Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng kế hoạch năm học ở trường Mầm non - Nguyễn Thị Thủy

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng kế hoạch năm học ở trường Mầm non - Nguyễn Thị Thủy

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chúng ta biết rằng bất kỳ một Quốc gia, một Bộ, một Ngành hay một đơn vị, một địa phương, một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đều phải có kế hoạch. Kế hoạch được hiểu chung là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành. Việc xây dựng kế hoạch là quá trình sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học các chỉ tiêu, trình tự tiến hành các công việc trong khoảng thời gian định sẵn với sự phân công con người và bố trí vật lực hợp lý để công việc đó có thể tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất, với thời gian tiết kiệm nhất.

 Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), lập kế hoạch là chức năng của tất cả các nhà quản lý dù tính chất và phạm vi của nó khác nhau ở những cấp quản lý khác nhau. Chức năng lập kế hoạch liên quan chặt chẽ đến các chức năng khác của người cán bộ quản lý trong chu trình hoạt động quản lý của mình: Lập kế hoạch - tổ chức - chỉ đạo - kiểm tra - điều chỉnh kế hoạch. Lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý. V.I Lê Nin đã từng nói: " Mọi kế hoạch đều là thước đo, tiêu chuẩn, đèn pha và là cái mốc"

 Đối với các trường học, chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục - dạy học diễn ra trong đó. Đặc biệt đối với trường mầm non, nơi mà quá trình sư phạm không chỉ đơn thuần là quá trình dạy học mà còn là quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thì việc lập kế hoạch lại càng quan trọng. Lập kế hoạch là một biện pháp chủ yếu, nó giúp người quản lý hình dung rõ ràng và chủ động trong công việc. Kế hoạch là cơ sở thống nhất mọi hoạt động của các thành viên trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra trong năm học, giúp cho mọi hoạt động của nhà trường tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm. Mặt khác, nó giúp cho người Hiệu trưởng chủ động trong khi điều hành công việc, đưa các hoạt động vào nề nếp.Nếu không có kế hoạch thì mọi hoạt động trở nên vô mục đích, trở nên khó khăn, không tránh khỏi mò mẫm, giẫm đạp lên nhau, lúng túng và luôn nằm trong tình trạng bị động. Kế hoạch đồng thời còn là cơ sở để nhà trường và cấp trên kiểm tra, đánh giá các hoạt động, biết được kết quả để giúp nhà trường có sự thay đổi, biến đổi tích cực nhằm tạo nên sự phát triển cả về chất và lượng. Tuy thế lý luận kế hoạch hóa của Khoa học quản lý giáo dục hết sức khái quát, trừu tượng nên nhận thức trong mỗi người không khỏi không có những chỗ khác nhau, khó vận dụng. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch năm học ở các trường Mầm non thường gặp phải khá nhiều khó khăn về xác định mục tiêu, cụ thể hoá các nhiệm vụ, đề ra các biện pháp chưa xác đáng nên mặc dầu có kế hoạch nhưng tính khả thi còn quá yếu. Việc cụ thể hoá lý luận xây dựng kế hoạch năm học ở các trường Mầm non để tiện sử dụng là hết sức cần thiết. Vì thế , trong quá trình làm công tác quản lý giáo dục, qua thực tế xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học, tôi mạnh dạn chọn và nêu lên" một số kinh nghiệm xây dựng kế hoạch năm học ở trường Mầm non ".

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng kế hoạch năm học ở trường Mầm non - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm xây dựng kế hoạch năm học ở trường mầm non
 Tác giả: Nguyễn Thị Thuỷ
 Hiệu trưởng trường Mầm non Diễn Tháp
I. Đặt vấn đề
Chúng ta biết rằng bất kỳ một Quốc gia, một Bộ, một Ngành hay một đơn vị, một địa phương, một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đều phải có kế hoạch. Kế hoạch được hiểu chung là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành. Việc xây dựng kế hoạch là quá trình sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học các chỉ tiêu, trình tự tiến hành các công việc trong khoảng thời gian định sẵn với sự phân công con người và bố trí vật lực hợp lý để công việc đó có thể tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất, với thời gian tiết kiệm nhất.
	Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), lập kế hoạch là chức năng của tất cả các nhà quản lý dù tính chất và phạm vi của nó khác nhau ở những cấp quản lý khác nhau. Chức năng lập kế hoạch liên quan chặt chẽ đến các chức năng khác của người cán bộ quản lý trong chu trình hoạt động quản lý của mình: Lập kế hoạch - tổ chức - chỉ đạo - kiểm tra - điều chỉnh kế hoạch. Lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý. V.I Lê Nin đã từng nói: " Mọi kế hoạch đều là thước đo, tiêu chuẩn, đèn pha và là cái mốc"
	Đối với các trường học, chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục - dạy học diễn ra trong đó. Đặc biệt đối với trường mầm non, nơi mà quá trình sư phạm không chỉ đơn thuần là quá trình dạy học mà còn là quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thì việc lập kế hoạch lại càng quan trọng. Lập kế hoạch là một biện pháp chủ yếu, nó giúp người quản lý hình dung rõ ràng và chủ động trong công việc. Kế hoạch là cơ sở thống nhất mọi hoạt động của các thành viên trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra trong năm học, giúp cho mọi hoạt động của nhà trường tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm. Mặt khác, nó giúp cho người Hiệu trưởng chủ động trong khi điều hành công việc, đưa các hoạt động vào nề nếp.Nếu không có kế hoạch thì mọi hoạt động trở nên vô mục đích, trở nên khó khăn, không tránh khỏi mò mẫm, giẫm đạp lên nhau, lúng túng và luôn nằm trong tình trạng bị động. Kế hoạch đồng thời còn là cơ sở để nhà trường và cấp trên kiểm tra, đánh giá các hoạt động, biết được kết quả để giúp nhà trường có sự thay đổi, biến đổi tích cực nhằm tạo nên sự phát triển cả về chất và lượng. Tuy thế lý luận kế hoạch hóa của Khoa học quản lý giáo dục hết sức khái quát, trừu tượng nên nhận thức trong mỗi người không khỏi không có những chỗ khác nhau, khó vận dụng. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch năm học ở các trường Mầm non thường gặp phải khá nhiều khó khăn về xác định mục tiêu, cụ thể hoá các nhiệm vụ, đề ra các biện pháp chưa xác đáng nên mặc dầu có kế hoạch nhưng tính khả thi còn quá yếu. Việc cụ thể hoá lý luận xây dựng kế hoạch năm học ở các trường Mầm non để tiện sử dụng là hết sức cần thiết. Vì thế , trong quá trình làm công tác quản lý giáo dục, qua thực tế xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học, tôi mạnh dạn chọn và nêu lên" một số kinh nghiệm xây dựng kế hoạch năm học ở trường Mầm non ".
II. Nhận thức cũ - giải pháp cũ
Trong những năm từ 2002 trở về trước, khi mà đề án "Nâng cao chất lượng GD&ĐT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá" của Sở GD&ĐT Nghệ An chưa được Uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh phê duyệt. Đồng thời vào thời điểm ấy, quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn từ 2002 đến 2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ mới vừa ra đời, chưa được áp dụng rộng rãi như bây giờ thì nhìn chung hiệu quả giáo dục ở các nhà trường tuy đã có những biến chuyển tích cực nhưng chưa thực sự sâu, rộng và bền vững. Phần nào chịu ảnh hưởng của cơ chế giáo dục cũ, của phương pháp dạy học cũ và đặc biệt là công tác quản lý giáo dục cũ, trong đó một vấn đề không nhỏ là việc lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của các nhà quản lý.
Các trường Mầm non thực trạng đó lại càng là một vấn đề nổi cộm, phổ biến. Điều nổi cộm, phổ biến mà tôi muốn nói đến ở đây là hầu hết Hiệu trưởng ở các trường Mầm non đều chưa phát huy dân chủ khi xây dựng kế hoạch, chưa nắm bắt hết mọi thông tin có liên quan đến kế hoạch. Với tình trạng đó, kế hoạch của trường Mầm non còn mang tính chất chung chung, đơn giản, thể hiện ở thông tin thiếu cụ thể, chưa xác định hoặc xác định chưa rõ các nhiệm vụ trọng tâm, các biện pháp đề ra không cụ thể và ít sáng tạo. Chính vì thế mà việc thực hiện kế hoạch còn mang tính "mùa vụ", "đến đâu hay đó", không có khoa học, không có sự tính toán trước nên dẫn đến các hoạt động trong nhà trường không có nề nếp, cán bộ quản lý cũng như các bộ phận thiếu chủ động trong công việc. Mặt khác, một thực trạng cần khắc phục ngay nữa là: hầu hết Hiệu trưởng các trường Mầm non chỉ "đơn phương" xây dựng kế hoạch, các bộ phận, các cá nhân nắm được kế hoạch của nhà trường, ngược lại Hiệu trưởng lại không biết kế hoạch của từng bộ phận, từng cá nhân, do chưa tổ chức chỉ đạo toàn trường cùng xây dựng kế hoạch,vì thế mà hiệu quả giáo dục không cao.
 Nguyên nhân của thực trạng trên, theo nhận xét của bản thân tôi một phần là do năng lực quản lý của Hiệu trưởng còn hạn chế, nhưng cơ bản vẫn là do nội dung và phương pháp đào tạo Cán bộ quản lý chưa hợp lý, chưa cụ thể, chưa hình thành kỹ năng lập kế hoạch cho Hiệu trưởng. Và phải chăng là thiếu một sự thống nhất, thiếu một mẫu kế hoạch cụ thể nên Hiệu trưởng khó hình dung. Như tôi đã nói ở phần đặt vấn đề, đó là: lý luận kế hoạch của khoa học quản lý còn quá trừu tượng, khái quát nên khó vận dụng. Đặc biệt là nếu người Hiệu trưởng nào đó khả năng nắm bắt thông tin hạn chế, vận dụng lý luận vào thực tế kém, đúc rút kinh nghiệm chậm, thiếu đổi mới thì thực trạng nêu trên là khó tránh khỏi. 
III. Nhận thức mới - Giải pháp mới
1. Nhận thức mới
Ngày 7/8/2002, Đề án "Nâng cao chất lượng GD&ĐT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá" của Sở GD&ĐT Nghệ An được UBND Tỉnh phê duyệt theo QĐ số 2747/QĐ-UBND . Cùng với QĐ số 45/2001/QĐ - BGD&ĐT ngày 26/12/2001 về việc ban hành quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2002 - 2005 của Bộ GD&ĐT đã thổi một luồng gió mới vào GD&ĐT Nghệ An.
Mục tiêu của Đề án là xây dựng các bước đi và giải pháp chủ yếu trong giai đoạn 2002- 2010 để nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường ở tỉnh Nghệ An nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Một trong các giải pháp đó là đổi mới quản lý giáo dục trong đó thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục là một vấn đề cần quan tâm: "Phải dân chủ hoá, công khai hoá, phải thực hiện đúng phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Đây thực sự là một phương châm làm biến chuyển một cách rõ nét nhận thức cũng như thói quen trong công tác quản lý của Hiệu trưởng ở các trường Mầm non. Mặt khác còn làm cho các cấp lãnh đạo địa phương, cộng đồng xã hội nhận thức đúng đắn và đã thực sự tham gia vào thực hiện kế hoạch cùng với nhà trường.
 Đội ngũ Hiệu trưởng các trường Mầm non trong năm 2005 còn được Bộ GD&ĐT phối hợp với cơ quan UNESCO Hà Nội tập huấn về công tác quản lý theo dự án phát triển trẻ thơ dựa vào cộng đồng. Trong đó công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch trong trường Mầm non đã được gợi ý, phân tích tương đối cụ thể. Từ năm 2002 đến nay, cùng với phong trào xây dựng các trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia, chất lượng xây dựng kế hoạch đã thực sự đổi mới theo yêu cầu chung. Sau đợt tập huấn, sau những năm trực tiếp xây dựng kế hoạch, bản thân tôi nói riêng và đại đa số các Hiệu trưởng ở địa bàn huyện Diễn Châu nói chung cơ bản đã nắm bắt được các bước tiến hành xây dựng kế hoạch, cách xây dựng kế hoạch, khả năng thực thi của kế hoạch đã đạt hiệu quả cao. Nhưng vấn đề đặt ra là: với gợi ý mẫu kế hoạch như vậy , tiến trình xây dựng kế hoạch đã được Hiệu trưởng các trường Mầm non cụ thể hoá như thế nào? Chất lượng của kế hoạch đã đạt đến hiệu quả thực sự chưa? Làm thế nào để kế hoạch năm học thực sự là phương châm hành động của toàn trường, của từng bộ phận, từng tổ, từng cá nhân và cũng là của lãnh đạo địa phương, các đoàn thể, của Hội phụ huynh học sinh và của các bậc phụ huynh. Để trả lời cho các câu hỏi nêu trên, qua những năm trực tiếp xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, qua đúc rút kinh nghiệm, tôi mạnh dạn nêu lên một số cách làm nhằm đạt được những mục tiêu đó.
2) Giải pháp mới
Xác định được rằng lập kế hoạch là công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi cao không chỉ ở năng lực và kỹ năng của người Hiệu trưởng mà còn có sự sáng tạo, khả năng phân tích, phán đoán và đặc biệt là phải đầu tư nhiều thời gian. Bên cạnh đó, cần có tư duy lôgic, nắm bắt và xử lý các thông tin linh hoạt, chính xác, biết xác định mục tiêu trọng tâm, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của nhà trường, đưa ra các biện pháp thực hiện cụ thể, phù hợp, phân chia, bố trí công việc khoa học, hợp lý để dễ dàng hoàn thành kế hoạch. Cụ thể của những vấn đề đó được thể hiện bằng hệ thống các giải pháp như sau.
Giải pháp 1. Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan để hiểu rõ, hiểu chắc những vấn đề chung về công tác xây dựng kế hoạch.
Khi xây dựng kế hoạch nhất thiết người Hiệu trưởng phải dựa vào những căn cứ quan trọng, đó là:
- Văn kiện và Nghị quyết đại hội Đảng các cấp.
- Luật giáo dục, Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em.
- Điều lệ trường Mầm non. 
- Thực tiễn giáo dục mầm non trong những năm qua và chiến lược GD&ĐT đến năm 2010, mục tiêu giáo dục mầm non trong 10 năm tới. 
- Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị Chính phủ về giáo dục mầm non ngày 25/6/2002.
- Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ- Sở- Phòng GD&ĐT.
- Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Đảng bộ, HĐND, UBND xã, căn cứ vào thực trạng, vị trí đã đạt được trong năm vừa qua.
Từ những căn cứ đó, muốn xây dựng kế hoạch tốt, người Hiệu trưởng cần phải có những hiểu biết thật cụ thể, chính xác các vấn đề có liên quan đến kế hoạch . Đây được gọi là khâu cung cấp về lý thuyết. Việc cung cấp lý luận không chỉ đơn thuần nắm bắt từ đợt học lớp CBQL, từ các đợt tập huấn chuyên đề mà thêm vào đó, bản thân phải tự tìm tòi, khai thác trong cuộc sống, trong công tác hàng ngày, qua đồng nghiệp, qua hệ thống thô ... họp cho các tổ trưởng chuyên môn được thảo luận, bàn bạc, nêu ý kiến. Trên cơ sở đó, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân cùng với hệ thống thông tin đã được xử lý, Hiệu trưởng mới tiến hành viết dự thảo kế hoạch năm học.Một cách làm tương đối hay đó là phân công 2 phó Hiệu trưởng viết dự thảo kế hoạch theo hai mảng: Chăm sóc giáo dục và chăm sóc nuôi dưỡng. Sau đó Hiệu trưởng tổng hợp và chấp bút thành văn bản hoàn chỉnh .Trước khi kế hoạch được phê duyệt, tổ chức họp Chi bộ nêu lên những vấn đề cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ năm học, các biện pháp chính. Sau đó tổ chức phiên họp toàn thể hội đồng sư phạm, mời thêm Hội phụ huynh học sinh. Trong phiên họp đó Hiệu trưởng thông qua bản dự thảo kế hoạch trưng cầu và xin ý kiến đóng góp của các tổ, các thành viên. Sau khi thống nhất cơ bản, Hiệu trưởng mới tiến hành bảo vệ kế hoạch, tức là duyệt kế hoạch theo quy trình xây dựng kế hoạch từ cơ sở trình lên cấp trên để được phê duyệt.
 Để có sự thống nhất cao, Hiệu trưởng cùng với BGH cần tổ chức tốt Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học. Tại Hội nghị này, mọi chỉ tiêu, biện pháp được đưa ra bàn bạc công khai, cụ thể, có sự đóng góp xây dựng của các tổ, các cá nhân, có sự chỉ đạo của địa phương, của Ngành. Đây là Hội nghị nhất thiết phải mang tinh thần tập trung, dân chủ cao, mọi thành viên đều có quyền nêu ý kiến đóng góp cho kế hoạch của nhà trường. Sau Hội nghị này, kế hoạch sẽ được chính thức phổ biến cho mọi thành viên trong nhà trường, sao gửi cho các cấp lãnh đạo có liên quan theo dõi, giám sát. Hiệu trưởng cần cụ thể hoá kế hoạch thành kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần để thực hiện dần các chỉ tiêu. Một việc làm giúp Ban giám hiệu dễ theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận, các cá nhân là theo dõi bằng biểu bảng . Căn cứ vào các nội dung, chỉ tiêu và biện pháp mà định ra các việc cụ thể cho các hoạt động bằng cách sắp xếp theo trình tự thời gian và đưa vào bảng sau:
Các hoạt động
Thời gian
Phân công
Chuẩn bị điều kiện
Kiểm tra
Nhận xét đánh giá
Ghi chú điều chỉnh
Tháng
Tuần
Phụ trách
Tham gia
Người tham gia
Thời gian
Khi xây dựng kế hoạch thì một tính chất cần phải thể hiện rõ ở phương châm này đó là tính chất "hai chiều". Nghĩa là Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch là một chiều, ngược lại Hiệu trưởng phải biết tổ chức cho các bộ phận, các tổ, các cá nhân xây dựng kế hoạch hoạt động cho tổ và cá nhân dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm phê duyệt, góp ý bổ sung cho các kế hoạch đó. Chỉ đạo các bộ phận, các tổ sử dụng bảng theo dõi đã nêu để theo dõi hoạt động của tổ, của bộ phận mình phụ trách.
Với quy trình chặt chẽ đó, tinh thần phát huy dân chủ được thể hiện rõ, khuyến khích được mọi người, mọi bộ phận tự giác thực hiện kế hoạch với tinh thần trách nhiệm cao.
Giải pháp 4. Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch .
Khi đã được phê duyệt, bản kế hoạch trở thành văn bản pháp lệnh để Hiệu trưởng điều hành công việc. 
Song song với việc tổ chức thực hiện kế hoạch, việc kiểm tra, giám sát và điều chỉnh kế hoạch cũng hết sức cần thiết. Kiểm tra để đánh giá được mức độ khả thi của kế hoạch, phát hiện những gì chưa phù hợp để điều chỉnh kịp thời. Giải pháp này liên quan đến biểu bảng ở giải pháp 3. Khi tiến hành kiểm tra cần phải bám sát kế hoạch năm học, kế hoạch các bộ phận, các tổ để có nội dung, phương pháp kiểm tra, từ đó đánh giá kết quả chính xác, tránh kiểm tra chung chung, không rõ mục đính. Trong quá trình kiểm tra, cần có phương pháp để động viên, khuyến khích những cá nhân, những việc làm tốt, uốn nắn những việc làm chưa đúng để hướng việc thực hiện kế hoạch đi đúng trọng tâm. Việc kiểm tra, giám sát cũng được tiến hành bằng nhiều cách: có báo trước, kiểm tra đột xuất, kiểm tra từng chỉ tiêu Khi tiến hành kiểm tra, Hiệu trưởng cần phải giúp cho người được kiểm tra thấy được những việc làm đúng và chưa đúng, góp ý một cách thẳng thắn, chân thành để khuyến khích họ phát huy những việc làm tốt, khắc phục những việc làm chưa tốt. Kiểm tra đánh giá cũng cần phải tiến hành đều đặn hàng tháng, sau mỗi học kỳ có sơ kết, đưa vào các tiêu chí thi đua, khen thưởng kịp thời các bộ phận và cá nhân làm tốt, đương nhiên cũng có những hình thức nhắc nhở những cá nhân thực hiện chưa tốt. Sau khi kiểm tra, xét thấy chỉ tiêu, biện pháp nào hay cách bố trí chưa phù hợp thì cần phải bàn bạc ngay trong BGH, Chi bộ, các tổ chuyên môn để điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
Giải pháp 5. Thu hút sự đầu tư, giúp đỡ, chỉ đạo chuyên môn của phòng GD&ĐT giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch được chính xác và đầy đủ hơn.
Việc xây dựng kế hoạch tất nhiên là chức năng của Hiệu trưởng, người Hiệu trưởng phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, trước Hội đồng giáo viên về trách nhiệm quản lý chỉ đạo của mình. Chính vì thế người Hiệu trưởng cần phải luôn trau dồi và nâng cao năng lực của mình bằng cách nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi. Bên cạnh đó cần phải được sự giúp đỡ chỉ đạo từ phía Phòng GD&ĐT. Đây là một kinh nghiệm cơ bản, bởi ở cương vị bậc học nào sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo cũng có hiệu quả hơn. Sự chỉ đạo đó giúp nhà trường mà trực tiếp là người Hiệu trưởng biết phương thức xây dựng kế hoạch , tìm ra các biện pháp để thực hiện kế hoạch. Qua kiểm tra, chỉ đạo giúp nhà trường tìm thấy kết quả đạt được để phát huy, tìm ra nguyên nhân của hạn chế, từ đó tìm cách khắc phục những yếu kém trong xây dựng kế hoạch năm học. Muốn thu hút được sự đầu tư, giúp đỡ đó, thiết nghĩ bản thân phải mạnh dạn hỏi, mạnh dạn đề xuất những gì mà mình chưa hiểu, chưa thống nhất và sẵn sàng đề nghị được thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm học.
IV. Kết quả
Với hệ thống những giải pháp đã nêu cùng với sự nghiêm túc thực hiện của bản thân, chỉ đạo toàn trường cùng nhau thực hiện, từ năm học 2004 - 2005 đến nay, công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch năm học của trường Mầm non Diễn Tháp chúng tôi đã thực sự thu được những kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt là với năm học 2006 - 2007 này, khi mà các giải pháp trên được thực hiện bài bản hơn, có hệ thống hơn thì hiệu quả giáo dục của nhà trường đã có những chuyển biến rõ rệt. Kế hoạch năm học hàng năm của nhà trường được lãnh đạo Ngành, địa phương và tập thể cán bộ giáo viên, Hội phụ huynh đồng tình cao. Thu hút được sự quan tâm tham gia của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh. Tất cả đã được thể hiện trong mọi hoạt động của nhà trường , toàn trường thực sự đi vào nề nếp , BGH chủ động trong công việc, các bộ phận và cá nhân theo đúng kế hoạch để thực hiện, nhiệm vụ năm học hàng tháng, hàng kỳ đều được thực hiện nghiêm túc, ít gặp sai sót. Các chỉ tiêu đề ra hàng năm đều được thực hiện một cách khả thi, các biện pháp phong phú, sáng tạo, đổi mới, phù hợp với địa phương, mang tinh thần dân chủ , tập trung nên tập thể cán bộ giáo viên phấn khởi, tự giác hoàn thành mọi nhiệm vụ. Lãnh đạo địa phương và nhân dân tin tưởng vào chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường, được Phòng giáo dục và đào tạo đánh giá cao trong các đợt kiểm tra. Điều đáng phấn khởi là công tác xây dựng kế hoạch đến thời điểm hiện nay tại trường Mầm non Diễn Tháp không phải là công việc của riêng Hiệu trưởng nữa mà đã trở thành hoạt động thường niên của toàn trường.
Thể hiện: trước và sau khi áp dụng chặt chẽ các giải pháp nêu trên thì hiệu quả xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học cụ thể như sau:
 Năm hoc 
 Nội dung 
2004- 2005
2005 - 2006
2006 - 2007
Giáo viên biết cách xây dựng kế hoạch.
40%
60%
90%
Các Tổ, các bộ phận có kế hoạch hoạt động. 
40%
80%
100%
Khả năng thực thi của kế hoạch.
70%
80%
95%
V. Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch ở một trường Mầm non vùng nông thôn, với hệ thống nhận thức và giải pháp hữu hiệu tôi đã trình bày, tất cả toát lên những kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút được trong quá trình xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch:
- Trước hết người Hiệu trưởng cần phải có nhận thức đúng đắn và xác định được rằng: công tác xây dựng kế hoạch năm học là việc làm rất quan trọng, cần thiết đối với tất cả các cơ sở giáo dục đặc biệt là đối với các trường Mầm non. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ hàng đầu của người Hiệu trưởng, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Đảng, Nhà nước, trước Ngành và trước tập thể cán bộ, giáo viên về công tác xây dựng kế hoạch của mình.
- Chúng ta cần thống nhất với nhau một điều rằng: lập kế hoạch là một việc làm mang tính hệ thống, có sự chuẩn bị tư liệu tính toán trước, có sự sắp xếp thời gian một cách khoa học, có bắt đầu và có kết thúc và lại bắt đầu chu trình mới nhằm thực hiện nhiệm vụ hàng năm. 
- Cần đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu lý luận, thu thập thông tin, đặc biệt hệ thống thông tin phải được Hiệu trưởng thu thập và xử lý tốt. Tuyệt đối không được để các thông tin sai thực tế, sai với chủ trương đường lối của Đảng, biết vận dụng lý luận vào thực tế một cách mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp và có tính khả thi cao.
- Hiệu trưởng phải có phương pháp, cách thức đưa dần công tác xây dựng kế hoạch của nhà trường đi vào nề nếp để hoạt động này sớm trở thành mục tiêu cần thiết và tự nhiên trong nhà trường. Khi xây dựng kế hoạch, Hiệu trưởng nhất thiết phải thực hiện tối đa các nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, biết sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nhà trường, tuân thủ tuyệt đối quy trình xây dựng kế hoạch. Lấy phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng và thực hiện. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, trình độ nhận thức trong đội ngũ giáo viên giúp nhà trường trong việc lập kế hoạch.
- Cần biết tập trung lực lượng nòng cốt, như phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi, các đoàn thể, Hội phụ huynh học sinh. Khuyến khích hội đồng giáo dục nêu cao tinh thần trách nhiệm và thái độ tích cực, chính xác trong khi xây dựng kế hoạch, phát huy tối đa tính khả thi của kế hoạch.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của cá nhân tôi trong công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ở trường Mầm non. Với tính chất cá nhân nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, rất mong được sự góp ý, chỉ đạo của Hội đồng khoa học các cấp để những kinh nghiệm đó được hoàn hảo hơn.
 	 	 Diễn Tháp, tháng 5 năm2007

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien xay dung ke hoach truong mam non.doc