách giải đối với học sinh. Học sinh cần làm quen và hình thành kĩ năng các bước giải toán: 
 - Phân tích đề toán, tóm tắt đề toán.
 - Phân tích các mối quan hệ giữa các dữ liệu đã cho với kết luận để tìm ra cách giải bài toán.
 - Trình bày bài toán đầy đủ rõ ràng.
2/ Khi giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” học sinh cần phải xác định được:
 - Đâu là tổng hai số, tỉ số của hai số; đại lượng nào là số lớn , đại lượng nào là số bé.
 - Nhớ cách làm:
 Vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
 Tìm tổng số phần bằng nhau.
 Tìm giá trị một phần.
 ( Lấy tổng hai số chia cho tổng số phần )
 - Có thể tìm số lớn hoặc số bé trước tuỳ theo nội dung từng bài.
3/ ứng dụng của phương pháp giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
 *Trong toán 4, bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó thường cho tường minh. Tổng của hai số và tỉ số của hai số được biểu thị bằng các thuật ngữ, chẳng hạn: Chiều rộng bằng chiều dài ( hoặc tỉ số chiều rộng và chiều dài là ). Hoặc số học sinh nữ gấp 2 lần số học sinh nam; hay số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai.
Ví dụ 1: Bài toán cho biết tổng và tỉ số của hai số.
1. Tổng ... 
96 : 8 = 12
Số bé là:
12 x 3 = 36
Số lớn là:
96 - 6 = 60
 Đáp số : Số bé: 36
 Số lớn: 60
2. Một hình chữ nhật có chu vi là 350, chiều rộng bằng chiều dài. Tìm chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật đó.
 + Học sinh phân tích bài toán.
 - Bài toán cho biết gì? ( Bài toán cho biết chu vi của hình chữ nhật và chiều rộng bằng Chiều dài )
 - Bài toán hỏi gì? ( Tìm chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật )
+Phân tích mối quan hệ giữa các dữ liệu đã cho với kết luận để tìm ra cách giải bài toán.
- Muốn tìm chiều dài, chiều rộng ta phải làm thế nào?
- Tìm tổng hai số (Tìm nửa chu vi ) sau đó vẽ sơ đồ thiết lập mối quan hệ. 
* Trình bày bài toán. 
Nửa chu vi là:
350 : 2 = 175 (m)
 Chiều rộng : | | | |
 175 m
 Chiều dài : | | | | | 
 Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 ( phần )
Chiều rộnghình chữ nhật là:
175 : 7 x 3 = 75 (m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
175 – 75 = 100 (m)
 Đáp số: Chiều rộng : 75 m; 
 Chiều dài : 100 m
Ví dụ 3. ( Bài toán cho biết tổng nhưng chưa cho biết tỉ số của hai số. )
 Hai lớp 4A và 4B trồng được 330 cây, lớp 4 có 34 học sinh, lớp 4B có 32 học sinh. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây? Biết mỗi học sinh trồng được số cây như nhau.
+ Phân tích bài toán.
- Bài toán cho biết gì? (Tổng số cây của hai lớp trồng được và số học sinh của mỗi lớp)
- Bài toán hỏi gì ? ( Tìm số cây trồng được của mỗi lớp )
-Muốn tìm số cây của mỗi lớp ta phải tìm tổng số học sinh của hai lớp ( Tổng số phần bằng nhau )
+ Trình bày bài toán:
Tổng số học sinh của hai lớp là:
34 + 32 = 66 ( học sinh )
Mỗi học sinh trồng được số cây là:
330 : 66 = 5 ( cây )
Lớp 4A trồng được số cây là:
5 x 34 = 170 ( cây )
Lớp 4B trồng được số cây là:
330 – 170 = 160 ( cây )
 Đáp số : Lớp 4A : 170 cây
 Lớp 4B : 160 cây
Ví dụ 4. ( Bài toán chưa cho tổng cụ thể, cho biết tỉ số của hai số )
 Tổng hai số bằng số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số. Tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó.
+ Phân tích bài toán.
- Bài toán cho biết gì ? ( Tổng hai số bằng số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số và tỉ số của hai số đó ) 
- Bài toán hỏi gì ? ( Tìm hai số đó )
- Muốn tìm hai số đó ta phải đi tìm số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số là số nào ? ( Đi tìm tổng hai số ) 
+ Trình bày bài toán:
Số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số là 99. Vậy tổng hai số là 99.
 Số bé : | | | | | 
 99
 Số lớn : | | | | | | 
Tổng số phần bằng nhau là:
4 + 5 = 9 ( phần )
Số bé là:
99 : 9 x 4 = 44
Số lớn là:
99 – 44 = 55
 Đáp số: Số bé : 44
 Số lớn : 55
 Bài tập luyện tập : 
Bài 1. Tuổi bố và tuổi con cộng lại bằng 35 tuổi. Biết rằng tuổi bố gấp 6 lần tuổi con. Tìm tuổi bố, tuổi con.
Bài 2. Hai số có tổng là số nhỏ nhất có ba chữ số, số lớn bằng số nhỏ. Tìm hai số đó.
Bài 3. Cho hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi hình vuông và bằng 96 m. Tìm chiều dài, chiều rộng. Biết rằng chiều rộng nhân với 3 thì bằng chiều dài.
* Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số ở hai thời điểm khác nhau.
Ví dụ 1. Cách đây hai năm tổng số tuổi hai bố con An là 44 tuổi. Hiện nay tuổi bố gấp 5 lần tuổi An . Tính tuổi mỗi người hiện nay.
+ Phân tích bài toán:
- Bài toán cho biết gì ? ( Cách đây hai năm tổng số tuổi hai bố con An là 44 tuổi, hiện nay tuổi bố gấp 5 lần tuổi An )
- Bài toán hỏi gì ? ( Hiện nay bố bao nhiêu tuổi, An bao nhiêu tuổi )
- Muốn tìm tuổi bố, tuổi An hiện nay ta phải đi tìm tổng số tuổi hiện nay của cả hai người.
+ Trình bày bài toán :
Tổng số tuổi hiện nay của hai bố con An là :
44 + 2 x 2 = 48 ( tuổi )
Ta có sơ đồ :
 Tuổi An hiện nay : | | 
 48 tuổi
 Tuổi bố hiện nay : | | | | | | 
Tổng số phần bầng nhau là:
1 + 5 = 6 ( phần )
Tuổi An hiện nay là:
48 : 6 = 8 ( tuổi )
Tuổi bố hiện nay là:
48 -8 = 40 ( tuổi )
 Đáp số: An : 8 tuổi
 Bố : 40 tuổi
Ví dụ 2. Tùng và Ninh có 156 viên bi. Biết rằng nếu Tùng cho Ninh số bi của mình hiện có thì hai bạn có số bi bằng nhau.hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi ?
+ Phân tích bài toán:
- Bài toán cho biết gì ? ( Hai bạn có 156 viên bi nếu Tùng cho Ninh số bi của mình hiện có thì hai bạn có số bi bằng nhau )
- Bài toán hỏi gì ? ( Lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi )
- Muốn tìm số bi của mỗi bạn ta phảI tìm tổng số bi của hai bạn sau khi Tùng cho Ninh 
 số bi của mình.
+ Trình bày bài toán:
Sau khi Tùng cho Ninh số bi của mình thì số bi của hai bạn không đổi.
 Số bi lúc đầu của Tùng : | | | |
 156
 Số bi lúc đầu của Ninh : | |
Nhìn vào sơ đồ ta có, tổng số phần bằng nhaulà:
1 + 3 = 4
Số bi của Tùng lúc đầu là:
156 : 4 x 3 = 117 ( viên bi )
Số bi lúc đầu của Ninh là:
156 – 117 = 39 ( viên bi )
 Đáp số : Tùng : 117 viên bi
 Ninh : 39 viên bi
 Bài tập luyện tập.
Bài 1 :Trong sân có 37 con gà và vịt. Nếu có thêm 3 con nữa thì số vịt gấp 4 lần số gà. Hỏi trong sân có bao nhiêu con gà và bao nhiêu con vịt ?
Bài 2 : Trong lớp 4B có 34 học sinh, sau khi một bạn nam xin phép ra ngoài thì số bạn nam còn lại bằng hai lần số bạn nữ. Hỏi lúc đầu trong lớp có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ ?
Bài 3 : Mẹ có 30 cái kẹo chia cho hai con, anh ăn 2 cái và cho em một cái thì số kẹo còn lại của anh còn số kẹo của em. Hỏi lúc đầu mẹ cho mỗi anh em mấy cái kẹo ?
Chương III : Kết quả nghiên cứu
Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp, hình thành kĩ năng giải còn khó khăn hơn nhiềuvới kĩ xảo tính vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán không chỉ nhớ mẫu rồi áp dụng, mà đòi hỏi phải nắm trắc khái niệm quan hệ toán học, ý nghĩa phép tính, đòi hỏikhả năng độc lập suy luận của học sinh.
Trên cơ sở thực trạng nghiên cứu đề tài.tôi tự phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc các em hiểu nhầm dạng toán và dẫn đến thực hiện sai bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Từ đó tôi vận dụng các biện pháp cụ thể, phù hợp với học sinh. Trong quá trình áp dụng các biện pháp giải toán vào lớp 4A, tôI thấy các em đã có chuyển biển rõ rệt. Các em đã ham thích học hơn, tạo điều kiện tốt cho việc lĩnh hội tri thức các môn học khác.
* Đề xuất biện pháp dạy và học toán.
- Mỗi dạng toán đều có phương pháp dạy khác nhau. Để nâng cao kết quả dạy và học toán cần :
+ nghiên cứu kĩ dạng toán, bài toán.
+ Phân loại dạng toán ra nhiều dạng nhỏ để có phương pháp giải phù hợp.
+ Kiểm tra kết quả bài toán dựa vào điều kiện của đầu bài.
* Các bước giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
- Xác định dạng bài toán.
- Xác định tổng của hai số, tỉ số của hai số, xác định đại lượng nào là số lớn đại lượng nào là số bé. áp dụng cách tính để giải bài toán.
* Kết quả thực nghiệm cuối năm học :
Tổng số 26 em:
Điểm 0 - 4
Điểm 5 - 6
Điểm 7 - 8
Điểm 9 - 10
Điểm TB
1 em
4 em
11 em
10 em
25 em
Phần III : Kết luận
Trên đây là một số kinh nghiệm và biện pháp của bản thân tôi trong việc hướng dẫn học sinh giải bài toán : “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Trong khi nghiên cứu đề tài cũng không tránh khỏi hạn chế, tôi rất mong được sự đóng góp của quí vị và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Mai Trung, ngày 25 tháng 4 năm 2009
 Người viết
 Nguyễn Thị Minh Nguyệt 
Kết quả chấm sáng kiến kinh nghiệm của hội đồng khoa học cấp trường
........
.
.
..
Kết quả chấm sáng kiến kinh nghiệm của hội đồng khoa học cấp huyện
........
.
.
..
Mục lục
STT
Nội dung
Trang
Phần I : Mở đầu
1
01
I. Lý do chọn đề tài
1
02
II. Mục đích nghiên cứu
1
03
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
04
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
05
V. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
2
06
VI. Những đóng góp mới của đề tài
3
07
VII. Kết cấu của đề tài
3
Phần II : Nội dung nghiên cứu
4
Chương I: cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
4
08
I. Sơ lược lịch sử của vấn đề
4
09
II. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tế của việc giải toán
4
Chương II : thực trạng của học sinh khi giải dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai sốcủa hai số đó”
5
10
I. Nghiên cứu đặc điểm, nội dung của việc giải toán lớp 4
5
11
II. Khảo sát học sinh
5
12
III. Tiến hành nghiên cứu phương pháp giải
5
Chương III : Kết quả nghiên cứu
10
Phần III : Kết luận
11
Phòng GD Hiệp Hoà
Trường Th mai trung II
*************
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
-------------&-------------
Báo cáo
thành tích giáo viên giỏi
Năm học: 2008 - 2009
I.. Sơ lược bản thân.
Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Ngày sinh: 17 tháng 9 năm 1974
Năm vào ngành: 1993
Trình độ đào tạo: 12+2 
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mai Trung số 2 
Số năm đạt giáo viên giỏi: - Cấp huyện: 7 
 - Cấp trường: 4 
Nhiệm vụ được giao: Tổ phó tổ 4.5; Giáo viên Chủ nhiệm lớp 4A 
II. Tóm tắt thành tích đạt được trong năm học.
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức và giáo dục đạo đức cho học sinh. Ngay từ khi bước vào năm học mới bản thân tôi đã xác định việc soạn bài, nghiên cứu bài trớc khi lên lớp là một việc làm vô cùng quan trọng. Chính vì vậy tôi luôn soạn bài đầy đủ, soạn bài đúng quy định và soạn bài có chất lượng.
Trên lớp giảng dạy nhiệt tình, luôn chú trọng tới việc đổi mới phơng pháp dạy học.
Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá chất lượng học sinh, cho điểm đúng quy chế, tính điểm kịp thời, chính xác.
Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, thường xuyên thăm hỏi và trao đổi cùng gia đình học sinh để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Để nâng cao trình độ kiến thức và năng lực chuyên môn, bản thân tôi luôn luôn có ý thức tự học và thờng xuyên đi dự giờ thăm lớp học hỏi đồng nghiệp.
Năm học 2008 - 2009 với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp tôi đã tiếp tục đạt được danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện.
 Về chất lượng học sinh: Lớp luôn được đồng nghiệp đánh giá là lớp học có nền nếp, có ý thức học tập, nhiều em đã trở thành con ngoan, trò giỏi.
Kết quả cụ thể: Tổng số học sinh của lớp:  em, trong đó nữ: em
+ Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ: ./ đạt: ..% 
 Thực hiện cha đầy đủ: ./ đạt: ..%
+ Về học lực:
 -Danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện: em 
 - Danh hiệu học sinh giỏi:.. /.. em =.. % 
 - Danh hiệu học sinh tiên tiến:.. / .. em = .. %
+ Về vở sạch chữ đẹp: 
- Loại A: em =.. %
- Loại B: em =  % 
- Loại C: em = %
+ Tỷ lệ HS lên lớp:/= %
Danh hiệu lớp:  
 Mai Trung, ngày 25 tháng 4 năm 2009 
 Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN lop 4(2).doc