Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảng dạy phân mền chính tả Lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Khừa huyện Mộc Châu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảng dạy phân mền chính tả Lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Khừa huyện Mộc Châu

Môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ quan trọng vào bậc nhất là trau dồi ngôn ngữ cho học sinh, trang bị cho học sinh những tri thức Việt ngữ học và quy tắc sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp.

Trong các phân môn của bộ môn Tiếng Việt, chính tả là một trong những phân môn có vai trò quan trọng, bởi đây là phân môn hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng viết. Rèn chữ viết chính tả cung cấp cho học sinh biết quy tắc chính tả và thói quen viết chữ ghi âm Tiếng Việt đúng và chuẩn. Nắm vững chính tả học sinh mới có thể nói được, viết được, nói hay, viết hay góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc ta.

Sự thống nhất chính tả thể hiện tính thống nhất của một ngôn ngữ. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị trở ngại giữa các địa phương, cũng như giữa các thế hệ với nhau.

Mục tiêu đầu tiên của giáo dục tiểu học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng “đọc thông, viết thạo”. Giải quyết lỗi chính tả trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra.

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảng dạy phân mền chính tả Lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Khừa huyện Mộc Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 4 
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG KHỪA HUYỆN MỘC CHÂU”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ quan trọng vào bậc nhất là trau dồi ngôn ngữ cho học sinh, trang bị cho học sinh những tri thức Việt ngữ học và quy tắc sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp.
Trong các phân môn của bộ môn Tiếng Việt, chính tả là một trong những phân môn có vai trò quan trọng, bởi đây là phân môn hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng viết. Rèn chữ viết chính tả cung cấp cho học sinh biết quy tắc chính tả và thói quen viết chữ ghi âm Tiếng Việt đúng và chuẩn. Nắm vững chính tả học sinh mới có thể nói được, viết được, nói hay, viết hay góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc ta.
Sự thống nhất chính tả thể hiện tính thống nhất của một ngôn ngữ. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị trở ngại giữa các địa phương, cũng như giữa các thế hệ với nhau.
Mục tiêu đầu tiên của giáo dục tiểu học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng “đọc thông, viết thạo”. Giải quyết lỗi chính tả trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra.
Đối với học sinh bậc tiểu học việc rèn để các em viết đúng, viết chuẩn là vấn đề vô cùng cần thiết. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 4, lớp gần cuối của bậc tiểu học, số lượng môn học nhiều hơn vì lẽ đó các em chỉ tập trung vào viết đủ chữ nên việc sai lỗi chính tả khi viết và trình bày bài chưa khoa học là khá phổ biến.
Ở trường tiểu học Chiềng Khừa phần lớn học sinh là con em dân tộc Thái, và H'mông các em nói tiếng phổ thông còn chưa rõ và phát âm chưa đúng dẫn đến việc viết chữ cũng sai rất nhiều.
Qua nhiều năm giảng dạy tại trường tôi thấy nhiều học sinh khi viết chính tả chỉ chú ý nghe giáo viên phát âm để viết đúng chữ, chứ chưa coi trọng nghĩa của từ, hoặc các em viết theo cách đọc của phát âm tiếng mẹ đẻ, do đó các em chỉ nghe để viết đủ, đúng chữ ở tất cả các môn học nhưng thực sự các em viết còn mắc lỗi chính tả khá nhiều. Vì lẽ đó dạy chính tả trong trường tiểu học có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển trí thông minh, khả năng tư duy (vì phải sử dụng các thao tác như phân tích, so sánh đối chiếu, khái quát hoá và trừu tượng hoá để rút ra quy tắc chính tả) và khả năng ghi nhớ máy móc cho các em. Góp phần giáo dục ý chí và đức tính tốt như tính kỉ luật, tính cẩn thận, cần cù, nhẫn nại, óc thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp khi giao tiếp.
Xuất phát từ những lí do trên và qua thực nghiệm thực tế đối với 14 học sinh của lớp 3A trường tiểu học Chiềng Khừa năm học 2010-2011 do tôi chủ nhiệm. Tôi mạnh dạn tìm hiểu tiếp và đưa ra “ Một số biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Khừa - huyện Mộc Châu” trong năm học 2011- 2012. Vì có viết đúng chính tả học sinh mới có điều kiện để học tốt các môn học khác và cũng là tiền đề để các em bước vào lớp học cuối cấp của bậc Tiểu học.
II. Nhiệm vụ của đề tài:
	Tìm và đưa ra một số biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4 góp phần 
trang bị cho những cơ sở lí luận, vào việc hoàn thiện nội dung và phương pháp dạy chính tả ở bậc tiểu học nói chung, dạy chính tả lớp 4 nói riêng:
Tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi để xác định nội dung dạy học chính tả.
Phân tích thực trạng lỗi chính tả về âm, vần, dấu thanh.
Bổ sung nguyên tắc chính tả cho học sinh.
Xây dựng bài tập khắc phục lỗi chính tả cho học sinh.
Giáo viên phải gương mẫu về chữ viết và phát huy tính tích cực của học sinh khi chấm, chữa bài viết cũng như bài tập chính tả.
III. Đối tượng nghiên cứu. 
	Giáo viên lớp 4.
	Học sinh lớp 4A trường tiểu học Chiềng Khừa.
	Lớp 4A : 19 học sinh, do tôi Lường Văn Thành chủ nhiệm.
	Các em học sinh lớp 4A do tôi thực nghiệm hầu hết là con em dân tộc, các em đều ngoan ngoãn biết vâng lời thầy, cô giáo, vâng lời cha mẹ, đoàn kết với bạn bè, biết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
	Tổng số học sinh lớp 4A là: 19 học sinh.
	Trong đó:
	Học sinh nam	: 10 em
	Học sinh nữ 	: 9 em
	Dân tộc Kinh 	: 1
	Dân tộc Thái 	: 14 em
	Dân tộc H’mông	: 4 em.
	Khuyết tật ngôn ngữ : 0 em.
	IV. Phương pháp nghiên cứu.
	1. Phương pháp khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh.
	2. Phương pháp thống kê, phân tích.
	3. Phương pháp thực nghiệm.
	4. Phương pháp đối chiếu và so sánh kết quả sau khi vận dụng các biện pháp trên.
	V. Tài liệu nghiên cứu.
	1. Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1+ 2.
	2. Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4, tập 1+ 2.
	3. Để học tốt Tiếng Việt 4 tập, 1: Ngô Trần Ái, Nguyễn Qúy Thao (chủ biên) Nhà xuất Báo Giáo Dục và Thời đại.
	4. Bồi dưỡng học Văn - Tiếng Việt tiểu học: Nguyễn Kim Dung – Hồ Thị Vân Anh: Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
	5. Bài tập thực hành trắc nghiệm Tiếng Việt 4, tập 1, 2 : Đinh Ngọc Bảo (chủ biên), Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
	6. Sổ tay chính tả Tiếng Việt tiểu học: Nguyễn Đình Cao, Nhà xuất bản Giáo Dục.
	7. Dạy và học chính tả ở tiểu học, Hoàng Văn Thung- Đỗ Văn Thảo, Nhà xuất bản Giáo Dục.
	8. Chữa lỗi chính tả cho học sinh, Phan Ngọc, Nhà xuất bản Giáo Dục.
9. Giúp em luyện chữ đẹp lớp 4, tập 1: Nhà xuất bản Giáo Dục.
	VI. Thời gian nghiên cứu.
Từ năm học 2010-2011 đến hết năm học 2011—2012.
B. NỘI DUNG.
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN.
	Tiếng Việt là ngôn ngữ chung thống nhất trên toàn đất nước Việt Nam, nhưng mỗi vùng đều có sự khác biệt nhiều cách phát âm của từng địa phương khác nhau.Những cách phát âm đó làm cho Tiếng Việt thêm giàu đẹp, phong phú. Cho nên khi đối thoại người ở các vùng miền trên đất nước ta đều nghe và hiểu được. Nhưng mặt khác của sự khác biệt về phát âm giữa các địa phương lại dẫn đến tình trạng viết sai chính tả do phát âm. Trong cuộc sống của con người, cụ thể là người Việt Nam không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà còn giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Như trong lĩnh vực học tập nghiên cứu tài liệu cũng như việc giao tiếp giữa những người ở xa nhau, hoặc giữa các thế hệ đời trước với đời sau. Tiếng Việt là công cụ để giao tiếp tư duy và học tập, trong thực tế cuộc sống của con người, người ta vẫn thường có câu: “Văn hay không bằng chữ tốt”. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là làm sao phải đảm bảo được người đọc hiểu đúng hoàn toàn ý nghĩa, nội dung trong văn bản của người viết. Viết đúng chính tả là giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các môn học khác trong nhà trường. Để đạt được yêu cầu này trên lĩnh vực chữ viết phải được thể hiện một cách thống nhất trên từng con chữ, từng âm tiết Tiếng Việt. Nói một cách khác là mỗi âm vị sẽ được thể hiện bằng một hay một tổ hợp chữ cái đồng thời mỗi từ cũng có một cách viết nhất định, thống nhất trong cộng đồng người Việt.
	Về cơ bản chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết chính tả Tiếng Việt là thống nhất với nhau. Đọc như thế nào sẽ viết như thế ấy. Trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng ( viết đúng chính tả) bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói( hình thức chính tả nghe- viết). Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết. Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính tả (chính tả nghe – viết: tức là nghe đọc để viết lại) có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng lại có quy trình hoạt động trái ngược nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hoá văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Có như vậy, khi giao tiếp bằng ngôn ngữ, người đọc mới hiểu đúng hoàn toàn nội dung, ý nghĩa mà người viết gửi gắm, việc viết đúng thống nhất như thế còn gọi bằng thuật ngữ quen thuộc là: chính tả. Bởi theo nghĩa gốc thì “chính tả” tức là “ phép viết đúng” hay “ lối viết hợp với chuẩn”.
	Qua các bài viết chính tả rèn luyện cho học sinh “ có tính kỉ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ”.Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý Tiếng Việt, chữ viết, cách biểu thị tình cảm được thể hiện trong việc viết đúng chính tả.
	Xuất phát từ tính chất và tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả như thế nên phân môn chính tả đã được đưa vào chương trình giảng dạy của trường phổ thông. Cụ thể ở đây là các lớp bậc tiểu học, phân môn chính tả đã được giảng dạy ở tất cả các lớp trong bậc học tiểu học (trừ học kì I của chương trình lớp 1 là chưa dạy) với nhiều hình thức chính tả khác nhau: Từ chính tả nhìn bảng, nhìn sách để chép (ở cuối lớp 1 và đầu lớp 2) rồi đến chính tả so sánh, chính tả nghe- viết, chính tả nhớ-viết. Với những hình thức chính tả này giúp học sinh có thể hiểu về quy tắc chính tả để viết đúng chính tả. Tuy việc viết đúng chính tả là quan trọng và cần thiết như vậy nhưng thực tế việc dạy và học và học chính tả ở tất cả các lớp trong bậc học tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 trường tiểu học Chiềng Khừa nói riêng vẫn còn mắc nhiều lỗi khi viết chính tả. Đây là nhiệm vụ của người học sinh cần phải rèn luyện chữ viết sao cho đúng “chính tả” và cũng là trách nhiệm đặc biệt quan trọng của tập thể giáo viên trường tiểu học Chiềng Khừa nói chung và cá nhân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4, trách nhiệm đó đặc biệt cần chú trọng hơn.
CHƯƠNG II. NHỮNG THỰC TRẠNG.
	Trong thực tế giảng dạy chương trình môn Tiếng Việt, phân môn chính tả có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh các quy tắc viết đúng và rèn luyện để các em có kĩ năng, thói quen viết đúng chính tả, rèn luyện để các em có kỹ năng viết đúng quy trình con chữ, rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất: Tính kỷ luật, tính cẩn thận (vì phải viết thẳng hàng, ngay ngắn, đẹp đẽ). Đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt.
	Do xác định được vai trò và tầm qan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học, tôi đã tìm hiểu vấn đề này. Trước hết nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho các em. Viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc nói chung và học sinh lớp 4 trường tiểu học Chiềng Khừa nói riêng. Đồng thời cũng góp phần đúc rút kinh nghiệm và làm phong phú thêm một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Rèn cho học sinh có kỹ năng: đọc, nghe, nói, viết thành thạo. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4 trường Tiểu học Chiêng Khừa- Huyện Mộc Châu”.
	Qua thực tế thực nghiệm đề tài “ Một số bi ... h thứ hai: Học sinh đổi vở chính tả hay vở bài tập cho bạn ngồi kế bên để chữa lỗi (dùng bút chì gạch chân những lỗi mà bạn viết sai hay làm sai). Giáo viên khuyến khích học sinh đánh giá bài viết hay bài tập chính tả của bạn. Tiếp đó giáo viên thu bài, kiểm tra kết quả học sinh chữa lỗi chính tả, bài tập chính tả và đánh giá bài của bạn có chính xác không? giáo viên có thể gọi một số học sinh đối thoại trực tiếp vì sao lại đánh giá, ghi điểm bài của bạn mình như vậy và đặt ra một số câu hỏi gợi ý để hướng cho học sinh tìm những lỗi mà các em chưa chỉ ra được.
Việc trực tiếp ghi lại những lỗi mà mình hoặc bạn mình đã viết sai sẽ giúp các em khắc sâu và ghi nhớ lâu hơn những lỗi đó, những lần sau đó các em sẽ tự nhớ để viết đúng. Phần hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa vở bài tập, thông thường phần luyện tập giáo viên thường sử dụng chủ yếu hình thức luyện tập ở bảng lớp, kết hợp với vở bài tập nên còn nhiều hạn chế. Do đó đòi hỏi người giáo viên cần linh hoạt khi hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả, yêu cầu các em phải có năng lực tư duy cao hơn để không những làm tốt bài tập chính tả và tự chữa lỗi trong bài viết của mình cũng như của bạn mà còn biết vận dụng tốt vào các môn học khác.
Vì vậy trước khi luyện viết một bài chính tả giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát bài cần viết, để học sinh lưu ý phân biệt các hiện tượng chính tả, giải thích từ khó, nguyên tắc chính tả, Ngôn ngữ gắn liền với tư duy nên học sinh có hiểu mới viết đúng được và sửa lỗi trong bài một cách chính xác. Thêm vào đó khi chấm, chữa bài cho học sinh giáo viên cần chú ý đến cách trình bầy bài viết của các em sao cho khoa học, sạch, đẹp.
Ngoài một số biện pháp cơ bản trên, trong quá trình giảng dạy tôi còn vận dụng một số biện pháp khác như: Yêu cầu học sinh tự luyện viết ở nhà mỗi tuần ít nhất hai bài , tổ chức thi vở sạch, thi viết chữ đẹp, động viên các em kịp thời tạo cho các em niềm tin. Từ đó các em sẽ có ý thức học tập tốt hơn không riêng gì phân môn chính tả mà trong tất cả các môn học.
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI VẬN
DỤNG “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 4” VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Kết quả đạt được.	
Trong năm học 2011- 2012 vừa qua tôi đã cùng các đồng chí giáo viên trong khối 4 vận dụng 5 biện pháp trong đề tài vào việc giảng dạy phân môn chính tả cho học sinh. Sau một năm học kết quả được nâng lên rõ rệt. Học sinh biết cách trình bầy bài một cách khoa học hơn, chữ viết tương đối đều, đẹp, cẩn thận và ít sai lỗi chính tả. Điều đáng mừng hơn là khi học phân môn tập làm văn và các môn học khác các em có thói quen viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm có được kết quả như vậy tôi rất phấn khởi và tự tin với những thành công khi vận dụng các biện pháp này. Mặc dù trong kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, thiếu sót. Kết quả đạt được tuy còn rất khiêm tốn nhưng đã góp một phần nhỏ bé nâng cao chất lượng chữ viết của 19 học sinh trong lớp, do tôi chủ nhiệm. Qua các đợt kiểm tra trong năm học chất lượng viết chính tả của học sinh đạt được cụ thể như sau:
Tổng số học sinh được tham gia kiểm tra là: 19 em, với 19 bài kiểm tra, đây là kết quả rèn luyện của các em trong năm học 2011- 2012.
Stt
Thời gian kiểm tra
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
1
Giữa kì I (04/11/2011)
1/ 19 bài
2/ 19 bài
11/19 bài
5/19 bài
2
Cuối kì I (30/12/2011)
2/ 19 bài
3/ 19 bài
10/19 bài
3/19 bài
3
Giữa kì II(16/03/2012)
2/ 19 bài
6/ 19 bài
9/19 bài
2/19 bài
4
Cuối kì II(10/05/2012)
3/ 19 bài
7/ 19 bài
9/19 bài
0/19 bài
Trong học kì II năm học 2011-2012, Hội đồng khoa học Nhà trường( Ban giám hiệu Nhà trường) trực tiếp tới lớp 4A do tôi chủ nhiệm khảo sát chất lượng chữ viết của các em. Chữ viết của các em có nhiều tiến bộ xong vẫn còn nhiều em viết còn mắc những lỗi chính tả truyền thống như: ( l/đ; t/ th; v/ b; tr/ ch;iêc/iêt; ăn/ăng; inh/in; ac/at). Kết quả cụ thể như sau:
Tổng số bài kiểm tra: 19 bài 
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
3 / 19 bài
7 / 19 bài
9/ 19 bài
0/ 19 bài
B
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua hai năm học (2010-2011; 2011-2012) vận dụng các biện pháp vào giảng dạy phân môn chính tả, kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, các em viết bài chữ viết còn xấu, cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả,.. Xong tôi cũng nhận thấy đây là những bước tiến bộ cần phát huy, bản thân tôi tự coi những biện pháp đã vận dụng là cẩm nang cho bản thân để vận dụng vào giảng dạy trong những năm học tiếp theo. Qua đó tôi tự rút ra một số bài học kinh nghiệm cho bản thân.
1. Điều tra đối tượng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng viết sai chính tả ở học sinh
2. Từ việc nắm rõ nguyên nhân, tìm hiểu kĩ các lỗi sai thường mắc của học sinh để từ đó tìm ra phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh.
3. Đặc biệt quan tâm tới nguyên tắc chính tả để học sinh viết đúng.
4. Lưu ý đến cách cầm bút và tư thế ngồi viết của học sinh cũng như cách trình bày, cỡ chữ, ý thức giữ gìn sách vở của các em.
5. Đặc biệt lưu tâm đến việc chấm, chữa lỗi chính tả trong bài viết cũng như bài tập chính tả của học sinh.
C. KẾT LUẬN CHUNG.
Trên đây là những kết quả sau hai năm học bản thân tôi đã thu nhận được trong quá trình trực tiếp vận dụng đề tài” Một số biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”.Được sự quan tâm sát sao, góp ý chân thành của Hội đồng khoa học Nhà trường. Sự giúp đỡ của tập thể giáo viên trong khối 4 + 5. Tôi đã đạt được những kết quả như trên. Song tôi nhận thấy do kinh nghiệm của bản thân còn có hạn, chất lượng còn nhiều hạn chế, trong những năm học tiếp theo tôi sẽ tích cực nghiên cứu nhiều biện pháp hơn nữa để học sinh học phân môn chính tả đạt kết quả cao hơn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc rèn chữ viết cho học sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục toàn diện đồng thời tạo điều kiện nâng cao chất lượng chữ viết, rèn luyện thói quen cẩn thận, ý thức viết đúng chính tả cho các em học sinh dân tộc nói chung, các em học sinh dân tộc Thái, HMông thuộc xã Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu nói riêng.
Chiềng Khừa, ngày  tháng  năm 2012
	Người thực hiện đề tài
 Lường Văn Thành
Xác nhận của HĐKH Nhà trường.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Xác nhận của HĐKH Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mộc Châu.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
..
LỜI CẢM ƠN !
Có được thành công này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu Nhà trường đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực nghiệm đề tài.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong tổ 4+5 đã dành nhiều thời gian để lắng nghe cũng như có những đóng góp ý kiến quý báu để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Đặc biệt tôi chân thành cảm ơn 19 em học sinh của hai lớp 4A đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát chữ viết đầu năm học cũng như trong quá trình thực nghiệm đề tài.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trrường, các Thầy, Cô giáo, tập thể Hội đồng Sư phạm trường Tiểu học Chiềng Khừa và các em học sinh trong lớp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực nghiệp đề tài.
Mộc Châu, ngày 15 tháng 5 năm 2012.
	 Tác giả
	 Lường Văn Thành
MỤC LỤC
Stt
Nội dung công việc
Trang
01
02
03
04
05
06
07
 A.Phần mở đầu:
I. Lí do chọn đề tài
II. Nhiệm vụ của đề tài
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Tài liệu nghiên cứu
VI. Thời gian nghiên cứu
2
2
2
3
3
3
3
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
 B.Nội dung:
 Chương I: Những vấn đề về lí luận
 Chương II: Những thực trạng
 Chương III: Một số biện pháp giảng dạy phân môn chính
 tả lớp 4
 * Biện pháp thứ nhất: Tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi để
 xác định nội dung dạy học chính tả.
 * Biện pháp thứ hai: Phân tích thực trạng lỗi chính tả về
 âm, vần, dấu thanh. 
 * Biện pháp thứ ba: Bổ sung nguyên tắc chính tả cho học
 sinh.
 * Biện pháp thứ tư: Xây dựng bài tập khắc phục lỗi chính
 tả cho học sinh.
 * Biện pháp thứ năm: Giáo viên phải gương mẫu về chữ
 viết và phát huy tính tích cực của học sinh
 khi chấm, chữa bài viết cũng như bài tập 
 chính tả .
Chương IV:: Kết quả đạt được sau khi vận dụng “ một số
 biện pháp giảng dạy phân môn chính 4”và bài
 học kinh nghiệm.
4
4
5
6
6
8
11
12
17
20
18
 C.Kết luận chung
21
19
Lời cảm ơn
23

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giang_day_phan_men_ch.doc