B. PHẦN NỘI DUNG:
I- DẪN NHẬP:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói: “Việt Nam có bước lên đài vinh quang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không là nhờ phần lớn vào công học tập của các cháu”. Đúng vậy! Vì chính các cháu là những chủ nhân tương lai của đất nước, mà chỉ có những con người có hiểu biết, có giáo dục mới có thể làm chủ bản thân, làm chủ gia đình và lớn hơn là làm chủ đất nước. Nhất là trong thời đại hiện nay- thời đại bùng nổ thông tin, Việt Nam đã gia nhập WTO; tất cả các hoạt động được mở rộng quan hệ, giao lưu với các nước trên toàn thế giới. Nếu kém hiểu biết, chúng ta sẽ bị đẩy lùi ra khỏi các kĩ thuật khoa học, các thông tin rất cần thiết cho cuộc sống hiện đại. Để tiếp sức cho thế hệ trẻ của chúng ta bước vào cuộc sống tốt hơn, không còn cách nào khác đó chính là vấn đề giáo dục.
Nếu nói rằng: Tiểu học là bậc học nền tảng cho tất cả các cấp học khác, thì cũng phải nói rằng: Tiếng Việt là môn học khởi đầu làm nền tảng cho tất cả các môn học khác. Ở Tiểu học, có đọc viết được, các em mới hiểu các vấn đề khác như khoa học, lịch sử .
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM Ñeà taøi: “MOÄT SOÁ BIEÄN PHAÙP REØN KÓ NAÊNG ÑOÏC HIEÅU CHO HOÏC SINH LÔÙP BOÁN”. A. PHẦN LÍ LỊCH: Họ và tên: Ngô Thị Bích Thủy Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Trưng Vương. Tên đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU CHO HS LỚP BỐN”. B. PHẦN NỘI DUNG: I- DẪN NHẬP: Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói: “Việt Nam có bước lên đài vinh quang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không là nhờ phần lớn vào công học tập của các cháu”. Đúng vậy! Vì chính các cháu là những chủ nhân tương lai của đất nước, mà chỉ có những con người có hiểu biết, có giáo dục mới có thể làm chủ bản thân, làm chủ gia đình và lớn hơn là làm chủ đất nước. Nhất là trong thời đại hiện nay- thời đại bùng nổ thông tin, Việt Nam đã gia nhập WTO; tất cả các hoạt động được mở rộng quan hệ, giao lưu với các nước trên toàn thế giới. Nếu kém hiểu biết, chúng ta sẽ bị đẩy lùi ra khỏi các kĩ thuật khoa học, các thông tin rất cần thiết cho cuộc sống hiện đại. Để tiếp sức cho thế hệ trẻ của chúng ta bước vào cuộc sống tốt hơn, không còn cách nào khác đó chính là vấn đề giáo dục. Nếu nói rằng: Tiểu học là bậc học nền tảng cho tất cả các cấp học khác, thì cũng phải nói rằng: Tiếng Việt là môn học khởi đầu làm nền tảng cho tất cả các môn học khác. Ở Tiểu học, có đọc viết được, các em mới hiểu các vấn đề khác như khoa học, lịch sử. Trong chương trình Tiểu học- Tập đọc lả một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng, nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc- hiểu, một kĩ năng quan trọng bậc nhất đối với học sinh Tiểu học. Trong thực tế, dạy học một bài tập đọc gồm có hai phần lớn , đó là: luyện đọc và tìm hiểu bài. Hai phần này có thể tiến hành cùng một lúc đan xen nhau hoặc cũng có thể tách riêng từng phần, tùy theo từng bài mà GV lựa chọn. Dù dạy theo cách nào thì hai phần này cũng luôn có một mối quan hệ tương hỗ, khăng khít với nhau. Phần tìm hiểu bài giúp cho HS hiểu kĩ nội dung, nghệ thuật của bài, từ đó các em biết đọc diễn cảm. Ngược lại HS đọc hay , đọc diễn cảm để thể hiện nội dung bài, thể hiện những hiểu biết của mình xung quanh bài đọc. Như vậy, rèn kĩ năng đọc- hiểu trong bài tập đọc là rất quan trọng. Nó góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ vào đời sống và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho HS. Từ đó góp phần hình thành ở các em những phẩm chất, nhân cách tốt. Chính vì lẽ đó, năm học 2007- 2008 tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài: Một số biện pháp giúp HS lớp bốn nâng cao chất lượng đọc diễn cảm. Một phần chính của phân môn Tập đọc. Phần còn lại đó là kĩ năng đọc-hiểu – cái “phần” mà tôi đã tâm huyết từ lâu, luôn thôi thúc tôi phải làm được một điều gì đó trong suốt những năm học đổi mới vừa qua. Với mong muốn giúp các em học tốt hơn, hoàn thiện hơn phân môn Tập đọc nói riêng và tất cả các môn học khác nói chung. Đó chính là lí do mà tôi tiếp tục chọn đề tài trong năm học 2008- 2009 này, để tôi được đi hết “phần đường” còn lại. II. THUẬN LỢI- KHÓ KHĂN: 1) Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Sở GD; Phòng GD& ĐT và Ban Giám Hiệu nhà trường. Các cấp lãnh đạo đã tạo mọi điều kiện, đầu tư kịp thời về trang thiết bị, máy móc, đặc biệt chú trọng công tác chuyên môn. - Có được sự hỗ trợ, kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội, qua chi hội phụ huynh HS lớp 4/1 và địa phương. - Đa số gia đình phụ huynh HS quan tâm, trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảotạo điều kiện cho các em đọc thêm ở nhà. 2) Khó khăn: - Về bản thân tôi còn có phần hạn chế về năng lực sư phạm, nhất là đối với mảng công nghệ thông tin, chưa theo kịp với yêu cầu thực tế- nên đôi lúc tôi cũng còn cảm thấy lúng túng trong việc dạy đọc – hiểu cho các em. Đặc biệt ở những bài mang tính nghệ thuật cao, mang nhiều ý nghĩa hàm ẩn mà thời gian cho phép lại có hạn. - Về phía sách giáo khoa: một số câu hỏi diễn đạt dài dòng, HS khó định hướng, khó xác định câu trả lời. Một số câu hỏi lại quá khó với trình độ HS lớp bốn. - Về phía HS: + Đa số các em đọc chưa đạt mục tiêu của môn học, chưa nắm chắc được công cụ hữu hiện để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản (bài tập đọc) được học. Từ đó các em chưa rút ra được nội dung mà tác giả cần gửi gắm qua bài tập đọc. + Lớp tôi phụ trách năm học này là một lớp học đặc biệt với 02 HS lưu ban; 03 HS có vấn đề thần kinh (thiểu năng trí nhớ) – trong đó 02 em có vấn đề về ngôn ngữ (nói ngọng, phát âm không chuẩn). Vì vậy nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, nhất là phần trả lời các câu hỏi. III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Từ những thuận lợi và khó khăn trên, song để thực hiện mục tiêu giáo dục và thực hiện tốt cuộc vận động hai không với bốn nội dung của Ngành, tôi đã đề ra những giải pháp & biện pháp cụ thể sau đây: 1)Khảo sát thực tế: Để bắt tay vào thực hiện công việc theo ước muốn của mình, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát tình hình đọc – hiểu của HS lớp 4/1 gồm 31 em, kết quả cho thấy: - 02 em biết xác định đề tài của bài và biết suy nghĩ tìm ra điều tác giả muốn nói với người đọc. - 03 em đọc và dám nói lên ý hiểu của mình về nội dung chính của bài, chưa biết đúng sai ra sao. - 05 em biết thể hiện điều mình hiểu qua giọng đọc. - 07 em biết đọc và hiểu đúng một số chi tiết trong bài. - Còn lại các em đọc là chỉ để đọc mà thôi. Thậm chí có 01 em còn phải đánh vần, 01 em đọc người khác nghe không rõ. NHẬN XÉT: Từ kết quả trên, tôi nhận thấy rằng số HS có kĩ năng đọc – hiểu còn hạn chế. Các em chưa hiểu và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cáchđể hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn , bài thơ. 2) Những biện pháp cụ thể: Từ việc tìm hiểu các nguyên nhân cùng với những nhận xét rút ra qua kết quả khảo sát thực tế, tôi đã tiến hành dần từng biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên để giúp HS nâng cao chất lượng đọc- hiểu. 2.1. Giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ mới: * Để hướng dẫn HS tìm hiểu bài đạt kết quả tốt, ngay từ khi yêu cầu HS tiếp cận văn bản nhằm mục đích đọc đúng (luyện đọc), GV cần giúp các em hiểu nghĩa của một số từ ngữ có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc- hiểu (từ ngữ được chú giải trong sách giáo khoa, từ ngữ phổ thông mà HS địa phương chưa quen, từ ngữ đóng vai trò quan trọng để hiểu nội dung bài đọc). * Đối với những từ ngữ đã được chú thích trong sách giáo khoa: GV không nhất thiết phải yêu cầu HS trình bày tất cả các từ ngữ này mà có thể sàng lọc, chọn một số từ ngữ khó để giải thích cho rõ. Biện pháp thực hiện là tổ chức cho HS đọc thầm nội dung chú thích trong sách giáo khoa rồi trình bày lại. * Đối với những từ ngữ khác trong bài khó hiểu, những từ “chìa khóa” mang ý nghĩa cơ bản, GV có thể hướng dẫn HS giải thích bằng các biện pháp như sau: - Dùng các từ cùng nghĩa, trái nghĩa hoặc từ ngữ thông dụng ở địa phương để giải nghĩa. - Đặt câu với từ ngữ ấy (có nghĩa là dùng từ đó trong một văn cảnh cụ thể). - Miêu tả sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm hoặc tính chất được gọi tên bằng từ ngữ đó. VÍ DỤ: + Bài “Chú Đất Nung”- TV4, tập 1; Với HS vùng Nam Bộ gia đình các em chưa phải dùng đống rấm để giữ lửa, cũng không quen sử dụng từ “cời”. Vì vậy tôi phải giải nghĩa từ “đống rấm” dựa vào chú giải sách giáo khoa, song cũng cần nói thêm tác dụng của đống rấm, ông Hòn Rấm; rồi tìm từ đồng nghĩa “khều” để giải nghĩa từ “cời” (gạt vật vụn: tro, than ra bằng que) + Bài “Sầu riêng”- TV4, tập 2. Với từ “đam mê”, tôi hướng dẫn các em tìm từ thay thế như: thích thú ,yêu thích, khát khaoSau đó cho các em so sánh và thấy được “đam mê” là sự ham thích quá mức bao gồm cả sự yêu thích, khát khao và thèm muốn. Vì vậy trong câu văn này dùng từ “đam mê “ là chính xác nhất, hay nhất. Từ “đam mê” còn khẳng định sức hấp dẫn, giá trị quí hiếm của quả sầu riêng- đặc sản của miền Nam nước ta. Đây chính là ý nghĩa khái quát của bài đọc. + Bài “Truyện cổ nước mình”- TV4, tập 1. Từ “ đa tình” nghĩa trong bài là tấm lòng giàu tình cảm, luôn lo lắng quan tâm đến nhiều người, nhiều việc trong cuộc sống chứ không phải có nghĩa như trong câu: “Anh chàng đa tình”. + Bài “Hoa học trò”,TV4, tập 2. Với từ “đỏ rực” trong hình ảnh “một góc trời đỏ rực”- để giải nghĩa được từ này, trước hết tôi cho các em quan sát tranh. Từ hoạt động quan sát , các em có được nhận xét về màu sắc, đặc điểm, tính chất của hoa phượng nở rộ với số lượng rất nhiều. Từ đó, các em dễ dàng giải thích được “đỏ rực” có nghĩa là: đỏ thắm, tươi tắn và tỏa sáng ra xung quanh. 2.2. Giúp HS hiểu câu, đoạn quan trọng trong bài: * Không phải văn bản nào cũng chỉ gồm những câu đơn giản, có độ dài vừa phải dễ hiểu với tất cả HS. Một số văn bản có những câu văn có cấu trúc phức tạp mà GV thường chọn để luyện đọc thành tiếng. Phần lớn những câu này chứa đựng ý quan trọng thể hiện nội dung chính của bài. Ví dụ: Bài “Những hạt thóc giống” TV4, tập 1- có câu: “Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc sẽ bị trừng phạt”. Đây là câu văn có cấu trúc phức tạp. Đọc câu văn ta thấy rõ uy quyền của nhà vua chắc như đinh đóng cột, không một người dân nào dám trái lời - càng làm nổi bật đức tính trung thực và dũng cảm của cậu bé Chôm. Hoặc: Bài “Hoa học trò”, có câu: “ Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau”. Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm, tác giả đã cho ta cảm nhận được hoa phượng nở với số lượng rất nhiều , rất lớn và rất đẹp. Đó chính là loài hoa gần gũi, thân thiết, gắn liền với những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Hoặc: Bài “Khuất phục tên cướp biển”, qua cặp câu: “Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú nhốt chuồng”. GV cần hướng dẫn cho các em thấy được hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển. Từ đó HS sẽ tự rút ra được nội dung bài và khẳng định một chân lý đó là: sức mạnh chính nghĩa bao giờ cũng thắng sự hung tàn,bạo ngược. * Đoạn là yếu tố trực tiếp cấu thành bài. Để hiểu bài,các em phải hiểu đoạn. Để hiểu nghĩa của một đoạn, yêu cầu GV phải hướng dẫn các em xác định được đoạn. Đoạn là một phần của bài đọc ... hợp với chủ điểm học tập hoặc vượt quá khả năng nhận thức của các em). Ví dụ: - Bài “Người ăn xin” TV4, tập 1: Câu hỏi 1: Hình ảnh ông lão đáng thương như thế nào? Các em thường đọc cả đoạn văn để trả lời chứ không chịu phát huy năng lực tư duy của bản thân. Vì vậy cần thay bằng câu hỏi: Tìm những từ ngữ miêu tả ông lão ăn xin? Em có nhận xét gì về ông lão? Hoặc bài: “Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi” TV4,tập 1: Câu hỏi 2: Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào? Có thể thay bằng câu hỏi: Bạch Thái Bưởi đã làm gì trước sự cạnh tranh của các chủ tàu người nước ngoài? - Bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” TV4, tập 1 (tiết 2): + Câu hỏi 2: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ? GV có thể chia thành các câu hỏi nhỏ: Dế Mèn đã hành động như thế nào khi thấy chúa trùm nhà nhện? Dế Mèn đã dùng lời lẽ nào để ra oai? Thái độ của bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn? + Câu hỏi 4: Để tạo điều kiện thuận lợi cho HS lựa chọn một danh hiệu phù hợp nhất tặng cho Dế Mèn, GV cần giải thích ngắn gọn về nghĩa của từng danh hiệu và chấp nhận danh hiệu do HS lựa chọn (vì mỗi danh hiệu đều ghi nhận những phẩm chất đáng ca ngợi ở Dế Mèn). Song, muốn khẳng định danh hiệu thích hợp nhất đối với Dế Mèn trong truyện là danh hiệu “HIỆP SĨ”, GV chỉ cần gợi ý bằng câu hỏi dẫn dắt cụ thể như: Với hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp nhằm chống lại áp bức , bất công luôn che chở, bênh vực, giúp đỡ kẻ yếu- Dế Mèn được tặng danh hiệu nào là thích hợp nhất? (hiệp sĩ). * GV có thể chuyển đổi câu trả lời miệng bằng hệ thống bài tập trắc nghiệm cho HS lựa chọn. Ví dụ: - Bài: “Nếu chúng mình có phép lạ”. Câu hỏi 1: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? Cần chuyển như sau: Việc lặp lại câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” ở đầu mỗi khổ thơ và khổ thơ cuối nói lên điều gì? Đánh dấu x vào câu em chọn là đúng: ¨ Đây là những ước mơ thiết tha của các bạn nhỏ. ¨ Nhằm để các bạn nhỏ mau thuộc bài. ¨ Nhằm để các bạn nhỏ chú ý đến bài thơ. - Bài “Người tìm đường lên các vì sao”. Câu hỏi 3: Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì? Hãy đánh dấu x vào ô vuông chỉ ý em cho là đúng: ¨ Do ông gặp nhiều may mắn. ¨ Do ông kiên trì không nản chí. ¨ Do ông được Sa hoàng tin tưởng.. 2.4. GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi( thực hiện bài tập) tìm hiểu bài: Đây là vấn đề quan trọng nhất trong phần hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Để đạt hiệu quả cao, GV cần phải quan tâm tới cách tổ chức có hệ thống , lô gíc. GV - người nghệ sĩ phải đưa ra được các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng bài dạy cũng như phù hợp với từng đối tượng HS mình phụ trách. Đặc biệt với bài dài, bài có nhiều từ mang tính nghệ thuật cao hoặc khó hiểu. Các biện pháp tôi đã áp dụng là: * Tổ chức HS làm việc cá nhân (đối với những câu hỏi, bài tập dễ). Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi, nhóm bàn, nhóm lớn, theo dãy, theo tổđể trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập (đối với những câu hỏi,bài tập khó hơn). * Tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức phong phú,sinh động khác nhau như: nêu miệng, thi đua tiếp sức, bảng con, bảng phụ, hoặc trên những đồ dùng dạy học tự làm * GV có thể trao đổi hoặc sửa lỗi cho HS, hoặc tổ chức để HS giải đáp thắc mắc cho nhau, bổ sung góp ý cho nhau, đánh giá lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu bài. * GV sơ kết, tổng kết ý kiến của HS và có thể ghi bảng những nội dung cần thiết. Ví dụ: Bài “Trăng ơitừ đâu đến?” TV4, tập 2. Câu hỏi 3: Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng được gắn với một đối tượng cụ thể đó là những gì? Những ai? + Với câu hỏi này, tôi yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi, đồng thời treo sơ đồ Mạng ý nghĩa trống lên bảng. + Sau thời gian thảo luận, GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Đồng thời GV viết (hoặc gắn những thẻ từ đã chuẩn bị sẵn) để hoàn chỉnh sơ đồ theo ý kiến của HS. MẠNG Ý NGHĨA CÁC ĐỐI TƯỢNG Mẹ Chú Cuội Chú bộ đội Sân chơi Quả bóng Đường hành quân Qua sơ đồ, GV giảng thêm: Để lý giải về nơi trăng đến, tác giả đã đưa ra những sự vật, con người rất gần gũi, thân thương đối với trẻ. Điều đó cho thấy: với tác giả, trăng thân thiết như người bạn và lớn hơn, đẹp hơn đó chính là tình yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả. Có như vậy, HS mới hiểu bài hơn, khắc sâu kiến thức hơn. Tương tự như thế với câu hỏi 2 bài “ Nếu chúng mình có phép lạ”; câu hỏi bài “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” 2.5. Giúp HS tìm ra nội dung chính của bài: Việc đọc hiểu chỉ xem là hoàn tất khi HS đã nắm nội dung chính của toàn văn bản. Lúc này HS phải hiểu được nội dung văn bản như một chỉnh thể. Để có kĩ năng làm rõ nội dung chính của văn bản, bằng những phương pháp và hình thức khác nhau, GV yêu cầu HS phải làm các công việc như sau: * Ghi nhớ sự kiện chính, ý chính của từng đoạn. * Tổng hợp ý chính của các đoạn theo lập luận của người viết thành ý chung cả bài. * Phát biểu ý chung này dưới dạng một vài câu mà lõi thông báo của câu là nội dung tổng quát của toàn văn bản. Ví dụ: - Bài “Ăng - co Vát” TV4, tập 2. HSchỉ cần dựa vào câu chủ đề để phát hiện nội dung chính: Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. Vì bài đọc được viết theo thể diễn dịch. - Bài “Ông Trạng thả diều” TV4, tập 1. Sau khi hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi, bài tập (SGK), để rút ra được nội dung chính của bài, tôi đã đưa ra câu hỏi: Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?; Đồng thời đính sơ đồ “Mạng nhân vật” lên bảng. HS suy nghĩ cá nhân, nêu ý kiến và nhận xét, bổ sung. GV kết hợp ghi (hoặc gắn các thẻ từ đã chuẩn bị sẵn) để hoàn chỉnh sơ đồ. MẠNG NHÂN VẬT TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN HIỀN Ham học Chịu khó Thông minh Sự quyết tâm tâm Có ý chí vượt khó Qua sơ đồ Mạng nhân vật trên bảng, HS dễ dàng nêu được nội dung chính của bài một cách chính xác, đầy đủ (Câu chuyện ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí, quyết tâm vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi). Tương tự như thế với các bài: Con sẻ, Văn hay chữ tốt, Người tìm đường lên các vì sao - Bài “Con chuồn chuồn nước” TV4, tập 2. Bài văn có hai đoạn, viết về vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước và vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, nhưng các em còn phải cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước của tác giả gửi gắm trong bài tập đọc. Dựa vào câu hỏi, bài tập đọc hiểu mà các em nêu được. Như vậy để hiểu rõ được nội dung bài đọc, GV cần quan tâm hướng dẫn HS dựa vào các yếu tố của văn bản như: tên chủ đề, tên bài, tranh ảnh, từ ngữ, câu đoạn, những biện pháp nghệ thuậttrong bài. Tuy nhiên không phải bài nào chúng ta cũng phải quan tâm đến tất cả các vấn đề đó mà tùy thuộc vào từng bài, tùy thuộc trình độ HS mà tập trung đặt ra trọng tâm tìm hiểu sao cho học xong chương trình, các em có kĩ năng đọc hiểu cơ bản. Các em biết sử dụng công cụ đọc khá thành thạo để tiến hành hoạt động đọc không những trong giờ tập đọc mà còn học tập các môn khác và đọc để tự học suốt đời. IV- KẾT QUẢ: Năm học 2008-2009 này, với một số kinh nghiệm thực tế tôi đã thực hiện và được trình bày ở trên. Tôi nhận thấy các em có nhiều tiến bộ. Tiết tập đọc đã trở nên sinh động, nhẹ nhàng hơn. HS đã chủ động, tích cực nêu lên ý kiến, hiểu biết của mình trước tập thể. Cùng với sự tiến bộ về đọc hiểu, các em cũng học tốt hơn các môn học khác như : kể chuyện, tập làm văn, toánKết quả học tập ngày một nâng lên, những con số mà HS của tôi đạt được có phần tròn trịa, đáng yêu hơn. Cụ thể như sau: Phần đọc hiểu: Thời gian Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3 Điểm 2 Điểm 1 Ghi chú Cuối HK1 9 11 3 7 1 Giữa HK2 16 9 5 1 0 Kết quả chung: Thời gian Tiếng Việt Toán Ghi chú G K TB Y G K TB Y Cuối HK 1 13 12 4 2 9 7 9 6 Giữa HK 2 16 10 5 0 22 6 1 2 * Với 31 HS chỉ là một con số ít ỏi so với HS của trường, của toàn Thành phố Rạch Giá, song nó cũng là nguồn động viên lớn đối với tôi. Những kinh nghiệm nhỏ bé này như một tài sản quý báu trong việc rèn đọc hiểu cho HS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. V- KẾT LUẬN: Giáo dục là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân trên mọi miền đất nước mà giáo dục Tiểu học là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp phát triển của toàn Ngành. Để đáp ứng nhu cầu trên thì vấn đề chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy đọc hiểu cho HS Tiểu học nói riêng là một vấn đề rất quan trọng. Muốn đạt được kết quả cao thì người làm công tác giáo dục và đặc biệt là GV trực tiếp đứng lớp cần phải: - Nhiệt tình say mê công tác, say mê sự nghiệp giáo dục, tâm huyết với nghề, coi HS cũng như chính con em của mình. - Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm nhất định và năng động, sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt là thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay - giáo án điện tử đã đến với từng trường, từng thầy cô. - Nắm chắc quy trình dạy học từng môn, phân môntrong trường Tiểu học. - Với môn Tiếng Việt, GV phải có hiểu biết về đặc điểm riêng của từng vùng miền, từng đối tượng HS. Và nhất là phải có khả năng nhất định về năng lực cảm thụ văn học. - GV phải có kế hoạch kèm cặp, phụ đạo và bồi dưỡng HS một cách cụ thể. Đồng thời cũng cần có những biện pháp động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS như: một lời khen dịu dàng, một tràng vỗ tay của cả lớp hay một phần thưởng nho nhỏ trong những tiết sinh hoạt cuối tuần - Thông tin, liên lạc chặt chẽ với phụ huynh HS về tình hình học tập của các em để gia đình hợp tác, tiếp tay trong việc kèm cặp, bồi dưỡng, quản lýtạo điều kiện cho HS được học tập, rèn luyện tốt hơn. Trên đây là một vài kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc kết được trong suốt quá trình giảng dạy ở chương trình lớp 4. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để tôi có thêm những kinh nghiệm cho chuyên môn cũng như phương pháp sư phạm giúp tôi phục vụ cho ngành được tốt hơn. Xin chân thành cám ơn. An Hòa, ngày 12 tháng 4 năm 2009 Người viết Ngoâ Thò Bích Thuûy ÑAÙNH GIAÙ XEÁP LOAÏI CUÛA HOÄI ÑOÀNG THI ÑUA TRÖÔØNG TIEÅU HOÏC TRÖNG VÖÔNG. SAÙNG KIEÁN XEÁP LOAÏI: ÑIEÅM: Rạch Giá, ngày tháng năm 2009. ÑAÙNH GIAÙ XEÁP LOAÏI CUÛA HOÄI ÑOÀNG THI ÑUA NGAØNH GIAÙO DUÏC. SAÙNG KIEÁN XEÁP LOAÏI: ÑIEÅM: Kiên Giang, ngày tháng năm 2009.
Tài liệu đính kèm: