Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sau khi áp dụng hình thức tổ chức học nhóm ở Lớp 1 - Lê Thị Minh Phương

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sau khi áp dụng hình thức tổ chức học nhóm ở Lớp 1 - Lê Thị Minh Phương

2.Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức học nhóm ở lớp 1.

Ngay từ đầu năm học tôi đã phân công nhóm học tập theo đơn vị tổ, cử nhóm trưởng nhóm đó. Do khả năng của từng em trong nhóm có khác nhau nên tôi đã phân công nhóm trưởng cho bộ môn.

Ví dụ: Ở môn Toán em A thông minh nhanh nhẹn nên tôi chọn em làm nhóm trưởng của nhóm đó, nhưng sang môn Tiếng Việt em B nói to ràng, trả lời thường đủ câu, đủ ý nên tôi chọ em B làm nhóm trưởng. Trong một nhóm em nào cũng là trưởng nhóm của một môn học, các em sẽ quen dần với việc phát biểu trước lớp, điều khiển nhóm thảo luận. Vai trò chủ động của các em dễ sàng được phát huy hơn.

.- Để tạo nét sinh động, tăng hứng thú cho các em trong khi học theo nhóm, tôi đã dựa vào đặc điểm của từng môn học mà đặt tên nhóm.

 

doc 5 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 01/03/2022 Lượt xem 137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sau khi áp dụng hình thức tổ chức học nhóm ở Lớp 1 - Lê Thị Minh Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Một số kinh nghiệm sau khi áp dụng
 hình thức tổ chức học nhóm ở lớp 1
 Họ và tên: Lê Thị Minh Phương - GVCN: 14
-----o0o-----
I. CƠ SỞ XUẤT PHÁT:
Trong những năm học vừa qua toàn ngành giáo dục đã thực hiện chương trình cải cách phương pháp giảng dạy. Cùng với việc cải cách phương pháp giảng dạy thì việc đổi mới nội dung chương trình và hình thức tổ chức học tập cho học sinh cũng có nhiều thay đổi. Đối với lớp 1, các hoạt động dạy học chủ yếu trong một tiết học được tiến hành rất khoa học và hợp lý. Mỗi hoạt động có mục tiêu, các bước tiến hành và kết luận rất rõ ràng. Song hình thức học nhóm là một hoạt động khá phổ biến và có hiệu quả nhất trong các hoạt động học tập ở lớp 1. Hầu hết tất cả các bộ môn Toán, Tiếng việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Nghệ thuật, Thể dục đều có thể sử dụng hình thức học tập này.
Mục đích của đề tài: 
-Nhằm xây dựng phong cách học mới, phát huy tính tích cực của học sinh trong mọi hoạt động học tập.
-Phát huy sự tư duy óc sáng tạo, khả năng nội lực của học sinh tạo thành kiến thức vững chắc.
-Đạt nhiều tiết học thành công cụ thể. Thực hiện đúng mục tiêu giảng dạy học sinh có được kiến thức, kỹ năng thái độ rõ ràng.
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 14 Trường Tiểu học Vĩnh Lương 1.
 Phạm vi nghiên cứu: Tổ 1 Trường Vĩnh Lương 1.
Nhiệm vụ cần làm:
-Thành lập và tổ chức cá nhân học tập.
Nghiên cứu và chỉ đạo hoạt động của các nhóm (phân công nhiệm vụ, quan sát theo dõi, xử lý tình huống, đánh giá kết quả)
Nghiên cứu cơ sở vật chất ( đồ dùng) hỗ trợ cho nhóm hoạt động.
II. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
 1.Thực trạng học nhóm của năm học trước:
Những năm học trước nhóm học tập của lớp 1 thường giải quyết nội dung học tập có tính chất trao đổi ý kiến hoặc quan sát, rút ra kết luận. Vai trò của học sinh trong thảo luận nhóm rất hạn chế, sự sáng tạo của học sinh ít được phát huy. Các nhóm thường làm việc theo phiếu giao việc của giáo viên đã chuẩn bị trước cho các em. Sau đó đại diện nhóm trình bày ý kiến. Đó chính là lượng kiến thức mà giáo viên muốn học sinh nhận biết và nêu lại trước lớp. Cuối cùng giáo viên đóng vai trò chốt lại các kiến thức đó một cách có hệ thống. Hình thức học tập đó rất hạn chế việc phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh theo phương pháp mới.
Từ nhu cầu thực tế đó tôi chọn đề tài này để thể hiên tính thực tiễn nhằm xây dựng phong cách mới phát huy tính tích cực của học sinh trong mọi hoạt động học tập.
 2.Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức học nhóm ở lớp 1.
Ngay từ đầu năm học tôi đã phân công nhóm học tập theo đơn vị tổ, cử nhóm trưởng nhóm đó. Do khả năng của từng em trong nhóm có khác nhau nên tôi đã phân công nhóm trưởng cho bộ môn.
Ví dụ: Ở môn Toán em A thông minh nhanh nhẹn nên tôi chọn em làm nhóm trưởng của nhóm đó, nhưng sang môn Tiếng Việt em B nói to ràng, trả lời thường đủ câu, đủ ý nên tôi chọ em B làm nhóm trưởng. Trong một nhóm em nào cũng là trưởng nhóm của một môn học, các em sẽ quen dần với việc phát biểu trước lớp, điều khiển nhóm thảo luận. Vai trò chủ động của các em dễ sàng được phát huy hơn.
.- Để tạo nét sinh động, tăng hứng thú cho các em trong khi học theo nhóm, tôi đã dựa vào đặc điểm của từng môn học mà đặt tên nhóm. 
Ví dụ: Môn Toán: tôi gọi tên nhóm 1, mhóm 2, mhóm 3, nhóm 4.
 Môn Tiếng Việt: tôi gọi tên nhóm siêng năng, nhóm vâng lời, nhóm lễ phép,
 Môn Đạo đức: nhóm được đặt tên các con vật: nhóm Nai vàng, nhóm Thỏ trắng, nhóm Sóc Nâu, 
 Môn TN – XH: tôi gọi tên nhóm bằng các loài hoa: hoa Lan, hoa Mai, hoa Đào, hoa Sen,
- Sau khi hình thành các nhóm học tập, áp dụng hình thức gọi tên các nhóm tuỳ theo năm học, tôi đặt biệt chú trọng đến cách dẫn dắt để học tập theo nhóm sao cho đạt kết quả cao theo mục tiêu tiết học. Hình thức giao việc hco học sinh lớp 1 nhẹ nhàng, thoải mái và tự nhiên hơn.
Ở môn Tiếng Việt: tôi trao đổi với các nhóm trưởng về việc chuẩn bị bài mới. Về phần luyện nói: về nhà quan sát tranh, suy nghĩ tập nói ø để chủ động hơn rồi thảo luận với các em trong nhóm để bổ sung. Tránh trường hợp bắt buộc cacù em phải nói theo ý kiến của giáo viên.
Môn TN – XH: tôi giao việc với tất các em trong nhóm cùng một nhiệm vu.Chẳng hạn: để dạy tốt bài “cây rau” tôi phân công:
Nhóm 1: chuẩn bị loại rau ăn lá (xà lách, bắp cải,)
Nhóm 2: chuẩn bị loại rau ăn củ ( cà rốt, củ cải).
Nhóm 3: chuẩn bị loại rau ăn hoa ( sú lơ, thiên lý)
Nhóm 4: 
Các nhóm đều quan sát trước cây rau có tên gọi là gì, cây rau được trồng ở đâu, có các bộ phận nào, bộ phận nào ăn được trong cây rau đó.
- Để hoạt động học tâïp theo nhóm ( nhóm có cùng nhiệm vụ) được tốt, tôi luôn chú trọng việc dặn dò học sinh xem trước bài một cách tỉ mỉ, cặn kẽ. Trong khi học sinh hoạt động nhóm tôi luôn theo dõi quan sát chú ý các nhóm hoạt động chưa hiệu quả để kịp thời uốn nắn, dẫn dắt các em đi vào trọng tâm vấn đề. Sau khi thảo luận xong một đại diện nhóm lên trình bày trước lớp một cách chủ động. Các nhóm khác nhận xét bổ sung so sánh với kết quả của nhóm mình. Sự nhận xét bổ sung là rất quan trọng thể hiện sự tương tác của các nhóm với nhau. Điều quan trọng là giáo viên luôn tập trung chú ý để xử lý tình huống một cách kịp thời hoặc động viên khích lệ các em nhằm tạo không khí phấn khởi, tự tin hơn. 
Ở môn Toán hình thức học tập theo nhóm được tiến hành dưới dạng Toán, tiếp sức nối các hình với nhau bằng các mũi tên có ghi dấu của phép tính cộng, trừ mà học sinh phải nhẩm nhanh để có kết quả.
 Ví dụ: Ở bài tập này hình thành nhóm 5 em. Em thứ nhất làm xong chạy về chuyền bút cho em tiếp theo lên làm tiếp Các em được thường xuyên luyện tập nên đã có kinh nghiệm trong việc kiểm tra kết quả phần bạn làm có đúng không rồi mới tiếp tục làm. Nếu không kiểm tra bạn dù mình làm đúng thì bài toán cũng chưa chắc gì đúng.
10
	+3 - 2 +7 -8 
 Đối với tiết luyện tập buổi chiều tôi chia nhóm theo trình độ học sinh. Có nhóm giỏi, khá, trung bình, yếu. Ra bài tập theo khả năng của từng nhóm để nâng cao dần chất lượng học tập. Học sinh yếu trong lớp không bị lượng bài tập quá tải, còn học sinh khá, giỏi thì không bị nhàm chán với các bài tập đơn giản.
 - Khi đánh giá kết quả giáo viên luôn quan sát, phân tích từng nhận xét cho học sinh để việc đánh giá cho công bằng, kết quả thi đua phải chính xác để học sinh hiểu kết quả thi đua lành mạnh là thúc đẩy học tập tiến bộ chứ không phải gây chia rẽ trong nhóm. Khi tổ chức cho các nhóm thi đua bằng trò chơi giáo viên phải hết sức công bằng, chính xác. Tuy nhiên, kết quả chênh lệch giữa hai nhóm không đáng là bao thì tôi luôn nhận xét hai nhóm bằng nhau hoặc đồng hạn để khuyến khích động viên học sinh.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
So với các năm học trước, khi áp dụng hình thức học tập theo nhóm. Tôi thấy học sinh đã cởi bỏ rụt rè, nhút nhát, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài, rèn luyện tốt về kỹ năng nói tự nhiên tròn câu, đủ ý. Hơn nữa học nhóm như vậy sẽ tạo không khí học tập vui vẻ, có tinh thần trách nhiệm cao. Ở hoạt động nhóm, các em được học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng bổ sung thiếu sót.
IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Muốn tổ chức tốt nhóm học tập ở lớp 1 giáo viên cần tiến hành:
-Đối với học sinh:
+Chia nhóm học tập, phân nhóm trưỏng theo bộ môn, gọi tên nhóm tuỳ theo tiết học để tạo sự sinh động.
+Giao nhiệm vụ cho trưởng nhóm hoặc cả nhóm.
+Khi học sinh hoạt động giáo viên theo dõi quan sát, uốn nắn, giúp đỡ kịp thời, xử lý tình huống khi học sinh trình bày.
+Đánh giá thi đua cho hợp lý công bằng ( mang tính giáo dục đem lại sự đoàn kết, vui vẻ) giữa các nhóm.
 -Đối với giáo viên:
+Nên áp dụng hình thức nhóm vào tất cả các môn học nhưng cũng không nên lạm dụng quá. Giáo viên phải là người giữ vai trò chủ đạo một cách tuyệt đối tránh làm thay cho học sinh.
+Dáng điệu cử chỉ cần phải thể hiện thái độ thân mật, hợp tác, khuyến khích, đồng tình, tạo niềm tin cho các em.
+Đồng thời phải luôn có sự chuẩn bị trước để tạo điều kiện về vật chất (đồ dùng) phương tiện cho các nhóm hoạt động nhất là giờ luyện tập buổi chiều.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé của cá nhân tôi, rất mong sự đóng góp nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp.
	2.Với nguyên nhân thứ hai: 
	Tôi cố gắng tổ chức nhiều hình thức thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân để tạo cho học sinh sự phấn khởi, hứng thú. Để làm được việc này,t ôi chia đều số học sinh giỏi, khá, cá biệt về các tổ cho công bằng. Đối với học sinh có thói quen vi phạm nề nếp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho một học sinh theo dõi, nhắc nhở.
3.Với nguyên nhân thứ ba:
Tôi tự điều chỉnh lại thái độ của mình sao cho vừa nghiêm khắc nhưng cũng vừa phải gần gũi với học sinh tạo cho học sinh sự thoải mái, yêu thương giữa cô và trò. Mặt khác, tôi dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu tính tình, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt. Hằng ngày, tôi tranh thủ tới lớp trước giờ truy bài để kiểm tra, nhắc nhở thêm. Cuối mỗi tuần tôi đều tổng kết điểm thi đua của các tổ, nhận xét ưu, khuyết điểm của từng tổ, từng cá nhân để phát huy và rút kinh nghiệm. Đối với những học sinh cá biệt, chỉ cần các em có sự tiến bộ nhỏ là tôi cho cả lớp tuyên dương, làm cho học sinh hứng thú, phấn khởi và hãnh diện với ban bè, từ đó các em sẽ cố gắng hơn. Còn những học sinh thường xuyên vi phạm mà không có sự tiến bộ, tôi đưa ra các hình thức kỉ luật như: phạt trực nhật, tưới hoa, dọn vệ sinh đồng thời tôithường xuyên gặp gỡ phụ huynh của các em này để cùng phối hợp tìm phương pháp giáo dục các em.
C.Hiệu quả:
 Từ khi áp dụng những biện pháp trên vào lớp mình, ôi thấy lớp tôi có sự tiến bộ dần dần cụ thể như sau:
 Năm học: 2004 - 2005, lớp 54 tôi chủ nhiệm đã đạt được kết quả về nề nếp như sau:
 Cả năm có 24 tuần thi đua thì:
 12 tuần xếp thứ 1
 2 tuần xếp thứ 2
 2 tuần xếp thứ 3
 4 tuần xếp thứ 5
 3 tuần xếp thứ 6
 1 tuần xếp thứ 7
	Tổng kết thi đua đợt 1: xếp thứ 1
	Tổng kết thi đua cả năm:xếp thứ 1
Năm học:2005-2006, tôi được BGH phân công chủ nhiệm lớp 53. Lớp 53 vốn là lớp có nhiều học sinh thường hay vi phạm nề nếp. Khi nhận lớp tôi đã mạnh dạn áp dụng kinh nghiệm của mình về việc xây dựng nề nếp lớp thì lớp có tiến bộ dần so với năm học trước. Cụ thể:
Lớp bốn ba năm học: 2004 - 2005, có 24 tuần thi đua thì:
	 Không có tuần nào xếp thứ 1
 2 tuần xếp thứ 2
 2 tuần xếp thứ 3
 1 tuần xếp thứ 4
 1 tuần xếp thứ 5
 1 tuần xếp thứ 6
 1 tuần xếp thứ 7

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_sau_khi_ap_dung_hin.doc