Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh sử dụng đồ dùng học tập để hình thành kiến thức Toán 2 - Trần Thị Phượng

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh sử dụng đồ dùng học tập để hình thành kiến thức Toán 2 - Trần Thị Phượng

Qua nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm trong thực tế tôi thấy đã có nhiều bước chuyển biến về chuyên môn cũng như về các bài dạy - giúp học sinh có kiến thức phong phú hơn, hình thức đa dạng hơn. nhìn chung cả cô và trò đều hăng say làm việc, cô thì hăng hái nhiệt tình giảng dạy. trò thì mạnh dạn tích cực hơn nhiều.

 Tuy nhiên cần có sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cũng như Phòng Giáo dục huyện, Sở Giáo dục - Đào tạo. Chắc chắn hiệu quả thực hiện giảng dạy chương trình mới sẽ cao hơn, tốt hơn, bản thân giáo viên sẽ cảm thấy tự tin, yêu nghề hơn.

 1/ Giáo viên: Cần được trang bị chuyên môn chuẩn hơn. Cần thống nhất về các thuật ngữ Toán học, thống nhất mô hình các bài soạn, mô hình dạy thí điểm, các tiết chuyên đề.

 2/ Đồ dùng dạy học: Tranh, mẫu vật, đồ vật cần phong phú về chủng loại hơn.

 3/ Cơ sở vật chất: Nhà trường cần quan tâm hơn, đầu tư nhiều hơn về đồ dùng dạy học trực quan đẹp, thực tế hơn cho các môn học và phù hợp hơn với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh khối lớp 1 đến khối lớp 3.

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh sử dụng đồ dùng học tập để hình thành kiến thức Toán 2 - Trần Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài :
	- Dân tộc ta có truyền thống hiếu học. Đảng và Nhà nước, nhân dân ta rất coi trọng và chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, coi phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
	- Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng.
	- Xuất phát từ sự chuyển đổi của nền kinh tế xã hội, từ kinh tế bao cấp đến kinh tế thị trường.
	- Xuất phát từ chủ trương của Bộ GD&ĐT trong việc triển khai thực hiện chương trình đổi mới SGK lớp 2 năm 2000 trên phạm vi cả nước.
	- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục Tiểu học mà ngày 9/11/2001, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành chương trình Tiểu học mới. Nhằm trang bị kiến thức phổ thông cho học sinh yêu cầu ngày càng cao. Mục tiêu dạy học ở Tiểu học là:
	- Dạy học để phát triển, dạy học kiến thức và kỹ năng cơ bản, dạy theo cách tổ chức hoạt động cho học sinh.
	- Xuất phát từ những mục tiêu giáo dục nói chung và cụ thể là mục tiêu đổi mới chương trình SGK lớp 2 nói riêng, môn Toán lớp 2 đã có hướng đi thực sự mới, thực sự được đổi mới trong thực tế hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta.
	Ở Tiểu học, chương trình môn Toán chiếm vị trí khá quan trọng. Nó chiếm 20% tổng số tiết học của tất cả các môn. Tất cả các kiến thức, kỹ năng của môn Toán ở Tiểu học đều được ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho mọi người và lao động, rất cần thiết và liên quan với các môn học khác ở Tiểu học. Hiện nay khối lớp 1, khối lớp 2, khối lớp 3 đã và đang triệt để sử dụng các phưương pháp dạy học đổi mới, nhìn chung hầu hết các giáo viên đều có những chuyển biến tích cực trong việc thực hành đổi mới phương pháp, phát huy tốt tác dụng của bộ ĐDDH, tổ chức cho học sinh tích cực hoạt động, chủ động nắm vững kiến thức và rèn luyện các kỹ năng. Đó là cách dạy hướng vào người học.	
- Xuất phát từ những hiểu biết đó và thực tế tôi đang là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 2, trong thời gian giảng dạy vừa qua tôi đã và đang học hỏi được rất nhiều điều.
Từ công cuộc đổi mới này, tôi nghĩ sẽ còn tiếp tục học hỏi nhiều hơn khoa . Vì vậy với một chút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy thay sách giáo khoa mới mà tôi thấy phần nào tâm đắc. Tôi xin mạnh dạn nghiên cứu vấn đề về việc: 
 “Giúp học sinh sử dụng đồ dùng học tập để hình thành kiến thức Toán 2”
Với mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm là.
	* Nâng cao hiểu biết nội quy chuyên môn Toán 2.
	* Năm vững kiến thức - kỹ năng học Toán 2.
	* Nắm vững cách sử dụng đồ dùng Toán 2.
	* Giúp học sinh hiểu bài thông qua việc sử dụng đồ dùng Toán 2.
	Từ thực tế áp dụng để học sinh phát triển tư duy, phát triển vốn sống. vốn hiểu biết, giúp giáo viên nâng cao phương pháp dạy học mà còn ảnh hưởng tốt đến mục tiêu giảng dạy và triển khai thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa những năm tới.
	- Trong quá trình dạy vẫn còn bị hạn chế về tư tưởng chuyên môn: Phần soạn bài dạy chưa theo ý tưởng tích cực của bản thân, vẫn phải dựa vào giáo án in (thiết kế bài giảng) chưa dám mạnh dạn áp dụng thử nghiệm bài dạy khó ở trường.
	- Việc vận dụng đồ dùng trực quan được sử dụng liên tục song thời gian bố trí còn chưa hợp lý, cần rút kinh nghiệm nhiều về bố trí thời gian cho từng nội dung kiến thức trong một tiết học.
	- Việc giúp học sinh nâng cao kiến thức Toán (đối với học sinh khá giỏi) chưa có sự thống nhất nội dung chương trình của giáo viên với cấp lãnh đạo...
	Đó chính là những hạn chế mà qua thực tế trao đổi với đồng nghiệp tôi rất băn khoăn và làm cho phần viết còn nhiều lúng túng. Tôi xin kính mong các cấp lãnh đạo chỉ đạo thêm. Đây mới chỉ là một số kinh nghiệm ít ỏi thực hành chương trình mới của lớp 2 mà tôi xin mạnh dạn trình bày.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
- Giúp học sinh lớp 2 hình thành kiến thức môn toán thông qua sử dụng bộ đồ dùng dạy học.
- Học sinh lớp 2 tTrường TH Nguyễn Chí Thanh – huyệ Krông Buk.
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG HỌC TẬP TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KIẾN THỨC TOÁN.
	Đổi mới giáo dục tiểu học đang là một nhiệm vụ quan trọng của ngành GD. Chính vì vậy việc giảng dạy và thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa lớp 2, cũng chính là nhiệm vụ quan trọng mới mẻ của giáo viên tiểu học. Vì thế xác định mục tiêu giáo dục tiểu học mới là: Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách cơ bản, góp phần hình thành nhan cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở ...... nên ngay từ những bước đầu giảng dạy, tôi đã tìm hiểu và xác định rõ yêu vấn về nội dung và phương pháp giáo dục tiểu học để phần nào sáng tỏ việc giáo dục tiểu học mới, để có kế hoạch cụ thể cho việc giảng dạy trên lớp đạt hiệu quả cao ..... Đó là xác định rõ: 
	1. Yêu cầu về nội dung : Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản cần thiết về tự nhiên, xã hội về con người : có kĩ năng cơ bản về nghe, đọc, nói viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật .....
	2. Yêu cầu về phương pháp giáo dục tiểu học : Phương pháp giáo dục tiểu học phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh......
	Xác định rõ mục tiêu và những yêu cầu căn bản đó nên song song với việc dạy học tích cực để có hiệu quả ban đầu ở tất cả những môn học yêu cầu của lớp 2, tôi đã say mê tìm tòi, thực hành và vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tích cực chủ động của học sinh, các phương pháp đặc trưng của môn Toán để phần nào tháo gỡ sự băn khoăn, bỡ ngỡ khi nghe tiếng " chương trình mới " , " phương pháp mới" . 
Vì vậy, đồng hành với việc tích cực giảng dạy và sử dụng các phương pháp dạy học để đạt hiệu quả tốt ngay từ những năm đầu vận dụng sách giáo khoa lớp 2, tôi đã giúp học sinh sử dụng đồ dùng học tập Toán 2 triệt để để hình thành bài mới, kiến thức mới trong các tiết học Toán với một số kinh nghiệm sau :
Đồ dùng dạy học Toán 2 bao gồm đồ dùng dạy học của giáo viên và Bộ Giáo dục thực hành của học sinh , là những phương tiện dạy học thuộc danh mục thiết bị tối thiểu , có vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy Toán 2.
	Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ sẽ làm cho học sinh hiểu rõ quá trình hình thành kiến thức mới một cách trực quan, củng cố vững chắc hơn các kiến thức cơ bản cho học sinh. Giáo viên tổ chức các hoạt động học Toán để học sinh tự mình hình thành và phát hiện kiến thức mới . Qua hoạt động bằng tay với các vật thật của đồ dùng thực hành, học sinh sẽ hình thành , khắc sau kiến thức một cách tự nhiên và sâu sắc hơn .
	Cụ thể việc giúp học sinh sử dụng bộ đồ dùng học tập Toán 2 tôi đã thực hành theo các mạch kiến thức trong quá trình giảng dạy như sau:
	A. HÌNH THÀNH PHÉP CỘNG ( CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100.
Trình tự của các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 sách giáo khoa Toán 2, được sắp sếp như sau: 
- Số hạng - tổng (tr . 5)
	- Phép cộng có tổng bằng 10 (tr. 12, 13)
	- 9 cộng với một số ( tr. 15,16, 17)
	- 8 cộng với một số ( tr. 19, 20, 24)
	- 7 cộng với một số ( tr. 26, 27, 28)
	- 6 cộng với một số ( tr. 34, 35, 36)
	- phép cộng có tổng bằng 100 ( tr. 40)
	Trình tự này, theo tôi thấy rất thuận lợi cho thao tác sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên và giúp học sinh dẽ quan sát hình ảnh trực quan, dễ thực hiện phép cộng bằng bộ đồ dùng học tập. Các thao tác của giáo viên khi dạy từng nhóm phép cộng phải giúp học sinh hiểu rõ phương pháp đổi 10 đơn vị thành một bó chục và thực hiện được động tác này trên bộ đồ dùng học tập . 
VD cụ thể: 
* PHÉP CỘNG CÓ DẠNG: 26 + 4; 36 + 24
 	1 - Hình thành phép tính cộng : 26 + 4
- Đầu tiên tôi cho học sinh lấy bộ đồ dùng học tập Toán 2 đã được phát để sẵn trước mặt. Đồng thời giáo viên cũng lấy bộ đồ dùng học giống như vậy. Giáo viên nêu các lệnh và thao tác :
 Bước 1: Lấy 2 bó chục và 6 que tính xếp lên bàn giáo viên lệnh: Có 26 que tính thêm 4 que nữa . Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ?
 - Ngoài cách dùng que tính để đếm chúng ta còn cách nào nữa ?
 Giáo viên hướng dẫn thực hiện phép cộng 26 + 4
 Giáo viên vừa thao tác trên bảng vừa đính số lên bảng cài : 26 + 4 = 30
 Bước 2: Sau đó giáo viên vừa thao tác que tính vừa yêu cầu học sinh làm theo các bước sau:
 GV nói : Có 26 que tính, gài 2 bó, mỗi bó một chục que vào cột chục, gài 6 que tính rời vào bên cạnh sau đó viết 2 vào cột chục, 6 vào cột đơn vị như phần bài học 
 Trình bày bảng trên lớp của giáo viên .
10
10
10
 GV nói : them 4 que tính gài xuống dưới 6 que tính.
 - Vừa nói vừa làm :
 6 que tính gộp với 4 que tính là 10 que tính, tức là 1 chục, 1 chục với 2 chục là 3 chục hay 30 que tính. Viết 0 vào cột đơn vị , viét 3 vào cột chục ở tổng .
Vậy 26 + 4 = 30
 Sau đó yêu cầu học sinh lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính
 GV hỏi:
 - Con đã thực hiện cộng như thế nào?
 - GV hỏi được nhiều học sinh.
 Cho HS luyện bảng con phép tính .
 Lưu ý: Đặt tính - chữ số đơn vị thẳng chữ số đơn vị .
 - Chữ số chục thẳng chữ số chục.
 * Tính: - Từ phải sang trái
 - Số đơn vị cộng số đơn vị
 - Số chục cộng số chục ( nhớ sang)
 - Học sinh thực hiện theo lệnh 
 Học sinh thao tác trên que tính và trả lời : 26 que tính thêm 4 que tính là 30 que tính .
 Thực hiện phép cộng 26 + 4
 Học sinh làm theo trên đồ dùng học tập 
 HS lấy 4 que tính gộp với 6 que tính rồi nhẩm 
HS làm lại và nói cách làm
+
 26
 4
 30
 - HS nêu cách cộng: 6 cộng 4 bằng 10 , viết 0, nhớ 1.
 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
 Vậy 26 cộng 4 bằng 30
 HS nhắc lại
2 - Hình thành phép cộng : 36 + 24
Tương tự với phép tính 36 + 24 GV cũng cho HS thao tác trên que tính nhưng cho HS tự phát hiện vấn đề và tự giải quyết vấn đề .
 VD: * GV đưa phép tính : 36 + 24
Hỏi HS: 36 gồm mấy chục mấy đơn vị ? 
 24 gồm có mấy chục mấy đơn vị ?
 Vậy 36 + 24 bằng bao nhiêu ?
* Dùng que tính tính cho cô xem 36 + 24 bằng bao nhiêu?
* GV gọi một học sinh lên bảng thao tác trên bộ đồ dùng mẫu của GV.
- Sau đó gọi HS ở dưới lên vừa thao tác vừa nêu 36 + 24 = ?
- Sau đó thao tác hình thành 36 +24 ... của HS. Nhờ có cách dạy học và cách sử dụng đồ dùng dạy học như vậy mà GV nắm được khả năng của từng HS, từ đó có thể giúp HS phát triển năng lực, sở trường cá nhân .
+ Mọi HS đều phải hoạt động, phải độc lập suy nghĩ và làm việc tích cực. Tổ chức được như vậy thì cần đặt ra các biện pháp" giữ trật tự" mà từng HS vẫn tập chung vào các hoạt động học tập, các thao tác sử dụng đồ dùng học tập, góp phần hoàn thành kiến thức mới...
Cách học có sử dụng đồ dùng học tập toán 2 cho HS thói quên làm việc tự giác, chủ động không dập khuôn, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn, đặc biệt là tạo cho bản thân HS có niềm tin và niềm vui, hứng thú trong học tập.
+ Mọi hoạt động hình thành kiến thức mới đều do HS chủ động thực hiện , tích cực hoạt động theo sự hướng dẫn , tổ chức của GV. HS trở thành trung tâm của quá trình dạy học ,nghĩa là HS phải hoạt động nhiều, hoạt động để đạt được các yêu cầu của bài học. 
GV thay đổi cách hoạt động để cả GV và HS đều làm việc tích cực, có hiệu quả và nhằm và sự phát triển của cá nhân học sinh.
	Khi tổ chức và hướng dẫn HS các hoạt động sử dụng học tập toán 2 GV phải vận dụng một cách hợp lý mặt tích cực của các phương pháp dạy học mới, dạy học tích cực để giúp HS huy động kiến thức của mình tham gia tích cực vào ác hoạt động như: Quan sát, điều tra, thực hành thao tác, thảo luận.... từ đó mà phát hiện ra và tham gia vào việc giải quyết các vấn đề, các tình huống có thể có trong đời sống hàng ngày của các em ...
	Kết quả dạy học toánthông qua việc sử dụng đồ dùng dạy học không chỉ đem lại cho học sinh những tri thức, kĩ năng cơ bản cần thiết của môn toán mà còn góp phần hình thành phương pháp học tập, phương pháp phát hiện và giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống .
	- Ngoài cách giúp HS sử dụng bộ đồ dùng học tập toán 2 để hình thành kiến thức toán 2 . GV phải phối hợp chặt chẽ với các phương pháp dạy học tích cực các hình thức tổ chức dạy học để tiết học sinh động, phong phú đố là:
	* Hình thức (1) : Dạy học bằng phương pháp tự tìm tòi khám phá để phát hiện nội dung kiến thức trong bài học (GV và HS cùng làm)
	* Hình thức(2) : Dạy họ bằng phương pháp tiếp cận vấn đề ( sử dụng đồ dùng trực quan)
	* Hình thức (3): Dạy học bằng hình thức chia nhóm nhỏ ( hoạt động phiếu học tập, tổ cá nhân)
	* Hình thức (4): Dạy học bằng phiếu giao việc ( GV giao bài . VD: HS tự làm- GV và HS tự chữa)
	* Hình thức (5): Tổ chức các trò chơi Toán học " Học mà chơi- chơi mà học".
	*Hình thức (6): Thông qua đồ vật, hình ảnh ...
	Đây là một quá trình lâu dài để thực hiện tốt chương trình đổi mới phương pháp dạy và học ở tiểu học, nó gắn kết chặt chẽ với đổi mới mục tiêu, nội dung cơ sở vật chất và thiết bị... 
	Những thao tác sử dụng đồ dùng dạy học của GV và đồ dùng thực hành của HS nhằm phát huy tốt tác dụng của đồ dùng học tập, tạo những chuỷên biến tích cực trong việc thực hiện đổi mới phương pháp ... Chương trình tiểu học mới chú trọng kĩ năng tính toán cho HS thông qua việc kĩ năng làm tính đọc, kĩ năng thao tác sử dụng đồ dùng trực quan , để HS quen với tư duy thuật toán .
Hệ thống các phép tính trong chương trình, sách giáo khoa sắp xếp theo mạch thống nhất , quan hệ chặt chẽ với nhau, kiến thức cũ là phương tiện thực hành kiến thức mới. SGK toán mới không trình bày kĩ cơ sở các cách tính như SGK trước đây, Tuy nhiên các thuật toán lại được rút ra trên cơ sở thực hành thao tác bằng tay với que tính, mô hình đồ vật ...
	Như vậy các thao tác bằng tay là cơ sở hoàn thành thuật toán cộng, trừ, nhân, chia ở tiểu học.
	Quá trình hình thành các thuật toán còn chú ý đến tính sư phạm , thói quen của người Việt Nam và sự tiện lợi trong vận dụng đối với cuộc sỗng thực tế hàng ngày. 
Kết quả đạt được ở cuối năm học sau quá trình giúp học sinh sử dụng đồ dùng học tập để hình thành kiến thức toán 2:
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN
I. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ BẢN THÂN SAU QUÁ TRÌNH DẠY NĂM ĐẦU TIÊN VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Môn toán ở tiểu học là một môn học thống nhất , không chia thành phần môn . Sợ phối hợp giữa số học với các đại lượng cơ bản, yếu tố đại số, yếu tố hình học, giải toán có văn ... là thể hiện tư tưởng coi trọng tính chất thống nhất của toán học . Căn cứ vào sự phát triển tâm lý , sinh lý của HS tiểu học mà cấu trúc nội dung môn toán cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của HS.
	Giai đoạn đầu lớp 1, 2, 3 chủ yếu gồm các nội dung kiến thức gần gũi với cuộc sống của trẻ em, sử dụng kinh nghiệm đời sống của trẻ em, chuẩn bị những hiện tượng, sự kiện trực quan, cụ thể, và nhanh chóng hoàn thành các kĩ năng tính, đo lường, giải toán.... kĩ năng tính toánlà một thành phần thiết yếu cần quan tâm rèn luyện cho học sinh, nhưng chỉ nên coi đó là công cụ để giải quyết vấn đề, dồn mọi cố gắng chỉ hướng vào việc rèn luyện kĩ năng tính toán . Đối với HS tiểu học, học tập và đời sống thực tiễn không thể tách rời.
	- Đổi mới cấu trúc chương trình là cơ hội thuận lợi để đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học . Đổi mới phương pháp dạy học được tiến hành theo các định hướng phát huy tích cực chủ động của HS , dạy học phân hoá và dạy học giải quyết vấn đề .	
 * Trải nghiêm - phát hiện - phân tích - khái quát
Khi biên soạn SGK, sách hướng dẫn GV, hướng dẫn sử dụng các đồ dùng dạy học toán ... các tác giả đã hướng GV vào một con đường đi rõ ràng, mạch lạc...
	Vậy đổi mới cấu trúc nội dung đòi hỏi GV phải xác định mọi phương pháp dạy học thích ứng hoàn toàn mới mẻ và tích cực.
	Sau gần 3 năm giảng dạy chương trình lớp 2, năm học 2010 - 2011, tôi thấy ở lớp tôi dạy - cụ thể môn Toán 100% học sinh biết cách sử dụng đồ dùng thực hành Toán 2.
	* 98% học sinh thao tác bộ đồ dùng học tập Toán 2 nhanh gọn, có thói quen sử dụng bộ đồ dùng.
	* 98% học sinh nắm được phép tính cộng, trừ, nhân, chia; biết đặt tính và nêu rõ cách thực hiện phép tính.
* Học sinh hiểu bài sâu, làm toán nhanh. Phần thao tác sử dụng đồ dùng học tập giúp cho phần bài giảng hình thành bài mới được rút ngắn thời gian hơn.
	VD: Thời gian trong tiết dạy Toán được bố trí như sau: (35 - 40 phút)
	1. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
	2. Bài mới: 15 phút
	* Giáo viên giảng + thao tác mẫu 5 - 7 phút
	* Học sinh thao tác - hình thành kiến thức 7 - 10 phút
	* Luyện bảng con 3 - 5 phút
	3. Thực hành luyện: 16 - 18 phút
	Luyện phiếu học tập, vở bài tập viết ô ly bài tập.
	4. Củng cố dặn dò 1 - 2 phút
Giáo viên cần phải vượt qua những ngại ngần thắc mắc về “chương trình mới” bằng chính bản lĩnh tự tin, khiêm tốn học hỏi của mình.
	Chính vì vậy - Qua “Một số kinh nghiệm: Giúp học sinh sử dụng đồ dùng học tập hình thành kiến thức Toán 2”.
	Tôi cảm thấy đã có một năm dạy học sách mới tự tin hơn - không phải “chương trình mới” là “gánh nặng mới gian nan, phức tạp...” mà là một cánh cửa tương lai cho chúng ta nhìn nhận với những tri thức của “thế giới mới”, hiện đại hơn, văn minh hơn.
	Vậy mỗi giáo viên cần làm được những vấn đề sau.
	1. Người giáo viên cần nắm vững cấu trúc nội dung chương trình học.
2. Nắm vững phương pháp dạy học dựa vào mục tiêu chính của giáo GD Tiểu học của nước ta.
	3. Người giáo viên cần hiểu rõ đặc diểm tâm lý, lứa tuổi của học sinh bơi vậy lên trong giảng dạy cần vận dụng đồ dùng trực quan một cách phù hợp để từ đó gơi mở cho các em suy luận từ cái cụ thể đến cái trìu tượng, khơi dậy trong các em tính tò mò, ham hiểu biết trong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới.
	4. Người giáo viên cần hiểu rõ khó khăn của các em trong quá trình làm toán giúp các em hiểu rõ các thuật ngữ toán học để làm bài.
	5. Người giáo viên cần phải biết vừa dạy và dỗ các em để các em tích cực tự giác hứng thú học tập, quan tâm kèm riêng cho học sinh yếu kém.
6. Người giáo viên cần tích cực hoạt động, chủ động tìm tòi phương pháp, tìm tòi đồ dùng dạy học, ... dành nhiều thời gian nghiên cứu bài giảng ...
II. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.
	Qua nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm trong thực tế tôi thấy đã có nhiều bước chuyển biến về chuyên môn cũng như về các bài dạy - giúp học sinh có kiến thức phong phú hơn, hình thức đa dạng hơn... nhìn chung cả cô và trò đều hăng say làm việc, cô thì hăng hái nhiệt tình giảng dạy... trò thì mạnh dạn tích cực hơn nhiều.
	Tuy nhiên cần có sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cũng như Phòng Giáo dục huyện, Sở Giáo dục - Đào tạo... Chắc chắn hiệu quả thực hiện giảng dạy chương trình mới sẽ cao hơn, tốt hơn, bản thân giáo viên sẽ cảm thấy tự tin, yêu nghề hơn.
	1/ Giáo viên: Cần được trang bị chuyên môn chuẩn hơn. Cần thống nhất về các thuật ngữ Toán học, thống nhất mô hình các bài soạn, mô hình dạy thí điểm, các tiết chuyên đề...
	2/ Đồ dùng dạy học: Tranh, mẫu vật, đồ vật cần phong phú về chủng loại hơn.
	3/ Cơ sở vật chất: Nhà trường cần quan tâm hơn, đầu tư nhiều hơn về đồ dùng dạy học trực quan đẹp, thực tế hơn cho các môn học và phù hợp hơn với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh khối lớp 1 đến khối lớp 3.
	Ea Nngai, ngày 12 tháng 11 năm 2011
	 Người viết
	 Trần Thị Phượng	
MỤC LỤC
	I. Phần thứ nhất : Đặt vấn đề .	 	Trang 1
	II . Phần thứ hai : Nội dung	Trang 3
	1. Một số kinh nghiệm giúp hs sử dụng đồ dùng học tập trong 	Trang 3
quá trình hình thành kiến thức Toán 2 .
	2. Hình thành phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100	Trang 4
	3. Hình thành phép trừ có nhớ trong phạm vi 100	Trang 8
	4. Phép trừ không nhớ trong phạm vi 100	Trang 8
	5. Giải toán nhiều hơn ít hơn .	Trang 9
6. Hình thành phép nhân.	Trang 9
7. Hình thành phép chia.	Trang 11
8. Giờ, phút.	Trang 12
9. Đơn vị đo độ dài .	Trang 13
10. Mối liên quan đến việc sử dụng ĐDHT với đổi mới phương 
pháp dạy học chương trình mới.	Trang 14
III. Phần thứ ba : Kết Luận	Trang 16
1. Những bài học rút ra từ bản thân sau quá trình dạy năm đầu
 tiên về việc sử dụng đồ dùng dạy học .	Trang 17
2. Đề xuất kiến nghị. 	Trang 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy và học Tập viết ở Tiểu học
(Trần Mạnh Cường – Phan Quang Thân – Nguyễn Hữu Cao – NXB Giáo dục)
2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng các lớp 1, 2, 3, 4
(Bộ Giáo dục và Đào tạo)
3. Dạy Tập viết ở Tiểu học
(Lê A - Đỗ Xuân Thảo – Trịnh Đức Minh – NXB Giáo dục)
4. Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học.
(Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng – NXB Giáo dục)
5. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2
6. Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 2.
7.Phạm Văn Đồng “Dạy nét chữ nết người”
(Báo Tiền Phong số 1760. Ra ngày 18 – 1 - 1968)

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_su_dung_do_dung_hoc_tap.doc