Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số bài khó về dạng bài mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số bài khó về dạng bài mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4

I.LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :

 Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông , tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế , dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ,văn hoá giáo dục, thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung đã dẫn tới những yêu cầu đổi mới trong việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường.Chương trình môn Tiếng Việt trong các hệ thống chương trình môn học của chương trình mới được ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu nói trên .Vậy chương trình môn Tiếng Việt tiểu học mới gồm các mục tiêu sau:

 1. Mục tiêu môn Tiếng Việt

 a/ Về kĩ năng

*Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( đọc, nghe, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

* Thông qua việc dạy học Tiếng Việt , góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản( phân tích, tổng hợp, khái quát , hệ thống.) và góp phần nâng cao phẩm chất tư duy, năng lực nhận thức.

 

doc 20 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 1303Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số bài khó về dạng bài mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
 Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông , tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế , dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ,văn hoá giáo dục, thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung đã dẫn tới những yêu cầu đổi mới trong việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường.Chương trình môn Tiếng Việt trong các hệ thống chương trình môn học của chương trình mới được ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu nói trên .Vậy chương trình môn Tiếng Việt tiểu học mới gồm các mục tiêu sau: 
 1. Mục tiêu môn Tiếng Việt 
 a/ Về kĩ năng
*Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( đọc, nghe, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
* Thông qua việc dạy học Tiếng Việt , góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản( phân tích, tổng hợp, khái quát , hệ thống....) và góp phần nâng cao phẩm chất tư duy, năng lực nhận thức. 
 b/ Về kiến thức
 *Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và tri thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.
* Cung cấp cho học sinh các hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài.
 c/ Về thái độ 
*Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. 
 * Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Dạy Tiếng Việt trong đó có phân môn Luyện từ và câu thông qua hoạt động giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu đề ra .Vậy để đạt được mục tiêu đề ra phân môn Luyện từ và câu có các nhiệm vụ sau:
2. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu 
 a/ Làm giàu vốn từ cho HS và phát triển năng lực dùng từ đật câu của các em.
- Dạy nghĩa từ: Làm cho học sinh nắm nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn từ của học sinh những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết , làm cho các em nắm được tính nhiều nghĩavà sự chuyển nghĩa của từ . Dạy từ ngữ phải hình thành những khả năng phát hiện ra những từ mới chưa biết trong văn bản tiếp nhận, nắm một số thao tác giải nghĩa từ , phát hiện ra những nghĩa mới của từ đã biết , làm rõ những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh khác nhau.
- Hệ thống hoá vốn từ : Dạy cho học sinh biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ
thống trong trí nhớ của mình để tích luỹ từ được nhanh chóng và tao ra tính thường trực của từ , tạo điều kiện cho các từ đi vài hoạt động lời nói được thuận lợi .Công việc này được hình thành ở học sinh kĩ năng đối chiếu từ trong hệ htống hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống liên tưởngcùng chủ đề, đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo..., tức là kĩ năng liên tưởng để huy động vố từ.
- Tích cực hoá vốn từ: Dạy cho học sinh sử dụng từ , phát triển kĩ năng sử dụng từ trong lời nói và lời viết của học sinh, đưa từ vào trong vốn từtích cực được học sinh dùng thường xuyên .Tích cực hoá vốn từ tức là dạy học sinh biết dùng từ ngữ trong hoạt động nói năng vủa mình. 
 b/ Cung cấp một số kiến thức về từ và câu: 
- Trên cơ sở vốn từ ngữ có được trước khi đến trường , từ những hiện tượng cụ thể của tiếng mẹ đẻ , phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh một số kiến thức về câu cơ bản , sơ giản , cần thiết và vừa sức với các em . Luyện từ và câu trang bị cho học sinh những hiểu biết về cấu trúc của từ , câu , quy luật hành chức của chúng.Cụ thể đó là kiến thức về cấu tạo từ , nghĩa của từ , các lớp từ, từ loại; các kiến thức về câu như cấu tạo câu , các kiểu câu , dấu câu , các quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp .
 - Ngoài các nhiệm vụ chuyên biệt trên Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
3. Thực trạng dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học
 Hiện nay ,dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học phân môn Luyện từ và câu nói riêng đã được đặc biệt quan tâm và đã đạt được kết quả khá khả quan. Tuy nhiên việc dạy học về phân môn Luyện từ và câu , nhất là về “ Mở rộng vốn từ” vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như : có những giáo viên chưa chuyển tải hết kiến thức trong SGK đến cho học sinh , có giáo viên còn lúng túng khi giải nghĩa từ cho học sinh, do vậy việc truyền tụ kiến thức cho học sinh , phương pháp, hình thức tổ chức dạy học còn gặp nhiều khó khăn . Vốn từ của học sinh còn nghèo nàn, vốn ngôn ngữ Tiếng Việt còn hạn chế ,nên khi gặp những dạng bài tập về đặt câu có chứa các thành ngữ , tục ngữ và những dạng bài tập về hiểu nghĩa các thành ngữ , tục ngữ các em rất lúng túng không giải quyết được.
 Xuất phát từ những lí do nêu trên nên tôi đã chọn “Kinh nghiệm dạy một số bài khó về dạng bài mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4” làm đề tài nghiên cứu trong quá trình dạy học của mình. Nếu khả thi thì đó là hành trang quan trọng giúp bản thân tôi dạy tốt phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn tiếng Việt nói chung đồng thời góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học.
 	Đây cũng là sáng kiến nhỏ trong dạy học , sáng kiến này nghiên cứu và hoàn thành trong thời gian : Từ tháng 9 năm 2012đến tháng 3 năm 2013 . Với trình độ có hạn , nên không tránh khỏi thiếu sót nhưng tôi vẫn mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp tham khảo , đồng thời rất mong được sự góp ý của cấp trên .
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
1.Nắm được phân môn Luyện từ và câu lớp 4 và thực trạng của học sinh lớp 4 khi học các bài về mở rộng vồn từ trong phân môn Luyện từ và câu.
2.Mở rộng vốn hiểu biết để phục vụ trong quá trình dạy học
3.Khảo sát thực trạng dạy học Luyện từ và câu lớp 4 ở lớp 4A ,Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1 để phát hiện những bất cập gây ra , những hạn chế cản trở đến quá trình dạy học Tiếng Việt nói chung và Luyện từ và câu lớp 4 nói riêng .
4.Đề xuất kinh nghiệm dạy một số bài khó trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt trong trường Tiểu học.
5.Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy học
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : 
 - Đối tượng là học sinh lớp 4 trường Tiểu học Nguyệt Ên I - Ngọc Lặc - 
Thanh Hoá có học lực trung bình và trung bình (ngưỡng dưới).
 - Những nguyên nhân và giải pháp đề cao chất lượng dạy học .
- Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013
IV. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :
1: Phân môn Luyện từ và câu Lớp 4
1.1. Chương trình và sách giáo khoa.
1.a1.Chương trình môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có các ưu điểm sau:
 - Chương trình môn Tiếng Việt đã thực sự chú trọng cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho HS . Đặc biệt là chương trình rất chú trọng việc hướng dẫn HS vào hoạt động giao tiếp . Tạo điều kiện để HS phát triển các kĩ năng và vận dụng thực hành các kĩ năng vào cuộc sống .
 - Nội dung của các phân môn trong Tiếng Việt có sự gắn kết chặt chẽ với nhau trên quan điểm tích hợp vì thế có tác dụng hỗ trợ , bổ sung cho nhau.
 - Cách biên soạn chương trình giúp GV dễ tổ chức các hoạt động dạy học , tạo điều kiện cho HS tích cực tham gia học tập .
1.a2: SGK là tài liệu dạy học chính thức trong nhà trường , mỗi bộ sách giáo khoa của chương trình Tiểu học mới đã được dạy thử nghiệm , được điều chỉnh nhiều lần và có sự thẩm định kĩ càng của Hội đồng Quốc gia Thẩm định SGK để đảm bảo thể hiện nguyên lí giáo dục, nội dung chương trình và phương pháp dạy học mới . Vậy chương trình và SGK lớp 4 được phân bố như sau : Đối với phân môn Luyện từ và câu gồm : 62 tiết (32 tiết học kì 1- 30 tiết học kì 2) bao gồm các nội dung sau :
 + Mở rộng vốn từ : 19 tiết.
 + Tiếng , cấu tạo từ : 5 tiết.
 + Từ loại : 9 tiết.
 +Câu : 26 tiết .
 +Dấu câu : 3 tiết.
 Riêng về phần mở rộng vốn từ : phần này mở rộng và hệ thống hóa từ ngữ theo chủ điểm của từng đơn vị học cụ thể là : 
*ở học kì 1: ( 9 tiết) từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa theo các chủ điểm:
 - Nhân hậu- Đoàn kết (Tuần 2,3)
 - Trung thực – Tự trọng ( Tuần 5,6)
 - Ý chí – Nghị lực ( Tuần 12,13)
 - Đồ chơi – Trò chơi ( Tuần 15,16)
*ở học kì 2: ( 10 tiết) từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa theo các chủ điểm:
 - Tài năng (Tuần 19)
 - Sức khỏe ( Tuần 20)
 - Cái đẹp ( Tuần 22,23)
 - Dũng cảm( Tuần 25,26)
 - Du lịch – Thám hiểm ( Tuần 29,30)
 - Lạc quan – Yêu đời ( Tuần 33,34)
Thông qua các bài tập:
 - Tìm hiểu từ ngữ theo chủ điểm.
 - Tìm hiểu , nắm nghĩa của từ ngữ .
 - Phân loại từ ngữ .
 - Tìm hiểu nghĩa của từ ngữ , tục ngữ , thành ngữ theo chủ điểm .
 - Luyện sử dụng từ ngữ .
1.2. Thuận lợi: 
- Các bài về mở rộng vốn từ được thực hiện ở tất cả các phân môn như tập đọc, Chính tả , Kể chuyện , Tập làm văn. Nhiệm vụ của bài mở rộng vốn từ chỉ là giúp học sinh hỗ trợ lẫn nhau , huy động và sắp xếp lại vốn từ mà các em đã thu thập được từ các bài học trong SGK và từ đời sống .
- Sách giáo khoa sắp xếp nội dung tương đối hợp lí , phù hợp với các chủ điểm.
 - Nội dung tương đối phù hợp với trình độ học sinh như: Để mở rộng vốn từ cho học sinh ,SGK yêu cầu học sinh tự tìm từ theo các nghĩa cho trước.
 VD: Bài1- Mở rộng vốn từ - Nhân hậu - Đoàn kết.
 SGK- Tiếng Việt 4- tập 1- trang 17.
Bài1- Mở rộng vốn từ - Nhân hậu - Đoàn kết (tiết2).
 SGK- Tiếng Việt 4- tập 1- trang 33.
1.3. Khó khăn:
 - Qua quá trình giảng dạy ở lớp 4 nhiều năm và là người trực tiếp dạy bồi dưỡng HS nhiều năm về Tiếng Việt , đặc biệt phân môn Luyện từ và câu , nhất là dạng bài về mở rộng vốn từ tôi gặp một số khó khăn sau :
+Về học sinh: 
 - Vốn từ ngữ của học sinh còn nghèo nàn , không được giao lưu nhiều nên ngôn ngữ Tiếng Việt còn hạn chế , dẫn đến học sinh tìm ví dụ gặp nhiều khó khăn , nên khi gặp những dạng bài tập về giải nghĩa từ , đặt câu có chứa các thành ngữ , tục ngữ và những dạng bài tập về hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ các em rất lúng túng không làm được hoặc làm nhưng không đạt yêu cầu.
 VD: *Nội dung bài tập 4- Mở rộng vốn từ- Nhân hậu- Đoàn kết.
* Em hiểu nghĩa của các thành ngữ , tục ngữ dưới đây như thế nào?
a ) Môi hở răng lạnh
b)Máu chảy ruột mềm
c)Nhường cơm sẻ áo
d) Lá lành đùm lá rách
 SGK- Tiếng Việt 4- tập 1- trang 34.
* Nội dung bài tập 4 : Mở rộng vốn từ : MRVT: Ý chí- Nghị lực 
Mỗi câu tục ngữ sau khuyên người ta điều gì?
 a) Lửa thử vàng gian nan thử sức.
 b) Nước lã mà vã nên hồ
 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
c) Có v ... ÊU : 
- Biết hiểu một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ ,tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điển thương người như thể thương thân ( BT1,BT4 );nắm được cách dùng một số từc có tiếng “ nhân ” theo hai nghĩa khác nhau : người , lòng thương người ( BT2, BT4 )
II ) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột của BT1, BT2,BT3 
Giấy A4 , Bút dạ, VBT
 Từ điển Tiếng Việt 
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
1.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 02 HS lên bảng trả lời câu hỏi :
 1) Tiếng dùng để làm gì ? Từ dùng để làm gì ? cho ví dụ 
2) Thế nào là từ đơn ? thế nào là từ phức
- Gọi 02 HS lên bảng chữa bài tập luyện tập đã giao . 
- GV: Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài :
- GV hỏi : Tuần này chúng ta đang học chủ điểm có tên là gì ? tên đó nói lên điều gì ?
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm vốn từ và cách sử dùng từ ngữ thuộc chủ điểm đang học .
2.2. Hướng dẫnlàm bài tập :
Bài tập 1: Tìm các từ
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- GV treo 02 bảng phụ 
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, làm bài vào Vở nháp . 
-GVtổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiềp sức”: 02 nhóm chơi, mỗi nhóm 10 em 
* GV chốt lại lời giải đúng, bổ sung : 
a. hiền dịu, , hiền lành, hiền hậu, hiền hoà, hiền từ , hiền thục, hiền khô, hiền lương, hiền đức, hiền thảo..
b. hung ác, ác nghiệt , ác độc, độc ác, ác ôn, ác hại, ác khẩu , tàn ác, ác liệt, ác cảm, ác mộng,ác quỷ , tội ác ,các chiến , ác hiểm , các tâm...
- GV hỏi các em giải thích về nghĩa các từ vừa tìm được 
* Hãy đặt câu với từ hiền lành 
* Vậy hiền lành nghĩa là gì ?
 ( các từ khác tiến hành tưng tự )
Bài tập 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV gợi ý cho HS tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ nhân hậu, đoàn kết
- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm khổ giấy to.
GV; gọi đại diện 1 nhóm dán bài lên bảng các nhóm nhận xét bổ sung.
- GV kết luận về các nhóm tìm đúng , 
tuyên dương các nhóm 
Bài tập 3: 
- GV : dán yêu cầu bài tập lên bảng
-GV:Gọi HS đọc YC và nội dung BT
- GV : yêu cầu HS viết bài vào vở nháp
1 HS lên bảng làm bài .
- Gọi HS nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng .
- GV chốt lời giải đúng .
Bài tập 4 :Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ dưới dây như thế nào ? 
- GV : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập:
- GV : Hướng dẫn gợi ý : Muốn hiểu được các thành ngữ , tục ngữ các em phải hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng . Nghĩa bóng có thể suy ra từ nghĩa đen.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 5 em
- GVgọi từng HS phát biểu Gọi tiếp nối cho đến khi HS có câu trả lời gần đúng 
- GV chốt lời giải thích đúng .
- GV: Hỏi Các câu thành ngữ , tục ngữ các em vừa giải thích có thể dùng trong những tình huống nào ? 
3. Củng cố - dặn dò : 
- GV: Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ có trong bài và viết vào vở 1 vài tình huống sử dụng các thành ngữ tục ngữ trên.
Hoạt động học
- HS 02 lên bảng thực hiện yêu cầu
- HS 02 lên bảng chữa bài 
- HS nêu : Chủ điểm : Thương người như thể thương thân.Chủ điểm đó nói lên con người hãy biết thương yêu nhau .
- 01 HS đọc thành tiếng , HS theo dõi SGK
- HS thảo luận nhón đôi , viết các từ cần tìm ra vở nháp .
- HS nối tiếp lên bảng viết từ
- HS theo dõi, nhận xét. Bình chọn nhóm thắng cuộc
- HS ghi bài vào vở bài tập
- HS đặt câu : Bà em rất hiền lành 
- HS trả lời : Hiền lành : hiền và tốt với mọi người, không làm hại ai.
- 01 HS đọc thành tiếng . HS đọc thầm
- HS Hoạt động trao đổi bài , làm bài trong nhóm.
 HS dán bài nhận xét ,bổ sung.
- HS ghi bài vào vở.
- Lời giải 
+
-
Nhân hậu
nhân từ
nhân ái
hiền hậu
phúc hậu
đôn hậu
Trung hậu
tàn ác
hung ác
độc ác,
 tàn bạo
Đoàn kết
 Cưu mang
Che chở
đùm bọc
Chia rẽ
Lục đục
Bất hoà
- 02 HS đọc thành tiếng ; HS đọc thầm
- HS tự làm bài.
- HS nhận xét.- HS chữa bài nếu sai
- 3-5 HS đọc thành tiếng
a) Hiền như bụt ( hoặc đất ) 
b) Lành như đất ( hoặc bụt )
c) Dữ như cọp.
d) Thương nhau như chị em gái .
- HS ghi bài vào vở bài tập
- 3 HS đọc thành tiếng yêu cầu BT
- HS thảo luận nhóm 
- HS Phát biểu nối tiếp .
- HS trả lời.
Lời giải :
Câu
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
Môi hở răng lạnh
Môi và răng là 2bộ phận trong miệng người. Môi che chở bao bọc răng môi hở thì răng lạnh
Những người ruột thịt gần gũi xóm giềng của nhau phải biết che chở, đùm bọc nhau.Một người yếu kémhoặc bị hại thì những người khác cũng bị ảnh hưởng.
Máu chảy ruột mềm
Máu chảy thì đau trong ruột gan
Người thân bị hoạn nạn,mọi người khác đều đauđớn.
Nhường cơm sẻ áo
Nhường cơm áo cho nhau
Giúp đỡ, san sẻcho nhau lúc khó khăn ,hoạn nạn.
Lá lành đùm lá rách
Lấy lá lành đùm lá rách cho khỏi hở.
Người khoẻ mạnh cưu mang giúp đỡ người yếu .Người may mắn giúp đỡ người bất hạnh.Người giàu giúp người nghèo
C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ KHẢO SÁT : :
 Với cách thiết kế bài giảng như trên, kết hợp với kinh nghiệm dạy một số bài khó đã nêu ở phần trên tôi đã trực tiếp dạy thử ở 2 lớp 4A , 4B : 
 + Đối với lớp 4B tôi dạy theo HD SGV
 + Đối với lớp 4A tôi dạy theo cách thiết kế , tìm ra những khó khăn và cách tháo gỡ như đã nêu ở trên . Sau khi HS làm song bài tập thử nghiệm kết thu được như sau:
Số HS làm bài
Lớp
4A
Bài tập 2
Bài tập 4
Hoàn thành bài tập
Chưa hoàn thành bài tập
Hoàn thành bài tập
Chưa hoàn thành bài tập
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
20em
20
100
0
0
18
90
2
10
Số HS làm bài
Lớp
4B
Bài tập 2
Bài tập 4
Hoàn thành bài tập
Chưa hoàn thành bài tập
Hoàn thành bài tập
Chưa hoàn thành bài tập
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
20 em
15
75
5
25
14
70
6
30
 Qua khảo sát tôi nhận thấy :
+ Khi tìm những từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ nhân hậu- đoàn kết đa số các em tìm khá tốt .
+Khi hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ các em làm cũng khá tốt song vẫn còn một số em chưa phân biệt được nghĩa đen, nghĩa bóng của các thành ngữ, tục ngữ.
II) KẾT LUẬN :
 Qua việc nghiên cứu và phân tích về chương trình ,nội dung SGK,phương
 pháp dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 4 trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 – Ngọc Lặc – Thanh Hoá là : Chất lượng giảng dạy tương đối tốt , khả năng truyền đạt kiến thức đến HS đạt kết quả,Giáo viên tích cực tìm hiểu,nghiên cứu tài liệu,dự giờ rút kinh nghiệm không ngừng bổ sung và theo hướng đổi mới phương pháp và hình thức dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động dạy học của HS . Giáo viên thiết kế bài dạy trước khi lên lớp,đặc biệt là chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ và phù hợp với yêu cầu bài học. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được việc dạy học phân môn luyện từ và câu Lớp 4 vẫn còn một số tồn tại khả năng ghi nhớ và vận dụng liên tưởng ở HS chưa cao dẫn đến máy móc trong học tập, bế tắc trong vận dụng kiến thức vào hoạt động giao tiếp. Giáo viên chưa đầu tư vào làm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo còn hạn chế. Nội dung kiến thức trong bài nhiều,điều kiện và mức độ nhận thức của học sinh còn hạn chế.Kết quả khảo sát đã cho thấy và làm căn cứ để đề xuất các dạy những bài khó trong phân môn luyện từ và câu lớp 4.Trong điều kiện thời gian cụ thể không cho phép phân tích sâu tất cả các bài mà tôi chỉ chọn một số bài làm ví dụ minh hoạ cho những kinh nghiệm về dạy các bài khó cho phù hợp với đối tượng học sinh để cụ thể hoá ý đồ và soạn một bài cụ thể qua các bước lên lớp . Bài soạn minh hoạ này tôi đã trực tiếp dạy trên lớp ,và bước đầu đã thu được kết quả nhất định.
3) Ý KIẾN ĐỀ XUẤT :
 Để hoạt độngdạy học tiếng việt lớp 4 nói riêng,ở tiểu học nói chung đạt
 được hiệu quả cao tôi có những kiến nghị sau:
1) Đối với giáo viên :
- Để tổ chức thực hiên tốt các bài tập trong tiết Luyện từ và câu,GV phải nắm được mục đích,ý nghĩa,cơ sở xây dựng nội dung bài tập và biết giải chính xác bài tập, biết trình tự cần tiến hành giải bài tập để hướng dẫn cho HS.
- Cần nhiều thời gian, quan tâm cho việc chuẩn bị giờ dạy, soạn giáo án và chuẩn bị đồ dùng chu đáo và đầy đủ trước khi lên lớp.
- Trong giáo án cần phải ghi rõ mục đích bài tập, lời giải mẫu, những sai phạm dự tính mà HS mắc phải và cách điều chỉnh đưa về cách giải đúng. 
- Cuối tiết học GV phải kiểm tra, đánh giá.Đây là một việc làm quan trọng,việc kiểm tra đánh giá vừa kích thích hứng thú học tập của HS, vừa cho HS một mẫu sản phẩm tốt nhất,GV cần cần thời gian thích hợp cho việc này.
- Thường xuyên tham gia nghiên cứu về chương trình SGK, không ngừng tự tự tích luỹ bồi dưỡng vốn tri thức kinh nghiệm giảng dạy.
- Cần sáng tạo và vận dụng linh hoạt hơn về phương pháp,kĩ thuật dạy học trong quá trình tổ chức giờ dạy.
- Cần phải dạy cho HS định nghĩa từ sớm hơn bao nhiêu thì các em càng biết tư duy chính xác và nói năng đúng đắn sớm hơn bấy nhiêu. 
- Cần kết hợp mở rộng vốn từ cho HS trong tiết dạy, trong từng giờ dạy cụ thể.
- Cần tìm hiểu kĩ HS , phân loại và chú ý đến từng đối tượng HS của lớp mình.
2) Đối với học sinh :
- Mỗi HS cần ý thức đúng đắn hoạt động học tập của mình, nỗ lực cố gắng vươn lên trong học tập.không quản khó khăn.
- HS cần được gia đình quan tâm , tạo điều kiện về thời gian, kinh tế để giúp các em có đầy đủ sách vở, đồ dùngvà các phương tiện học tập.
- Tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt , giao lưu nhằm phát triển nhận thức , tài năng , nâng cao khả năng giao tiếp sử dụng ngôn ngữ.
3) Đối với ban giám hiệu :
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học nhằm đáp ứng đẩy đủ cho bài học.
- Thường xuyên kiểm tra theo dõi việc chuẩn bị bài và thực trạng dạy học của giáo viên. động viên khuyến khích GV thực hiện tốt công việc của mình.
- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương , gia đình HS làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
 Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu tôi đã hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm với nội dung : “ Kinh nghiệm dạy một số bài khó về d¹ng bµi mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 ” và đã đạt được một số kết quả nghiên c­ó nhất định .Tuy nhiên do năng lực còn hạn chế, thời gian có hạn , tài liệu tham khảo chưa đầy đủ , chắc chắn sáng kiến này còn nhiều vấn đề chưa giải quyết hết các nhiện vụ nghiên cứu. Tôi hi vọng rằng sẽ tiếp tục nghiên cứu và được sự đóng góp của các đồng nghiệp và các cấp quản lý bổ sung,để tôi tiếp tục nghiên cứu tiếp về những vấn đề liên quan trong quá trình giảng dạy để đổi mới và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trong những năm tiếp theo ë trường Tiểu học.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Nguyệt Ấn , ngày 24 tháng 03 năm 2013
 Người thực hiện 
 Hoàng Khắc Quang

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN day bai mo rong von tu lop 4.doc