Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giảng dạy rèn cho học sinh kỹ năng viết - Võ Văn Ngọc

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giảng dạy rèn cho học sinh kỹ năng viết - Võ Văn Ngọc

Đối với HS bậc Tiểu học việc rèn luyện chu HS viết , viết đúng viết đẹp là một vấn đề hết sức quan trọng vì nó là một trong vốn kỹ năng trọng tâm của môn Tiếng việt ( Nghe , đọc , nói , viết ) . Nếu GV muốn thành công trong việc phát triển kỹ năng viết của HS Tiểu học thì cần thực hiện nguyên tắc “ Trẻ học viết bằng cách thực hành viết .

 TỪ những nhận thức trên và trách nhiệm của GV dạy lớp 1 tôi thấy rèn chữ viết cho HS là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó đòi hỏi GV phải hết sức kiên trì nhiệt tình , cộng với lòng yêu nghề mến trẻ thì Gv mới hoàn thành được nhiệm vụ của mình và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “ Rèn cho HS kỹ năng viết ”.

 

doc 5 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giảng dạy rèn cho học sinh kỹ năng viết - Võ Văn Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH HIẾU THÀNH B CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Họ và tên : VÕ VĂN NGỌC Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Giáo viên dạy lớp 1.1
KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
RÈN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG VIẾT
	Đối với HS bậc Tiểu học việc rèn luyện chu HS viết , viết đúng viết đẹp là một vấn đề hết sức quan trọng vì nó là một trong vốn kỹ năng trọng tâm của môn Tiếng việt ( Nghe , đọc , nói , viết ) . Nếu GV muốn thành công trong việc phát triển kỹ năng viết của HS Tiểu học thì cần thực hiện nguyên tắc “ Trẻ học viết bằng cách thực hành viết .
	TỪ những nhận thức trên và trách nhiệm của GV dạy lớp 1 tôi thấy rèn chữ viết cho HS là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó đòi hỏi GV phải hết sức kiên trì nhiệt tình , cộng với lòng yêu nghề mến trẻ thì Gv mới hoàn thành được nhiệm vụ của mình và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “ Rèn cho HS kỹ năng viết ”.
I – THỰC TRẠNG :
1. Thuận lợi :
- Đầu năm 2007 – 2008 tôi được phân công dạy lớp 1.1 điểm ấp kinh B sĩ số đầu năm là 27 HS . Sĩ số tương đối nhiều nên cũng thuận lợi cho GV trong việc rèn đọc , viết .
- Cơ sở vật chất đầy đủ , phòng học được xây dựng cơ bản , HS có đủ SGKvà dụng cụ học tập.
2. Khó khăn :
- đa số HS còn thuộc dạng gia đình nghèo , nhà ở xa trường một số em chưa học qua lớp mẫu giáo nên việc đọc , viết đầu năm các em còn bỡ ngỡ so với các bạn đã học qua lớp mẫu giáo .
- Một số dụng cụ của các em , phụ huynh mua sắm chưa phù hợp ( bảng con in ấn các dòng kẽ không thống nhất với nhau yếu tố này cũng gây khó khăn khi các em rèn viết chữ theo mẫu chữ mới ).
- đa số phụ huynh HS chưa nắm bắt được cách đọc , viết để dạy con em mình cho phù hợp với chương trình thay sách mới lớp 1.
II – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
	TưØ những nhận thức trên cùng với thực trạng đầu năm của lớp tôi tự đề ra cho mình các biện pháp làm việc như sau :
@ . Về phía GV: 
- Tôi kẻ bảng lớp thành những ôli nhỏ cho các em có sự liên tưởng nó giống như ôli trong vở HS để tôi dễ dàng trong việc rèn viết các em.
- Xung quanh lớp học tôi treo những bảng chữ có mẫu chữ viết thường viết hoa do bộ GD-ĐT qui định. Vừa trang trí lớp vừa cho các em nhìn cảm nhận hàng ngày và khắc sâu hình ảnh các con chữ đó .
- Để các em dễ dàng nhận ra các nét cơ bản trong quá trình luyện viết tôi đã viết phóng to các nét cơ bản vào giấy bìa treo cạnh bảng lớp kích thước của những nét cơ bản này cũng tương ứng với các dòng kẽ trên bảng con của HS.
- Trong giờ dạy viết tôi thường xuyên sử dụng mẫu chữ viết thường do bộ GD qui định để làm đồ dùng trực quan cho HS .
@. Về phía HS:
- Tôi tiến hành kiểm tra các dụng cụ nhằm phục vụ tốt cho việc luyện viết cho các em mỗi HS phải có đủ ( Bảng con , phấn , bông lau , bút chì , vở tập viết , vở 5 ôli ).
- Đối với bảng con của HS tôi dùng sơn vẽ lại cho từng em các dòng kẽ trên bảng thích hợp cho việc viết các con chữ theo mẫu chữ mới .
- Khi bắt đầu dạy viết cho các em việc trước tiên là chỉnh sửa tư thế ngồi viết cách đặt bảng, đặt vở cách cầm phấn cầm bút cho HS.
- Trước khi cho HS viết vào bảng , GV hướng dẫn cho HS thao tác viết trên không , dùng ngón tay viết lên mặt bàn để các em tưởng tượng ra đường nét mà mình sắp viết.
- Ở bài tập viết các nét cơ bản đầu tiên của chương trìng tôi đã cho các em viết rất nhiều lần ở bảng con , vừa viết các em vừa đọc thuộc tên các đường nét đó HS nắm vững kích thước của từng nét . ( Tất cả có 13 nét cơ bản ) . Việc nắm vững các nét cơ bản này là cơ sở vững chắc cho các em luyện viết các con chữ sau này .
@ . Về phía phụ huynh HS :
- Nhằm giúp PHHS nắm bắt được một số nét thay đổi ở chữ viết lớp 1 theo mẫu chữ mới để từ đó PHHS có điều kiện hỗ trợ GV trong việc rèn viết cho các em ở nhà được dễ dàng .
- Tranh thủ thời gian ở cuộc họp PHHS đầu năm của lớp , tôi trình bài với PHHS bảng tóm tắt kích thước các con chữ mà tôi đã chuẩn bị. Qua đó giúp PHHS nắm được một số đặc điểm cơ bản của các chữ cái viết thường như sau ;
+ Các chữ cái “ b , g , k , h , l , y “ được viết với chiều cao 2,5 đơn vị ( 2ô rưỡi ).
+ Chữ cái “ t “ được viết với chiều cao 1,5 đơn vị ( 1 ô rưỡi ).
+ Các chữ cái “ r , s “ được viết với chiều cao 1,25 đơn vị.
+ Chữ cái “ d , đ , p , q “ được viết với chiều cao 2 đơn vị ( 2 ôli ).
+ Các chữ cái còn lại được viết với chiều cao 1 đơn vị ( 1 ôli ).
*Dạy viết chữ ghi âm:
- Trước khi hướng dẫn HS viết GV giới thiệu mẫu chữ viết thường do bộ GD-ĐT ban hành HS quan sát chữ mẫu và phải phân tích được các nét cơ bản để viết được chữ cái nét nào viết trước nét nào viết sau .
VD : Dạy viết chữ “ h “.
HS quan sát chữ mẫu và nêu được chữ h gồm : 1 nét khuyết trên và 1 nét mốc 2 đầu , nét khuyết trên viết trước nét 2 đầu viết sau.
Tương tự đối với các chữ còn lại GV cũng yêu cầu HS quan sát xác định các nét cơ bản cần viết .
* Dạy viết vần tiếng :
Khi HS đã quen với cách viết các chữ cái viết thường đến phần dạy viết vần GV cần lưu ý HS cách viết liền nét giữa các con chữ để tạo thành vần tiếng và cách đặt các dấu thanh đúng vị trí .
VD : Dạy viết vần ên tiếng nhện
GV cần nhắc nhở HS các vấn đề sau :
Từ nét thắt của ê các em đưa xuyên lên viết liền với nét mốc xuôi của chữ n để ê và n liền nét nhau ( ên ).
Khi viết chữ “ nhện “ các em lưu ý : Từ nét mốc 2 đẩu của h đưa xuyên ra viết tiếp nét thắt chữ ê của vần ên dấu nặng đặt dưới ê ( nhện ). Khi viết các dấu thanh các em chú ý không viết dấu chạm vào các con chữ .
Trước khi HS viết vào vở ôli GV viết mẫu chữ đầu dòng và đánh dấu nét xuất phát cho HS dễ viết .
- Đối với HS viết yếu GV cầm tay hướng dẫn từng đường nét cho các em và kèm theo những lời động viên khen ngợi khi các em viết đúng .
Để gúp HS viết đúng vần , tiếng Gv khuyến khích các em đánh vần trước khi viết và viết xong nên đọc kiểm tra lại.
III – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
	Tình hình HS qua kiểm tra đầu năm
Tổng số học sinh
Thời điểm
Viết được
Viết yếu
27
Đầu năm
8
19
- Qua quá trình rèn viết và HS thực hành viết , tôi tiến hành kiểm tra xếp loại chữ viết cho các em bằng nhiều hình thức : Kiểm tra việc thực hiện VSCĐ ở các bài viết trong vở ôli , cuối mỗi tháng các em được viết 1 bài thi chữ viết được xếp loại theo thứ tự A B C . GV còn đánh giá xếp loại chữ viết của HS thông qua các bài kiểm tra định kỳ.
- Đến thời điểm cuối học kỳ I và II chữ viết các em được đánh giá xếp loại như sau :
Tổng số học sinh
Thời điểm
Loại A
Loại B
Loại C
27
Cuối học kỳ I
17
9
1
Cuối học kỳ II
18
9
0
	Với kết quả và những biện pháp thực hiện trên HS lớp tôi đến thời điểm này đã nắm được kỹ năng viết đẹp , đúng mẫu chữ. Tôi sẽ cố gắng suy nghĩ tìm tòi thêm để chữ viết các em ngày càng đẹp hơn . Rất mong sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô tôi xin chân thành cảm ơn .
 Duyệt của Hiệu Trưởng Người viết 
 Nguyễn Thị Gấm Võ Văn Ngọc

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_giang_day_ren_cho_hoc_sinh.doc