Bậc tiểu học là bậc học đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Đây là bậc cung cấp những kiến thức khoa học sơ khai về lĩnh vực tự nhiên xã hội, nững hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.
Các môn học trong chương trình của bậc tiểu học nói chung, môn Toán nó đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặt biệt nó giúp học sinh có tiền đề vững chất để học lên các lớp trên, đồng thời còn đáp ứng nhu cầu phát triển con người trong thời đại. Song để giúp học sinh đạt kết quả tốt trong học môn Toán là một vấn đề không phải là đơn giản. Bởi học môn Toán sẽ giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện học sinh thói quen suy nghĩ và suy luận nhằm giải quyết những vấn đề cần thiết, tạo đà phát triển năng động động lực học tập của học sinh. Ngoài ra học môn Toán còn góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, tính cẩn thận, thận trọng, ý tưởng sáng tạo, tự tin ham học hỏi và hiểu biết Để nhằm phát triển phẩm chất con người lao động mới.
Những kiến thức Toán học ở tiểu học sẽ là hành trang giúp học sinh bước vào giai đoạn mới.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TAO ĐÔNG HAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH. LONG ĐIỀN TIẾN A Độc lập - Tự do – Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 giải Toán có lời văn NGƯỜI VIẾT: NGUYỄN VĂN CHINH CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TH. LONG ĐIỀN TIẾN A Lời nói đầu: Bậc tiểu học là bậc học đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Đây là bậc cung cấp những kiến thức khoa học sơ khai về lĩnh vực tự nhiên xã hội, nững hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn. Các môn học trong chương trình của bậc tiểu học nói chung, môn Toán nó đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặt biệt nó giúp học sinh có tiền đề vững chất để học lên các lớp trên, đồng thời còn đáp ứng nhu cầu phát triển con người trong thời đại. Song để giúp học sinh đạt kết quả tốt trong học môn Toán là một vấn đề không phải là đơn giản. Bởi học môn Toán sẽ giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện học sinh thói quen suy nghĩ và suy luận nhằm giải quyết những vấn đề cần thiết, tạo đà phát triển năng động động lực học tập của học sinh. Ngoài ra học môn Toán còn góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, tính cẩn thận, thận trọng, ý tưởng sáng tạo, tự tin ham học hỏi và hiểu biếtĐể nhằm phát triển phẩm chất con người lao động mới. Những kiến thức Toán học ở tiểu học sẽ là hành trang giúp học sinh bước vào giai đoạn mới. Từ những điểm đặt biệt của môn Toán ở tiểu học, Tôi chọn mãng kiến thức toán có lời văn để nghiên cứu, vì đây là mãng kiến thức tổng hợp của toán ở tiểu học. I – Lí do chọn đề tài: Môn toán là môn học "công cụ, cung cấp kiến thức , kĩ năng, phương pháp, góp phần xây dựng nền tảng văn hoá phổ thông của con người lao động mới. - Toán học là công cụ của khoa học kĩ thuật có nguồn gốc trong thực tiễn. - Những kiến thức toán học phổ thông cơ bản sẽ giúp cho học sinh có cơ sở để học các môn khoa học, kĩ thuật. Cùng với kiến thức, môn toán trong nhà trường còn cung cấp cho học sinh những kĩ năng như: - Kĩ năng tính (tính viết, tính nhẩm, tính bằng máy tinh...) - Kĩ năng sư dụng các dụng cụ toán học (thước kẻ, compa), kĩ năng đọc, vẽ hình. - Kĩ năng đo đạc (bằng dụng cụ), ước lượng (bằng mắt, bằng tay, bằng gang tay, bước chân...) - Đồng thời với việc trau dồi kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản cho học sinh, môn toán còn giúp cho học sinh phương pháp suy luận, phương pháp lao động tốt, phương pháp tự học, phương pháp giải quyết các vấn đề, từ đó học sinh có phương pháp tự học và phát triển trí thông minh sáng tạo. Qua hoạt động học toán, học sinh được rèn luyện tính cẩn thận, phân biệt rõ ràng, đúng sai. Môn toán còn có tác dụng trau dồi cho học sinh óc thẩm mĩ: giúp các em thích học toán, thể hiện trong lợi ích của môn toán, trong hình thức trình bày. Nội dung môn toán ở tiểu học bao gồm nhiều chủ đề, kiến thức lớn như: - Số học. - Đo đại lượng thông dụng. - Một số yếu tố ban đầu về đại số. - Một số yếu tố hình học. - Giải toán có lời văn. Việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của người lao động mới. Quan thời gian khảo sát từ thực tế giảng dạy trong những năm đổi mới chương trình sách giáo khoa, bản than đã đúc kết được một số kinh nghiện thực tiễn cho thấy, cần thiết trong quá trình giảng dạy toán mà cụ thể là giải toán có lời văn ở học sinh lớp 4: 1/ Cơ sở lý luận: Đối với học sinh tiểu học thì tư duy cụ thể chiếm ưu thế. Những hoạt động gây nhiều hứng thú cho các em thì các em sẽ chú ý cao hơn và nhớ lâu hơn. Do đó hoạt động học tập nói chung hoạt động giải toán có lời văn nói riêng, người giáo viên phải biết các tổ chức hoạt động Dạy – Học một cách nhẹ nhàng và khoa học, biến các nhiệm vụ học tập của các em thành trò chơi học tập tạo hứng thú thì hiệu quả giờ giải toán mới cao vì bản chất của toán là đơn điệu là khô khang. Với bản chất trừu tượng của toán có lời văn, đối với học sinh mới 10 tuổi là một vấn đề khó. Với tư duy cụ thể của các em ta không thể hướng dẫn các em giải theo phương pháp đại số mà phải phân tích bài toán, gợi cho các em khái quát quen thuộc như: gấp, kém, các phần bằng nhau Khả năng giải toán là thước đo năng lực của các em. Mỗi bài toán ta cần hướng các em giải bằng nhiều phương pháp. Tùy theo dạng toán mà áp dụng phương pháp giải phù hợp. 2/ Cơ sở thực tiễn: Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống thường xẩy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu toán về lời văn để che đậy bản chất toán học của bài toán, hay nói một cách khác cần phải chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và nêu ra những phép tính thích hợp, từ đó mà tìm ra đáp số phù hợp với yêu cầu bài toán. * Đề bài toán có lời văn thường bao gồm hai phần chính: + Phần đã cho hay còn gọi là phần giả thiết. + Phần phải tìm hay là phần kết luận của bài toán. Ngoài ra, trong đề toán còn nêu quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm hay thực chất là mối quan hệ phụ thuộc giữa cái giả thiết và cái kết luận của bài toán. * Quy trình giải toán có lời văn thường thông qua các bước như: + Nghiên cứu kỹ đề bài. + Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và diễn đạt nội dung bài toán bằng ngôn ngữ, hoặc minh họa bằng sơ đồ. + Lập kế hoạch giải toán. + Thực hiện phép tính theo trình tự đã thiết lập để tìm đáp số. Cần thiết giải toán xong thử lại. Những yếu tố cơ bản trên đối với học sinh tiểu học là cả một quá trình phức tạp nan giải, khó mà lần một lần hai thì các em tiếp cận được: II – Phạm vi đề tài: Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu học nhất là ở khối lớp 4 khối có nền tảng để học sinh bước vào giai đoạn mới, tứ đó tôi chọn đề tài: "Một vài phương pháp giúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn" để nghiên cứu. A-Thực trạng của nội dung đề tài nghiên cứu : * Đối với HS lớp 4, việc giải toán gồm: Giới thiệu bài toán theo các dạng. Giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ, nhân chia chủ yếu, nhưng có thêm dạng được lòng ghép vào dạng toán hình học và tìm tỉ số. - Khi làm quen với môn toán, lại tiếp xúc với việc giải toán có lời văn không khỏi có những bỡ ngỡ với học sinh. Ví dụ: Bài toàn : Mẹ hơn con 27 tuổi. Sau 3 năm nữa tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con. Tính tuổi của mỗi người hiện nay. Thực tế cho thấy bài toán chỉ là những câu từ đơn giản, nhưng đối với các em đây là một chuỗi phức tạp. * Để giúp học sinh dần dần phát hiện và chiếm lĩnh nội dung của đề bài trên, người giáo viện phải phân tích một cách có khoa học, giúp học sinh nhận ra rồi dần thực hiện được.Từ đó học sinh thấy yêu thích say mê giải toán tôi đã lựa chọn được một số biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh đó là nội dung của đề tài mà tôi trình bày. I – Quan sát thực tế: - Tôi nghiên cứu qua tài liệu. - Nghiên cứu tình hình học tập của học sinh. - Tích cực dự giờ đồng nghiệp. - Tham dự các tiết chuyên đề do trường tổ chức. - Tôi áp dụng và trãi nghiệm những điều mình tích luỹ được qua các tiết dạy để tổ chuyên môn, BGH nhận xét, đánh giá. II – Nghiên cứu tài liệu: Sách giáo khoa chương trình toán 4 Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn. Sách tham khảo giải các dạng toán nâng cao. Sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng. Tài liệu giúp học sinh học tốt mộn toán. Đố vui để học. III - Đánh giá thực trạng: Trong thực tế các em tiếp cận toán có lời văn còn rất nhiều bỡ ngỡ đối với toán 4. Vì những yêu cầu trong toán quá phức tạp đối với các em, những lần đầu khi dạy tôi cứ nghĩ các em đã làm quen với toán có lời văn ở các lớp 1,2,3. Nên cho các em áp dụng, thì hiệu quả thực không có. Các em giải theo khuôn gập, không đáp ứng với yêu cầu bài toán. Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giải toán còn chung chung không làm rõ vấn đề, vì vậy hiệu quả không cao. B – Những giải pháp: Giải toán là một hoạt động gồm những thao tác: xác lập được mối liên hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán, chọn phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài toán. Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện bài toán mà thiết lập các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Để tiến hành được điều đó, việc dạy toán diễn ra theo 3 mức độ. - Mức độ thứ nhất: Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán. - Mức độ thứ hai: Hoạt động làm quen với việc giải toán. - Mức độ ba: Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán. Để học sinh nắm vững được các bước của quá trình giải toán tôi đã tiến hành như sau: 1-Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán: Trước mỗi giờ toán tôi thường nghiên cứu kĩ bài toán tìm xem đồ dùng nào phù hợp với bài như các nhóm đồ vật, các mẫu hình, tranh vẽ. Mỗi học sinh có 4 đều đã trải qua giai đoạn giải toán ở các lớp 1,2,3. theo yêu cầu của giáo viên học sinh được rèn luyện các thao tác trên tập hợp các dữ liệu đã có trong nội dung bài. Phần lớn các bài toán đều có chủ đề liên quan tới các đại lượng và mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Vì thế, việc rèn kĩ năng thao tác qua việc học về phép đo đại lượng là rất cần thiết cho việc giải toán. 2-Hoạt động làm quen với việc giải toán: Tiến hành theo 4 bước. Tìm hiểu nội dung bài toán Tìm cách giải bài toán Thực hiện cách giải bài toán. Kiểm tra cách giải bài toán. a-Tìm hiểu nội dung bài toán: Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc đề toán (dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh, hoặc bằng dạng tóm tắt, sơ đồ.) học sinh cần phải đọc kĩ, hiểu rõ bài toán cho biết cái gì, cho biết điều kiện gì, bài toán hỏi gì? Khi đọc bài toán học sinh phải hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường, chẳng hạn: "gấp " "nhiều ", " ít "... - Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào học sinh chưa hiểu rõ, tôi hướng dẫn học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó trong bài toán đang làm. Sau đó học sinh thuật lại bằng lời vắn tắt bài toán mà không cần đọc lại nguyên văn bài đó. b-Tìm tòi cách giải toán: Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ kiện, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác định mối liên hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp. Hoạt động này thường diễn ra như sau: *Minh hoạ bài toán bằng tóm tắt đề toán, dùng sơ đồ, tranh vẽ. Ví dụ bài toán: " Tổng của hai số là 96. Tỉ số của hai số đó . Tìm hai số đó Sau đó tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng cách hỏi: Ta có sơ đồ - Số bé: 96 - Số lớn: Trình bày bảng Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là 3 + 5 = 8 (phần) Số bé là: 96 : 8 x 3 = 36 Số lớn là: 96 – 36 = 60 Đáp số: Số bé: 36 Số lớn: 60 Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán tôi hướng dẫn học sinh: *Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết, thực hiện các phép tính số học bằng việc đi từ câu hỏi của bài toán đến số liệu hoặc đi từ số liệu đến các câu hỏi của bài toán. Ví dụ; Với bài toán trên ta có thể xuất phát từ câu hỏi của bài toán đến các dữ kiện: -Bài toán yêu cầu gì? (Tìm hai số chưa biết?) -Muốn tìm hai số đó ta cần tiến hành những yêu cầu nào ? *Thực hiện cách giải bài toán: Hoạt động này bao gồm việc thực hiện các phép tính đã nêu trong kế hoạch giải toán và trình bày giải. Mỗi bài đều có câu lời giải, phép tính, đáp số. Đối với học sinh lớp 4 bước đầu làm quen với việc giải toán có lời giải theo các dạng đã nêu tôi không áp đặt học sinh làm theo ý mình mà để các em nêu câu lời giải theo sự hiểu biết của học sinh. Theo ví dụ trên học sinh có thể có lời giải như: - Tìm số lớn trước cũng được -Hay tìm hai số tiến hành theo 2 bước tương tự Sau khi tìm được lời giải-học sinh căn cứ vào từ khoá ở câu hỏi để chọn phép tính thích hợp cho bài toán, phép tính viết theo quy ước có ghi tên đơn vị, ghi đáp số kèm theo đơn vị. -Các bước hoàn chỉnh của phần giải bài toán theo ví dụ trên: Không phải ngay từ đầu học sinh đã quen với cách giải này, để giúp học sinh nắm vững các bước giải tôi giúp học sinh nắm vững các bài toán mẫu, tôi ra nhiều bài toán có dạng tương tự để học sinh được luyện tập thành thạo. c- Kiểm tra cách giải bài toán: Việc kiểm tra này nhằm xem cách giải đúng hay sai chỗ nào để sửa chữa, sau đó nêu cách giải đúng, ghi đáp số. Ví dụ:Cũng có bài toán có chữ nhiều hơn như: Mẹ và con 36 tuổi, Mẹ nhiều gấp con 5 tuổi. Hỏi con bao nhiêu tuổi mẹ bao nhiêu tuổi? Có học sinh máy móc vì thấy "gấp ", được kết quả là 180 tuổi. Phần kiểm tra cách giải bài toán này sẽ giúp các em hiểu được mình làm đúng hay sai. Tôi giúp các em phân tích bài toán qua thực tế cuộc sống như: Mẹ bao giờ cũng hơn tuổi con. Bài toán nói: Mẹ bao tuổi con bao nhiêu tuổi có nghĩa là số tuổi mẹ gấp con có 5 lần mà tổng số tuổi của hai người chỉ có 36 Đến đây học sinh có thể tìm cách giải dễ dàng hơn sau đó so sánh tuổi con với mẹ xem đã hợp lí chưa. Nhờ phần kiểm tra mà học sinh lớp tôi ít nhầm lẫn trong các dạng toán này. C - Đánh giá kết quả. - Học sinh được luyện tập nhiều qua các dạng toán nên các em nắm vững các bước giải toán. - Học sinh biết cách tóm tắt bài toán bằng lời và sơ đồ . Qua đó giúp học sinh hình thành được phép tính thích hợp. - Học sinh hiểu được ý nghĩa của bài toán. - Học sinh biết cách trình bày bài toán một cách hợp lí khoa học. - Trong lĩnh vực giải toán có lời văn tỉ lệ HS đạt qua bảng thống kê cụ thể như sau: Loại yếu Loại trung bình Loại khá Loại giỏi Nhận xét 7 em 11em 10 em D – Kết luận: - Trong quá trình trãi nghiệm từ những giải pháp trên và trên thực tế trong tiết dạy, trong thời gian qua khi áp dụng tôi nhận ra thực tế trong những bước tiến hành còn gặp những vấn đề khó khăn, nan giải chưa tìm được những bước khắc phục như: + Học sinh chỉ áp dụng được khoản 80 % trong quá trình thực hành còn lại 20% học sinh chỉ áp dụng được 50% bước thực hiện. + Công cụ hỗ trợ cho tiết dạy không tìm thấy ở thư viện và trong đồ dung học tập. - Phạm vi áp dụng chưa cao, Còn những vấn đề khác chưa tìm ra biện pháp hay nhất để thực hiện mong sự đóng góp nhiệt tình của tập thể đồng nghiệp để sáng kiến này được áp dụng rộng khắp trường và ngày càng có hiệu quả hơn. - Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong việc dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 và đã được thể hiện qua một số tiết dạy ở trường trong 3 năm gần đây. - Từ hạn chế trên tôi mong những đồng nghiệp có tâm quyết với nghề như tôi và chúng ta “Tất cả vì đàn em thận yêu”. Đóng góp nhiệt tình để hoàn thiện hơn. - Mong rằng, đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi trong công tác để tôi có thể nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn. Tôi xin hứa sẽ tiếp thu, học hỏi để có các phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh. Trân thành cảm ơn ! Long Điền Tiến A, ngày 20 tháng 04 năm 2010 Người viết NGUYỄN VĂN CHINH
Tài liệu đính kèm: