Đất nước ta đang trên con đường tiến lên công nghiệp hoá - Hiện đại hoá . Chính vì vậy đang cần những nhân tài để đưa đất nước theo kịp những nước tiến bộ trên thế giới . Những “ Con người mới” những nhân tài là sản phẩm và mục tiêu giáo dục . Trong đó giáo dục tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân , giáo dục tiểu học là một bậc học có vị trí đặc biệt quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển hình thành nhân cách cho trẻ . Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để có được những con người đáp ứng nhu cầu đất nước. Đảng và nhà nước đã luôn coi trọng giáo dục . Đại hội Đảng khoá VIII đã đề ra : “ Cùng với khoa học và công nghệ , giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu ”. Trong văn kiện đại hội Đảng khoá IX tiếp tục khẳng định sự nghiệp giáo dục và đào tạo được coi là sự phát triển chiến lược của đất nước trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
Do vậy các Thầy giáo nói chung, thầy Thầy giáo bậc tiểu học nói riêng phải chú trọng bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người “ Vừa hồng vừa chuyên” để “ Việt nam có thể trở nên vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Bác Hồ đã dạy và mong mỏi . Nền khoa học,kỹ thuật càng ngày càng phát triển thì càng cần những con người phát triển toàn diện về Đức –Trí – Thể – Mĩ – Lao.
phần I : Đặt vấn đề Đất nước ta đang trên con đường tiến lên công nghiệp hoá - Hiện đại hoá . Chính vì vậy đang cần những nhân tài để đưa đất nước theo kịp những nước tiến bộ trên thế giới . Những “ Con người mới” những nhân tài là sản phẩm và mục tiêu giáo dục . Trong đó giáo dục tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân , giáo dục tiểu học là một bậc học có vị trí đặc biệt quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển hình thành nhân cách cho trẻ . Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để có được những con người đáp ứng nhu cầu đất nước. Đảng và nhà nước đã luôn coi trọng giáo dục . Đại hội Đảng khoá VIII đã đề ra : “ Cùng với khoa học và công nghệ , giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu ”. Trong văn kiện đại hội Đảng khoá IX tiếp tục khẳng định sự nghiệp giáo dục và đào tạo được coi là sự phát triển chiến lược của đất nước trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Do vậy các Thầy giáo nói chung, thầy Thầy giáo bậc tiểu học nói riêng phải chú trọng bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người “ Vừa hồng vừa chuyên” để “ Việt nam có thể trở nên vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Bác Hồ đã dạy và mong mỏi . Nền khoa học,kỹ thuật càng ngày càng phát triển thì càng cần những con người phát triển toàn diện về Đức –Trí – Thể – Mĩ – Lao. Từ toán học con người đã khám phá ra được nhiều những thành tựu vô cùng quý báu. Toán học không xa lạ mà nó gần gũi và gắn liền với đời sống chúng ta. Ngay từ lúc còn đang học tiểu học môn toán đã đem lại cho học sinh sự say mê và yêu thích kỳ lạ. Bởi toán học có thể nói là linh hồn của các ngành khoa học khác. Những bài toán ở tiểu học là cơ sở ban đầu vững chắc giúp cho các em học sinh có khả năng phát triển tư duy, khả năng tính toán. Trong chương trình tiểu học được làm quen khá nhiều loại toán phù hợp voái từng giai đoạn: lớp 1, 2, 3 và lớp 4, 5. Giai đoạn các lớp 1,2,3 có thể gọi là giai đoạn học tập cơ bản vì giai đoạn này vì giai đoạn này học sinh được chuẩn bị những kiến thức kỹ năng cơ bản nhất. Giai đoạn lớp 4, 5 gọi là giai đoạn học tập sâu: học sinh được học những kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn toán nhưng ở mức độ sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn. Để học tốt môn toán tiểu học đặc biệt khởi đầu bước vào học cần giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về các phép tính các số tự nhiên, một số hình. Hình thành thói quen thực hành đọc, viết, đếm, so sánh các số từ đó giúp học sinh chăm chỉ tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong việc học toán. Việc tổ chức giảng dạy và bồi dưỡng để học sinh học tốt môn toán ở bậc tiểu học là nhiệm vụ rất quan trọng của nhà trường từ đó phát hiện ra những nhân tố học sinh năng khiếu . Học sinh học tốt môn Toán sẽ giúp các em học tốt các môn học khác, giúp nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Trong những năm gần đây ngành giáo dục và đào tạo đã đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học ở các cấp học từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông. Việc tiếp cận các phương pháp dạy học của cấp tiểu học là vấn đề đòi hỏi mỗi thầy Thầy giáo phải tự biết tự học hỏi tìm tòi để hướng dẫn tất cả học sinh đều có thể tự tìm ra kiến thức và lĩnh hội kiến thức đó một cách tốt nhất, bởi vì với trình độ của các lớp bậc tiểu học việc trang bị các kiến thức cơ bản , có đào sâu , rèn luyện , nâng cao năng lực tư duy toán học cho học sinh để tạo ra nền tảng vững chắc giúp các em học tốt môn toán và các môn học khác ở các lớp trên và tự học là một việc làm vô cùng quan trọng. Năm học 2008-2009 ngành giáo dục huyện Thanh Sơn đã cụ thể hoá nhiệm vụ năm học, đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm của năm học có những nhiệm vụ chỉ thị cho các trường. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành đề ra cho các trường đó là phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu để nâng cao chất lượng mũi nhọn trong mỗi nhà trường. Do vậy các thầy Thầy giáo bậc tiểu học có một nhiệm vụ rất quan trọng là phải quan tâm gần gũi các em truyền thụ cho các em những kiến thức cơ bản của cấp học , bồi dưỡng cho các em một cách đầy đủ nhất về những gì mà mục tiêu cấp học đề ra để các em trở thành những con người phát triển toàn diện. Hơn nữa giáo viên phải tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất để có tiết dạy nhẹ nhàng , hiệu quả. Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục huyện Thanh Sơn có những bước phát triển đáng kể, tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng cao, chất lượng học sinh đại trà ngày càng được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh yếu kém đã giảm dần. Hiện nay tôi đang công tác tại xã Văn Miếu là một xã vùng 2 của huyện miền núi Thanh Sơn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Nền kinh tế địa phương còn nghèo, tỷ lệ nhân dân là dân tộc thiểu số chiếm 80%. Nhưng bù lại Văn Miếu là một địa phương có truyền thống hiếu học, sự nghiệp giáo dục ở đây phát triển khá sớm nên trên địa bàn đã có đủ bốn cấp học, giáo dục Tiểu học các năm trở về trước cũng có những bước phát triển và ổn định nhưng chưa thực sự có chuyển biến mạnh về chất lượng. Tỷ lệ học sinh tiểu học đạt học sinh giỏi còn thấp, mới chỉ chiếm 5%- 6%. Đa số học sinh mới đạt mức độ trung bình về học lực. đứng trước thực trạng khó khăn ấy chi bộ nhà trường, Ban giám hiệu, đặc biệt là các đồng chí trong ban giám hiệu cũng đã có những trăn trở suy nghĩ tìm cho mình hướng đi thích hợp. Sau mỗi năm học lại có bài học rút kinh nghiệm, dần dần trường tiểu học Văn Miếu 2 đã khắc phục được tình trạng này vì thế khoảng cách về chất lượng học sinh đã được rút ngắn và thay đổi. Chất lượng giáo dục về học lực đã từng bước được cải thiện, đặc biệt là chất lượng học sinh năng khiếu Toán + Tiếng Việt đã tiến bộ rất nhiều. Hàng năm đều có học sinh đạt danh hiệu học sinh năng khiếu cấp huyện. Điều này đã đáp ứng được sự mong mỏi của nhân dân trong vùng. Xuất phát từ những việc làm và kết quả của năm vừa qua tôi mạnh dạn đưa ra "Một số biện pháp giúp các em học tốt môn Toán lớp 4". Mục đích là đưa chất lượng học sinh năng khiếu môn Toán đi lên, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về chất lượng của ngành đặc biệt là bậc tiểu học. Phần II : Giải quyết vần đề I, Cơ sở lý luận và thực tiễn 1, Cơ sở lý luận Năm học 2008-2009 là năm học tiếp tục thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Năm học thứ năm thực hiện chỉ thị 40/CT của Ban bí thư TW về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Năm học thứ tư thực hiện luật giáo dục sửa đổi. Năm học thực hiện chỉ thị 47/CT -BGD&ĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng - BGD&ĐT . Năm học được xác định là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công tác tài chính” và triển khai phong trào : “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Là năm học toàn ngành tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Hai không” với bốn nội dung: “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp”. Là năm học thứ hai thực hiện điều lệ trường tiểu học theo Quyết định số: 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Trong bối cảnh ấy công tác giáo dục của ngành cần tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau: Thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo. Chỉ thị số 47CT/2008-CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ năm học 2008-2009. Tham mưu với chính quyền trong việc rà soát, đánh giá việc sử dụng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ theo hướng chuẩn hoá. Đẩy mạnh cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học, làm đồ dùng dạy học. Tăng cường quản lý sử dụng thiết bị dạy học, phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục. 2, Cơ sở thực tiễn: Trường tiểu học Văn Miếu 2 đóng trên địa bàn xã Văn Miếu là một xã vùng 2 của huyện miền núi Thanh Sơn có tổng diện tích 3,4 km2. Địa bàn tiếp giáp với các xã Văn Luông, Tam Thanh, Khả Cửu, Tân Minh, Long Cốc, Cự Đồng, Cự Thắng. Địa hình chủ yếu là đồi núi. Đời sống kinh tế ,văn hoá đã có sự phát triển, thu nhập bình quân đầu người trong xã : 3.000.000đ/năm. Tổng số dân số toàn xã : 6.469 người. Địa bàn quản lý : 2.897 Người Số hộ toàn xã là :1473 hộ; Địa bàn quản lý : 596 hộ Số dân tộc : 03; Người DT Mường chiếm : 78.2 %; Người DT Kinh chiếm : 18.8% còn lại là dân tộc Dao : 3% Tổng số xóm bản : 14. Địa bàn quản lý : 07. Số bản động vùng cao : 02. Số xóm được công nhận thuộc vùng khó khăn : 04 Số hộ đói nghèo là : 286 = 48.2%. Số điểm trường : 02 Trong những năm gần đây phong trào học tập của học sinh trong trường đã tiến bộ rõ rệt, ý thức của nhân dân được đổi mới. Họ đã coi trọng đến việc học tập của học sinh. Vì vậy phong trào phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu được nhà trường rất coi trọng. Cụ thể qua 5 năm gần đây ngay từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tất cả các khối lớp. Bên cạnh đó cùng với giáo viên chủ nhiệm đưa ra những phương pháp dạy học mới có hiệu quả nhất. Vì vậy kết quả học tập của học sinh và chất lượng học sinh năng khiếu tăng lên đáng kể. Chúng ta đều biết muốn có con người mới thì phải có học sinh giỏi. Để có nhiều học sinh giỏi là một công việc yêu cầu mỗi nhà trường phải quan tâm, chỉ đạo cụ thể và chú trọng đến tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Vì nếu không có gốc, không có nền móng thì công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu không có kết quả cao. Đây là một điều mà mỗi giáo viên, mỗi nhà trường đều hiểu rõ. Có như vậy thì chất lượng học sinh năng khiếu trong mỗi nhà trường sẽ được phát triển ngày một nhiều và cao hơn. Xuất phát từ những cơ sở trên tôi tìm ra một số biện pháp giúp các em học tốt môn Toán lớp 4 để có thêm nhiều học sinh năng khiếu giúp nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. II, Giả thuyết 1. Những dự tính ban đầu về việc cần làm. *Tình hình nhà trường: Trường tiểu học Văn Miếu được coi là một trong những trường có chất lượng trung bình của huyện Thanh Sơn. Là một trong những trường ở vùng trung huyện vì vậy nhà trường thường xuyên quan tâm tới chất lượng giáo dục đại trà đặc biệt là chất lượng học sinh năng khiếu do đó chất lượng học sinh của trường đã có kết quả qua các năm như sau: Năm học 2004-2005 có 7 học sinh giỏ ... điều cần thiết của mỗi người học sinh giỏi Toán. Khi gặp một bài toán dễ hay khó các em cần. +Đọc kỹ đề bài. +Tìm hiểu đề( tìm xuôi chiều, ngược chiều, có thể phải lật đi, lật lại các vấn đề đó). + Thử lại (đây là việc làm hết sức quan trọng, không được qua loa, đại khái) vì chúng ta biết: " Nếu không thử lại tức là ta làm chưa xong bài toán đó". Ví dụ: Tôi đưa ra bài toán 106 trang 47/Sách toán nâng cao: Bài tập: Tổng của 2 số lẻ là 2004. Tìm 2 số đó, biết giữa chúng còn 6 số lẻ nữa. Em Hà Thị Huệ (B) thực hiện: Số lẻ thứ nhất: Số lẻ thứ hai : 2004 Số lẻ thứ nhất là: ( 2004 - 6) : 2 = 999 Số lẻ thứ hai là: 999 + 6 = 1005 Đáp số: 999 và 1005( không đọc kĩ bài mà Huệ (B) đã làm sai) Còn em Phạm Quang Luật và Lê Thế Anh Tuấn giải như sau: Số lẻ bé * * * * * * Số lẻ lớn ( 6 dấu sao tương ứng với 6 số lẻ ở giữa). Số lớn hơn số bé là: 2 x 7 = 14 Số lẻ lớn là: ( 2004 + 14) : 2 = 1009 Số lẻ bé là: 1009 - 14 = 995 Đáp số: 995 và 1009 Em Nguyễn Trọng Đạt thực hiện: Giữa 2 số lẻ phải tìm còn có 6 số lẻ nữa nên có tất cả 8 số lẻ liên tiếp mà 2 số phải tìm là số đầu và số cuối. Hai số lẻ liên tiếp hơn( kém) nhau 2 đơn vị. Giữa 8 số lẻ liên tiếp thì có 7 khoảng cách 2 đơn vị vì số khoảng cách kém số hạng là 1. Số lớn hơn số bé là: 2 x 7 = 14 Số lẻ bé là: ( 2004 - 14) : 2 = 995 Số lẻ lớn là: 995 + 14 = 1009 Đáp số: 995 và 1009 Sau khi các em làm bài xong tôi yêu cầu các em tìm ra cách giải đúng và khoa học nhất từ đó giúp các em hiểu đề bài và giải toán một cách thành thạo. Khi các em đã hiểu được cách giải( một dạng toán cụ thể) có lời văn tôi lại tiếp tục đưa ra một đề toán khác có dạng tương tự chỉ hơi khác một chút đề các em tự suy nghĩ tìm ra lời giải và giải thành thạo dạng toán này. Bài 107/ Sách nâng cao trang 47): Tổng của hai số chẵn là 1984. Tìm 2 số đó, biết giữa chúng còn 6 số lẻ nữa. Sau khi đọc đề bài và suy nghĩ làm bài hầu hết các em đều giải như sau: Theo bài ra ta có sơ đồ: * * * * * * Số chẵn bé Số chẵn lớn ( 6 dấu sao tương ứng với 6 số lẻ ở giữa 2 số chẵn) Hai số tự nhiên liên tiếp hơn ( kém) nhau một đơn vị, còn hai số chẵn hơn ( kém) nhau 2 đơn vị. Số lớn hơn số bé là: 1 x 2 + 2 x 5 =12 Số chẵn bé là: (1984 - 12) : 2 = 986 Số chẵn lớn là: 986 + 12 = 998 Đáp số: 986 và 998 Bên cạnh đó tôi còn thấy em Hà Thị Huệ và Nguyễn Trọng Đạt giải theo cách làm như em Lê Thế Anh Tuấn như sau: Kể cả hai số phải tìm dạy số có 8 số nên giữa chúng có 7 khoảng cách trong đó có 2 khoảng cách là 1, giữa số đầu với số thứ 2 và giữa số thứ 7 với số cuối cùng có 5 khoảng cách hai đơn vị giữa 6 số lẻ liên tiếp. Số lớn hơn số bé là: 1 x 2 + 2 x 5 = 12 Số chẵn bé là: ( 1984 - 12) : 2 = 986 Số chẵn lớn là: 986 + 12 = 998 Đáp số: 986 và 998 Bằng những việc làm của giáo viên và sự học tập chăm chỉ của học sinh kết quả học sinh năng khiếu môn Toán đã tăng khá nhiều. IV, Hiệu quả mới, ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. +Tôi đã thực hiện các biện pháp trên với học sinh lớp 4A do tôi chủ nhiệm và thu được các kết quả như sau: * Từ phía học sinh. Kết quả thu được thật đáng mừng bài kiểm tra môn Toán khảo sát chất lượng cuối I kỳ chất lượng như sau: TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu 18 5 7 6 0 Để có được kết quả như vậy việc giúp học sinh học tốt môn Toán đã góp phần rất nhiều để giúp các em đạt kết quả trên. Đặc biệt trong đợt thi học sinh giỏi vòng trường để tìm ra đội tuyển thi học sinh giỏi vòng huyện lớp 4A có 6 tham gia dự thi thì kết quả đạt được về môn Toán có 4 em đạt giải đó là các em: 1, Lê Thế Anh Tuấn 2, Phạm Quang Luật 3, Nguyễn Trọng Đạt 4, Hà Thị Huệ (B) *Từ phía giáo viên: Từ kết quả của các em đã động viên tôi rất nhiều, nhưng tôi nhận thấy rằng đối với người giáo viên không ở nơi nào có thể giúp mình nâng cao tay nghề tốt bằng sự tự lực, tự học hỏi, tìm tòi sáng tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Qua đó tôi nhận thấy rằng ở bất kỳ môi trường nào dù thuận lợi hay khó khăn nếu mỗi thầy Thầy biết tìm tòi, sáng tạo, kiên trì sẽ thu được thành quả nhất định, có như vậy mới góp phần giúp nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. + Từ phía phụ huynh: Đã nhận thức được tầm quan trọng đưa việc học tập ở nhà của học sinh từ đó sẽ quan tâm nhiều hơn nữa con em họ. Phong trào học của học sinh được nâng lên đạt được kết quả cao hơn trong học tập. Đây cũng là một thành tích mà Thầy trò lớp 4A đã đạt được mặc dù chưa nổi bật, song đây cũng là kết quả của sự cố gắng nỗ lực của tập thể lớp 4A. Kết quả này đã được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao, ghi nhận thành tích mà Thầy trò lớp 4A đã đạt được trong thời gian qua. Phần III: Bài học kinh nghiệm I. Kinh nghiệm cụ thể: Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy đối với giáo viên giảng dạy cần phải: + Chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản, chỉ thị của ngành đề ra. + Thực hiện nghiêm túc chương trình của Bộ, Sở và Phòng Giáo dục đề ra. + Có kế hoạch cụ thể cho từng kỳ, từng tháng và từng tuần để bồi dưỡng giúp đỡ học sinh học tốt môn Toán. + Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh yếu về môn Toán. + Thực hiện tốt phong trào đôi bạn cùng tiến bộ. Bạn học khá, giỏi, giúp đỡ những bạn học yếu là bằng cách học theo nhóm nhỏ. Làm tốt công tác tuyên dương khen thưởng kịp thời. Phải nắm chắc đối tượng học sinh, nắm chắc được học lực, ý thức học tập của từng em. Xây dựng được chương trình, kế hoạch sát với từng học sinh + Soạn bài cần đầu tư thời gian nghiên cứu tìm tòi để soạn bài khi dạy đạt hiệu quả cao. +Trong giảng dạy học tập không nhất thiết gò bó mà cần phải cần có phương pháp dạy học sáng tạo để phát huy tính thông minh, rèn tính cần cù, chịu khó. Đồng thời giáo dục cho học sinh cẩn thận trong học Toán. Có như vậy mới giúp các em học tốt môn Toán và các môn học khác. + Phải kết hợp với phụ huynh để giúp học sinh học tập ở nhà để có kết quả.Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Kết hợp với thư viện đề hướng dẫn cho học sinh những tài liệu cần đọc, bổ ích trong việc nâng cao kiến thức. II.Cách sử dụng sáng kiến kinh nghiệm : + Nắm bắt được thực trạng của đơn vị mình cần áp dụng sáng kiến . + Khảo sát chất lượng để so sánh. + Xây dựng chương trình kế hoạch dạy học phù hợp với đơn vị . + Thực hiện các kinh nghiệm dạy học môn Toán . + Kết hợp giữa nhà trường , xã hội , gia đình để nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán cho học sinh tiểu học . III. Đề xuất hướng phát triển của sáng kiến . Sáng kiến này không chỉ áp dụng cho giáo viên trong trường tiểu học Văn Miếu 2 mà còn có thể áp dụng cho tất cả giáo viên trong huyện Thanh Sơn. IV. Kết luận và kiến nghị : 1Kết luận. Trong thời kỳ đất nước đang phát triển CNH-HĐH đất nước, nền kinh tế văn hoá giáo dục đang từng bước nhảy vọt. Dưới sự đòi hỏi của nền giáo dục phải có những bước nhảy vọt mới góp phần tạo ra những mẫu người vừa có đức vừa có tài, đủ năng lực, phẩm chất, cập nhật sự phát triển của đất nước. Ngành học tiểu học là ngành học bước đầu tạo ra những nền móng đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo tiền đề đầu tiên cho việc hoàn thiện. Vì vậy phải đặt chất lượng giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu trong mỗi nhà trường. Dạy toán là một bộ phận quan trọng góp phần giáo dục toàn diện. Học toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện năng lực tư duy và những đức tính tốt của con người mới XHCN. Dạy toán kết hợp chặt chẽ với nội dung của các kiến thức về số học, số tự nhiên, số thập phân, các đại lượng và các yếu tố hình học, lời văn..... Dạy toán là một hoạt động trí tuệ nhiều khó khăn và phức tạp. Do đó khi học toán đòi hỏi học sinh phải phát huy trí tuệ một cách tích cực mà giáo viên dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm, nhược điểm để giúp học sinh phát huy hay khắc phục. Vì là chương trình toán bậc tiểu học nên việc chú trọng đến các phương pháp giải toán là việc làm không thể thiếu được đặc biệt là việc hướng dẫn gợi mở để học sinh hiểu thêm các ngôn ngữ văn học trong toán khi giải toán có lời văn. Để hoàn thành việc nâng cao chất lượng học sinh năng khiếu môn toán thì mỗi giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng trong việc giảng dạy đặc biệt là giảng dạy trong trường tiểu học cần nghiên cứu tìm tòi ra những biện pháp tốt nhất để giảng dạy đạt kết quả cao. Từ những biện pháp và kết quả tôi đã đạt được. Chúng ta có thể nói rằng : ở bất kỳ môi trường nào dù khó khăn hay thuận lợi, dù đồng bằng hay miền núi, vùng sâu, vùng xa, đều có thể giúp các em học giỏi ở từng môn đẻ trở thành con người có đủ tri thức, có đủ tài, đức để phục vụ đưa đất nước ta tiến kịp các nước trên thế giới. Có như vậy chúng ta mới có thể thu ngắn khoảng cách về trình độ ,kiến thức giữa các vùng. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về “Một số biện pháp giúp các em học tốt môn Toán lớp 4". Tôi rất mong có sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp để chúng ta luôn là những giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng hơn để tất cả các trường trong toàn huyện đều có nhiều học sinh giỏi . Rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. 2. Kiến nghị : + Với Phòng giáo dục: Trong năm học tổ chức các chuyên đề để bồi dưỡng học sinh năng khiếu để giáo viên ở các cơ sở được tiếp thu. + Nhà trường tổ chức nhiều hơn về hội thảo về phương pháp giảng dạy bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Toán. + Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức tốt chuyên đề giảng dạy môn toán và giải các bài toán khó trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. + Thường xuyên mở các cuộc thi giải toán khó cho học sinh và giáo viên. Văn Miếu, ngày 2 tháng 12 năm 2009 Người thực hiện Hà Thế Nghĩa Ngọc Mục lục Đề mục Nội dung Trang Phần I Đặt vấn đề 2 Phần II Giải quyết vấn đề 4 I Cơ sở lý luận và thực tiễn . 4 1 Cơ sở lý luận. 4 2 Cơ sở thực tiễn . 5 II Giả thuyết. 5 1 Những dự tính ban đầuvề việc cần làm. 5 III Quá trình thực hiện giải pháp mới . 7 1 Khảo sát chất lượng. 7 2 Xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học. 8 3 Một số kinh nghiệm dạy và học toán. 8 IV Hiệu quả mới - ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. 15 Phần III Bài học kinh nghiệm 16 I Kinh nghiệm cụ thể. 16 II Cách sử dụng sáng kiến kinh nghiệm. 16 III Đề xuất hướng phát triển của sáng kiến. 16 IV Kết luận và kiến nghị. 17 1 Kết luận. 17 2 Kiến nghị. 18
Tài liệu đính kèm: