Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc - giáo dục học sinh cá biệt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc - giáo dục học sinh cá biệt

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế và đang thực hiện chủ đề đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Lớp trẻ ngày nay là những nhân tố sẽ góp phần đẩy mạnh đưa đất nước chúng ta ngày càng phát triển, muốn được như thế chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc chăm sóc-giáo dục các cháu về mặt học tập và đạo đức. Trong đó các cháu ở lứa tuổi mẫu giáo lại là mầm xanh mà tôi nhận thấy cần phải uốn nắn các cháu. Chính vì vậy, theo tôi giáo dục các cháu học sinh cá biệt là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục mầm non đem lại sự phát triển toàn diện cho trẻ.

Từ khi tôi đảm nhận việc dạy lớp một buổi và sau khi được phân công dạy lớp bàn trú, năm học nào tôi cũng phát hiện các cháu trong lớp có những hành vi, động cơ tiêu cực. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự giáo dục của người lớn và ảnh hưởng của cuộc sống bên ngoài mà trẻ tiếp xúc. Chính vì vậy, bản thân tôi xác định cần phải giáo dục các cháu bằng những biện pháp phù hợp, có hiệu quả nhằm thay đổi những cơ sở của nhân cách đã được hình thành một cách bất lợi này. Trước hết, tôi cảm hóa trẻ bằng tình yêu thương, đồng thời lại đòi hỏi trẻ bằng tình yêu thương quan tâm những người xung quanh, tạo ra những tình huống để gợi lên ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp, qua đó tôi tìm ra : “Một số biện pháp chăm sóc-giáo dục học sinh cá biệt”

 

doc 11 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc - giáo dục học sinh cá biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG MẪU GIÁO 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC-GIÁO DỤC 
HỌC SINH CÁ BIỆT
I/ Lý do đặt vấn đề:
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế và đang thực hiện chủ đề đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Lớp trẻ ngày nay là những nhân tố sẽ góp phần đẩy mạnh đưa đất nước chúng ta ngày càng phát triển, muốn được như thế chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc chăm sóc-giáo dục các cháu về mặt học tập và đạo đức. Trong đó các cháu ở lứa tuổi mẫu giáo lại là mầm xanh mà tôi nhận thấy cần phải uốn nắn các cháu. Chính vì vậy, theo tôi giáo dục các cháu học sinh cá biệt là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục mầm non đem lại sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Từ khi tôi đảm nhận việc dạy lớp một buổi và sau khi được phân công dạy lớp bàn trú, năm học nào tôi cũng phát hiện các cháu trong lớp có những hành vi, động cơ tiêu cực. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự giáo dục của người lớn và ảnh hưởng của cuộc sống bên ngoài mà trẻ tiếp xúc. Chính vì vậy, bản thân tôi xác định cần phải giáo dục các cháu bằng những biện pháp phù hợp, có hiệu quả nhằm thay đổi những cơ sở của nhân cách đã được hình thành một cách bất lợi này. Trước hết, tôi cảm hóa trẻ bằng tình yêu thương, đồng thời lại đòi hỏi trẻ bằng tình yêu thương quan tâm những người xung quanh, tạo ra những tình huống để gợi lên ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp, qua đó tôi tìm ra : “Một số biện pháp chăm sóc-giáo dục học sinh cá biệt”
II/ Biện pháp tiến hành:
1/ Quá trình phát triển kinh nghiệm:
«Giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thương bạn bè, quan hệ giao tiếp thân thiện giữa các cháu.
Đầu năm học, hai tuần đầu chưa vào chương trình học, tôi ổn định lớp tập cho các cháu có những thói quen nề nếp học tập của lớp; các con phải biết chào các cô khi đến lớp, biết xếp hàng so sánh hàng ngay ngắn khi tập th63 dục, tư thế ngồi học, cách giơ tay phát biểu và dạy cháu cầm bút màu, đọc một số bài thơ, bài hát để khi bắt đầu vào chương trình cháu quen với nề nếp thì tiết học sẽ tốt hơn. Tôi nhận thấy các cháu thực hiện theo rất tốt nhưng tôi phát hiện ra một cháu tên Nguyễn Thị Minh Châu rất bướng bỉnh, cháu thường hay nói leo, không lễ phép, mỗi buổi sáng khi đến lớp ba cháu bảo cháu chào cô đi con thì cháu trả lời: “chào cái gì mà chào không biết nữa” rồi đi thẳng vào lớp, ba cháu nhìn tôi lắc đầu và nói: “ở nhà nó lì lắm. hơn nũa không chào ai cả, muốn nói gì thi nói”, trao đổi với phụ huynh tôi được biết về cháu nhiều hơn, do ba me cháu lo làm ăn, cháu gửi cho ông bà nội, bà nội thì cưng cháu Châu nhiều lằm, mỗi khi bị ai la rầy đánh đòn cháu, bà binh vực cháu riết rồi cháu Châu không còn sợ ai. Đến giờ lên tiết dạy tôi thấy cháu cũng chú ý học tập nhưng lại hay nói leo theo tôi hoài them cái giọng nói lớn của cháu nên làm ảnh hưởng rất nhiều khi tôi dạy. Tôi mời cháu đừng lên và bắt phạt cháu khoanh tay lại thì chàu hỏi tôi: “sao cô thư bắt con khoanh tay lại mỏi muốn chết”. Tôi hỏi cháu “con không biết vì sao cô bắt phạt con sao Minh Châu” cháu im lặng. Tôi hỏi thêm lần nửa với giọng manh hơn, cháu nhìn tôi và nói: “dạ biết”. Tôi giải thích cho cháu nghe: con không được nói leo theo cô, vì như vậy lớp rất ồn ào các bạn không học được, cô sẽ không dạy được vì phải ngừng lại đợi Minh Châu nói xong cô mới nói tiếp được. Cô biết con rất giỏi, biết được nhiều điều, khi cô hỏi là Châu biết ngay nhưng để trả lời câu hỏi của cô Châu nên giơ tay và đợi cô mời thì mới đứng lên trả lời nhé, như thế thì mới được cô khen và các bạn cũng khen Châu nữa. Vậy con biết lỗi của minh chưa. Châu nói “dạ con biết rồi” và chàu xin lỗi tôi. Thế nhưng, thói quen vẫn là thói quen, cháu nói leo mãi trong suốt giờ học hôm đó. Cuối giờ học cho các cháu cằm hoa, còn Minh Châu thì không được cắm hoa vì nói leo, tôi thấy cháu buồn buồn.:Đến giờ ra chơi cháu hỏi Tôi “Cô HOA , cô HOA sau bữa nay cô không cho con cắm hoa con nghỉ chơi bên cô rồi”. Nghe cháu nói trong đầu Tôi nghĩ về cháu rất nhiều, cháu rất thích khen ngợi trước đám đông. Tôi bảo cháu: “con học ngoan, không nói leo nữa thì cô mới tặng hoa cho con, thì con sẽ được các bạn khen, hôm nay con không ngoan nên cô không tặng hoa cho con, ngày mai con nhớ học giỏi không nói leo nữa, giơ tay phát biểu thì cô tặng hoa cho Minh Châu nhé”. Cháu cười và nói: “con sẽ phát biểu giơ tay cao thiệt là cao như vậy há cô , cô cho con cắm hoa nghen”. Qua việc trò chuyện với Minh Châu tôi thấy cháu thích được khen ngợi, qua ngày hôm sau, qua ngày hôm sau khi ba cháu đưa đến lớp nhìn tôi cháu bảo: “Minh Châu ngoan nè cô ,biết thưa cô đến lớp”. Thế là Minh Châu thưa tôi con mới đến nhưng lại con mắc cỡ. Tôi thấy rất vui và đến giờ học cháu bớt dần nói leo, nhưng tôi vẫn động viên cháu, khích lệ cháu có bước tiến bộ tôi cho cháu cắm hoa và tuyên dương cháu. Tôi thường xuyên động viên cháu, trò chuyện với cháu vào giờ chơi, để hiểu cháu nhiều hơn, và cháu có những thay đổi tôi nhận thấy được qua tiết học, và cũng với những lời khen ngợi của tôi Minh Châu cũng đã lễ phép, về nhà biết thưa cả nhà, gặp người lớn là cháu thưa. Ông nội Minh Châu mừng lắm, ông trao đổi với tôi rất nhiều những ưu điểm và nhược điểm của cháu. Do đó nhờ sự phối hợp thường xuyên của tôi và gia đình cháu nên Minh Châu ngoan lắm và học giỏi nữa.
Trường hợp cháu Khánh Quân là một con nhà khá giả lại là con một, ba mẹ cháu bận rộn với công việc buôn bán nên ở nhà ít quan tâm đến cháu. Những tuần đầu cháu làm tôi giật mình trước những lới phát ngôn của cháu chửi thề liên tục khi các bạn đến gần, lại làm tính nhõng nhẻo, ưa khóc khi bạn chọc ghẹo. tôi nghĩ ngay đến việc ngăn chặn việt cháu chửi thề của cháu, nếu không sẽ dẫn đến tình hình xấu của lớp, các cháu khác sẽ bắt chước. Thế là Tôi bắt đầu hỏi thăm các phụ huynh sống gần nhà cháu thì được biết, ba mẹ cháu làm nghề buôn bán,không có thời gian đưa đón rước cháu,chăm sóc dạy dỗ cháu? Xong buổi rước cháu hôm đó tôi đợi phụ huynh cháu Khánh Quân đến đón cháu về thì không thấy ba mẹ cháu rước mà ba mẹ cháu nhờ chị hàng xóm rước dùm vì bận rộn việc buôn bán.thế là tôi chưa gặp ba mẹ cháu trong ngày đó. Cháu Khánh Quân rất hung, bạn nào đến gần cũng đuổi đi chỗ khác chửi thề xô bạn ra chỗ khác đã vậy mà khi bạn còn khóc nhựa nhựa, các cháu trong lớp thường nghe Quân chửi: “” và nói lại cho tôi nghe tôi bực lắm sợ các cháu khác bắt chước theo nên tôi bảo các cháu không được chửi thề như bạn Quân ,vì nói thế là xấu lắm, không có ngoan các bạn sẽ không chơi với mình. Nghe tôi nói xong các cháu đến nói lại với cháu Quân : “chưi thề là xấu các bạn sẽ không ai chơi với mình đó”, rối các cháu đi Quân ngồi đó một mình, tôi đến gần cháu,cháu đuổi tôi: “cô đi ra chỗ khác đi, con muốn ngồi đây một mình” rồi cháu ngồi khóc và tôi dỗ dành cháu và bảo cháu: “con ngồi một mình buồn lắm đến chơi với các bạn kìa” “con không chơi cái gì cả”, các bạn không thích chơi với con, con cũng không thích chơi với các bạn này. Thế là tôi hỏi cháu?Vậy con thích chơi gì? Chơi với ai? Cháu nói: “con muốn ở nhà, không muốn đi học đâu”, tôi bảo cháu: “nếu con ở nhà thì đâu có vui như ở trường, ở trường có nhiều bạn, có nhiều đồ chơi, cháu nghe xong lại tiệp tục khóc ré lên: “con không chơi không chơi với mấy bạn đâu”. Tôi hỏi cháu: “tại sao con không thích chơi cùng các bạn, các bạn rất thích chơi cùng con?” con không thích, con không thích.thế là tôi tổ chức trò chơi tập thể cho các cháu nhiều hơn. Lúc thì chơi mèo đuổi chuột, lúc thì chơi chuyền bóng.cháu Quân rất thích chơi cháu nói: “con làm mèo” và tôi cho cháu làm mèo, vậy bạn nào sẽ làm chuột: “Cao Tường làm chuột nhé” thế là Quân cùng rượt đuổi để bắt được chuột. Qua trò chơi tôi giáo dục các cháu. Muốn chơi được các trò chơi náy thì chúng ta phải chơi tập thể có thật nhiều bạn thì mới được, các con phải cùng chơi với bạn thì mới vui được chứ không chơi với bạn thì một minh buồn lắm nhớ chua các con, và bạn Quân cũng vậy con thấy trò chơi có vui không, con chơi với bạn có thích không? Vậy may cô cho lớp chúng ta chơi tiếp nhé. Các cháu về lớp tôi nghe tiếng cháu Quân nói chuyện với với cháu Cao Tường: ngày mai Cao Tường và Quân chơi nữa nhé. Tiếp tục đến giờ Hoạt Động Góc tôi sắp cháu Quân vào góc chơi học tập cùng cháu Cao Tường, Thanh Tùng Đức Trí vì các cháu đó học rất giỏi và ngoan, thế là Minh Quân bắt đầu giao tiếp với các bạn. Buổi dạy hôm đó nào là tôi cho cháu sờ hình, đômino, chơi xếp hình, và cho bạn THƯ đọc chuyện cho cháu nghe..tôi cũng đến nhà cháu Quân để xem môi trường sống của cháu như thế nào, tôi trao đổi với ba mẹ cháu vế tình hình học tập và khuyết điểm của cháu trong mấy tuần qua. Ba mẹ cháu nói: “ ở nhà cháu nó lì lắm nó không biết nghe lời, tại nhà chỉ có mình cháu nên cưng cháu lắm, với lại công chuyện buôn bán bận rộn suốt ngày nên cũng ít quan tâm đến cháu nhiều. Qua lời nói của ba mẹ cháu, kèm với những gì tôi hỏi thăm chị hàng xóm thường đón cháu về, vì cháu thường xuyên đi chơi với các bạn lớn hơn mình, mà các cháu đó không được đi học lại hay chửi thề mỗi khi nói chuyện với nhau hoặc đánh nhau. Tôi khuyên ba mẹ cháu: “anh chị nên cách ly cháu với các bạn ở xóm và quan tâm đến cháu nhiều hơn kèm với sự động viên cháu cho cháu đi học thường xuyên hơn ví mỗi lần cháu nghĩ học hai ngày khi trở lại lớp thì cháu khóc không chịu đi học. Ba mẹ cháu nghe vậy vẽ mặt cũng rất lo lắng, tôi xin phép về.ngày hôm sau tôi thấy ba cháu đưa cháu đến trường và rước cháu về, và cũng hỏi thăm về cháu. Riêng cháu Quân thì đã chơi cùng bạn rất hòa đồng và cũng không còn chửi thề vì các bạn trong lớp không ai chửi thề, cháu ở nhà thì ba mẹ cháu cũng không cho cháu chơi chung với những cháu vô học nhũa thường chỏ cháu đi chơi về ngoại hoặc về nội
« Hoạt động vui chơi giúp phát triển thể lực và trí tuệ cho trẻ là phương tiện giáo dục phẩm chất đạo dức và khả năng sáng tạo của trẻ.
Phần lớn các cháu lớp tôi là các cháu đầy năng động vá cá tính, một số ích cháu ngoan, hiền, nhút nhátcòn các cháu gái thì rất ngoan. Đầu năm trước tình hình lớp tôi như vậy tôi sắp xếp các cháu trai ngồi gần các cháu gái vá các cháu trai ngoan hiền, sau 2 tuần tôi phát hiện các cháu có những hành vi tiêu cực như: “cháu Phạm Anh Khoa ngồi gần bạn hay cắn bạn, nhéo bạn khi vui chơi thì giành đồ chơi của bạn, bạn không đưa thì đánh bạn, các bạn bị Anh Khoa cắn, nhéo, lấy đồ ch ... Khoa có nhiều thay đổi biết phát biểu trong giờ học, ngồi ngay ngắn trong giờ học, các bạn trong lớp không còn chạy đền mét tôi về hành vi của cháu Khoa nữa. Đến lớp cháu biết chào cô thưa ba mẹ ông bà khi đi học về. Tôi thật sự thấy vui khi thấy cháu Khoa tự nói về mình với tôi: “con ngoan rồi cô ơi! Con biết thưa ông ngoại ba me khi đi học về, con không đánh bạn nữa cô cho con cắm hoa nghe cô”. Tôi khen cháu và động viên cháu thêm nữa. Tôi thấy cháu tiến bộ hơn nhiều, và khi trao đổi với mẹ cháu Khoa, mẹ cháu cũng hết sức vui mừng và cũng cho tôi biết ở nhà cháu ngoan lại rất nhiều.
« Chăm sóc bồi dưỡng giáo dục sức khỏe cho trẻ mầm non, dạy cháu các kỹ năng vệ sinh cá nhân biết quý trọn giữ gìn sức khỏe bàn thân cùng với sự giáo dục nhận thức và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
Lớp tôi còn có cháu Lê Quốc Hưng cháu cũng là một học sinh cá biệt, cá biệt thì có nhiều dạng cá biệt mà cháu Quốc Hưng lớp tôi hội tụ đủ các yếu tố nào là cá biệt khi ăn, uống, tắm,học tập lẫn vui chơi mà tôi trải qua gần nữa học kì I của năm học mới giáo dục cháu thành một trẻ ngoan. Đầu tiên tôi nhận thấy cháu đến lớp lúc nào cũng khóc cháu không chịu đi học, lúc nào mẹ cũng đưa đến lớp cũng chạy theo đòi về nhà. Không lễ phép với cô giáo ngay cả ba mẹ và những người hàng xóm xung quanh nhà cháu cũng phải sợ cháu phá hư đồ, qua trao đổi với mẹ cháu Hưng tôi được nghe mẹ cháu kể lại. Cháu đi học vài ngày là nghĩ 1 tuần và đi thành phố chơi; cháu không thích học. mẹ cháu thì hay than phiền về cháu vì cháu không biết nghe lời với lại cháu ăn uống không giống các bạn khác thức ăn thì phải xây cho nhiễng thì mới ăn được nên mẹ cháu cũng ngần ngại khi cho cháu đến lớp, một mặt muốn cháu hòa đồng cúng bạn học tập lẫn vui chơi vì ở nhà chị và ba cháu làm ruộng không có thời gian chăm sóc, dạy dỗ cháu. Tôi trao đổi với chị và động viên chị an tâm tôi sẽ chăm sóc và giáo dục cháu và nhờ chị dạy cháu thêm vào lúc tối khi cháu về nhà gần ba mẹ. 
Điều đầu tiên tôi giáo dục cháu Hưng là công việc chăm sóc cháu tốt, khi mẹ cháu cho cháu ăn sáng tôi mới phát hiên ra cháu không cầm muỗng được, khi tôi lại đút muỗng cơm vào miệng cháu thì thấy cháu nuốt vào luôn và ôm bụng đau. Thế là tôi nghĩ đền việc tập cháu ăn cơm không canh và khi ăn xong rồi thì mới húp canh. Hàng ngày trước khi vào lớp tôi thường đút dùm cho mẹ cháu,khi cháu ăn cơm tôi dặn cháu phải nhai nát hột cơm rồi mới nuốt, tôi đút cháu một muỗn bảo cháu nhai ,con nhai sẽ thấy cơm và thức ăn rất ngon và con nuốt sẽ không bị đau bụng nữa đâu, lúc đầu thì cháu nhai vài lần rồi mới nuốt và từ từ tôi dạy cháu biết nhai kỹ trước khi nuốt .Ngày “hôm nay Hưng ăn cơm rất giỏi ”. sau đó tôi tập cháu cầm muỗng và tự mút ăn lúc đầu cháu mút rất khó khăn tôi giúp cháu bằng cách cầm muỗng cùng với cháu, sau đó tôi bảo cháu “ con cầm muỗng mút thử xem mới đầu cháu còn cầm rớt muỗng, tôi vẫn ngồi đó hướng dẫn động viên cháu và cứ thế 4 tuần trôi qua với sự kiên trì của tôi, sự động viên và sự thương yêu của tôi, cháu Hưng đã tự ngồi ăn một mình, tôi vẫn tiếp tục khen ngợi và thường xuyên trò chuyện cùng cháu xem cháu con ăn ngon không bên cạnh cháu còn những mặt hạn chế khác nữa như khi cháu đi tiểu không lúcvào nhà cầu mõi khi đến giờ cháu lại hay khóc và lại chạy ra ngoài vì sợ và cháu bảo tôi: “Con không vào nhà cầu đâu ”. Bắt đầu đến giờ tôi phải dắt cháu đi và dạy cháu cách đi vệ sinh?”  cháu trả lời: “con sợ ma”. vậy hằng ngày tôi dắt cháu đi vệ sinh sau đó tôi cho cháu đi một mình và dần dần cháu vào nhà vệ sinh một mình mà không cần tôi nữa ngoài ra tôi còn thường xuyên dạy cháu biết giữ vệ sinh cá nhân vì quần áo cháu hay dơ, nhắc nhở cháu đeo khăn tay, rữa tay khi bẩn và lau mặt sạch sẽtôi thường gần gũi trò chuyện cùng cháu, biết cháu không ngăn nắp gọn gàng, khi chơi đồ chôi xong không biết cất đúng nơi quy định tôi thường nhờ cháu giúp tôi những việc nhỏ vừa sức như: khi cháu chơi hoạt dộng góc cháu tự nhắc lấy ghế, lau kệ đồ chơi khi dơ, biết dọn góc chơi ngăn nắp, giúp các bạn sắp xếp đồ chơi. Mỗi việc của cháu khi thực hiện xong tôi đều khen ngợi cháu trước mặt các bạn, cháu cảm thấy vui hơn  về mặt học tập, cháu Hưng hay lơ là, ít tập trung nghe cô giảng bài, hay ngồi ngơ người nhìn đâu đâu,cháu lại không cầm bút được, lại không đến chơi cùng các bạntôi thấy cháu như vậy sẽ thua sút các bạn rất nhiều thế tôi bắt bầu lên kế hoạch giúp cháu hứng thú trong học tập, vui chơi và chơi cùng với bạn tôi thường gọi cháu nhắc lại những câu hỏi dễ, mới cháu đọc thơ cho các bạn nghe, cho cháu xem hình ảnh nhiều hoạt động qua công nghệ thông tin và các chủ đề cháu học, cháu nói những gì cháu nghĩ và cháu biết, chơi cùng các bạn trong giờ hoạt động góc và cho cháu đến góc nghệ thuật làm những sản phẩm bằng vật liệu tự nhiên, sau đó tôi dạy cháu vẽ bằng bút màu sáp, những sản phẩm cháu làm ra cháu rất thích và đem treo ở các kệ góc chơi. Hôm vẽ đề tài cây xanh cháu vẽ và nói với tôi: “con vẽ cây xanh đang nghiêng qua phải vì gió thổi”. con sáng tạo thêm cảnh vật xung quanh nữa cho bức tranh thêm sinh động thì mới đẹp hơn. Thế là cháu vẽ thêm mây, cò đang bay,.và bức tranh cháu vẽ có sáng tạo rất đẹp lại tô thêm màu nữavà sản phẩm của Hưng cũng được các bạn chọn. Hưng rất vui, buồi học hôm đó mẹ đến đón, Hưng khoe mẹ ríu rít, mẹ cháu cưới và bảo cháu: “con cố gắng hơn nữa.” cháu tiến bộ rất nhiều, nào là lễ phép với người lớn, biết yêu thương bạn, cho bạn quà bánh, ăn nhanh tháng nào hung cũng lên được 1 ký, học tập thì tập trung hơn và phát biểu to, rõ ràng, cháu nhanh nhẹn hơn trước, tôi thấy cháu mạnh mẽ hơn và năng động hơn nhiều và tôi cần phải tiếp tục yêu thương, động viên, khen ngợi các cháu thường xuyên hơn nữa để các cháu tự tin hơn nữa về bản thân của mình và phát huy bản năng của mình. Qua quá trình giáo dục học sinh cá biệt của lớp tôi, tôi thiết nghĩ: “dù trẻ vi phạm đến đâu chăng nữa thì chúng ta vẫn phải nói rõ để trẻ hiểu rằng chúng ta không đồng ý với hành vi của chúng chứ không phải là chúng ta ghét bỏ chúng và chúng ta cũng không nên tức giận mà cần phải chỉ dẫn những hành vi đúng. Chúng ta càng hợp lí và khéo léo bao nhiêu khi đưa ra những quy địnhcho trẻ thì chúng ta càng đạt được sự cộng tác của trẻ bấy nhiêu. Và biện pháp hữu hiệu nhất là chúng ta cần phải phối hợp với phụ huynh học sinh, tình thương yêu thật sự của ngưới giáo viên, cũng như chúng ta được biết: “MƯA DẦM THẮM LÂU”. Đó là điều mà tôi đã thực hiện với những học sinh cá biệt thành công.
2/ Kiểm Nghiệm Lại Kết Quả:
« Kết quả đạt được
Đầu năm học trước tình hình lớp có 4 cháu học sinh cá biệt, qua thời gian chăm sóc giáo dục các cháu học sinh cá biệt tôi nhận thấy các cháu có nhiều tiến bộ, biết thương yêu khính trọng ông bà, cha me, em nhỏ,phân biệt được lời nói tốt xấu của mình và của bạn bè, thật thà biết nhận lỗi, sữa lỗi, hoàn thành những công việc được giao, các cháu khỏe mạnh, nhanh nhẹn, giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh trướng lớp, biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng sinh hoạt.
Các cháu Minh Châu thì không còn nói leo, biết lễ phép với với người lớn thấy các cô và khách ở đâu cũng chạu đến chao hỏi, cháu cũng chăm học và học kì I cháu đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, chau Anh Khoa thì không còn cắn bạn, dánh bạn, vui chơi cùng bạn, biết thương bạn và nói chuyện lễ phép, chăm phát biểu trong giờ học tôi cón cháu Quốc Hưng thì đến lớp hắng ngày không còn nghỉ, sức khỏe cháu phát triển tốt biểu hiện hàng tháng cháu tăng cân, học tập nhiều tiến bộ chăm học, cháu vẽ cũng rất đẹp và sáng tạo. Bên cạnh đó còn cháu Minh Quân không còn chửi thề nhưng tôi vẫn đang tiếp tục giáo dục cháu về mặt học tập.
« Phạm vi tác dụng
Mục tiêu của tôi về việc chăm sóc giáo dục các cháu cá biệt tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ trong suốt những năm tuổi mầm non, hình thành nền tảng văn hóa nhân cách, phát triển toàn diện phầm chất tâm sinh lý, chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào cuộc sống.
Nội dung của việc giáo dục các cháu: giáo dục đạo đức, giáo dục nề nếp, giáo dục cháu giữ vệ sinh cá nhân, giáo dục sức khỏe.
Góp phấn nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc chăm sóc giáo dục học sinh cá biệt trong ngành mần non.
« Nguyên nhân thành công
Nhờ sự hỗ trợ của Ban Giám Hiệu nhà trường đã dộng viên và khuyến khích và đề ra hướng cho tôi, các đồng nghiệp đã nhiệt tình góp ý giúp đỡ.
Nhờ sự kết hợp giáo dục giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh học sinh. 
Đặc biệt là sự quyết tâm của bản thân tôi kiên trì, chịu khó, long yêu thương trẻ nhất định tìm ra biện pháp tối ưu áp dụng cho từng tình huống vi phạm để giáo dục học sinh cá biệt.
« Bài học kinh nghiệm
Về bản thân: muốn giáo dục học sinh cá biệt, thí giáo viên trước hết cần tìm hiểu tâm lý, tình cảm, tình hình của cháu thông qua phụ huynh học sinh, và sự gần gũi của giáo viên đối với cháu.
 + Luôn tìm ra những biện pháp thích hợp cho từng cháu kiên trì, chịu khó thì việc giáo dục các cháu sẽ thành công.
 + Trao đổi với đồng nghiệp về các cháu học năm trước để tìm ra biện pháp phù hợp khi giáo dục cháu.
Về tổ chuyên môn: cần đúc kết những kinh nghiệm đễ hỗ trợ cho gió viên kịp thời khi gặp các tình huống khó.
Ban giám hiệu: là những ngưới biết thông cảm với giáo viên hỗ trợ gióa viên về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị, luôn chỉ dẫn tận tình để giáo viên vượt qua những khó khăn trước mắt để đạt kết quả tốt về sau.
III/ KẾT LUẬN
Qua thời gian tiến hành việc chăm sóc giáo dục học sinh cá biệt bản thân tôi nhận thấy những việc làm tôi cần phải thực hiện như:
Đối với học sinh cá biệt chúng ta cần phải giúp các cháu có động lực học tập tốt, tạo niềm tin váo bản thân, tạo diều kiên cho các cháu viu chơi cùng bạn, hòa đồng với bạn, giúp các cháu không tồn tại những hành vi động cơ tiêu cực trở thành một học sinh chăm ngoan.
Như bác Hồ nói: “mỗi chúng ta ai sinh ra cũng có khuyết điểm, chỉ có những người trong bụng mẹ và những người đã chết thì không mắc phải những khuyết điểm thôi”
Các cháu thuộc các cháu cá biệt có phải đó là những hạn chế, khuyết điểm của cháu mà chúng ta là ngưới giáo viên mần non đã kịp thời hướng dẫn, dìu dắt, giúp các cháu thành những bông hoa xinh đẹp, cháu ngoan tró giỏi đó là một điều tốt, một điều cần thiết trong lớp mẫu giáo nói riêng và trong trường nói chung nhằm góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục của nhà trường trong năm học tiếp theo góp phần nang cao chất lượng giáo dục mầm non.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN mau giao.doc