Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 khắc phục lỗi chính tả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 khắc phục lỗi chính tả

Đề tài :

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4

KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ

I) Đặt vấn đề :

 Môn chính tả là một môn học có tầm quan trọng trong việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Môn chính tả còn là môn học công cụ giúp cho học sinh học tốt những môn học khác. Muốn viết đúng chính tả Tiếng Việt ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập.

 Tuy nhiên trong thực tế, đa số học sinh lớp 4 còn viết sai chính tả rất nhiều. Có những học sinh trong một bài chính tả viết sai hơn 10 lỗi. Khi chấm bài tập làm văn của một số em tôi không thể hiểu các em muốn diễn đạt điều gì vì bài viết quá nhiều lỗi chính tả. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập môn Tiếng Việt cũng như những môn học khác của học sinh .

 Từ những lí do trên, tôi suy nghĩ, tìm tòi tài liệu để tìm ra các biện pháp giúp học sinh lớp 4 khắc phục lỗi chính tả, giúp các em viết đúng chính tả hơn và học tập tốt hơn .

 

doc 8 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 6315Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 khắc phục lỗi chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài :
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 
KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ
I) Đặt vấn đề :
	Môn chính tả là một môn học có tầm quan trọng trong việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Môn chính tả còn là môn học công cụ giúp cho học sinh học tốt những môn học khác. Muốn viết đúng chính tả Tiếng Việt ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập.
	Tuy nhiên trong thực tế, đa số học sinh lớp 4 còn viết sai chính tả rất nhiều. Có những học sinh trong một bài chính tả viết sai hơn 10 lỗi. Khi chấm bài tập làm văn của một số em tôi không thể hiểu các em muốn diễn đạt điều gì vì bài viết quá nhiều lỗi chính tả. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập môn Tiếng Việt cũng như những môn học khác của học sinh .
	Từ những lí do trên, tôi suy nghĩ, tìm tòi tài liệu để tìm ra các biện pháp giúp học sinh lớp 4 khắc phục lỗi chính tả, giúp các em viết đúng chính tả hơn và học tập tốt hơn .
II) Cơ sở lí luận : 
1/Vị trí, nhiệm vụ của môn chính tả :
- Phân môn chính tả giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh.
- Kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh.
- Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
2/Nhiệm vụ của học sinh đối với phân môn chính tả :
- Phân môn chính tả rèn các kĩ năng viết, nghe và đọc . Nhiệm vụ của học sinh là làm các bài tập chính tả đoạn – bài (nghe - viết hoặc nhớ - viết một đoạn hay bài văn ngắn) và làm các bài tập chính tả âm - vần. Bên cạnh tác dụng rèn kĩ năng viết, nghe và đọc , các bài tập chính tả còn cung cấp cho học sinh vốn từ , vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống.
*Để học sinh viết đúng chính tả thì đòi hỏi học sinh phải nắm được một số quy định, quy tắc, mẹo luật của chính tả Tiếng việt . 
III) Cơ sở thực tiễn : 
- Năm học 2008 – 2009 này tôi được phân công phụ trách lớp 4A trường tiểu học Nguyễn Minh Chấn . Hầu hết học sinh lớp tôi đều là người miền Trung nên các em phát âm theo tiếng địa phương quá nhiều. Các em còn viết theo sự phát âm của mình nên dẫn đến viết sai chính tả..
- Học sinh miền Trung chúng ta thường mắc các lỗi phổ biến là các tiếng có vần :
En / ăn / eng / ăng 
Am / om / ân / âng
Un / uôn / uông
- Hoặc tiếng có phụ âm đầu là: c / k; s / x; gi / d; ng / ngh; g / gh.
- Các tiếng có phụ âm cuối c / t; n / ng.
- Thanh hỏi và thanh ngã.
- Bên cạnh đó còn một số em chưa nắm được cách ghép âm, vần nên dẫn đến các em viết sai chính tả rất nhiều.
* Qua khảo sát chất lượng đầu năm, kết quả phân môn chính tả của lớp tôi như sau: 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
9,4
21,9
37,5
31,2
- Với tình hình thực trạng của lớp như vậy, bản thân tôi luôn suy nghĩ, đầu tư tìm tòi tài liệu và áp dụng những biện pháp sau nhằm giúp học sinh lớp mình khắc phục lỗi chính tả.
IV) Nội dung nghiên cứu :
1/ Kết quả thống kê lỗi :
* Qua kết quả thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh lớp tôi nói riêng, học sinh miền Trung chúng ta thường mắc phải các loại lỗi sau:
- Về thanh điệu: Tiếng việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì học sinh không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã.
- Về âm đầu: Học sinh thường viết lẫn lộn một số tiếng có âm đầu là c / k; g /gh; ng /ngh; s / x ; d / gi
- Về âm chính: Học sinh thường viết lẫn lộn một số tiếng có âm chính là : 
a / oa; iê / yê
- Về âm cuối: Học sinh thường viết lẫn lộn một số tiếng có âm cuối là : 
c / t; n / ng
- Học sinh viết hoa hoặc không viết hoa một cách tuỳ tiện.
2/ Nguyên nhân mắc lỗi :
- Người miền Trung phát âm hoàn toàn không phân biệt được các tiếng có âm cuối là n hay ng; c hay t thanh hỏi hay thanh ngã do đó lỗi về âm cuối , về dấu thanh là lỗi khó khắc phục đối với học sinh miền Trung.
- Học sinh không nắm được một số quy ước về chữ Quốc ngữ
- Học sinh chưa nắm được một số quy tắc viết chính tả Tiếng Việt .
- Học sinh chưa cẩn thận trong khi viết bài còn viết hoa hoặc không viết hoa tuỳ thích.
3/ Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4 :
 a- Biện pháp 1 : Luyện phát âm đúng và chính xác.
- Muốn học sinh viết đúng chính tả giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho bản thân mình để từ đó luyện cho học sinh phát âm đúng và chính xác như với những tiếng có thanh ngã thì ta phải đọc nặng giọng và hơi ngân dài hơn so với những tiếng có thanh hỏi . Những tiếng có âm cuối là âm cờ thì ta phải đọc nặng giọng hơn so với những tiếng có chứa âm tờ. Hoặc những tiếng có âm cuối là âm ngờ thì khi đọc ta phải ngân dài hơn so với những tiếng có chứa âm cuối là âm nờ....
- Việc rèn luyện phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết tập đọc mà cần được thực hiện thường xuyên, liên tục trong tất cả các tiết như : chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn,...
 b- Biện pháp 2 : Cung cấp cho học sinh một số quy tắc chính tả Tiếng Việt.
- Giáo viên cần cho học sinh ghi nhớ một số quy tắc chính tả Tiếng Việt như với những tiếng có âm đầu là ng hay ngh học sinh thường lẫn lộn không xác định được khi nào thì viết âm đầu là ng khi nào thì viết âm đầu là ngh (Vì hai âm này khi phát âm nó hoàn toàn giống nhau Ví dụ: Tiếng nga khi ta phát âm là ngờ a nga; tiếng nghe khi ta phát âm cũng ngờ e nghe chính vì vậy mà học sinh rất dễ lẫn lộn ) Nên giáo viên cần cho học sinh nắm được quy tắc sau: Khi một tiếng nào đó nếu em không xác định được là âm ng hay ngh thì ta phải xét sang phần vần của tiếng đó. Nếu phần vần của tiếng đó bắt đầu bằng các nguyên âm i, e, ê thì âm đầu của tiếng đó nhất định phải là âm ngh còn nếu phần vần của tiếng đó bắt đầu bằng các âm khác ba nguyên âm trên thì âm đầu của tiếng đó sẽ là âm ng. Tương tự đối với âm đầu là c hay k, g hay gh giáo viên cũng hướng dẫn cho học tương tự như vậy.
- Đối với học sinh lớp 4 mặc dầu các em đã được học về quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài , cách viết câu văn, đoạn văn nhưng đa số học sinh còn viết hoa hoặc không viết hoa một cách tuỳ tiện. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì nhắc nhở các em trong mọi lúc, mọi nơi chứ không riêng gì trong lúc dạy chính tả chúng ta mới chú ý nhắc nhở .
Ví dụ : Khi nhìn vào nhãn vở học sinh thấy em không viết hoa họ tên mình thì giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách viết tên người Việt Nam và yêu cầu học sinh xem lại cách viết tên họ tên của mình trong nhãn vở và sửa lại cho đúng. hoặc khi chấm bài tập làm văn, các môn học khác nếu thấy học sinh không viết hoa danh từ riêng , chữ cái đầu câu hoặc viết hoa một cách tuỳ tiện thì giáo viên phải gạch chân dưới các tiếng đó và gọi học sinh đến để nhắc nhở . Nếu chúng ta thực hiện thường xuyên như vậy thì việc học sinh không viết hoa hoặc viết hoc tuỳ tiện nhất định sẽ được khắc phục. 
 c- Biện pháp 3 : Ghi nhớ mẹo luật chính tả.
* Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu .Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số mẹo luật như sau:
- Để phân biệt âm đầu s / x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s 
Ví dụ như : cây sả, cây sồi, cây sứ, cây sắn, cây sậy, cây sặt, sầu đâu, sầu riêng, cây sim, cây sếu, cây si, ...con vật như con sán, con sâu, con sên, con sò, con sếu, con sóc, con sói, con sứa, con sáo sậu, con sư tử, con sơn dương, ...
- Các từ gộp âm chỉ mang thanh hỏi không mang thanh ngã 
Ví dụ : Trong + ấy = trổng (thanh hỏi)
 ngoài + ấy = ngoải
 trên + ấy = trển 
 chị + ấy = chỉ
 anh + ấy = ảnh
 bên + ấy = bển 
 hôm + ấy = hổm 
 ông + ấy = ổng
 cô + ấy = cổ; .v.v...
- Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc: gập ghềnh, công kênh, khấp khểnh, bấp bênh, chông chênh, lênh khênh, bập bềnh, chệnh choạng, chếch choáng,...
- Hầu hết các từ tượng thanh đều có tận cùng là ng hoặc nh: đùng đoàng, đoàng đoàng, oang oang, huỳnh huỵch , sang sảng, lẻng kẻng, đùng đùng, thùng thùng, thình thịch, xập xình, oăng oẳng, ằng ặc, lẻng xẻng, ...
- Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu chân.
- Vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ: ngoằn ngoèo, khoèochân.
 d- Biện pháp 4 : Luật viết dấu hỏi, dấu ngã trong từ láy.
- Trong từ láy, tiếng có thanh ngã bao giờ cũng đi với các tiếng có thanh huyền, thanh nặng, hoặc thanh ngã; ngược lại, tiếng có thanh hỏi bao giờ cũng đi với các tiếng có thanh sắc, thanh ngang hoặc thanh hỏi. 
- Nên khi một chữ của từ láy đã viết dấu huyền, dấu nặng, dấu ngã thì chữ kia phải viết dấu ngã (chứ không viết dấu hỏi)
Ví dụ: sẵn sàng, vẽ vời, dữ dội, đẹp đẽ, lạnh lẽo,...
- Khi một chữ của từ láy đã viết dấu sắc, không dấu hoặc dấu hỏi thì chữ kia phải viết dấu hỏi ( chứ không viết dấu ngã).
Ví dụ: mát mẻ, vất vả, thảm thiết, thong thả, hớn hở,...
- Vận dụng những mẹo luật trên ta có thể viết đúng dấu hỏi, dấu ngã trong từ láy . Nhưng trong thực tế có những từ láy mà cách viết dấu hỏi, dấu ngã lại không theo luật đã trình bày ở trên. Đây là trường hợp ngoại lệ mà chúng ta cần ghi nhớ:
- Ngoại lệ 1: Những từ láy theo luật thì viết dấu ngã nhưng thực tế lại viết dấu hỏi: niềm nở, luồn lỏi, bền bỉ, hẳn hòi, dòm dỏ, phỉnh phờ, xoàng xỉnh, vẻn vẹn, lẳng lặng.
- Ngoại lệ 2: Những từ láy theo luật thì viết dấu hỏi nhưng thực tế lại viết dấu ngã: ngoan ngoãn, khe khẽ, se sẽ.. 
(Số lượng ngoại lệ rất ít)
*Để nhớ luật này chúng ta chỉ cần cho học sinh nhớ câu ca dao sau:
 Chị huyền mang nặng ngã đau
 Anh sắc không hỏi một câu gọi là.
- Nhớ câu này là các em đã nhớ được nội dung luật viết hỏi ngã trong từ láy .
 e- Biện pháp 5 : Phân tích, so sánh.
- Trong tiết dạy chính tả, với những tiếng khó giáo viên nên cho học sinh luyện viết vào bảng con. Cần áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng hoặc so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ.
- Ví dụ khi viết tiếng biết trong từ hiểu biết học sinh rất dễ lẫn lộn viết là biếc ta cần phân tích cấu tạo tiếng này :
- Biết = b + iêt + thanh sắc
Các em cần phân biệt với tiếng biếc trong từ xanh biếc
 g- Biện pháp 7 : Cho học sinh nắm nghĩa của từ.
- Giải nghĩa từ cũng là biện pháp hữu hiệu để giúp học sinh khắc phục lỗi chính. Học sinh sẽ viết đúng chính tả nếu các em hiểu được nghĩa của từ. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong các tiết như luyện từ và câu, tập làm văn, tập đọc,..nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả , khi học sinh không thể phân biệt được từ khó dựa vào cách phát âm.
Ví dụ : Phân biệt chiêng và chiên 
- Nếu giáo viên yêu cầu các em viết cho cô chữ ghi tiếng chiêng thì học sinh rất dễ viết sai nên chúng ta cần giải nghĩa chiêng là nhạc cụ bằng đồng, hình tròn,...Hoặc muốn viết tiếng chiên thì giáo viên phải cung cấp chiên này có nghĩa là làm cho chín thức ăn bằng cách cho thức ăn vào chảo dầu, mỡ đun trên bếp.
- Đối với những từ có chứa tiếng cũ mà nghĩa của từ đó có nghĩa là cổ xưa thì tiếng cũ đó được viết bằng thanh ngã.
Ví dụ : bạn cũ, cũ kĩ, cũ rích, năm cũ, đồ cũ, sách cũ, ...
- Đối với những từ có chứa tiếng củ mà nghĩa của từ đó có nghĩa là củ quả thì tiếng củ đó được viết bằng thanh hỏi.
Ví dụ: củ khoai, củ chuối, củ cải, cải củ ...
- Đối với những từ có chứa tiếng nghĩ mà nghĩa của từ đó có nghĩa là nói lên ý nghĩ thì tiếng nghĩ đó được viết bằng thanh ngã.
Ví dụ : Suy nghĩ, nghĩ ngợi, nghĩ bụng, lo nghĩ, ngẫm nghĩ, ý nghĩ,...
 h- Biện pháp 8 : Chọn bài tập chính tả.
- Trong các bài tập chính tả hầu hết đều yêu cầu chúng ta chọn một trong hai câu của bài tập. Giáo viên nên chú ý chọn những bài tập nào mà học sinh mình dễ mắc lỗi để hướng dẫn học sinh làm .
Ví dụ : Khi dạy bài chính tả (nghe-đọc) Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp ở bài tập 2 là điền vào chỗ trống :
A: ch hay tr ?
B: uôt hay uôc ?
Đối với học sinh miền Trung thì thường không mắc lỗi ch / tr mà rất hay mắc lỗi uôt/uôc nên giáo viên cần chọn câu b để hướng dẫn học sinh làm bài.
V) Kết quả nghiên cứu :
Từ những biện pháp trên, tôi đã thực hiện áp dụng vào trong giảng dạy trong suốt hơn học kỳ I vừa qua, bản thân tôi đã thấy phần mắc lỗi chính tả của học sinh giảm đi khá nhiều. Đa số học sinh đã viết đúng chính tả , tình trạng học sinh không viết hoa danh từ riêng, chữ cái đầu câu hoặc viết hoa tuỳ tiện rất ít xảy ra.
* Cụ thể kết quả phân môn chính tả của lớp tôi đạt được như sau:
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Khảo sát đầu năm
9,4
21,9
37,5
31,2
Giữa học kỳ I
15,6
34,4
37,5
12,5
Cuối học kỳ I
18,8
37,5
4o,6
3,1
VI) Kết luận : 
* Để giúp học sinh nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng khắc phục lỗi chính tả thì giáo viên cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Giáo viên cần luyện phát âm đúng, chính xác và yêu cầu học sinh cũng phải thực hiện tốt trong khâu này.
- Cần cho học sinh nắm và ghi nhớ các mẹo luật chính tả Tiếng Việt
- Học sinh phải nắm được một số quy tắc viết chính tả Tiếng Việt.
- Cần vận dụng các biện pháp phân tích, so sánh, giải nghĩa từ trong tiết dạy chính tả.
- Chọn nội dung bài tập phù hợp với học sinh của lớp mình, vùng mình.
* Trên đây là một số tìm tòi, suy nghĩ của tôi trong quá trình dạy học chính tả. Chắc chắn trong quá trình viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng chí, đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.
-Tôi xin chân thành cảm ơn!
VII) Đề nghị : 
- Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu trong phạm vi về khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4 là người miền Trung nên chỉ áp dụng chủ yếu cho đối tượng là học sinh miền Trung.
VIII) Tài liệu tham khảo :
1/Muốn viết đúng dấu hỏi, dấu ngã của phó tiến sĩ Võ Xuân Trang 
2/Từ điển chính tả Tiếng Việt - Nhà xuất bản Giáo dục .
3/Viết đúng chính tả Tiếng Việt - Nhà xuất bản văn hoá thông tin.
4/Phương pháp dạy học các môn học – Nhà xuất bản giáo dục.
IX) MỤC LỤC :
TT
Nội dung
Trang
1
Tên đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 khắc phục lỗi 
 chính tả.
1
2
Đặt vấn đề 
1
3
Cơ sở lý luận
1
4
Cơ sở thực tiễn
1
5
Nội dung nghiên cứu
2
6
Kết quả nghiên cứu
5
7
Kết luận 
6
8
Đề nghị 
6
9
Tài liệu tham khảo 
7
10
Mục lục 
8
11
Phiếu đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm
9

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Mot so bien phap giup hoc sinhlop 4 khac phuc loi chinh ta.doc