Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 4

Trong chương trình lớp 4, bên cạnh môn Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng thì môn Toán mang tính chủ lực quyết định đến kết quả học tập của học sinh. Nó là nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc học toán ở các lớp trên. Chương trình Toán lớp 4 bao gồm những dạng toán cơ bản đi dần đến chuyên sâu nhằm từng bước hình thành kiến thức toán học vững chắc tạo đà cho học sinh học tốt toán lớp 5. Trong đó dạng giải toán có lời văn giữ vai trò rất quan trọng, giúp cho học sinh bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng ( cách nói và viết ), cách phát hiện, cách giải quyết những bài toán có liên quan đến thực tế cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, tạo hứng thú học tập toán, góp phần hình thành phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

 Trong một đề toán lớp 4 bên cạnh những câu thực hiện phép tính có điểm số không chênh lệch nhau lắm thì giải toán có lời văn lại chiếm một số điểm khá cao mang tính tổng quát quyết định đến kết quả của một bài thi hay một bài kiểm tra, hơn thế nữa khi học sinh giải được trọn vẹn một bài giải toán có lời văn có nghĩa là các em đã hình thành kĩ năng tính toán khá hoàn chỉnh từ lời giải cho đến cách đặt tính, đáp số và có trách nhiệm với kết quả bài toán.

 

doc 8 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trong chương trình lớp 4, bên cạnh môn Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng thì môn Toán mang tính chủ lực quyết định đến kết quả học tập của học sinh. Nó là nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc học toán ở các lớp trên. Chương trình Toán lớp 4 bao gồm những dạng toán cơ bản đi dần đến chuyên sâu nhằm từng bước hình thành kiến thức toán học vững chắc tạo đà cho học sinh học tốt toán lớp 5. Trong đó dạng giải toán có lời văn giữ vai trò rất quan trọng, giúp cho học sinh bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng ( cách nói và viết ), cách phát hiện, cách giải quyết những bài toán có liên quan đến thực tế cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, tạo hứng thú học tập toán, góp phần hình thành phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
 Trong một đề toán lớp 4 bên cạnh những câu thực hiện phép tính có điểm số không chênh lệch nhau lắm thì giải toán có lời văn lại chiếm một số điểm khá cao mang tính tổng quát quyết định đến kết quả của một bài thi hay một bài kiểm tra, hơn thế nữa khi học sinh giải được trọn vẹn một bài giải toán có lời văn có nghĩa là các em đã hình thành kĩ năng tính toán khá hoàn chỉnh từ lời giải cho đến cách đặt tính, đáp số và có trách nhiệm với kết quả bài toán.
 Thế nhưng khi phải giải quyết những bài giải toán có lời văn hầu hết các em đều lúng túng, thiếu tự tin, không biết bắt đầu từ đâu. Có tình trạng học sinh đặt lời giải đúng nhưng thực hiện phép tính sai, lại có tình trạng sai lời giải dẫn đến sai cả bài, có khi cả lời giải và phép tính đúng nhưng ra đáp số sai. Đứng trước tình hình như vậy tôi đã tìm hiểu vì sao các em còn lúng túng khi thực hiện những bài tập giải toán có lời văn nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4”.
II. CƠ SỞ LÍ LUÂN:
 Xu hướng của giáo dục hiện nay bắt buộc mỗi giáo viên phải đầu tư vào mỗi bài dạy nhằm tìm ra phương pháp tích cực giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn. Giáo viên là người đặt ra vấn đề, học sinh là người giải quyết vấn đề. Vậy phải làm sao để nâng chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh một cách hiệu quả và chắc chắn? Chỉ có cách cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm lớp học của mình thì việc “ nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 4” mới có kết quả.
 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
THỰC TRẠNG:
 Qua một năm giảng dạy ở lớp 4 cũng như quá trình quan sát, dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp tôi nhận thấy mặc dù giáo viên đã vận dụng đổi mới phương pháp dạy học nhưng trên thực tế giáo viên vẫn chưa thực sự coi trọng khâu hướng dẫn học sinh giải bài toán có lời văn.
 Tuy Trường tiểu học 2 Sông Đốc nằm trong địa bàn thị trấn Sông Đốc nhưng chỉ có một bộ phận học sinh là những con em khá giả có điều kiện học tập. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều em nhà nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đều làm thuê và có trình độ học vấn thấp thậm chí có cả những phụ huynh không biết chữ. Do đó họ không biết dạy con như thế nào dẫn đến tình trạng học sinh học yếu toán nói chung , chất lượng giải toán có lời văn thấp nói riêng.
NGUYÊN NHÂN:
 Về phía giáo viên:
 Việc giảng dạy của giáo viên có khi còn chưa đáp ứng được trình độ nhận thức nhạy bén của học sinh, việc giảng dạy còn theo đáp án bài tập chưa đi sâu vào phương pháp hướng dẫn cách giải bài toán và có tình trạng giáo viên giải mẫu cho học sinh chép vào vở. Đôi khi một bài toán có nhiều cách nhưng giáo viên chỉ cho học sinh chọn một cách giải áp đặt theo ý của giáo viên không để tự học sinh tìm tòi cách giải khác.
 Nguyên nhân quan trọng nữa là giáo viên chưa dùng nhiều phương pháp trực quan để giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức.
 Về phía học sinh:
 Đối với những bài toán khó các em không giải được, phụ huynh cũng không giúp được các em, vậy các em chỉ biết trông cậy vào giáo viên giảng dạy trên lớp khiến các em chán nản hoặc sao chép bài mẫu. Từ đó, các em không còn hứng thú học toán phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
 Nguyên nhân khách quan có phần tác động đến các em là gia đình ít quan tâm đến việc học hành của các em.
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
3.1. Biện pháp thứ nhất: Phân nhóm học sinh theo trình độ.
Qua kiểm tra chất lượng đầu năm kết hợp với 1 – 2 tuần thực dạy tôi sẽ chia học sinh của lớp ra thành 4 nhóm.
 + Nhóm 1: Những học sinh giỏi toán, có kiến thức cơ bản vững vàng, cẩn thận, có đủ điều kiện học tập, được phụ huynh quan tâm; cũng có trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng thông minh, hiếu học và học rất giỏi. Từ đó, yêu cầu các em sẽ có sự hỗ trợ cho các bạn khác trong quá trình học toán, đặc biệt là các bạn yếu. Khuyến khích các em gần nhà nhau lập thành các nhóm nhỏ để giúp đỡ nhau trong học tập.
 + Nhóm 2: Những học sinh học khá toán và những em tuy học giỏi toán nhưng thiếu cẩn thận dẫn đến những sai sót không đáng có. Tôi cho các em có cách nhìn sơ lược về các dạng toán ở lớp 4 để khuyến khích các em cần sự học tập trao đổi với các bạn giỏi và dành thời gian học với các bạn yếu để cùng tiến bộ.
 + Nhóm 3: Những học sinh có lực học trung bình toán, đa số các em không được phụ huynh quan tâm, phải lao động phụ giúp gia đình. Sẽ cho các em ôn lại thật kĩ các kiến thức cơ bản lớp dưới.
 + Nhóm 4: Những học sinh học yếu toán, là đối tượng cần phải quan tâm nhiều hơn và được phụ đạo. Các em được trao đổi nhóm nhỏ, giúp các em mạnh dạn trao đổi, học hỏi các bạn trong nhóm nếu chưa hiểu bài.
- Khi giao việc cụ thể cho học sinh thì giáo viên tiến hành lập thành nhóm nhỏ ( 4-5 HS) đối với học sinh cả lớp. Mỗi nhóm như thế gồm các đối tượng học sinh ( HS giỏi, HS khá, HS trung bình, HS yếu). Đồng thới giáo viên trang bị cho học sinh một cách học toán dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Đó là cách giải các bài toán có lời văn.
3.2. Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh giải bài toán có lời văn.
 Trước hết giáo viên phải giúp học sinh nắm chắc chắn các bước giải bài toán có lời văn.
3.2.1. Bước 1: Đọc kĩ đề toán, xác định đâu là “ cái đã cho”, đâu là “cái cần tìm”
 Khi giải bất cứ bài toán dù ở dạng nào ta cũng cần phải đọc kĩ đề. Đọc để hiểu đề, hiểu đúng nghĩa của nó và xác định yêu cầu của đề bài, không nên xem thường bước này. Đọc kĩ đề bài sẽ xác định được đề bài cho biết những gì? Cần tìm thêm những gì? Yêu cầu bắt buộc học sinh phải đọc đi đọc lại nhiều lần ( tránh tình trạng học sinh hiểu lầm giáo viên yêu cầu các em học thuộc lòng đề bài).
 Trong quá trình giải toán, nếu các emchỉ đọc qua loa chiếu lệ, rất dễ dẫn đến trường hợp sau:
 + Hiểu lầm một trong các dữ liệu đề ra.
 + Xác định không đúng yêu cầu của đề.
 + Xác định chưa tới đích.
Từ đó, nhắc học sinh phải đọc kĩ đề bài trước khi làm bài.
3.2.2.Bước 2: Tóm tắt đề bài toán bằng cách thích hợp. 
 Tóm tắt đề bài toán bằng nhiều cách:
 + Bằng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn.
 + Bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 + Bằng các hình tượng trưng
 Ở lớp 4 thường gặp nhất là cách tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
3.2.3. Bước 3: Phân tích đề toán để tìm cách giải.
 Đây là bước quan trọng nhất trong các bước giải một bài toán. Nó là yếu tố quyết định chất lượng bài giải trong tiết dạy, nó phụ thuộc vào sự hướng dẫn, dẫn dắt của giáo viên. 
 Ví dụ: Để lát nền một căn phòng, người ta đã sử dụng hết 200 viên gạch hình vuông có cạnh 30cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông, biết diện tích phần mạch vữa không đáng kể? ( SGK Toán 4 – trang 65).
 Học sinh: đọc đề phân tích tổng hợp cách giải.
 + Mỗi viên gạch có cạnh 30cm, vậy ta sẽ tính được gì có ích cho việc giải bài toán? ( tìm diện tích một viên gạch).
 + Đơn vị là gì? ( cm2).
 + Người ta dùng 200 viên gạch như thế để lát nền nhà, vậy ta có thể trả lời câu hỏi của bài toán được chưa? Tính bằng cách nào? ( 200 nhân diện tích một viên).
 + Ra đơn vị là gì? (cm2)
 + Vì đơn vị hỏi là m2 nên ta cần làm thêm bước gì? ( đổi cm2 ra m2 )
 Đến đây học snh có thể giải bài toán.
 Tuy nhiên quá trình phân tích tổng hợp không phải học sinh nào cũng trả lời có định hướng đúng đắn ( như đã nêu ở trên). Ví dụ: cạnh của viên gạch hình vuông là 30cm, từ điều này ta tính được gì? Học sinh có thể trả lời: “ ta tính được chu vi viên gạch”. Nên ta cần nhắc các em “ tính được gì có lợi cho việc giải bài toán”.
3.3. Biện pháp thứ ba: Một số kinh nghiệm khi hướng dẫn giải bài toán cơ bản ở lớp 4. 
 3.3.1.Toán về tìm số trung bình cộng: 
Đây là dạng toán đơn giản nhất trong chương trình toán có lời văn ở lớp 4. Những bài toán đơn giản theo mẫu ở bài học thì học sinh chỉ cần dùng công thức đã học để áp dụng tính ( muốn tìm trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng đó cho số các số hạng).
Khi dạy tiết hình thành quy tắc cho học sinh, giáo viên cần hết sức giúp cho các em hiểu cụm từ “ số các số hạng”. Có hiểu rõ cụm từ này, học sinh mới thực hiện đúng quy tắc, áp dụng đúng quy tắc vào các bài toán có lời văn.
 Ở một số bài toán dạng này nhưng khá phức tạp hơn, giáo viên cần quan tâm để hướng dẫn học sinh giải tốt.
Ví dụ: Có 9 ô tô chuyển thực phẩm vào thành phố, trong đó 5 ô tô đi đầu , mỗi ô tô chuyển được 36 ta và 4 ô tô đi sau, mỗi ô tô chuyển được 45 tạ. Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm? ( SGK Toán 4 – trang 28).
- Thông thường chúng ta hướng dẫn bằng lời, học sinh khá giỏi có thể theo dõi và nắm bắt được. Nhưng học sinh trung bình thì cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ hơn.
 Sơ đồ tóm tắt bằng đoạn thắng giúp các em dễ hình dung hơn:
Dựa vào sơ đồ trên ta dễ dàng hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
+ Giả sử mỗi ô tô chuyển hàng là một đoạn thẳng Vậy có tất cả bao nhiêu ô tô chuyển hàng? ( 5+ 4 = 9)
+ Mỗi ô tô đi đầu chuyển được 36 tạ, 5 ô tô chuyển được bao nhiêu tạ?
+ Mỗi ô tô đi sau chuyển được 45 tạ, 4 ô tô chuyển được bao nhiêu tạ?
+ Vậy trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tạ?
( Lưu ý: Ở đây tổng cộng 9 ô tô, số các số hạng là 9. Trong trường hợp này học sinh dễ nhầm lẫn là 2)
3.3.2. Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
 Đây là dạng toán thường xuyên áp dụng nên ngay từ đầu ta cần lưu ý cho học sinh để các em quan tâm nhiều hơn.
 Trong nội dung kiến thức cần truyền đạt cho học sinh thì dạng toán này có thể giải bằng nhiều cách khác nhau, song các bài luyện tập lại không yêu cầu giải bằng hai cách. Vì thế nên ta có thể hướng dẫn học sinh làm quen với một cách, sau đó mới giới thiệu cách thứ hai. Thí dụ ta có thể hướng dẫn các em tìm số bé trước.
 Số bé = ( Tổng – Hiệu ) : 2
 Số lớn = (Tổng + Hiệu ) : 2
Đối với dạng toán này một số em khá giỏi chỉ cần đọc đề bài, sau đó xác định đâu là tổng, đâu là hiệu, các em áp dụng công thức rồi tìm ra câu trả lời của bài toán.
Tuy nhiên, đối với học sinh trung bình, yếu ta cần hướng dẫn bằng sơ đồ đoạn thẳng để các em tìm ra cách giải.
Ví dụ: Một lớp học có 28 học sinh. Số học sinh trai hơn số học sinh gái là 4 em. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh trai, bao nhiêu học sinh gái?
Tóm tắt:
Hướng dẫn học sinh giải: Ta xem đoạn thẳng dài hơn biểu thị số học sinh trai, đoạn thẳng ngắn hơn biểu thị số học sinh gái. Tổng chính là cả hai đoạn thẳng cộng lại. 
Nếu ta lấy tổng số học sinh trừ đi hiệu số học sinh ta được hai lần số học sinh nào? ( hai lần số học sinh gái)
 Vậy muốn tìm số học sinh gái ta còn phải làm gì nữa? ( Lấy hai lần số học sinh gái chia 2). Đến đây ta có tìm được số học sinh trai không? Em hãy tìm cách tính dễ nhất ( Số học sinh gái cộng với 4 em).
Tuy nhiên bước giải cuối cùng “ tìm số học sinh trai nhiều em lại áp dụng công thức tìm số lớn bằng cách ( Tổng + Hiệu) : 2”. Nên giáo viên cần hướng dẫn các em tìm cách tính dễ nhất, nhanh nhất.
* Phần trực quan tóm tắt bằng sơ đồ là điểm tựa trong trí nhớ của học sinh. Nó sẽ giúp các em dễ nhớ và nhớ lâu về công thức áp dụng tính cho dạng toán này. Giúp các em mở rộng tư duy tìm cách giải cho các dạng bài khác nữa. Vì vậy giáo viên phải dặn dò học sinh luôn phải tóm tắt đối với dạng toán này. Vì có tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng như thế ta mới dễ dàng nhận ra cách giải.
* Qua một năm áp dụng biện pháp nêu trên tôi thấy hiệu quả thật đáng khích lệ. Số lượng học sinh giỏi tăng lên. Đa số các em đã có ý thức học tập, tự giác làm bài, biết giúp đỡ lẫn nhau. Chất lượng môn Toán được nâng cao rõ rệt. Cụ thể:
Năm học
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Ghi chú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2009- 2010
30
3
8 
14
5
Đầu năm
30
5
12
11
2
Cuối kì I
30
6
13
11
0
Cuốinăm
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 - Giáo viên phải luôn quan tâm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp mình. Đồng thời phải nắm được trình độ nhận thức của từng học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Đặc biệt tạo cho học sinh có thói quen thực hiện các bước khi giải bài toán có lời văn:
 + Đọc kĩ đề bài trước khi làm bài.
 + Tóm tắt và suy nghĩ để tìm cách giải.
 + Trình bày bài giải.
 + Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
Giaó viên nên tích luỹ kinh nghiệm qua từng bài, từng tiết học để lần sau dạy các em dễ nhớ, dễ hiểu hơn, hiệu quả bài học cao hơn.
Thường xuyên quan tâm, theo dõi học sinh yếu để có kế hoạch phụ đạo. Luôn khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.
Tuần tự việc làm trên lớp của giáo viên là: giao nhiệm vụ, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra đánh giá. Khâu giao nhiệm vụ cho học sinh có nghĩa là em nào cũng nắm được yêu cầu bài tập. Khi hướng dẫn thực hiện, giáo viên cần chia mức độ để phù hợp với đối tượng học sinh . Cần giúp đỡ học sinh yếu bằng câu hỏi gọi mở. Trong quá trình tiến hành phải tăng dần mức độ làm việc độc lập của học sinh.
Khâu kiểm tra đánh giá rất quan trọng, nó vừa kích thích hứng thú học tập cho học sinh, vừa cho học sinh mẫu sản phảm tốt nhất nên giáo viên phải nắm chác lời giải đúng nhất và có cách giải hay nhất, chính xác nhất, kịp thời khuyến khích những em tư duy tốt.
PHẠM VI ỨNG DỤNG:
Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm cụ thể của tôi về vẩn đề nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 Trường tiểu học 2 Sông Đốc. Với biện pháp này sẽ có tiền đề để tiếp tục dạy môn Toán ở lớp 5 đạt kết quả tốt, đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi cao hơn.
 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
 Đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4” đã khép lại nhưng nó mở ra cho ta thấy việc dạy Toán hay bất cứ môn nào khác dựa trên tính tích cực của học sinh là vấn đề rất cần thiết hiện nay. Nó đòi hỏi người giáo viên cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đảm bảo mục tiêu cuối cùng của nhà trường là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện.
 Từ đó, ta thấy được vai trò của người giáo viên rất quan trọng, chính người giáo viên là người hướng dẫn, gợi mở cố vấn trong các hoạt động học tập, người mở ra khả năng tiềm ẩn của học sinh.
 Qua đề tài này, tôi mong muốn góp một phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 . Tuy nhiên, trong quá trình viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của quý thầy cô.
 Sông Đốc, ngày 10 tháng 8 năm 2011
 Người viết sáng kiến
 Nguyễn Biên Thùy

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN LOP4 HUONG DAN HOC SINH GIAI TOAN CO LOI VAN.doc