Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi học phân môn Tập Đọc lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi học phân môn Tập Đọc lớp 4

Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước ta ngày càng giàu mạnh vững bước tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là một sự nghiệp của toàn dân, là nơi đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất và năng lực đề xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì thế mà mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam. Bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị học tiếp Trung học Cơ sở.

Đó là những mầm non tương lai của đất nước mà chúng ta cần phải bồi dưỡng giáo dục thật tốt làm cho những mầm non đó sau này trở thành trụ cột vững chắc góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, tươi đẹp hơn.

Vậy từ những vấn đề trên cho thấy phân môn Tập đọc cũng góp phần giúp cho học sinh hình thành nhân cách con người mới. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài:

“Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi học phân môn Tập Đọc lớp 4”.

 

doc 7 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi học phân môn Tập Đọc lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1/.Lý do chọn đề tài:
Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước ta ngày càng giàu mạnh vững bước tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là một sự nghiệp của toàn dân, là nơi đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất và năng lực đề xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì thế mà mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam. Bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị học tiếp Trung học Cơ sở.
Đó là những mầm non tương lai của đất nước mà chúng ta cần phải bồi dưỡng giáo dục thật tốt làm cho những mầm non đó sau này trở thành trụ cột vững chắc góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, tươi đẹp hơn.
Vậy từ những vấn đề trên cho thấy phân môn Tập đọc cũng góp phần giúp cho học sinh hình thành nhân cách con người mới. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài:
“Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi học phân môn Tập Đọc lớp 4”.
2/.Mục đích nghiên cứu:
Từ thực tế tình hình đổi mới sách Giáo Khoa lớp 4 và đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực , sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, có một đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
3/.Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi học phân môn Tập Đọc lớp 4”.
4/. Khách thể nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu có sự phối hợp của các giáo viên chủ nhiệm trong tổ khối 4, với hội cha mẹ học sinh của lớp, các ban ngành đoàn thể của trường và tất cả các em học sinh lớp 4A. Trường TH Phu Nhuan.
5/. Các phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu để hoàn thành đề tài đã sử dụng một số phương pháp như:
-Phương pháp điều tra.
-Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp thống kê xếp loại.
PHẦN NỘI DUNG
1/.Cơ sở lý luận:
a/.Cơ sở tâm sinh lý:
-Trong quá trình dạy học phân môn tập đọc lớp 4 thì mục đích cuối cùng của việc đọc là sự thông hiểu nội dung văn bản, có nhiều cấp độ tạo nên sự thông hiểu toàn bộ nội dung văn bản như sự hiểu nghĩa của từ ngữ, nghĩa của câu,của đoạn và toàn bộ văn bản . Sự thông hiểu văn gắn liền với các hoạt động của tư duy, phân tích, hệ thống hóa, phân loại, tổng hợp, khái quát. Do trình độ và năng lực tư duy mỗi người sẽ quyết định khã năng thông hiểu , nắm bắt nội dung văn bản nhanh nhạy chính xác.
b/.Cơ sở ngôn ngữ và văn học:
Các vấn đề ngôn ngữ văn học như chính âm, chính tả, ngữ điệu là cơ sở quan trọng cho việc xác định phương pháp dạy tập đọc nhằm
-Rèn kĩ năng đọc
-Trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống cho học sinh, cung cấp cho học sinh một số từ ngữ phong phú thuộc về nhiều chủ 
điểm giúp học sinh lớp 4 biết trình bày tư tưởng tình cảm của mình thêm phong phú hiểu biết thêm về con người, đất nước, dân tộc để các em tin yêu con người và cuộc sống . 
-Giáo dục thẩm mĩ và tình cảm mang lại cho học sinh tình cảm đạo đức cao cả, tình yêu đối gia đình, bè bạn, tình yêu quê hương đất nước
2/.Thực trạng vấn đề:
Trong thực tế giảng dạy phân môn tập đọc lớp 4 ở đầu năm học này tôi nhận thấy học sinh tiếp thu bài một cách máy móc thụ động chưa cảm nhận được những cái hay, cái đẹp của từng bài học, từng chủ điểm chỉ vì một lẽ học sinh chưa xác định được mục đích yêu cầu của các bài tập đọc vì chương trình thay sách giáo khoa mới tất cả các bài tập đọc đều gắn liền với các chủ điểm khác nhau, cụ thể là ở tuần 1, tuần 2 và tuần 3 thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân”. Ở tuần 4, tuần 5 và tuần 6 thuộc chủ điểm “Măng mọc thẳng”. Ở tuần 7, tuần 8 và tuần 9 thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”.
Trước tình trạng như vậy tôi chú ý theo dõi, quan sát tình hình học tập của học sinh trong từng tiết học nhất là những giờ tập đọc đầu tiên của năm học, tôi nhận thấy một số học sinh lơ là trong giờ học, ít giơ tay phát biểu, đọc bài chậm, lớp học không sinh động.
Từ kết quả cụ thể là trong đợt khảo sát chất lượng đầu năm về phân môn tập đọc cho thấy chất lượng như ở bảng số liệu sau:
Trước kết quả trên của học sinh tôi rất băn khoăn suy nghĩ. Từ đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các nguyên nhân sau:
- Đa số học sinh không có thói quen đọc bài và chuẩn bị trước câu hỏi ở nhà, mà ỷ lại vào việc sửa chữa của giáo viên ở trên lớp.
- Học sinh không biết lựa chọn ý để trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. Học sinh thường bê nguyên si cả một đoạn văn dài để trả lời do đó có nhiều ý thừa chứng tỏ học sinh chưa hiểu bài kĩ.
- Trong bài học học sinh không hình dung tưởng tượng, đặt mình vào vai các nhân vật của bài học nên lớp học nhàm chán thiếu thực tế, lớp học không sinh động, linh hoạt. Giáo viên thì thiếu đồ dùng để minh họa.
- Khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp trong các bài tập đọc của học sinh còn hạn chế.
3/.Các giải pháp để thực hiện thực trạng trên:
Để khắc phục những hạn chế của học sinh ở các lý do trên tôi nhận thấy khâu chuẩn bị của giáo viên luôn là tiền đề quan trọng và cần thiết nhất.
- Ở nguyên nhân do học sinh không có thói quen chuẩn bị bài (trả lời các câu hỏi ở mục tìm hiểu bài vào vở) và đọc bài trước ở nhà, ỷ lại vào việc sửa chữa của giáo viên trên lớp nên dẫn đến học sinh thụ động nhàm chán không cảm thụ được bài văn, bài thơ.
Để khắc phục tôi đã làm như sau:
+ Tổ chức học nhóm (học sinh khá kèm học sinh yếu) để giúp nhau soạn bài (những học sinh ở gần nhà nhau).
+ Kiểm tra đầu giờ để thi đua (tổ trưởng kiểm tra) đặc biệt thay đổi cách tính điểm. Trả bài điểm 10 trong đó bao gồm.
( Soạn bài mới 3 điểm ) .
( Chép bài mới nhằm rèn luyện kĩ năng viết 2 điểm ) .
( Trả lời đúng câu hỏi 5 điểm ) .
Với cách tính điểm, trả bài cũ của tôi phần nào phát huy được tính tích cực của học sinh vì để đạt điểm 10 các em phải cố gắng phấn đấu.
Cách làm trên tôi nhận thấy các em bắt đầu có ý thức học môn tập đọc. Vì có sự chuẩn bị tốt ở nhà nên các em rất tự tin giơ tay phát huy tính tự giác trong học tập, lớp học trở nên sinh động hơn. Nhưng các em phát biểu còn chưa sát với câu hỏi nhất là chưa sát với nội dung ý nghĩa của bài học để phù hợp với chủ điểm của bài. Đó là tồn tại lớn nhất khi tìm hiểu bài.
Các em không biết lựa chọn ý để trả lời câu hỏi đúng với trọng tâm mà thường bê nguyên si cả một đoạn văn dài để trả lời, do đó có nhiều ý thừa, chứng tỏ học sinh chưa hiểu kĩ bài.
Ví dụ: Trong bài tập đọc “ Người ăn xin” (Tiếng Việt 4 trang 30). 
Câu hỏi: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
- Với câu hỏi trên học sinh thường đọc cả một đoạn dài mà không biết lựa chọn ý để trả lời.
Tôi đã làm như sau: Tôi nêu lại câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc từng đoạn ngắn để xem ý của từng câu trong đó đó có hình ảnh của ông lão đáng thương không. Tức là tôi cho học sinh chọn cách loại dần.
Đoạn ngắn 1: “Lúc ấy tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi”.
Trong đoạn này có hình ảnh của ông lão không? (có: ông lão già lọm khọm).
Đoạn ngắn 2: “Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!”
Có hình ảnh ông lão không? (Có: Đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí).
Đoạn ngắn 3: “Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp”.
Có hình ảnh của ông lão không? (Có: bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin)
Tiếp tục những câu còn lại làm tương tự như trên.
Cuối cùng học sinh sẽ thấy ngay câu nào, ý nào là chính xác nhất phù hợp với câu hỏi. Dần dần học sinh không còn bê nguyên si cả một đoạn văn mà các em đã biết lựa chọn các ý chính để trả lời.
Phần rút ra nội dung, ý nghĩa của bài tập đọc tôi đã cho các em thảo luận theo cặp (2 em ngồi cùng bàn) để tự trao đổi rút ra nội dung ý nghĩa của bài sau đó tôi gọi 4 – 5 cặp trao đổi trước lớp và định hướng cho học sinh ghi vào tập của mình.
Tương tự như cách làm trên với các bài tập đọc khác tôi thấy học sinh biến chuyển rõ ràng điều đó chứng tỏ học sinh hiểu bài một cách tích cực.
Đối với các bài tập đọc có lời đối thoại của các nhân vật như: (một người chính trực, những hạt thóc giống, chị em tôi, thưa chuyện với mẹ) học sinh không hình dung tưởng tượng, đặt mình vào vai các nhân vật nên lớp học thiếu thực tế, không sinh động việc tiếp thu bài không hứng thú.
Đối với các bài đó tôi không ngừng sưu tầm tranh ảnh, cảnh nào nhà trường có thì thôi còn không có tôi thường nhờ các giáo viên trong khối, hoặc giáo viên 
dạy mĩ thuật vẽ thể hiện nội dung của bài. Trong quá trình dạy tôi thường cho học sinh phân vai theo nhóm, theo tổ (ở phần đọc diễn cảm) để thu hút sự thưởng thức qua các giọng đọc theo kiểu phân vai. Cách làm đó tôi thấy học sinh rất hứng thú, lớp học rất sinh động và các em trở nên thích môn tập đọc hơn.
- Đối với các bài thơ như: “Tre Việt Nam, Gà trống và Cáo, Nếu chúng mình có phép lạ”.
Tôi cho học sinh thi đua đọc diễn cảm (ở phần đọc diễn cảm) để khích lệ những học sinh có năng khiếu và những học sinh có nhiều cố gắng. Tôi chú ý đến những học sinh thường phát âm sai (ở phần luyện đọc) để kịp thời uốn nắn.
Qua đó để khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách sau khi học sinh đọc xong bài thơ, bài văn tôi thường đặt thêm câu hỏi ứng dụng.
Ví dụ: bài “Tre Việt Nam”
Hỏi: Ở quê em có trồng tre không? Ở gia đình em cây tre thường dùng vào việc gì?
Tương tự giáo viên đặt nhiều câu hỏi ở các bài khác.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1/. Kết luận:
Qua thực hiện cách làm trên cho thấy kết quả cụ thể vào đợt kiểm tra môn Tập Đọc cuối học kỳ II có kết quả rất khả quan như bảng sau:
Tiếp tục biện pháp trên. Tôi tin rằng năm học 2012 - 2013 sẽ phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh hơn nữa.
2/.Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học của phân môn Tập đọc lớp 4 mới thay sách giáo khoa. Điều tôi tâm đắc nhất là mỗi tiết học đều mang lại hứng thú tích cực cho học sinh.
- Học sinh đến lớp học được đọc bài, tìm hiểu bài, xem trước bài ở nhà trước khi đến lớp.
- Mỗi tiết học, học sinh được học:
+ Rèn luyện kĩ năng đọc: đọc thầm, đọc thành tiếng, phát âm đúng từ ngữ và đọc diễn cảm bài văn, bài thơ.
+ Trao đổi vốn ngôn ngữ, bồi dưỡng kiến thức vào đời sống.
+ Giáo dục tình cảm và mĩ cảm.
Trong đó nổi bật những ưu điểm:
+ Các em rất tích cực học tập, ham thích, chờ đợi giờ tập đọc.
+ Phát huy được năng lực chủ động sáng tạo của học sinh.
+ Tiết học sinh động hơn, học sinh tiếp thu bài nhanh và biết liên hệ thực tế với bản thân qua bài tập đọc.
Kinh nghiệm còn cho thấy, muốn tạo không khí vui tươi sôi nổi trong giờ học tập đọc giáo viên cần tránh áp đặt kiến thức nặng nề về truyền đạt, mà phải gợi ý để học sinh tìm hiểu và khám phá.
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tập đọc chúng ta có thể cải tiến bằng nhiều cách.
Khâu chuẩn bị: phải đọc bài và soạn bài ở nhà.
Khâu luyện đọc: Chú ý rèn luyện uốn nắn học sinh đọc chậm còn phát âm sai.
Cho học sinh đọc câu khó, ngắt nghỉ đúng. Nhất là những câu dài cần lưu ý cho học sinh nghỉ ngắt hơi. Giáo viên kịp thời tuyên dương khích lệ những học sinh đọc tiến bộ.
Khâu tìm hiểu bài: giáo viên gợi ý, định hướng để học sinh biết lựa chọn ý đúng trọng tâm câu hỏi không được bê nguyên si cả đoạn văn khi trả lời. Giáo viên cần đặt thêm câu hỏi để học sinh tự liên hệ bản thân.
Để đạt được kết quả trên: Giáo viên phải nghiên cứu tài liệu, tự rèn luyện mình, học hỏi thêm ở đồng nghiệp.
Phải có tính kiên trì bền bỉ, nắm được mục đích yêu cầu cụ thể từng bài học.
Sử dụng đồ dùng trực quan ứng với mỗi bài học.
Tuyên dương khen thưởng khích lệ những học sinh có câu trả lời ngắn gọn dễ hiểu.
- Phối hợp các phương pháp nhịp nhàng, khoa học.
Vì thế, là một giáo viên tôi luôn nhiệt tình, kiên nhẫn, thương yêu học sinh, luôn có sự đầu tư suy nghĩ, trao dồi kiến thức, bằng cách học hỏi đồng nghiệp, tham khảo sách báo Để có chiều sâu, chiều rộng về kiến thức, góp phần đào tạo những học sinh ngoan, giỏi. Góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn, văn minh hơn vững bước trên con đường xây dựng CNXH.
3/.Đề xuất kiến nghị:
- Đối với nhà trường:
+Cung cấp sách giáo khoa kịp thời cho các em nghèo không có điều kiện mua sách
+Có nhiều sách tham khảo để giáo viên nghiên cứu.
- Đối với phụ huynh học sinh: cần nhắc nhở động viên con em mình thường xuyên về nề nếp học tập ở nhà, có sự kiểm tra thường xuyên xem các em có chép bài đầy đủ không? Có đọc bài trước khi đến lớp không? Sách giáo khoa có đầy đủ không?
- Đối với học sinh
+Chuẩn bị kĩ bài mới trước ở nhà do giáo viên chủ nhiệm phân công
+Chú ý lắng nghe thầy cô giảng dạy và mạnh dạn phát biểu ý kiến
+Chỗ nào chưa hiểu thì mạnh dạn hỏi thầy, hỏi bạn
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ tôi đúc kết được trong quá trình dạy học, kính mong Hội đồng khoa học và các anh chị đồng nghiệp góp ý cho tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Ý kiến của BGH trường Phu Nhuan, ngày 20 tháng 05 năm 2012
 Người viết	 

Tài liệu đính kèm:

  • docoKKN Đăng LOP 4.doc