I . LÝ DO :
T
rong chương trình tiểu học , các bài làm văn gắn với chủ điểm của đơn vị học . Qúa trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề , tìm ý , quan sát , viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống .
- Học các tiết Tập làm văn , học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người , thiên nhiên qua các bài văn , đoạn văn điển hình . Khi phân tích đề tập làm văn , học sinh có dịp hướng tới cái chân , cái thiện, cái mĩ , . . . được định hướng trong các đề bài .
- Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến , gắn bó giữa thiên nhiên với con người và sự việc xung quanh của trẻ nảy nở , tâm hồn , tình cảm của trẻ thêm phong phú . Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ .
ĐẶT VẤN ĐỀ : I . LÝ DO : T rong chương trình tiểu học , các bài làm văn gắn với chủ điểm của đơn vị học . Qúa trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề , tìm ý , quan sát , viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống . Học các tiết Tập làm văn , học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người , thiên nhiên qua các bài văn , đoạn văn điển hình . Khi phân tích đề tập làm văn , học sinh có dịp hướng tới cái chân , cái thiện, cái mĩ , . . . được định hướng trong các đề bài . Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến , gắn bó giữa thiên nhiên với con người và sự việc xung quanh của trẻ nảy nở , tâm hồn , tình cảm của trẻ thêm phong phú . Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ . II . TẦM QUAN TRỌNG : Để làm được một bài văn hay , học sinh cần huy động các kiến thức về tập đọc , luyện từ và câu , vốn hiểu biết , . . . Nói chung , môn Tập làm văn là tổng hợp các kiến thức mà học sinh học được ở các phân môn Tiếng việt . Khi giảng dạy Tập làm văn , giáo viên hay gặp phải khó khăn là học sinh thụ động , ít phát biểu , có chăng cũng chỉ là những học sinh khá giỏi . Bài văn của các em chưa có sự liên kết thành đoạn , ý tưởng còn nghèo nàn , . . . nói đã khó , viết càng khó hơn . Do vậy, sau một thời gian giảng dạy , tôi đã suy nghĩ phải làm thế nào để giúp các em hứng thú và học tốt môn học này . NỘI DUNG CHÍNH : I . BIỆN PHÁP XỬ LÝ : 1/ Phát hiện học sinh có năng khiếu : Có nhiều năng khiếu của học sinh được phát triển từ khi còn rất bé , nhất là ở bậc Tiểu học . Có nhiều em bộc lộ khả năng về Hát – Nhạc , Mỹ thuật, Vẽ , Ngoại ngữ , Toán , Văn , . . . nhưng những năng khiếu đó nếu không được chăm sóc , bồi dưỡng thì năng khiếu có thể bị biến mất đi . Học sinh có năng khiếu Văn nếu được vun xới , hướng dẫn chu đáo thì rất dễ dàng trở thành học sinh giỏi Văn . $ Có thể phát hiện học sinh có năng khiếu từ lớp nào ? Cần phát hiện năng khiếu văn của trẻ từ khi còn học lớp Một ( cũng có thể ở lứa tuổi Mẫu giáo ) . Những trẻ em phát triển tốt về ngôn ngữ có những biểu hiện như : dùng nhiều từ ngữ chính xác đến nỗi thầy cô , cha mẹ cũng phải ngạc nhiên , nói năng , diễn đạt câu cú rõ ràng , mạch lạc. Nhìn chung , trẻ em đều thích nghe kể chuyện : Những học sinh có năng khiếu văn có thể nhớ và kể tóm tắt nội dung câu chuyện một cách mạch lạc , kể có đầu , có đuôi , thích nghe đọc thơ và thuộc nhiều bài thơ hơn những trẻ khác cùng lứa tuổi . Các em thường có những xúc cảm, tình cảm , nhạy bén trước những hiện tượng , sự việc xảy ra xung quanh . Các em còn có khả năng quan sát tinh tế , giàu trí tưởng tượng , vốn từ đa dạng và phong phú . 2/ Giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn như thế nào ? - Giờ học Tập làm văn , nếu một học sinh không say mê , không thích thú thì ta có khổ công luyện tập cũng không đạt được kết quả . Để giúp học sinh có được sự hứng thú trong các giờ học , tôi đã thực hiện các biện pháp cụ thể như sau : 2.1 / Cung cấp vốn từ , làm giàu vốn từ cho học sinh : - Học sinh hiểu thêm một từ mới là hiểu thêm một khái niệm mới . Mà ngôn ngữ gắn chặt với tư duy . Ngôn ngữ phát triển thì tư duy cũng phát triển theo. - Làm giàu vốn từ cho học sinh nhất là những từ tượng hình , tượng thanh , từ gợi tả màu sắc , . . . để giúp các em viết tốt thể loại văn miêu tả . - Có nhiều đề tài nhỏ để gợi cho học sinh tìm từ . Ví dụ ở lớp 5 , học thể loại văn tả người , giáo viên có thể cho học sinh tìm các từ để miêu tả về hình dáng như :” Tìm từ đơn hoặc từ phức để miêu tả khuôn mặt , mái tóc , đôi mắt , nụ cười giọng nói , dáng đi , . . .” - Ngoài ra ,còn có những cách bồi dưỡng khác làm giàu vốn từ cho học sinh , chẳng hạn , cho học sinh tìm từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa, từ được dùng theo nghĩa gốc , nghĩa chuyển , . . . - Về phương pháp trò chơi , tôi cho học sinh thi đua tìm các từ láy có âm đầu theo thứ tự Alphabét : * Giáo viên có thể chia học sinh làm hai nhóm ( hoặc nhiều hơn) cùng tìm từ trong một thời gian được quy định cụ thể ( một vòng đồng hồ cát). * Lần lượt từng học sinh lên bảng ghi từ theo bảng chữ cái đã ghi sẵn. * Học sinh 1 ghi xong , chuyền phấn cho Học sinh 2 , cứ thế cho đến em cuối cùng , . . . Nhóm nào tìm được nhiều từ thì nhóm đó thắng : b - bồng bềnh bập bênh c - cứng cáp cần cù d - dịu dàng dễ dàng đ - đều đặn đúng đắn g - gọn gàng gặp gỡ h - hiu hắt hùng hậu k - kĩu kịt kẽo kẹt l - lung linh lấp lánh m - mênh mông miệt mài n - nóng nực no nê r - ríu rít róc rách s - sạch sẽ suôn sẻ t - tỉ tê tí tách v - véo von vi vu x - xa xăm xôn xao - Cũng với phương pháp trò chơi , các nhóm sẽ thi đua tìm các từ láy biết rằng âm cuối của từ láy đứng trước sẽ là âm đầu của từ láy đứng sau : - an nhàn , no nê , êm đềm , mênh mông , ngào ngạt , tí tách , chi chít , tíu tít , tỉ mỉ , mơn mởn , nóng nực , cuồn cuộn , nũng nịu , um tùm , mỏng manh , nhanh nhẹn , non nớt , tiên tiến , . . . - Tôi còn dùng hình thức này để vận dụng tìm từ ghép , từ theo chủ đề , từ loại, . . . , phân biệt nghĩa chung của từ và nghĩa của từ trong văn cảnh . 2.2/ Luyện viết câu văn : - Luyện cho học sinh viết đúng câu ngữ pháp : Học sinh chỉ cần viết câu văn có đầy đủ bộ phận chủ ngữ và vị ngữ , diễn đạt câu văn sáng sủa , ngắn gọn . Biết dùng dấu câu , ngắt câu đúng chỗ , ý tưởng muốn diễn đạt sẽ rõ ràng hơn, người đọc sẽ hiểu được ý tưởng của mình . Trong văn viết , việc dùng dấu phẩy là khó hơn cả . - Vậy có bao nhiêu trường hợp dùng dấu phẩy khi viết câu văn mà giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh ? Hãy hướng dẫn và giúp cho học trò nhỏ của chúng ta hiểu và vận dụng dấu câu một cách thành thạo từng trường hợp . ->Tôi cho học sinh so sánh cách diễn đạt các câu dưới đây : ! Cách 1 : Những chiếc xe đạp cọc cạch chạy . Mấy con bò đang gặm cỏ . Tôi đã học lớp năm . Em nhớ thầy Tuấn , người thầy kính yêu đã tận tuỵ dạy dỗ chúng em năm học lớp Ba . ! Cách 2 : Trên con đường đất đỏ , những chiếc xe đạp cọc cạch chạy . Xa xa , trên thảm cỏ non mượt , mấy con bò đang gặm cỏ ngon lành. Bây giờ tôi đã học lớp Năm . Hằng ngày , khi nhìn thấy cô giáo viết bài trên bảng , em lại nao nao nhớ về thầy Tuấn , người thầy kính yêu đã tận tuỵ dạy dỗ chúng em năm học lớp Ba . Giờ đây , nhìn những hạt bụi phấn rơi rơi . . . , em lại nao nao nhớ về thầy Tuấn , người thầy kính yêu đã tận tuỵ dạy dỗ chúng em năm học lớp Ba . -> Học sinh sẽ nhận xét thật dễ dàng : Những câu văn có sử dụng bộ phận trạng ngữ , dùng dấu câu thích hợp , câu văn càng cụ thể , sinh động hơn . Vậy thì việc giáo viên luyện tập cho học sinh biết cách mở rộng câu là rất cần thiết để giúp các em viết tốt , diễn đạt tốt một câu văn . 2.3/ Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tích luỹ các hình ảnh văn học : Qua các bài tập đọc , bài thơ , bài đọc thêm , . . . tôi giúp học sinh cách phát hiện và ghi lại một ý hay , những câu văn hay vào “ sổ tay văn học” . Bởi vì sưu tầm , tích luỹ , ghi chép từng câu văn hay , những câu thơ giàu cảm xúc , những câu ca , lời hát , . . . lâu dần sẽ thấm hình ảnh văn học được tích luỹ giống như nguyên vật liệu thì “ toà lâu đài văn học” của các em càng to , càng đẹp . + Có học sinh đã ghi được những câu danh ngôn như : “ Trên bước đường thành công không có dấu chân của người lười biếng” + Có em đã ghi được những đoạn văn gợi cảm như : “ Hai cánh cổng sắt to nối liền với hai bờ tường vững chãi như hai chàng vệ sĩ bảo vệ cho khuôn viên trường tách hẳn sinh hoạt nhộn nhịp của con đường bên ngoài . Bên trên là tấm biển lớn sơn xanh nổi bật hàng chữ :” Trường Tiểu học Lê Văn Tám”. ( Đoạn văn tả Cánh cổng trường ). - Tất cả những lời lẽ , những tư tưởng ấy sao hồn nhiên ngây thơ đến vậy ? Các em thường xuyên sưu tầm, tích luỹ những hình ảnh văn học thì sổ tay văn học các em càng phong phú thì các em càng mau tiến bộ , càng có kĩ năng viết tốt . 2.4/ Hướng dẫn học sinh cách cảm nhận cái hay , cái đẹp trong một đoạn văn: - Học sinh dễ cảm nhận , rung cảm trước cái hay , cái đẹp trong văn học . Qua đó , giúp học sinh cảm thụ văn học , giúp em có những cảm xúc thẩm mĩ xoay quanh cái đẹp trong thiên nhiên , cái đẹp trong xã hội . - Muốn học sinh cảm thụ được tác phẩm , phải có những đề tài hay . Ví du 1ï : - Đoạn văn trong bài “ Hạng A Cháng” A Cháng đẹp người thật . Mười tám tuổi , ngực nở vòng cung , da đỏ như lim , bắp tay , bắp chân rắn như trắc , gụ . Vóc cao , vai rộng , người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng . - Cách thực hiện : + Học sinh suy nghĩ , tự đặt và ghi các câu hỏi khác nhau , xoay quanh nội dung đoạn văn trên . Kết quả học sinh tự đặt ra được các câu hỏi khác nhau rất phong phú : Đoạn văn miêu tả gì của nhân vật ? Tìm những từ ghép để sử dụng trong đoạn ? Nêu những hình ảnh so sánh ? Đọc xong đoạn này , bạn có cảm xúc gì ? Ví dụ 2 : - Đoạn văn tả “ Bà tôi” Giọng bà trầm bổng , ngân nga như tiếng chuông . Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng , và như những đoá hoa , cũng dịu dàng , rực rỡ , đầy nhựa sống .Khi bà mỉm cười , hai con ngươi đen sẫm nở ra , long lanh , dịu hiền khó tả , đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp , tươi vui . Mặt dù trên đôi má ngâm ngâm đã có nhiều nếp nhăn , khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ . - Cách thực hiện : + Giáo viên chia lớp thành nhóm 4 , yêu cầu từng nhóm suy nghĩ câu hỏi , đặt vấn đề để chỉ định một trong những nhóm bạn trả lời câu hỏi đã đặt ra . + Sau khi trả lời , bổ sung ý kiến , được quyền đặt câu hỏi phỏng vấn nhóm tiếp theo : Tìm từ láy có trong đoạn văn ? Tìm những từ ngữ gợi tả ngoại hình bà ? Giải thích nghĩa của từ “ con ngươi”? Ví dụ 3 : - Học sinh có thể tự tìm một đoạn văn , đoạn thơ mà mình thích để trình bày cho cả lớp cùng trao đổi để cảm thụ văn : “ Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ Đã nuôi em khôn lớn từng ngày Tay bồng bế sớm khuya vất vả Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay” Đoạn thơ trên tác giả Vũ Quần Phương muốn nói gì với các em ? 2.5/ Rèn kĩ năng diễn đạt ý : Ví dụ 1: - Em hãy nhắm mắt lại , nghĩ về một người nào đó có quan hệ đặc biệt trong cuộc sống của em và miêu tả người đó . +Yêu cầu học sinh sẽ viết nhanh những suy nghĩ của mình , trao đổi cho nhau cùng đọc . + Kết quả : Có em đã viết được những ý như : Mái tóc đen gợn sóng , bồng bềnh . Làn da rám nắng . Đôi mắt sáng tinh anh, cương nghị . Một trí tuệ minh mẫn . Thích nghe nhạc, thích đọc sách Ví dụ 2 : Xác định mẫu đoạn văn dưới đây là đoạn mở bài hay kết bài? Tự đặt đề bài cho mỗi đoạn văn đó . Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều con đường . Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là con đường Nguyễn Trường Tộ . Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường . Sáng nào đi học , em cũng thấy con đường sạch sẽ . Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của các cô bác công nhân vệ sinh .Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch đẹp . Sau những ngày làm việc bận rộn , ai cũng thích tìm đến thiên nhiên . Được cùng gia đình đi biển Vũng Tàu trong chiều thứ bảy vừa qua , em đã có dịp ngắm bức tranh thiên nhiên sống động và đầy ấn tượng của biển lúc hoàng hôn . Biển đêm thật yên tĩnh . Nhưng em biết trong khúc nhạc rì rầm muôn thuở của đại dương lại ôm ấp nhiều chờ mong và hy vọng : Những đoàn thuyền ra khơi kia sẽ lướt sóng vào bờ trước bình minh , những khoang thuyền sẽ đầy ắp cá và tiếng cười sảng khoái của các bác ngư dân . Sau khi xác định đoạn văn , học sinh tập viết đoạn mở bài ( gián tiếp , trực tiếp ) , kết bài ( mở rộng , không mở rộng ) theo mẫu , theo chủ đề. Kết quả : Học sinh hiểu rằng mở bài là rất quan trọng , viết tốt đoạn mở bài sẽ kích thích được sự hứng thú cho người đọc .Viết tốt đoạn kết bài đọng lại trong người đọc những cảm xúc , những suy nghĩ. II . HIỆU QUẢ BAN ĐẦU : Nội dung đề tài luôn là một nguồn cảm hứng để học trò tôi thích viết văn . Tôi luôn chú ý đến việc soạn đề bài gợi cảm xúc , gần gũi với cuộc sống xung quanh các em . Cải cách phương pháp dạy và học môn Tập làm văn , tôi đã vận dụng các biện pháp dạy học theo hướng tích cực như trên .Qua đó , học sinh của tôi đã tự giác thực hiện tốt các hoạt động học tập như sau : Học sinh tự thuyết trình bài viết của mình dưới sự tổ chức của giáo viên. Học sinh tự “chấm chéo bài” của nhau. Học sinh tự tìm những câu văn diễn đạt hay ngay trong bài làm của mình và trong bài làm của bạn . Tự rút kinh nghiệm , tự sữa chữa câu văn cho hoàn chỉnh. KẾT LUẬN : M ột số kinh nghiệm tôi ghi ra ở đây với hy vọng rằng : Đây sẽ là một tài liệu nhỏ để các quý đồng nghiệp có thể tham khảo , vận dụng trong những tình huống sư phạm thích hợp . Bởi vì , dạy tốt môn Tập làm văn chính là đã góp phần giáo dục học sinh tình yêu Tiếng việt , yêu tiếng Mẹ ,yêu sự phong phú , mênh mông của Tiếng việt – Tiếng nói của dân tộc Việt Nam .
Tài liệu đính kèm: