Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4

 Rèn kĩ năng đọc là nhiệm vụ có tính chất đặc trưng của phân môn tập đọc. Gọi là nhiệm vụ có tính chất đặc trưng vì không có phân môn nào khác trong chương trình, ngoài phân môn tập đọc, thực hiện nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Các phân môn khác chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ.

 Như ta đã biết, đọc là tiến hành hoạt động chuyển chữ viết thành ngôn ngữ có âm thanh hặc không có âm thanh ( Nếu là đọc thầm). Hoạt động ấy được thực hiện nhờ có thị giác, óc và bộ máy phát âm được vận động theo quá trình tổng – phân – hợp để nhận mặt chữ. Quá trình ấy ở lớp dưới diễn ra chậm nhưng dần dần lên lớp trên, thao tác phân tích không còn nữa vì học sinh không cần đánh vần để đọc lên thành tiếng. Đọc cũng là tiến hành hoạt động nhận thức nhằm thông hiểu nội dung bài. Như đọc đúng, các em phải luyện đọc theo đúng quy tắc hướng dẫn của giáo viên.

 Hiện nay lượng thông tin càng lớn đối với học sinh tiểu học, có đọc tốt thì mới dễ dàng học được các môn khác. Do đó đọc thông chữ là một trong những mục tiêu quan trọng của học sinh tiểu học.

 

doc 16 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 829Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
 Lí do chọn đề tài Trang 
 1/ Đặt vấn đề 4 
 2/ Mục đích đề tài 5
 3/ Lịch sử đề tài 5
 4/ Phạm vi đề tài 5
 Nội dung công việc
 1/ Thực trạng đề tài 6
 2/ Nội dung cần giải quyết 6-7
 3/ Biện pháp giải quyết 8-13
 4/ Kết quả chuyển biến 14-15
 Kết luận
 1/ Tóm lược giải pháp 16
 2/ Phạm vi đối tượng áp dụng 16
Ï&Ï
Phần I
lý do chọn đề tài
1- Đặt vấn đề :
 ¯ Cơ sở lí luận :
 Rèn kĩ năng đọc là nhiệm vụ có tính chất đặc trưng của phân môn tập đọc. Gọi là nhiệm vụ có tính chất đặc trưng vì không có phân môn nào khác trong chương trình, ngoài phân môn tập đọc, thực hiện nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Các phân môn khác chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ.
 Như ta đã biết, đọc là tiến hành hoạt động chuyển chữ viết thành ngôn ngữ có âm thanh hặc không có âm thanh ( Nếu là đọc thầm). Hoạt động ấy được thực hiện nhờ có thị giác, óc và bộ máy phát âm được vận động theo quá trình tổng – phân – hợp để nhận mặt chữ. Quá trình ấy ở lớp dưới diễn ra chậm nhưng dần dần lên lớp trên, thao tác phân tích không còn nữa vì học sinh không cần đánh vần để đọc lên thành tiếng. Đọc cũng là tiến hành hoạt động nhận thức nhằm thông hiểu nội dung bài. Như đọc đúng, các em phải luyện đọc theo đúng quy tắc hướng dẫn của giáo viên.
 Hiện nay lượng thông tin càng lớn đối với học sinh tiểu học, có đọc tốt thì mới dễ dàng học được các môn khác. Do đó đọc thông chữ là một trong những mục tiêu quan trọng của học sinh tiểu học.
 ¯ Cơ sở thực tiễn :
 Nhưng qua thực tế giảng dạy trên lớp tôi nhận thấy việc đọc của các em chưa tốt. Các em thường phát âm một cách tự nhiên theo cách phát âm của địa phương, phát âm sai các phụ âm đầu, các phụ âm cuối, vần, các dấu thanh, giọng đọc không rõ ràng, không rành mạch, thừa tiếng, thiếu tiếng, chưa trôi chảy, chưa được diễn cảmhiện nay kĩ năng đọc của học sinh còn kém, mà kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng quan trọng mà cấp tiểu học cần rèn luyện.
 Qua tình hình trên một câu hỏi cứ nảy ra trong đầu : Làm thế nào để rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh?
 Đứng trước câu hỏi như thế đối vời bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp mang trong mình nhiều khát khao ước mơ với công việc của mình, muốn cống hiến một phần công sức nhỏ của mình vào sự nghiệp trồng người và mong muốn phát triển thêm kinh nghiệm để phục vụ cho việc giảng dạy của mình, đồng thời nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4” ( phân môn tập đọc ). Vì nếu rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh tốt, làm cơ sở cho học sinh học các môn học ở các lớp trên.
2- Mục đích đề tài :
 Để trở thành một người phát triển toàn diện thì cần phát triển toàn diện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Xuất phát từ nhu cầu đó, tôi chọn đề tài này nhằm mục đích giúp các em đầu tiên là đọc tốt , từ đó học tốt các môn còn lại.
3- Lịch sử đề tài :
 Đề tài này được hình thành qua việc nghiên cứu các giáo trình về phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt của bản thân. Bên cạnh đó tôi đã đi sâu thống kê thực trạng, tìm nguyên nhân, thể nghiệm những giải pháp cụ thể đối với học sinh lớp 4 tại địa phương nơi tôi công tác ( Trường tiểu học Nguyễn Thị Hạnh ) nhằm giúp các em đọc đúng theo yêu cầu của chương trình bậc tiểu học.
4- Phạm vi đề tài :
 Với đề tài này tôi nghiên cứu và áp dụng năm học 2007-2008 và năm học 2008-2009 với lớp 4/3 và 4/4 trường tiểu học Nguyễn Thị Hạnh – huyện Đức Hòa.
Phần II
Nội dung công việc
1- Thực trạng đề tài :
 Qua việc khảo sát tình hình đọc đầu năm của học sinh lớp 4/3 năm học 2007 – 2008 và học sinh lớp 4/4 năm học 2008 – 2009 ở trường tiểu học Nguyễn Thị Hạnh thu được kết quả như sau :
– Năm học 2007 – 2008 lớp có tổng số học sinh là 28.
 + Đọc đúng, đọc khá tốt rõ ràng, rành mạch có ý thức về ngữ điệu, khi đọc biết diễn cảm : Khảo sát 28 học sinh trong lớp có 8/28 học sinh đạt 28,6 %.
 + Đọc trung bình : Đọc to rõ, lưu loát chưa có ý thức nhiều về ngữ điệu khi đọc, chưa chú ý đọc diễn cảmKhảo sát 28 học sinh trong lớp có 13/28 học sinh đạt 46,4 %.
 + Đọc yếu kém : đọc không to, không rõ, không lưu loát thường phát âm sai phụ âm đầu, vần, dấu thanh, không mạch lạc, không diễn cảm, thừa tiếngKhảo sát 28 học sinh có 7/ 28 học sinh chiếm 25%.
– Năm học 2008 – 2009 lớp có tổng số học sinh là 41.
 + Đọc khá tốt : 4/41 học sinh đạt 9,8 %.
 + Đọc trung bình : 26/41 học sinh đạt 63,4 %.
 + Đọc yếu kém : 11/41 học sinh đạt 26,8 %.
2- Nội dung cần giải quyết :
 Bên cạnh các học sinh đọc khá tốt còn có những học sinh đọc yếu kém thường do các nguyên nhân sau :
 Qua khảo sát môn tập đọc lớp 4, qua các bài tập đọc Tiếng Việt 4 tập 1.
 + Học sinh thường phát âm sai ở phụ âm đầu, phụ âm cuối, các dấu thanh do chưa có ý thức khi phát âm, các em thường phát âm một cách tự nhiên theo cách phát âm của địa phương. 
 + Đa số học sinh thường phát âm sai ở phụ âm đầu : tr, s, r, l, thành ch, x, g, nhọc sinh đọc “ trăm miền” thành “ chăm miền”, “ lấp lánh” thành “ nấp nánh”, “ suốt đời” thành “ xuốt đời” , “ lời ru” thành “ lời gu”
 + Học sinh phát âm sai ở phụ âm cuối vần n thành ng, t thành cnhư “ tràn ngập” thành “ tràng ngập”, “ trong vắt” thành “ trong vắc”
 + Học sinh phát âm sai ở các dấu thanh nhất là dấu hỏi và dấu ngã như “ nghệ sĩ” thành “ nghệ sỉ”, “ bỗng dưng” thành “bổng dưng”, “ sẵn sàng” thành “sẳn sàng”, “lũy tre” thành “ lủy tre”
 + Do chưa chú ý tập trung khi giáo viên hướng dẫn, phân tích các từ khó phát âm hay chưa hiểu nghĩa của từ dẫn đến việc phát âm sai ở vần : êu, âm, ay thành iêu, ăm, ai như “ nếu” thành “ niếu” , “ đá ngầm” thành “ đá ngằm”, “dày đặc” thành “dài đặc” , “ chạy nhanh” thành “ chại nhanh”
 + Ngoài ra học sinh còn đọc không rõ ràng, không rành mạch ngắt câu không đúng ngữ pháp.
 + Đọc nhỏ lí nhí là do các em rụt rè, bẽ lẽn không dám đọc to, chưa mạnh dạn trong khi đọc bài. Đọc êa ngắc ngứ hoặc quá chậm là do các em đọc chưa thành thạo vừa đọc vừa đánh vần chữ kế sau.
 + Học sinh đọc không rành mạch ngắt hơi không đúng, ngừng nghỉ không đúng chỗ làm cho câu văn lệch đi ý nghĩa do học sinh chưa hiểu được nghĩa của câu( kí hiệu ngắt giọng “/”).
 Ví dụ như : Nhưng giữa lúc ấy, một trận bom/ của kẻ thù đã cướp đi/ người trí thức/ yêu nước và tận tụy của chúng ta.
 + Hoặc học sinh vừa ngắt nhịp thơ không đúng vừa phát âm sai làm cho câu thơ lệch đi ý nghĩa . “ Nước trong leo lẻo/ cá đớp cá.//” thành “ Nước trong/ leo lẻo cá đớp cá.//”
 + Do học sinh đọc không rõ ràng, không trôi chảy, không hiểu được ý nghĩa của bài văn nên mức độ đọc diễn cảm chưa đạt hoặc không thể hiện được sắc thái biểu cảm qua lời đọc
 + Do năng lực sở trường, hứng thú và điều kiện dạy học của giáo viên : có thể giáo viên phát âm, đọc mẫu không chuẩn xác hoặc quá nhanh làm cho học sinh đọc theo như giáo viên. Có thể do giáo viên chưa phát hiện kịp thời và chính xác những hiện tượng phát âm sai, đọc sai của học sinh mà sửa chữa kịp thời, chưa tạo hứng thú trong giờ học cho học sinh
 + Do sự quan tâm của một số bậc cha mẹ học sinh chưa tạo đủ điều kiện để học sinh học tốt: tình trạng thiếu sách, dụng cụ học tập, việc học ở nhà
 Tóm lại : Qua một số nguyên nhân dẫn đến việc đọc sai của học sinh cho chúng ta thấy một điều là việc đọc của các em còn rất yếu, vì vậy rèn luyện kĩ năng đọc cho các em là một việc rất quan trọng, là một trong những vấn đề rất cần thiết cho chúng ta trong công tác giảng dạy ở trường tiểu học nói chung và ở học sinh lớp 4 nói riêng.
3. Biện pháp giải quyết :
3.1. Tiến trình thực hiện :
 Muốn nắm rõ tình hình đọc và tìm biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh là một giáo viên giảng dạy cũng là một giáo viên chủ nhiệm tôi thực hiện một số công việc như sau:
 + Vào đầu năm học giáo viên nhận lớp, tiếp xúc với học sinh, khảo sát việc đọc của học sinh.
 + Nghe học sinh đọc để nắm rõ tình hình đọc của học sinh lớp mình. Giáo viên thấy được nhược điểm chung của học sinh trong lớp và nhược điểm riêng của từng học sinh.
 + Sau đó từ thực tiễn những sai sót và những lỗi thường mắc phải của học sinh mà giáo viên tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến những sai sót đó.
 + Tùy từng nguyên nhân giáo viên có kế hoạch sửa chữa, áp dụng biện pháp thích hợpï uốn nắn có trọng tâm và có yêu cầu dứt điểm trong từng thời gian.
 + Tổ chức cho học sinh học nhóm luyện đọc cùng nhau : cả nhóm có cả học sinh đọc yếu, kém, khá, tốt để luyện đọc ( Tùy theo khả năng hiện có của học sinh ) giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 + Tuy nhiên, thái độ kiên trì, tỉ mỉ kèm theo sự động viên khuyến khích kịp thời đối với học sinh cũng là điều rất cần thiết.
3.2 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
 3.2.1 Yêu cầu cần đạt được về kĩ năng đọc của học sinh lớp 4 :
 + Đọc đúng, rõ ràng kể cả một số tên riêng nước ngoài của các bài đọc.
 + Tốc độ của từng giai đoạn ;
Giữa học kì I : 75 tiếng / phút
Cuối học kì I : 80 tiếng / phút
Giữa học kì II : 85 tiếng / phút
Cuối ho ... hân vật thông qua đọc diễn cảm của người đọc, làm toát lên được tình cảm chứa đựng trong đoạn văn hay khổ thơ để truyền cảm đến tai người nghe.
 @ Biện pháp :
 + Giáo viên hướng dẫn học sinh qua sắc thái giọng đọc như : buồn vui, nhẹ nhàng, gay gắt, thiết tha, chán nản, đầm ấm, cảm phục.
 Ví dụ: Bài “ Thư thăm bạn” đọc giọng trầm, buồn thể hiện sự chia sẻ chân thành, nhgỉ hơi đúng sau các dấu câu, các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi sự dũng cảm của ba bạn Hồng.
 Mình hiểu Hồng đau đớn / và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi. Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào / về tấm gương dũng cảm của ba / xả thân cứu người giữa dòng nước lũ.//
 + Tùy theo nội dung đoạn văn vui hay buồn, thiết tha hay phấn khởi, giáo viên hướng dẫn học sinh có giọng đọc lúc nhanh, lúc chậm. Sự châm nhanh cần thể hiện chính là nhịp điệu của đoạn văn, khổ thơ.
 + Nhịp điệu là nội dung bài quy định cho nên mỗi đoạn văn, đoạn thơ có một nhịp điệu riêng, do đó có sự chuyển giọng từ đoạn này qua đoạn kia khi dồn dập, lúc khoan thai, khi lên giọng, lúc xuống trầmVì thế giáo viên cần nghiên cứu, tìm hiểu kĩ mà có cách hướng dẫn cho học sinh.
 Ví dụ : Bài “ Những hạt thóc giống”
 Đoạn 1 : Giọng đọc chậm rãi thể hiện giọng kể.
 Đoạn 2 : Giọng đọc nhanh hơn thể hiện sự ngây thơ của cậu bé Chôm.
 Đoạn 3 :Giọng đọc ôn tồn, lúc khen ngợi dõng dạc.
 + Giúp học sinh tìm và biết nhấn giọng các từ quan trọng trong câu nhấn mạnh các tiếng gieo, tiếng vần trong thơ, những từ, cụm từ mang sắc thái biểu cảm chính của câu để người nghe dễ tiếp nhận trọng tâm nội dung bài. Tùy theo từng loại văn chúng ta cần lưu ý một vài đặc điểm trong cách nhấn giọng sau:
 @ Loại miêu tả : nhấn mạnh những từ chỉ đướng nét, màu sắc, âm thanh ( thường là tính từ )
 Ví dụ :
 “ Xum xuê xoài biếc cam vàng
 Dừa nghiêng cao thẳng hàng hàng nắng soi”.
 @ Loại kể chuyện : nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ diễn biến của sự việc, chỉ hành động của nhân vật
 Ví dụ : 
 “ Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai.”
 @ Loại nghị luận : nhấn giọng ở những từ ngữ khẳng định lý lẽ, phân tích, lập trường, quan điểm đánh giá vấn đề.
 Ví dụ : 
 “ Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí lớp học của con là chiến trường.”
 @ Loại trữû tình : chủ yếu nhấn giọng ở những từ ngữ bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của tác giả.
 Ví dụ :
 “ Những người chân đất thật thà
 Em thương như thể thương bà ngoại em”
 Tuy nhiên không phải bao giờ cũng đọc với cường độ ta hơn mà ngược lại có lúc đọc nhỏ hơn, dịu dàng hơn nhằm tạo một ấn tượng đặc biệt.
 * Tóm lại đọc diễn cảm là một khâu rất khó đối với học sinh lớp 4, cho nên giáo viên cần nghiên cứu kĩ đối với từng loại bài mà có cách hướng dẫn thích hợp cho học sinh. Các em học sinh cũng có thể có cách đọc riêng theo sự cảm thụ của mình, không nhất thiết phải bắt buộc đọc theo cách của thấy cô một cách máy móc.
g) Một số cách rèn đọc khác:
 Ngoài những biệp pháp rèn đọc trên, để tránh sự rập khuôn theo cách đọc mẫu của thầy cô, để nâng cao hiệu quả rèn đọc của học sinh cao hơn theo tinh thần đổi mới phương pháp ( cách đọc lấy học sinh làm nhân vật trung tâm ) ta có thể áp dụng một số cách rèn đọc như sau :
* Cách 1 :
 + Sau khi tìm hiểu nội dung từng đoạn, giáo viên cho học sinh đề xuất cách đọc đoạn đó và đọc minh họa đoạn đó theo ý mình.
 + Giáo viên cho học sinh khác nhận xét cách đọc của bạn. Nếu học sinh nào có cách đọc khác thì giáo viên cho học sinh đó đọc theo kiểu của mình.
 + Với cách làm như vậy học sinh chủ động hơn, hứng thú hơn, có ý thức hơn, nắm vững nội dung hơn, cách làm trên tốn nhiều thời gian nhưng mang lại hiệu quả tốt hơn chỉ sau một thời gian, học sinh đã có ý thức về đọc nội dung từng đoạn văn thế nào cho hay, cho phù hợp.
* Cách 2 : 
 Rèn đọc câu, đọc đoạn:
 + Giáo viên cần xem trọng việc luyện đọc câu và đọc đoạn. 
 + Trong một tiết tập đọc, giáo viên chọn một câu, hoặc một đoạn khó đọc ( khó về ngắt nhịp, khó về diễn cảm nội dung ) cho học sinh thi đọc. Các đoạn khác giáo viên có thể lướt qua.
 + Đọc câu đoạn tiến hành ngay sau khi tìm hiểu đoạn đó.
 + Với cách này thời gian dành cho đọc cả bài sẽ giảm bớt nhưng hiệu quả của việc rèn đọc sẽ cao hơn.
4- Kết quả chuyển biến đối tượng :
 Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, phụ huynh học sinh qua 2 năm giảng dạy trên lớp và thực hiện đề tài tôi nhận thấy viêc đọc của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt : Các em có ý thức đọc thầm, phát âm đúng các phụ âm đầu, vần, phụ âm cuối, dấu thanhHọc sinh có tiến bộ, đọc rõ ràng, trôi chảy với sự cố gắng luyện tập theo sự hướng dẫn của giáo viên mà bản thân học sinh chấm dứt việc đọc ê – a , ngắt ngứ biết đọc thành cụm từ, biết ngắt giọng, nghỉ hơi sau các dấu câu và đặc biệt hơn nữa là một số học sinh có ý thức đọc diễn cảm tuy chưa đạt kết quả cao nhưng có phần tiến bộ rõ rệt.
 Qua việc khảo sát lại việc đọc của học sinh thu được kết quả như sau :
*Lớp 4/3 năm học 2007 – 2008 :
 + Đọc khá, tốt : 10 / 28 học sinh đạt 35,7 % tăng 7,1 % so với đầu năm.
 + Đọc trung bình : 18 / 28 học sinh đạt 64,3 % tăng 17,9 % so với đầu năm.
 + Đọc yếu kém : không còn học sinh đọc yếu kém.
*Lớp 4 năm học 2008– 2009 :
 + Đọc khá, tốt : 13/ 41 học sinh đạt 31,7 % tăng 21,9 % so với đầu năm.
 + Đọc trung bình : 28 / 41 học sinh đạt 68,3 % tăng 4,9 % so với đầu năm.
 + Đọc yếu kém : không còn học sinh đọc yếu kém.
Từ kết quả của những năm học qua tôi đã áp dụng những biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh yếu, kém tiến bộ như sau :
 @Năm học 2007 – 2008 Em : Nguyễn Thị Hồng Tươi, đầu năm em còn phải đánh vần từng chữ trước khi đọc. Tôi đã áp dụng những biện pháp trên, em đã đọc trôi chảy và dần dần đọc diễn cảm được một đoạn văn.
 Đầu năm khảo sát em đạt điểm :1 
 Giữa học kì I khảo sát em đạt điểm :5
 Cuối học kì I khảo sát em đạt điểm :6
 Giữa học kì II khảo sát em đạt điểm :7
 Cuối học kì II khảo sát em đạt điểm :8
 @Năm học 2008– 2009 Em : Lê Thị Nhẹ, qua khảo sát đầu năm em đọc không đúng, còn ê- a rất nhiều, sai nhiều từ do không ghép được phụ âm đầu với các nguyên âm đôi như : nguyên tắc, nghiên cứu, ngoằn ngoèo
 Đầu năm khảo sát em đạt điểm :2 
 Giữa học kì I khảo sát em đạt điểm :5
 Cuối học kì I khảo sát em đạt điểm :7
 Giữa học kì II khảo sát em đạt điểm :8
Phần III
Kết luận
 Ơû trường tiểu học, phân môn tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc. Trước hết là rèn yêu cầu đọc thành tiếng với các mức độ đọc đúng, đọc rõ ràng, rành mạch, đọc thông thạo và trôi chảy. Học sinh biết đọc thầm nhanh hiểu được nội dung. Bên cạnh đó yêu cầu là đọc diễn cảm với quan niệm: đọc diễn cảm là một hình thức đọc thơ văn của thầy và trò nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh. Thông qua đọc các bài văn, bài thơ trong chương trình học sinh được tiếp xúc với ngôn ngữ, nghệ thuật và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương. Học sinh đọc tốt sẽ giúp cho học sinh học tập tốt các môn học khác.
1- Tóm lược giải pháp
 Như vậy, muốn rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4, đầu tiên ta tiếp xúc với học sinh nghe học sinh đọc, khảo sát việc đọc, tìm hiểu nguyên nhân đọc sai từ đó tìm biện pháp thích hợp để rèn luyện cho học sinh, tùy từng khả năng hiện có của học sinh mà tìm biện pháp hướng dẫn học sinh, rèn từ cái dễ đến cái khó để học sinh đạt kết quả tốt về kĩ năng đọc.
 Muốn học sinh đọc tốt trước hết giáo viên phải trao dồi chuyên môn, phát triển thêm kinh nghiệm của mình, tăng cường thao giảng, dự giờ học hỏi kinh nghiệm tìm ra phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc luyện đọc. Đặc biệt là cần có sự kiên trì trong khi luyện đọc cho học sinh và chú trọng nhiều ở khâu đọc mẫu và cách phát âm của mình.
2- Phạm vi, đối tượng áp dụng 
 Đề tài “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho HS lớp 4” này không những dành riêng cho học sinh lớp 4 mà có thể dành cho học sinh bậc tiểu học nói chung. Mặc dù kết quả và kinh nghiệm còn hạn chế nhưng đã khắc phục được phần nào khả năng đọc của học sinh. Các giải pháp và biện pháp này có thể áp dụng ở nhà trường, ở cấp huyện vì nó phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Qua 2 năm giảng dạy trên lớp và qua kinh nghiệm của bản tân tôi đã đút kết thành “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4” (phân môn tập đọc ). Đó chỉ là một nội dung nhỏ về kĩ năng để rèn luyện cho học sinh lớp 4.
 Đề tài còn hạn chế là chưa nghiên cứu rộng ở tất cả các môn học. Nhưng khi áp dụng đề tài này mang lại nhiều kết quả tốt trong công tác giảng dạy của mình.
 Kính thưa Quý thầy cô ! Đây chỉ là một số vốn kinh nghiệm nhỏ của mình. Tôi mong rằng đây cũng là cơ sở để thầy cô nghiên cứu rộng hơn và sâu hơn nữa không chỉ riêng ở lớp 4 mà nghiên cứu rộng hơn ở cả bậc tiểu học. Từ đó có biện pháp thích hợp rèn kĩ năng năng đọc của học sinh bậc tiểu học. Vì tập đọc là vấn đề rất quan trọng đối với các thầy cô giảng dạy ở bậc tiểu học.

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM(15).doc