Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS

Trong trường THCS, hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn là một hoạt động thiết yếu, chủ lực cho tất cả hoạt động giáo dục. Vai trò quản lý của tổ trưởng góp phần không ít vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mọi công tác chuyên môn được bàn bạc, thống nhất và đi đến việc thực hiện đều phải qua các sinh hoạt định kỳ (hoặc đột xuất) giữa các thành viên trong tổ nhằm đảm bảo hiệu quả đúng theo mọi tiến độ của kế hoạch năm học đã được xây dựng.

Theo kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương khóa IX “về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ từ nay đến năm 2005 và 2010” đảng nhấn mạnh: tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết là nâng cao đội ngũ giáo viên, thực hiện giáo dục toàn diện ”. Đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục, do đó việc xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của sự nghiệp giáo dục là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của sự nghiệp giáo dục. Và một trong việc xây dựng ấy là hoạt động chuyên môn của tổ bộ môn trong nhà trường.

 

doc 6 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. §ÆT VÊN §Ò.
Trong trường THCS, hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn là một hoạt động thiết yếu, chủ lực cho tất cả hoạt động giáo dục. Vai trò quản lý của tổ trưởng góp phần không ít vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mọi công tác chuyên môn được bàn bạc, thống nhất và đi đến việc thực hiện đều phải qua các sinh hoạt định kỳ (hoặc đột xuất) giữa các thành viên trong tổ nhằm đảm bảo hiệu quả đúng theo mọi tiến độ của kế hoạch năm học đã được xây dựng.
Theo kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương khóa IX “về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ từ nay đến năm 2005 và 2010” đảng nhấn mạnh: tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết là nâng cao đội ngũ giáo viên, thực hiện giáo dục toàn diện”. Đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục, do đó việc xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của sự nghiệp giáo dục là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của sự nghiệp giáo dục. Và một trong việc xây dựng ấy là hoạt động chuyên môn của tổ bộ môn trong nhà trường.
b-c¬ së lý luËn.
1. Tình hình nhân sự, đặc điểm:
Trường THCS Hoàng Hoa Thám năm học 2008-2009 trường THCS Hoàng Hoa Thám có 4 tổ, trong hệ thống tổ gồm nhiều phân môn. Do vậy việc điều hành quản lí giáo viên để thực hiện công tác chuyên môn theo kế hoạch từng tuần, từng tháng, từng học kì của tổ bộ môn là một việc đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của người tổ trưởng.
Tổ Tự nhiên gồm: 9 đ/c .
* Trong đó: 5nữ- đảng viên: 03 đ/c. 
* GVGiỏi :	+ Cấp trường: 05/9 đ/c. 
 	+ Cấp huyện: 03/9 đ/c. 
	 	+ Cấp tỉnh: 01/9 đ/c. 
2. Những thuận lợi – khó khăn trong hoạt tổ:
Thuận lợi:
Luôn luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời của BGH trong mọi hoạt động dạy và học cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của phó hiệu trưởng chuyên môn.
Tổ trưởng luôn thực hiện việc sinh hoạt tổ và sâu sát trong mọi hoạt động chuyên môn của khối lớp dạy.
Giáo viên với tinh thần ý thức trách nhiệm cao và luôn tự giác trong các hoạt động chuyên môn của tổ.
Giáo viên trong tổ tham dự tốt các sinh hoạt chuyên môn và cập nhật thông tin hằng ngày qua bảng tin của bộ môn.
Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, các trang thiết bị khá đầy đủ, đồ dùng dạy học khá phong phú.
b) Khó khăn.
- Phòng họp riêng của tổ chưa có nên việc thông báo công việc của tổ thông qua bảng tin là khó khăn .
- Giáo viên thỉnh giảng còn hạn chế trong hoạt động chuyên môn như dự giờ, thao giảng và hội họp do hạn chế về thời gian.
Giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm đứng lớp và chuyên môn cần trau dồi thêm.
Việc sử dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình giảng dạy còn hạn chế ở một số giáo viên trẻ và lớn tuổi.
c - c¬ së thùc tiÓn.
* Do nắm vững tình hình nhân sự của tổ và đối tượng học sinh của trường. Ngay từ đầu năm tôi đã tổ chức họp tổ và xây dựng kế hoạch chuyên môn và cùng các thành viên tổ thống nhất phương hướng cũng như xác định nhiệm vụ năm học về nhiều mặt khác nhau như: soạn giảng, thực hiện chương trình, chế độ sinh hoạt tổ nhóm, thao giảng chuyên đềcùng với việc tổ chức cải tiến phương pháp, sử dụng CNTT vào dạy học, trang thiết bị hỗ trợ hoạt động dạy và học cũng như việc tổ chức các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học thông qua việc thực hiện thao giảng chuyên đề, dự giờ thăm lớp, dạy tốt. 
* Đồng thời tham mưu cho ban giám hiệu phân công chuyên môn phù hợp với năng lực giáo viên qua việc thực tế đứng lớp của năm học trước.
Nhằm thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy nguồn lực xã hội động viên tinh thần học tập trong học sinh, nhất là học tập và rèn luyện thông qua môn . Đồng thời khen thưởng, động viên kịp thời các em học sinh đạt kết quả cao trong học tập, nhằm khích lệ các em yêu thích bộ môn mà mình phụ trách giảng dạy hơn. 
* Thông qua các hoạt động chuyên môn cũng như hỗ trợ phong trào nhà trường cách chặt chẽ tôi đã mạnh dạn giao việc cho các thành viên trong tổ nhưng vẫn theo dõi giúp đỡ đúng lúc kịp thời. Muốn thế tôi luôn bàn bạc kế hoạch tháng cụ thể nhằm lắng nghe ý kiến các thành viên trong tổ cũng như có sự phân công phân nhiệm rõ ràng qua đó phát huy tính dân chủ, tập trung của các đồng nghiệp mình. Và từ đó, từng bước đưa sinh hoạt tổ vào nề nếp với những hoạt động mang tính định kỳ hàng năm.
D. NéI DUNG NGHI£N CøU.
1. Vạch định kế hoạch cụ thể hàng tháng khi sinh hoạt tổ:
Theo kế hoạch chung của nhà trường, các tổ bộ môn sẽ họp định kỳ vào mỗi đầu tháng, trong nhịp hoạt động chung đó tôi thực hiện họp tổ với các nội dung sau:
* Kiểm điểm tình hình tháng trước theo từng nội dung, với kết quả đạt được thừa nhận năng lực tổ viên để tạo niềm tin cho đồng nghiệp. Những tồn tại thì tìm hiểu nguyên nhân đưa ra hướng giải quyết cụ thể để khắc phục.
* Phổ biến công tác trong tháng theo kế hoạch chung của BGH, cùng với kế hoạch cụ thể chuyên môn của tổ và có sự phân công từng thành viên .Từng bước đưa sinh hoạt tổ, khối vào nề nếp với kế hoạch hàng tuần, hàng tháng với những nội dung cụ thể về báo giảng, thao giảng, chuyên đề, kiểm tra giáo án, sổ dự giờ.
Nội dung họp định kỳ hàng chủ yếu đi sâu vào những nội dung thiết thực phục vụ cho công tác chuyên môn như rút kinh nghiệm tháng qua, triển khai kế hoạch tháng tới, bàn thảo về những khó khăn và cách giải quyết về một đơn vị kiến thức nào đó hoặc những vướng mắc về một phân môn giảng dạy gặp phải trong tuần, trong tháng để giáo viên trong tổ, trong khối cùng bàn bạc, tìm hướng giải quyết thỏa đáng.
Qua sinh hoạt tổ định kỳ như thế tôi tham mưu với BGH kịp thời về các yêu cầu chuyên môn nhằm đáp ứng hoạt động chung của nhà trường trong việc thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra.
2. Biện pháp quản lý chất lượng: 
v Tham mưu với chuyên môn lên kế hoạch thao giảng –chuyên đề theo khối lớp: Mỗi giáo viên 2-3 tiết thao giảng/năm. 
Tổ chức dự giờ thăm lớp nghiêm túc đầy đủ khi mình không có tiết dạy để tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi trao đổi lẫn nhau. 
v Động viên giáo viên đạt tốt – thi giáo viên giỏi: Mạnh dạn vận dụng những kiến thức đã tập huấn về phương pháp học nhóm tích cực vào các tiết hao giảng với các bài khó, từ đó thảo luận chọn giải pháp tốt nhất và nhân rộng việc vận dụng các phương pháp ấy ở các khối lớp dạy khác nhau theo từng bộ môn mà mình giảng dạy.
v Hỗ trợ tốt giáo viên trong việc làm đồ dùng dạy học và khuyến khích giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực trên lớp kết hợp với các phương tiện hiện đại và rút kinh nghiệm cho từng tiết dạy, từng bộ môn, từng khối lớp và nhân điển hình những tiết dạy tốt để tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực học sinh trong học tập. Trên cơ sở đó khích lệ động viên giáo viên tham dự cuộc thi “giáo viên dạy giỏi”. 
v Biện pháp hạn chế học sinh yếu: Ngoài việc theo dõi thống kê của từng bài kiểm tra từng khối lớp với những lưu ý cụ thể, sau những tiết dự giờ tôi luôn yêu cầu giáo viên phải nắm rõ các mặt còn hạn chế của học sinh như kiến thức cơ bản qua các bài đã học hay những kiến thức ở lớp trước , cách trình bày bài tập cũng như việc bôi xoá tùy tiện trong bài tập đã có những tiến bộ ra sao Tất cả những yếu kém đó của học sinh sẽ tùy theo từng chủ đề trong từng tiết tự chọn giáo viên sẽ giúp các em từng bước khắc phục và nâng cao khả năng học tập bộ môn của mình phụ trách.
v Đối với việc theo dõi chất lượng bộ môn và phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. Sau mỗi bài kiểm tra một tiết, bài kiểm tra cuối học kỳ. Giáo viên bộ môn cùng khối lớp ngồi lại xem xét dánh giá kết quả và tìm biết những lý do còn hạn chế nhằm có hướng khắc phục. Một trong những việc thường xuyên phải làm giáo viên phải cập nhật danh sách học sinh yếu kém bộ môn để động viên khích lệ kịp thời những em có tiến bộ đồng thời nhắc nhở những em học sinh còn thiếu nỗ lực bản thân trong học tập và có hướng giúp đỡ những em này thiết thực hơn. Bên cạnh đó, giáo viên luôn tìm những học sinh học giỏi bộ môn và có sự phân công bồi dưỡng theo từng giai đoạn để tìm nhân tố dự thi học sinh giỏi cấp huyện.
Trong sinh hoạt khối lớp, giáo viên thống nhất các đồ dùng dạy học cần thực hiện và sử dụng có hiệu quả cho tiết dạy cũng như thống nhất nội dung bài kiểm tra 1 tiết, bài thi giữa HK, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, số cột điểm phải thực hiện trong thángĐóng góp ý kiến sau tiết dự giờ, dự thao giảng của đồng nghiệp, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm để học tập lẫn nhau, nâng cao tay nghề. 
3. Xây dựng tổ chuyên môn đoàn kết:
- Phân công giáo viên có kinh nghiệm dự giờ thăm lớp giáo viên tập sự và giáo viên trẻ còn ít kinh nghiệm, luôn theo dõi giúp đỡ không chỉ trong kiến thức chuyên môn mà ngay cả trong công tác chủ nhiệnm lớp, công tác đoàn thể.
- Ngược lại các giáo viên trẻ trợ giúp, hỗ trợ các giáo viên lớn tuổi trong việc sử dụng các phương tiện hiện đại trong quá trình soạn thảo và giảng dạy theo hướng giảng dạy tích cực
-Quan hệ đồng nghiệp không chỉ trong công tác chuyên môn mà các thành viên tổ còn quan tâm lắng nghe, chia sẻ hoàn cảnh sống của nhau để có những nâng đỡ kịp thời, đúng lúc nhằm cùng nhau hoàn thành tốt mọi công tác của nhà trường trong tinh thần tương thân tương ái.
- Nên xây dựng được ngày họp mặt truyền thống hằng năm vào mỗi dịp xuân về hoặc vàomột ngày lễ nào đó trong năm học, hay ngày sinh nhật của các thành viên trong tổ với không khí đầm ấm, yêu thương và sẻ chia vui buồn.
E. KÕT QñA NGHI£N CøU.
* Các thành tích đã đạt được trong tổ bộ môn
- 100% giáo viên thực hiện tốt mọi hoạt động chuyên môn của tổ.
- 100% giáo viên hỗ trợ tốt mọi hoạt động của nhà trường.
- Giáo viên dự thi “ giáo viên dạy giỏi ” đạt hạng 03 .
- Thực hiện được nhiều đề tài về nội dung khoa học chất lượng và phục vụ tốt cho nhu cầu giảng dạy, cụ thể.
F. MÆT TÝCH CùC Vµ H¹N CHÕ CñA SKKN:
v Tích cực: giúp hoạt động tổ luôn nhịp nhàng và đồng bộ với các hoạt động chuyên môn của các bộ môn khác. Xây dựng được những thành viên tổ luôn năng động sáng tạo trong các mặt hoạt động chuyên môn cũng như ý thức kỷ luật sinh hoạt tổ bộ môn cao. Luôn trình bày và bảo vệ tốt các chính kiến của mình trong việc xây dựng tổ chuyên môn ở nhiều phương diện khác nhau. Xây dựng được một tập thể tổ luôn quan tâm yêu thương giúp đỡ nhau trong công tác và ý thức bảo vệ xây dựng những thành quả tổ đã đạt dược trong những năm học qua. 
v Hạn chế: số giáo viên đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến ” còn hạn chế. 
§. NH÷NG BµI HäC RóT §¦îC KHI THùC HIÖN S¸NG KIÕN Vµ VËN DôNG KINH NGHIÖM.
- Tổ trưởng cần có tầm nhìn chính xác về đối tượng học sinh và đội ngũ giáo viên khi đề ra những biện pháp thực hiện cho bất kỳ một họat động nào.
- Kế hoạch cần khoa học có tính sáng tạo uyển chuyển trong từng tình huống nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của việc giảng dạy ở từng khối lớp.
- Số lượng học sinh yếu kém giảm sau mỗi bài kiểm tra cũng như thi học kỳ điểm được cải thiện.
- Tay nghề giáo viên được nâng lên, giáo viên tập sự tự tin hơn khi đứng lớp và xử lý tốt những tình huống sư phạm.
- Tổ luôn đảm bảo tốt các hoạt động chuyên môn đồng bộ và đều tay như: thao giảng, thực hiện chuyên đề, đăng ký dạy tốt, nhập điểm báo điểm, bồi dưỡng thường xuyên .
H. KÕT LUËN
Để xây dựng kế hoạch năm học khả thi, TTCM cần nắm bắt rõ tình hình trường lớp, cụ thể là đối tượng học sinh về kết quả học tập bộ môn của năm trước cũng như thực lực giáo viên sẽ trực tiếp đứng lớp với kinh nghiệm và năng lực sư phạm cùng những thuộc tính tâm lý cá nhân và khí chất của từng người.
Bản thân tôi thường xuyên dự giờ thăm lớp để có những giúp đỡ thiết thực về chuyên môm với đội ngũ giáo viên non trẻ đáp ứng ngay được yêu cầu giảng dạy đồng thời cùng với lực lượng giáo viên lớn tuổi, dày dạn kinh nghiệm từng bước thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực trong nhà trường cũng như tham gia tốt hội thi “giáo viên dạy giỏi” năm học 2008-2009.
Là một tổ trưởng chuyên môn nhiều năm liền tại trường THCS Hoàng Hoa Thám, tôi và cùng tập thể giáo viên tổ đã có những hoạt động thiết thực đóng góp vào việc thực hiện kế hoạch chuyên môn nói riêng và kế hoạch năm học nói chung của nhà trường. Một tập thể giáo viên đạt danh hiệu tổ tiên tiến của trường với số thành viên đạt danh hiệu LĐ Tiên tiến 5/8, cũng như danh hiệu phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà 3/5. Để đạt được những thành tích trên, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm cũng như sáng kiến trong quá trình điều hành, quản lí chuyên môn tổ hỗ trợ tốt cho BGH nhà trường hoàn thành kế hoạch năm học.
Cưjang; Ngày 20 Tháng 12 năm 2009.
Người viết
Phạm Anh Tuấn
MỤC LỤC
A.Ñaët vaán ñeà	 Trang 1
B.Cô sôû lyù luaän	 Trang 1
C.Cô sôû thöïc tieån	 Trang 2
D.Noäi dung nghieân cöùu		 Trang 2
E.Keát quaû nghieân cöùu	 Trang 5
F .Maët tích cöïc vaø haïn cheá 	 Trang 5
Ñ. Nhöõng baøi hoïc ruùt ra khi thöïc hieän  	 Trang 6
H .Keát luaän. 	 Trang 6

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem CONG TAC QUAN LY TO KHOI.doc