Sáng kiến kinh nghiệm Luyện tính nhẩm cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Luyện tính nhẩm cho học sinh Lớp 2

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG

Với cách dạy cộng trừ nhẩm lồng vào từng bài học phần cộng trờ có nhớ , học sinh hứng thú học tập, tích cực chủ động học tập theo năng lực cá nhân, học sinh biếtvận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt sáng tạo.

Học sinh có thói quen lựa chọn cách giải tốt nhất cho bài làm của mình, tạo điều kiện phát triển tư duy, năng lực tự học, góp phần nâng cao chất lượng

Số liệu

 

doc 4 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Luyện tính nhẩm cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dặt vấn đề
I- Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ thực tiễn triển khai thực hiện chương trình và các bộ môn học lớp 1,2 3 theo chương trình do bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo ban hành mà ngành giáo dục và đào tạo hiện nay đang được toàn xã hội quan tâm ở mức cao nhất về nội dung chương trình, chất lượng dạy học.
 Chất lượng giáo dục đào tạo trong các nhà trường đã được nâng cao lên song vẫn còn hạn chế : học sinh chưa khai thác hết khả năng tiềm ẩn trong nội dung bài học để từ đó tìm ra chìa khoá giải quyết vấn đề .
Đối với giáo viên thời gian gần đây đã được tham gia các lớp học bồi dưỡng thay sách. Nhiều thầy cô đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi các cấp , tuy nhiên còn không ít thầy cô chưa khuyến khích học sinh học tập một cách chủ động, sáng tạo đặc biệt là vận dụng kiến thức đã học trong đòi sống.
Về nhận thức mỗi giáo viên phải thấy đổi mới phương pháp dạy học là góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
đáp ứng việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học năm học 200.. tôi đã thực hiện đề tài này cho thấy kết quả dạy học đã được nâng lên , bước đầu khuyến khích học sinh học tốt hơn. Qua một năm thử nghiệm bổ sung nhiều thiếu sót, đúc rút kinh nghiệm , năm học 2000.. tôi tiếp tục vận dụng đề tài “Luyện tính nhẩm cho học sinh lớp 2” trong giảng dạy môn toán 2 phần cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100, nhằm trang bị cho học sinh một tư duy mới, một phương pháp mới khoa học và ưu việt.
Đối tượng nghiên cứu học sinh lớp 2
Phạm vi áp dụng lớp 2 của trường 
Thời gian thực hiện năm học ...
B Quá trình thực hiện đề tài
1- Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài :
Giáo viên thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết dạy, tăng cường luyện tập thực hành , hình thành kĩ năng toán học cho học sinh , song việc khuyến khích học sinh tính bằng nhiều cách, lựa chọn cách tính còn hạn chế. Học sinh thuộc bảng cộng trừ , năm được thuật tính , chưa thấy được sự đa dạng phong phú của các bài tập , khả năng vận dụng cộng trừ nhẩm trong đòi sống chậm .
2 số liệu điều tra trước khi thực hiện :
3- Những biện pháp pháp thực hiện :
Đơn vị cơ bản của quá trình dạy học là các tiết dạy vì vậy trong uqá trình dạy học giáo viên phải nghĩ đến từng tiết học .Bất cứ tiết học nào cũng có một số bài tập để củng cố , thực hành trực tiếp các kiến thức mới, giáo viên vừa giúp học sinh nắm chắc kiến thức kĩ năng cơ bản nhất vừa hình thành được phương pháp học tập cho các em .
Cùng với việc đổi mới về cấu trúc, nội dung sách giáo khoa, trong mỗi tiết học giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động học tập giúp các em nắm được kién thức cơ bản về phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100, khuến khích học sinh tìm ra kết quả bằng nhiều cách .Đồng thời hình thành và rèn cho học sinh các kĩ năng thực hành về cộng trừ, đặc biệt là kĩ năng tính và giải quyết vấn đề thông qua cách cộng trừ nhẩm. Với cách cộng trừ nhẩm giúp học sinh khắc sâu kiến thức thấy được sự đa dạngvà phong phú của các bài tập , từ đó tập cho học sinh thói quen khai thác nội dung tiềm ẩn trong từng bài tập, lựa chọn cách giải tốt nhất cho bài làm của mình , vận dụng ngay cách cộng trừ nhẩm của tiết học trước trong các tiết dạy tiếp liền, vận dụng trong đời sống một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo.
Khi dạy toán cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh lớp 2 tôi luôn yêu cầu học sinh tính bằng nhiều cách trong đó có vận dụng tính nhẩm để tìm nhanh kết quả . Các bước được tiến hành như sau: 
A- phép cộng :
Các bài dạng 9 +5; 29+5;49+25
*bài 9 cộng với một số : 9+5
- học sinh thực hiện tính 9+5 bằng các thao tác trên que tính, có thể trả lời theo nhiều cách để tìm ra kết quả 9+5 = 14
- đặt tính rồi tính 
 9
+5
14 
Học sinh nắm được thuật tính 
Dựa vào hình vẽ sgk (trang 15) khuyến khích học sinh tìm ra cách làm nhanh nhất :”tách 1 ở số sau để có 9 cộng với 1 bằng10 , lấy 10 cộng với số còn lại của số sau”. Cách thực hiện này yeu cầu học sinh phải huy động các kiến thức đã học ở lớp 1 (9+1=10, 5 gồm 1 và 4)để tự phát hiện nội dung mới và chuẩn bị cơ sở cho việc lạp bảng cộng có nhớ.
Lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số và học thuộc chẳng hạn 
9+2=
9+3=
9+4=
...
9+9=
+Cách 1”
Học sinh tự tìm ra kết quả bằng các thao tác trên que tính .
+Cách 2:
Cho học sinh nhận xét về các phép tính ? ( số hạng thứ nhất của các phép tính đều là 9) khi cộng 9 với một số tách 1 ở số sau để có 9 +1 = 10 cộng với số còn lại của số sau rồi tính nhẩm . Với cách này học sinh khắc sâu kiến thức, tránh lạm dụng đồ dùng trực quan.
Học thuộc công thức cũng chỉ là bước đầu chiếm k\lĩnh kiến thức, giáo viên giúp học sinh nhận ra: học không phải chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dụng. Thông uqa hệ thống bài tập học sinh biết cách vận dụng những kiến thức cơ bản đẫ học để làm bài, giáo viên khuyến khích học sinh tìm kết quả bằng nhiều cách , nhận xét đưa ra cách giải nhanh nhất 
Chẳng hạn:
Bài tập 1: Tính nhẩm trang 15
9+3= 9+6= 9+8 = 9+7= 9+4= 3+9= 6+9= 8+9= 7+9= 4+9= 
Cách 1: Trên cơ sở học thuộc bảng cộng học sinh tự tìm ra kết quả ở mỗi phép tính.
Cách 2: Dựa vào cách tính nhẩm học sinh tự nêu kết quả rồi đọc (chẳng hạn : 9+1 =10, 10 +2 =12)
Diền ngay 9+3=12 (vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi) 
Bài tập 3 Tính (trang 15)
9+6+3= 9+9+1= 9+4+2= 9+5+3=
Giáo viên yêu cầu học sinh chọn phương pháp giải, chẳng hạn : 9+9 +1 =18 +1 =19
Hay 9+9+1=9+10=19
Bài 29 +5 
Cách 1 (SGK) 29 +5 =?
 29	*9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1
+ 5	*2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
 34
-Cách 2 Vận dụng cách tính nhẩm của bài 9+5 các em có thể tính như sau: 29 +5 =
29 +1+4=30+4=34
-Bài 49 +25
Cách 1 (SGK) 49 +25 =
 49	* 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1.
+25	*4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
 74
 Cách 2 Tính nhẩm:49+25=49+1+24=50+24=74
*Các bài dạng 8+5;7+5;6+5; 28+5;47+5;26+5; 38+25;47+25;36+15
Thực hiện tương tự dạng như trên :
Học sinh ghi nhớ: muốn cộng nhẩm hai số ta làm tròn chục một số. Khi thêm vào số có hàng đơn vị lớn hơn bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thì phải bớt đi ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị.
Phép trừ 
Các bài dạng 11-5 ; 31- 5 ;51-15
Bài 11trừ đi một số 11-5
-Học sinh thực hiện tính 11-5 bằng các thao tác trên que tính, có thể trả lời bằng nhiều cách để tìm ra kết uqả 11-5
đặt tính rồi tính
11	(Học sinh nắm được thuật tính)
-5
6
-Dựa vào hình vẽ SGK trang 48 học sinh tìm ra cách tính nhẩm: 11-5 =11-1-4=10-4=6
-Hướng dãn thực hiện các thao tác
11-5 =(11+5)-(5+5)
 = 16 - 10 = 6
Phát hiện cách trừ nhẩm : muốn trừ nhẩm ta làm tròn chục số trừ: khi thêm vào số trừ bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thì phải thêm vào số bị trừ bấy nhiêu đơn vị.
Bài tập 1: Tính nhẩm trang 48
9+2= 8+3= 7+4= 6+5= 2+9= 3+8= 4+7= 5+6= 
11-9= 11-2= 11-8= 11-3= 11-7= 11-4= 11-5= 11-6=
-Cách 1 : trên cơ s[r thuộc bảng cộng trừ học sinh tự tìm ra kết quaơr mỗi phép tính 
-Cách 2: Dựa vào kiến thức đã học học sinh có thể điền ngay 9 +2 = 11 ; 2 +9 =11
Còn 11-9 ; 11-2, cần được đặt trong mối quan hệ với phép cộng 9 +2=11; 2+9 =11 và cách tìm một số hạng khi biết số hạng kia và tổng. Các cột còn lại thực hiện tương tự.
Dựa vào cách tính nhẩm bài 11-5, học sinh vận dụng tính nhẩm trong các bài tiếp theo.
Bài 31-5
Cách 1 Đặt tính 31-5 =?
 31	 *1 không trừ được 5 lấy 11 trừ 5 bằng 6 viết 6 nhớ 1
 - 5
 26	*3 trừ 1 bằng 2 viết 2
Cách 2 tính nhẩm
31-5 =(31+5) -(5+5)= 
	36 -	10 = 26
Bài 51-15
Cách 1 (SGK) 51 -15=?
52	*1 không trừ được 5 lấy 11-5 bằng 6 viết 6 nhớ 1.
-15	*1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
36
Cách 2 tính nhẩm:
51-15 =(51+5) -(15+5)= 
	56	-20 = 36
*Các bài dạng 12-8;32-8; 52-28;13-5;33-5;53-15;14-8;34-8;54-18
Thực hiện tương tự như trên.
Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng
Với cách dạy cộng trừ nhẩm lồng vào từng bài học phần cộng trờ có nhớ , học sinh hứng thú học tập, tích cực chủ động học tập theo năng lực cá nhân, học sinh biếtvận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt sáng tạo.
Học sinh có thói quen lựa chọn cách giải tốt nhất cho bài làm của mình, tạo điều kiện phát triển tư duy, năng lực tự học, góp phần nâng cao chất lượng 
Số liệu
Qua thực nghiệm dạy tính nhẩm ta thấy hiệu quả rất khả quan, số học sinh giỏi được tăng lên đáng kể, số học sinh yếu không còn.
Những kiến nghị sau khi thực hiện đề tài.
Đề nghị bộ -sỏ giáo dục đào tạo đầu tư hơn nữa xho cán bộ và giáo viên tham gia các lớp học bồi dưỡng thay sách, chuyên đề...Hỗ trợ một phần kinh phí để giáo viên học sinh có đủ đồ dùng dạy học.
Dề nghị các cấp lãnh đạo ngành giáo duck đạo tạo động viên kịp thời những giáo viên đẫ dầu tư nghiên cứu, thực hiện có hiệu quả đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Mặc dù bản thân đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi rút kinh nghiệm trong các tiết dạy tham khảo ý kiến lãnh đạo đồng nghiệp song trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏinhữnh sai sót nhất định. Rát mong nhận được sự đóng góp của hội đồng khoa học giúp cho đề tài được hoàn chỉnh. Mong các bạn đồng ngiệp tham khảo vận dụng một cách sảng tạoviệc đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình tiểu học trong các nhà trường,
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày 30/5/
í kiến nhận xét của hội đồng khoa học cơ sở.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_luyen_tinh_nham_cho_hoc_sinh_lop_2.doc