Trong quá trình phát triển kinh tế , xã hội đòi hỏi nhiều tiềm năng khác nhau, song một tiềm năng không thể thiếu được đó lá tri thức của con người. Trong công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trong xu thế hiện nay nước ta đang hòa nhập vào nền kinh tế chung của thế giới, càng đòi hỏi mỗi con người phải biết nắm bắt khoa học, cải tiến kỹ thuật, biết tiếp cận thị trường. Muốn đáp ứng được nhu cầu ấy,mỗi con người phải có vốn tri thức nhật định. Thời đương thời Bác Hồ từng mong muốn : “ Ai cũng có cơm ăn , áo mặc , ai cũng được học hành” thực hiện lời Bác mong, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách đối với sự nghiệp giáo dục. Tại Đại hội VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã coi giáop dục là quốc sách hàng đầu. Để thực hiện các chủ trương đường lối trên, việc phổ cập GD cho toàn dân là một công việc cần thiết và cấp bách. trong hệ thống phổ cập GD, phổ cập GDTHĐĐT là buớc đầu quyết định cho phổ cập THCS, THPT. Là một xã thuộc chương trình 135 của chính Phủ, địa bàn xã quá rộng, các điểm trường cách xa nhau. Nền kinh tế củ địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức của người dân về học tập của con em còn nhiều hạn chế, giao thông đi lại khó khăn nhật là mùa mưa. Công tác xã hội hóa GD còn nhiều bất cập, dẫn đến đa số học sinh đi học muộn so với độ tuổi qui định, học sinh bỏ học cao, nhiều học sinh chưa tới lớp. Đây là những khó khăn cơ bản của công tác phổ cập nhiều năm qua cần được tháo gỡ. Là một cán bộ làm công tác PCGDTHĐĐT- CMC của một trường TH, tôi đã có nhiều trăn trở búc xúc, từng bước giải quyết những khó khăn trên, nay tôi đúc rút lại những kinh nghiệm làm tốt của mình để cùng các đồng chí tham khảo, ứng dụng để làm tốt hơn công tác PCGDTHĐĐT. Đây cũng chính là đề tài tôi chọn: “ Kinh nghiệm vận động học sinh TH ra lớp-giữ vững sĩ số-giảm bớt lưu ban thực hiện PCGDTHĐĐT.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỚI BÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHÚ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “Kinh nghiệm vận động học sinh tiểu học ra lớp - giữ vững sĩ số - giảm bớt lưu ban thực hiện PCGDTHĐĐT ”. -Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Phổ cập giáo dục tiểu học -Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Văn Lý -Chức vụ: Giáo viên -Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Phú - Huyện Thới Bình - Tỉnh Cà Mau. Tân Phú, ngày 10 tháng 4 năm 2009 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : “ Kinh nghiệm vận động học sinh tiểu học ra lớp- Giữ vững sĩ số - Giảm bớt lưu ban thực hiện PCGDĐĐT” . PHẦN THỨ NHẤT : Đặt vấn đề : Trong quá trình phát triển kinh tế , xã hội đòi hỏi nhiều tiềm năng khác nhau, song một tiềm năng không thể thiếu được đó lá tri thức của con người. Trong công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trong xu thế hiện nay nước ta đang hòa nhập vào nền kinh tế chung của thế giới, càng đòi hỏi mỗi con người phải biết nắm bắt khoa học, cải tiến kỹ thuật, biết tiếp cận thị trường. Muốn đáp ứng được nhu cầu ấy,mỗi con người phải có vốn tri thức nhật định. Thời đương thời Bác Hồ từng mong muốn : “ Ai cũng có cơm ăn , áo mặc , ai cũng được học hành” thực hiện lời Bác mong, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách đối với sự nghiệp giáo dục. Tại Đại hội VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã coi giáop dục là quốc sách hàng đầu. Để thực hiện các chủ trương đường lối trên, việc phổ cập GD cho toàn dân là một công việc cần thiết và cấp bách. trong hệ thống phổ cập GD, phổ cập GDTHĐĐT là buớc đầu quyết định cho phổ cập THCS, THPT. Là một xã thuộc chương trình 135 của chính Phủ, địa bàn xã quá rộng, các điểm trường cách xa nhau. Nền kinh tế củ địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức của người dân về học tập của con em còn nhiều hạn chế, giao thông đi lại khó khăn nhật là mùa mưa. Công tác xã hội hóa GD còn nhiều bất cập, dẫn đến đa số học sinh đi học muộn so với độ tuổi qui định, học sinh bỏ học cao, nhiều học sinh chưa tới lớp.... Đây là những khó khăn cơ bản của công tác phổ cập nhiều năm qua cần được tháo gỡ. Là một cán bộ làm công tác PCGDTHĐĐT- CMC của một trường TH, tôi đã có nhiều trăn trở búc xúc, từng bước giải quyết những khó khăn trên, nay tôi đúc rút lại những kinh nghiệm làm tốt của mình để cùng các đồng chí tham khảo, ứng dụng để làm tốt hơn công tác PCGDTHĐĐT. Đây cũng chính là đề tài tôi chọn: “ Kinh nghiệm vận động học sinh TH ra lớp-giữ vững sĩ số-giảm bớt lưu ban thực hiện PCGDTHĐĐT. PHẦN THỨ HAI: Những biện pháp giải quyết vấn đề : Để thực hiện tốt các vấn đề PCGDTHĐĐT tôi thấy cần có các biện pháp sau: 1/ Điều tra năm bắt đối tượng học sinh: Hoàn cảnh gia đình học sinh như cây trăm hoa, nhà trăm cảnh chính vì vậy cần nắm vững hoàn cảnh riêng của từng đối tượng thông qua việc điều tra, cập nhật số liệu và tình hình thực tế mà người cán bộ phổ cập cần phân rõ từng đối tượng. 1.1Nhóm học sinh có điều kiện khác nhau về kinh tế: Khá , trung bình, nghèo, quá nghèo . 1.2 Nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt về tình cảm: Thiếu cha hoặc mẹ, thiếu cả cha mẹ sống lương tựa vào sự đùm bọc của người thân, cha mmẹ đi làm ăn xa, cha mẹ bất đồng về kinh tế , tình cảm..... 1.3 Nhóm học sinh có khó khăn về sức khỏe: Dị tật, câm điếc, tâm thần và các căn bệnh khác... 1.4 Nhóm học sinh con dân tộc Khơ me, dân tộc ít người (đặc biệt số con dân tộc đang hưởng chương trình 134 và 135 của chính phủ ). 1.5 Nhóm học sinh do điều kiện khó khăn đi học muộn so với độ tuổi qui định. Trên cơ sở các nhóm mà cán bộ phổ cập có kế` hoạch theo dõi , vận động học sinh đi học đúng độ tuổi, chống bỏ học, chống lưu ban và có các biện pháp tham mưu, phối hợp cùng gải quyết. 2. Làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo: 2.1 Dựa trên kế hoạch hàng năm, cán bộ phổ cập tham mưu với BGH có biện pháp chỉo đạo thiết thực theo từng thời gian, phối hợp với các tổ chuyên môn, các giáo viện, các tổ chức đoàn thể trong đơn vị cùng tham ra thực hiện công tác phổ cập ( giữ gìn sĩ số nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh, cùng tham gia vận động học sinh ra lớp .....) 2.2 Tham mưu với ban chỉ đạo phổ cập GDTHĐĐT-THCS-CMC của để xã có kế hoạch chỉ đạo, phối hợp với các cho bộ , ban nhân dân các ấp, các đoàn thể trong xã cùng tham gia ( hội cựu chiến binh, hội đồng nhân dân, mắt trận Tổ Quốc, đoàn TNCSHCM, hội phụ nữ và các tổ chức có liên quan, cùng tham gia tuyên truyền vận động giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em đi học, củng cố cầu đường , tạo các phương tiện giao thông để học sinh đi học thuận tiện và an toàn . 2.3 Thường xuyên liên hệ với Phòng GD&ĐT, cơ quan cấp trên tạo mọi điều kiện về CSVC, kinh phí, giúp đỡ đơn vị những công việc trong thời điểm khó khăn. 3. Tham mưu và phối hợp với hội cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh: Trong việc tuyên truyền vận động học sinh tới lớp, nắm bắt những học sinh có diễn biến bất thường, có nguy cơ bỏ học, tâm tư nguyện vọng của các bậc cha mẹ học sinh để phối hợp giúp đỡ kịp thời, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 4. Lập kế` hoạch và biện pháp thực hiện: 4.1 Trên cơ sở nắm bắt đối tượng học sinh dựa trên kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, ban chỉ đạo phổ cập GDTHĐĐT-THCS-CMC của xã, kế hoạch của trường.Cán bộ phổ cập xây dựng kế hoạch cụ thể, vừa mang tính lâu dài, vừa mang tính cụ thể cho từng năm. Lấy giáo dục chính khoá làm gốc, giáo dục ngắn ngày chỉ là tình thế. 4.2 Biện pháp thực hiện kế hoạch phải chi tiết, cụ thể, nêu bật những công việc của từng bộ phận, từng thời gian, biện pháp phối hợp với các lực lượng cùng tham gia. 4.3 Mở các lớp phổ cập GDĐĐT cho các học sinh quá độ tuổi so với qui định, để rút ngắn độ tuổi phổ cập. 4.4 Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, đánh giá tiến trình thực hiện có biện pháp khắc phục khó khăn để đạt hiệu quả cao. 4.5 Không ngừng cao chất lượng giảng dạy, hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hiện tốt phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giảm tỉ lệ lưu ban, chống bỏ học. 4.6 Thường xuyên nắm vững đối tượng trong độ tuổi phổ cập đang học ở trường bạn để cập nhật hàng năm. 4.7 Theo dõi chặt chẽ học sinh chuyển đi, chuyển đến để tách diện phổ cập và diện không phổ cập. PHẦN THỨ BA: Kết quả và việc phổ biến, áp dụng kinh nghiệm vào thực tiễn: 1. kết quả làm được: - Vận động học sinh ở độ tuổi đi học và hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 99%. - Tỉ lệ học sinh vào lớp 1 đạt trên 97%. - Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học ĐĐT đạt trên 85%. - Tỉ lệ học sinh lưu ban dưới 2%. - Tỉ lệ học sinh bỏ học chiếm khoảng 1,15%. Trường đã được công nhận PCGDTHĐĐT theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. 2. Phổ biến và áp dụng vào thực tiễn : Qua quá trình thực hiện và áp dụng vào thực tiễn công việc, tôi thấy có hiệu quả tốt, giúp công tác phổ cập cách làm đúng hướng, vững chắc và bền vững lâu dài. Tôi kính mong các quí vị đóng góp thêm để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi góp phần cùng các đơn vị hoàn thành tốt công tác phổ cập trong các năm tiếp theo, giữ vững phổ cập GDTHĐĐT, làm tiền đề cho phổ cập THCS và THPT, góp phần nâng dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước . Người thực hiện Nguyễn Văn Lý PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: “Kinh nghiệm vận động học sinh tiểu học ra lớp - giữ vững sĩ số - giảm bớt lưu ban thực hiện PCGDTHĐĐT”. Tên tác giả: Nguyễn Văn Lý Trường tiểu học Tân Phú Phòng GD&ĐT Thới Bình Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại -Đặt vấn đề -Biện pháp -Kết quả phổ biến, ứng dụng -Tính khoa học -Tính sáng tạo -Đặt vấn đề -Biện pháp -Kết quả phổ biến, ứng dụng -Tính khoa học -Tính sáng tạo Xếp loại chung:............................. Ngày tháng năm 2009 Hiệu trưởng Xếp loại chung:.............................. Ngày tháng năm 2009 Thủ trưởng đơn vị Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại: ................. Ngày tháng năm 200 GIÁM ĐỐC
Tài liệu đính kèm: