Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi góp phần đổi mời phương pháp dạy học trong giờ học Toán lớp 3 Chương trình 2000

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi góp phần đổi mời phương pháp dạy học trong giờ học Toán lớp 3 Chương trình 2000

Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục, từ những năm 199- Bộ giáo dục và đào tạo đã bắt đầu xây dựng kế hoạch cải cách chương trình tiểu học hệ 165 tuần. Năm 1995 Bộ đã khởi xưởng đặt vấn đề cho chương trình tiểu học năm 2000. Sau 5 năm thực hiện, theo quyết định của Chính phủ năm 2002.

Chương trình 2000 đã được tiến hành dạy trên phạm vi toàn quốc.

Nội dung chương trình thay đổi đòi hỏi phương pháp dạy học cũng phải đổi mới “Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học” là phương hướng đổi mới phương pháp dạy và học môn Toán ở bậc tiểu học. Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là gây cho học sinh hứng thú học tập. Tạo niềm tin, niềm vui bằng cách lôi cuốn các em vào những trò chơi toán học hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi các em trong giờ học tóan, đặc biệt là ở các lớp đầu cấp.

Là một giáo viên tiểu học (hiện đang được phân công dạy lớp 3) bản thân tôi nhận thấy rằng. Muốn dạy tốt chương trình mới nói chung và chương trình toán 3 nói riêng không những người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình mà còn phải năng động, sáng tạo để vận dụng linh hoạt những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài.

“Thiết kế trò chơi góp phần đổi mời phương pháp dạy học trong giờ học toán lớp 3. Chương trình 2000”.

 

doc 17 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 513Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi góp phần đổi mời phương pháp dạy học trong giờ học Toán lớp 3 Chương trình 2000", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
1- Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục, từ những năm 199- Bộ giáo dục và đào tạo đã bắt đầu xây dựng kế hoạch cải cách chương trình tiểu học hệ 165 tuần. Năm 1995 Bộ đã khởi xưởng đặt vấn đề cho chương trình tiểu học năm 2000. Sau 5 năm thực hiện, theo quyết định của Chính phủ năm 2002.
Chương trình 2000 đã được tiến hành dạy trên phạm vi toàn quốc.
Nội dung chương trình thay đổi đòi hỏi phương pháp dạy học cũng phải đổi mới “Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học” là phương hướng đổi mới phương pháp dạy và học môn Toán ở bậc tiểu học. Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là gây cho học sinh hứng thú học tập. Tạo niềm tin, niềm vui bằng cách lôi cuốn các em vào những trò chơi toán học hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi các em trong giờ học tóan, đặc biệt là ở các lớp đầu cấp.
Là một giáo viên tiểu học (hiện đang được phân công dạy lớp 3) bản thân tôi nhận thấy rằng. Muốn dạy tốt chương trình mới nói chung và chương trình toán 3 nói riêng không những người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình mà còn phải năng động, sáng tạo để vận dụng linh hoạt những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài.
“Thiết kế trò chơi góp phần đổi mời phương pháp dạy học trong giờ học toán lớp 3. Chương trình 2000”.
II- Mục đích nghiên cứu: 
1- Tìm hiểu hệ thống nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học toán 3. Chương trình 2000
2- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi thiết kế, sử dụng trò chơi trong giờ học toán.
3- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của bản thân, bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học, làm cơ sở cho việc học tập và nghiên cứu trong quá trình công tác sau này.
III- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đết đạt được mục đích trên tôi cần thực hiện những nhiệm vụ sau 
1- Tìm hiểu tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học 
2- Tìm hiểu các quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Toán nói riêng.
3- Tìm hiểu các giải pháp đổi mới 
4- Tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của trò chơi học toán 
5- Tìm hiểu thực trạng dạy học, nhưng thuận lợi và khó khăn của giáo viên cùng học sinh khi sử dụng, thiết kế trò chơi học tập.
IV- Phương pháp nghiên cứu: 
1- Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
2- Phương pháp điều tra, quan sát 
3- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
Phần nội dung
Chương I - Cơ sở lý luận và thực tiễn
I- Vai trò của đổi mới phương pháp dạy học 
1- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước cần có những con người lao động năng động, tự tin, linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với điều kiện đổi mới đang diễn ra hàng ngày. Trong khi đó cách dạy truyền thống có sự mất cân đối giữa họat động dạy của thầy và hoạt động học của trò, có những hạn chế nhất định như tiếp thu tri thức thụ động, hạn chế phát triển tư duy, không bộc lộ và phát triển năng lực cá nhân. Vì vậy cùng với việc đổi mới nội dung chương trình chỉ đổi mới phương háp dạy học có một vị trí hết sức quan trọng và cần thiết góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, quyết định chất lượng dạy học.
2- Một số quan điểm chỉ đạo mới:
Đổi mới phương pháp dạy học là đưa phương pháp dạy học mới vào nhà trường trên cở phát huy mặt tích cực của phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo của giáo dục.
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để phát triển nâng lực cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm bản thân để học sinh chiếm lĩnh tri thức tôi vận dụng các tri thức đó trong thực hành. Tạo cho học sinh thói quen làm việc tự giác, chủ động, không rập khuôn, máy móc, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn. Đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập. Đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực sở trường của mình, biết vận dụng kiến thức mới trong bài học vào thực tế đời sống xã hội.
Đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học không loại bỏ phương pháp dạy học truyền thống mà phải vận dụng một cách hợp lý mặt tích cực của phương pháp dạy học cũ để tổ chức cho học sinh hoạt động học tập theo kiểm mới, tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia giải quyết vấn đề từ đó mà thu nhận tri thức mới và rèn luyện kỹ năng mới.
Toán lớp 3 là một phận không thể thiếu của chương trình toán tiểu học. Định hướng của phương pháp dạy học toán 3 là dạy học dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Cụ thể, giáo 
viên phải tổ chức hướng dẫn cho học sinh hoạt động dưới sự trợ giúp của dụng cụ, đồ dùng học tập để từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh phát hiện và chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành vận dụng nội dung đó theo năng lực của từng cá nhân.
3- Giải pháp đổi mới:
3.1 Đổi mới nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên: 
Coi việc đổi mới phương pháp dạy học như điều kiện tiên quyết đảm bảo thắng lợi của đổi mới giáo dục hiện nay. Khẳng định quyết tâm và trách nhiệm của các cấp thuộc ngành giáo dục - đào tạo trong đổi mới cách dạy, cách học ở tiểu học. Xác định đổi mới phương pháp dạy học là một qúa trình lâu dài, phải rất kiên trì, phải ủng hộ và khuyến khích, sự chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh. Tránh bảo thủ, áp đặt 
3.2 Đổi mới nội dung giáo dục 
Lựa chọn các nội dung cơ bản, thiết thực, tính giản song mang tính tích hợp trong từng bài, từng chủ đề, tăng các hoạt động thực hành, vận dụng theo điều kiện của địa phương và của đối tượng học sinh.
3.3 Đổi mới hình thức tổ chức dạy học 
Phối hợp hợp lý các hình thức dạy học cá nhâ, dạy học theo nhóm, dạy học cả lớp, dạy học ở hiện trường (ở cơ sở sản xuất, bảo tàng địa phương, ở vường trường) dạy học có sử dụng trò chơi học tập.
 Các lớp 1,2,3 việc sử dụng trò chơi học tập rất phù hợp với đặc điểm lứa tuổi các em vì với các em “Học mà chơi, chơi mà học”. Giáo viên không nên sử dụng một phương pháp, hình thức dạy học duy nhất trong các giờ lên lớp mà phải biết kết hợp đan xen các phương pháp, hình thức dạy học khác nhau nhằm giúp học sinh tập trung chú ý cao, tạo hứng thú học tập.
Tuy nhiên việc kết hợp các hình thức dạy học trong giờ lên lớp còn phụ thuộc vào nội dung tiết học, đối tượng học sinh để giờ dạy học sinh đạt kết quả cao thì người giáo viên cần lựa chọn một cách linh hoạt, sáng tạo phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
3.4 Đổi mới môi trường giáo dục:
Muốn đổi mới phương pháp dạy học thì cần đến môi trường lớp học (phòng học) xây dựng mỗi phòng là một môi trường giáo dục (Sử dụng lực lượng và không gian lớp học để tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với các tư liệu, phương tiện
3.5 Đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục:
- Khuyến khích sử dụng hợp lý các đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập, sử dụng các phiếu học tập, với thực hành
- Động viên tạo điều kiện cho giáo viên và cha mạ học sinh tự làm lấy một số đồ dùng học tập.
 - Tăng dần việc sử dụng các băng tiếng, băng hình, đĩa CD trong dạy học.
- Từng bước tổ chức các phòng chuyên dụng.
- Từng bước tổ chức các phòng chuyên dụng phục vụ cho các đồ dùng dạy học tự chọn ở tiểu học.
3.6- Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Phối hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập như kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra viết. Phối hợp các hình thức tự luận và trắc nghiệm.
3.7- Phối hợp về đào tạo bồi dưỡng giáo viên.
Xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi nội dung chương trình thay đổi dẫn đến phương pháp , phương tiện dạy học phải đổi mới. Vì vậy giáo viên phải có trình độ ngang tầm với sự phát triển chung của xã hội.
- Đồi với giáo viên chưa có trình độ chuẩn cần cho đi đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo dạy đúng, dạy đủ các môn học theo chương trình quy định.
- Đào tạo chuẩn, nâng cao trình độ tuyển sinh sát thực, có chính sách, có chính sách thu hút người tài vào ngành nghề sư phạm vì “Thầy có giỏi, thị trò mới giỏi”.
- Vậy nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình vichs giáo khoa mới ở tiêu học vào trướngư phạm, đổi mới nội dung, phương pháp trong trường sư phạm.
II - ý nghĩa tác dụng của trò chơi học toán:
Học sinh tiểu học luôn luôn hiếu động, ham chơi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Đối với trẻ trò chơi là phát hiện mới, kích thích tính tò mò, muốn tìm hiểu khám phá. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập”.
 Phù hợp với nhà trường tiểu học. Trong quá trình dạy học toán ở tiểu học sử dụng trò chơi học tập có nhiều tác dụng, trò chơi học tập có nhiều tác dụng như: Giúp học sinh thay đổi hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập.
- Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình.
- Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp.
Tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống dễ dàng thích hợp điều kiện đổi mới của xã hội.
- Ngoài ra,Thông qua hoạt động trò chơi giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình Đoàn kết thân ái, long trug thực, tinh thần cộng đông trách nhiệm.
III - Thực trạng dạy và học:
Qua dự giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên lớp 3, qua tìm hiểu sáh, tài liệu, qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy ở trưởng tôi nhận thấy:
Các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ học toán còn đơn điệu, nghèo nàn. Việc sử dụng hình thức trò chơi trong dạy học toán chưa thật sự được chú trọng. Sở dĩ có tình trạng trên là do mỗi đồng chí giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của trò chơi trong dạy học toán. Tài liệu nói về hình thức tổ chức học tập là hiếm có một số tài liệu, dự án đư ra các hình thức trò chơi chư phong phú, chưa sát thực, không mang tính khả thi.
Bên cạnh đó giáo viên không được tập huấn về thiết kế trò chơi khi trình độ g ... ặc hai tờ giấy rô ki và có nội dung giống nhau, một số mảnh giấy ghi chép kết quả tương ứng với nội dung đó. 
Học sinh chuẩn bị phấn
 Thời gian chơi 3 - 5 phút
* Cách chơi: chơi theo kiểu đồng đội, chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm chọn đội chơi.( 5 - 10 em ) các em còn lại cổ vũ cho đội mình.
Hai đội xếp thành 2 hàng dọc, đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội mình một mãnh giấy ghi kết quả tương ứng nội dung ghi trên bảng. Các em đọc, so sánh tìm vị trí số mình cần đứng.
Khi giáo viên có hiệu lệnh phất cờ chơi, yêu cầu lần lượt từng bạn trong đội lên điền kết quả trong giấy của mình bảng phụ treo trên lớp. Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng và vỗ tay cho bạn thứ 2 bạn thứ 2 lên điềncứ thế tiếp tục cho đến hết.
Học sinh dưới lớp và giáo viên đámh giá, thống kê điểm, đội nào nhiều điểm xẽ thắng.
7. Trò chơi thứ 7 Giải đáp nhanh
* Mục đích chơi:
- Luyện kĩ năng tính nhẫm các phép tính : cộng trừ nhân chia trong bản.
* Thời gian chơi ( 5 - 7 phút )
* Chuẩn bị: Chọn hai đội chơi, mỗi đội tự đặt tên cho mình.
Từ Ban giám khảo, thư ký, các emcònlại cổ vũ cho đội mình.
* Cách chơi: Chơi thi đua giữa hai nhóm, đại diện 2 em ỏan tù tì xem bên nào ra đề trước. Nhóm trứ nhất nêu tên một phép nhân, chia, đã học hay phép tính cộng đã học các số tròn trục, tròn trăm. Nhóm thứ 2 trả lời kết quả, nếu nói sai thì khán giả được trả lời
Sau khi trả lời, nhóm thứ 2 nêu nhanh một phép tính khác yêu cầu nhóm thứ nhất trả lời, Tiến hành tương tự sau 5 phút thì dừng lại, ban thư ký tổng hợp xem 2 nhóm có bao nhiêu kết quả đúng, mỗi kết quả đúng 
ghi 10 điểm, nhóm nào được nhiều điểm thì xẽ thắng.
8. Trò chơi 8 Lắp hình
* Mục đích yêu cầu: Giúp HS rèn luyện kĩ năng nhân phẩm với số tròn chục, tròn trăm, nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
- Phát triển năng lực tư duy, giúp các em có tinh thần Đoàn kết
* Cách chuẩn bị: Giáo viên chuâne bị một số tấm bìa nhỏ hình vuông như sau :
17x2
500
82
40x22
50
800
400x2
80
80
21x5
11x6
34
62x4
105
248
30x2
66
41x2
500x1
 50x1
60
* Cách chơi: Chơithi đua giữa các nhóm, chia lớp thành các nhóm nhỏ giáo viên phát cho mỗi nhóm 9 tấm bìa.Các nhóm thi đua ghép các phép tính với kết quả để tạo thành 1 hình vuông lớn, mhóm nào ghép xong trước xẽ được phần thưởng ( trò chơi có thể sử dụng trong tiết 7 ) tùy theo trình độ đối tượng HS, giáo viên có thể thay đổi nội dung đã ghi trong các tấm bìa.
9. Trò chơi 9 Bắc mặt nạ thông thái
* Mục đích chơi: Giúp HS củng cố lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng diễn đạt mạch lạc, tự tin
* Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị 4 hình mặt nạ, một bên có hình mặt cười, một bên có hình mặt mếu, 4 bảng con.
* - Chọn 3 đội chơi mỗi đội khoảng 3 em, chọn bạn thư ký, Ban giám khảo, các em còn lại là cổ động viên.
* Cách chơi: Chơi thi đua giữa các đội chơi- Giáo viên lần lượt xuất hiện bảng con. Mỗi lần giáo viên xuất hiện một bảng con, các đội quan 
sát nội dung khi giáo viên có tín hiệu đội nào thấy thực hiện đúng thì giơ mặt cười, nếu cho là thực hiện sai thì giơ mặt mếu. Giáo viên có thể nêu câu hỏi chất vấn thêm để các em nhớ lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức như:Vì sao đội em cho là đúng? hoặc căn cứ vào đâu mà đội cho là sai?
- Giáo viên cũng đưa đáp án bằng cách quay mặt nạ.
Ban thư ký tổng hợp sau cuộc chơi, mỗi lần trả đúng quay mặt nạ đúng thì xẽ được 10 điểm, đội nào đượcnhiều điểm thì sẽ thắng cuộc, được phần thưởng.
10. Trò chơi 10 Tìm ngôi sao sáng.
* Mục đích chơi: Cũng cố về nhận biết, giá trị các số la mã.
- Tạo hứng thú học tập, rèn luyện và phát triển năng lực tư duy.
* HS chuẩn bị mỗi em 5 que tính
* Thời gian chơi: 3 - 5 phút.
* Cách chơi: Chơi thi đua giữa các cá nhân
Các em đặt que tính lên bàn, khi giáo viên nêu lên lịch học thi nhau xếp xem ai làm nhanh nhất, đúng nhất.
- Giáo viên nêu lên, hãy dùng 5 que tính để xếp thành số 14.
Họ sinh thi xếp
Em nào làm xong trước sau mỗi lần giáo viên yêu cầu thì có tín hiệu, giáo viên quan sát nhận xét và tổng hợp kết quả, nếu em nào làm nhanh, sạch đẹp thì sẽ được phần thưởng
B. Trò chơi có nội dung về đại lương, đo đại lượng.
* Yếu tố thống kê.
 1. Trò chơi thứ nhất: Tìm đường đi đúng.
* Mục đích chơi: Cũng cố biểu tượng về thời gian
* Chuẩn bị: Học tập có vẽ mô hình đồng hồ và thời gian tương ứng
- Bảng phụ có nội dung giống phiếu học tập.
* Cách chơi: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, các nhóm tự bàn bạc, thảo luận và nối theo mẫu. Các nhóm thi đua xem nhóm nào xếp đúng, nhanh nhất sau 3 - 4 phút yêu cầu các nhóm dừng bút, giáo viên chữa bài trên bảng phụ.
Các nhóm đổi chéo bài và chấm điểm, mỗi đường đi đúng sẽ được 
10 điểm, nhóm nào nhiều điểm nhất sẽ thắng cuộc.
2. Trò chơi 2: Sưu tầm cũng cố trò chơi 5 mặt kiến thức ở tiểu học tác giả “Trần Ngọc Lan”
* Yêu cầu: Người chơi biết cách xem giờ, nắm vững nguyên tắc quay của đồng hồ, có tinh thần hợp tác, ý thức tổ chức, tác phong nhanh nhẹn.
* Thời gian chơi: 5 - 10 phút
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 đội chơi, mỗi đội 18 em yêu cầu mỗi em tự chuận bị cho mình một cái mũ trên đó ghi số từ 1 đến 12. Năm em mang mũ có hình mũi tên, một em mang mũ hình bông hoa ( đứng làm trụ quay của 2 kim giờ - phút ) chẳng hạn như hình vẽ.
* Luật chơi: Hai đội xếp thành vòng tròn như hình vẽ bông, trước khi bắt đầu, nếu thấy cần thiết giáo viên có thể gợi ý bởi các câu hỏi. Khi đồng hồ chạy thì kim đồng hồ chỉ gì? kim ngắn chỉ gì?, kim dài chỉ gì?cô giáo hô hai đội chủ ýbây giừ là 12 giờ 15 phút “hãy mau thể hiện , hãy mau thể hiện” Cô và hai bạn được chọn làm thư ký quan sát kết quả thể hiện của hai đội (các chữ số ngồi im, trực kim ngồi im, thực chất có 5 bạn gồm kim ngắn và kim dài 3 bạn là di chuyển. Khi nghe cô hô chú ý thì năm bạn đứng dậy, khi nghe hô xong thì nhẹ nhàng di chuyển sao cho tới vị trí cần thiết rồi ngồi xuống. Cứ như vậy sau 3 - 4 phút lần chơi có cùng các bạn thư ký tổng kết xem đội nào duy chuyển nhanh, gọn, mỗi lần thì được 10 điểm, nếu quay đúng giờ nhưng lộn xộn, lúng túng trừ 2 điểm, đội nhiều điểm hơn sẽ thắng, đội thua sẽ phải đọc 3 lần bài.
Chương III. Hướng dẫn sử dụng các trò chơi
1. Các trò chơi có sử dụng bìa giấy giáo viên sưu tầm vỏ hộp, bánh kẹo, vỏ bìa hộp giấy đựng hàng sau đó cắt theo kích thước phù hợp. Rồi dán giấy trắng hoặc giấy màu để ghi số, có thể giờ sử dụng lâu dài mà chỉ cần thay lượt giấy đã viết số.
 2. Trò chơi 8: Giáo viên có thể tạo nên những tấm bìa nhỏ bằng cách sau.
Trên tấm bìa to hình vuông, giáo viên kẻ từng các ô và viết các số, phép tính như hình vẽ dưới đây, sau đó cắt thành 9 hình vuông nhỏ.
3- Trò chơi 4: Làm suca sắc bằng gỗ có thể khó khăn do dụng cụ tiện gọt còn thiếu, Có thể làm súc sắc bằng bìa cứng theo hình vẽ sau và dán lại. Viết các chữ số vào các mặt.
Học sinh mỗi nhóm chuẩn bị 3 tờ giấy ô li, bút, keo dán.
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội, 2 đội tự chọn tên đặt cho đội mình, ví dụ. Vành Anh, Vành khuyên, mỗi đội cử 3 em đại diện lên chơi số còn lại làm cổ động viên cho đội nhà.
* Cách chơi: Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, mỗi đội chơi lần lượt rút để đọc, hội ý, giải và ghi nhanh vào giấy, Các đội bắt đầu giải từ đề 1 (từ dễ đến khó) giải xong đề 1 thì dán lên “Đỉnh núi” số 1, sau đó tiếp tục rút, đọc và giải đề 2. Nếu đội nào giải nhanh hơn có quyền rút đề 3 giải để giải. Trường hợp hai đội giải đề 1 và 2 xong cùng thời gian thì giáo viên cùng cả lớp kiểm tra xem hai đội ngũ giải đúng chưa, nếu đội nào giải chưa đúng thì không được quyền giải đề 3. Nếu cả 2 đội giải đúng đề 1 và 2 thì cả hai cùng đọc và giải đề 3 (giáo viên đọc để cho hai đội giải). Đội nào giải đúng cả 3 đề, xong trước thì sẽ là đội “Chinh phục được đỉnh cao”, thắng cuộc sẽ được nhận phần thưởng khích lệ như bút chì, thước kẻ.
Phần kết luận
I- Kết luận chung về đề tài:
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, bản thân tôi nhận thấy việc đưa hình thức trò chơi vào trong giờ học toán ở tiểu học nói chung và giờ học toán lớp 3 nói riêng là rất cần thiết. Bởi vì sử dụng trò chơi học tập không chỉ giúp học sinh nắm được, củng cố được nội dung kiến thức toán một cách nhẹ nhàng mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt mạch lạc và nhất là tạo hứng thú học tập, tạo niềm vui, lòng say mê học tập. Từ đó rèn luyện đức tính chăm chỉ, tự tin, năng động sáng tạo góp phần rèn luyện cho học sinh có những đức tính, phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động mới. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kinh nghiệm và trình độ của bản thân còn hạn chế nên trong phạm vi đề tài này tôi mới xây dựng được một số trò chơi nhằm góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả dạy học sự trên đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp ba, dựa vào nội dung chương trình cũng như điều kiện thực tế ở địa phương tôi công tác. Tuy vậy đây cũng là việc làm thiết thực giúp nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân đã tham gia công tác giảng dạy tốt hơn. Bước đầu tập dượt giúp tôi chuẩn bị tâm thế tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học toán trong chương trình tiểu học ở các lớp khác.
II- ý kiến đề xuất 
Đổi mới hình thức tổ chức dạy học là một trong các giải pháp quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học. Trò chơi học tập là một hình thức dạy hữu ích đối với trẻ tiểu học. Song hiện nay đa số giáo viên tiểu học còn thờ ơ hoặc mơ hồ với việc sử dụng trò chơi trong giờ học toán. Vì vậy để góp phần làm phong phú hình thức tổ chức dạy học thì bản thân người giáo viên cần yêu nghề, tâm huyết với nghề để có thể khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, tâm huyết với nghề để có thể khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, năng động, linh họat phát huy vốn có ở địa phương sử dụng vật liệu đơn giản để tự tạo ra các đồ dùng trực quan, “Đạo cụ” thích hợp sử dụng trong các trò chơi học tập tạo hứng thú học tập cho học sinh.
+ Đề nghị Ban soạn thảo chương trình tiểu học cần biên soạn các tài liệu hướng dẫn, thiết kế trò chơi trong giờ học phổ biến rộng rãi để giáo viên tham khảo.
+ Đề nghị các cấp lãnh đạo cần có kế hoạch triển khai các chuyên đề, dự án hoặc tổ chức hội thảo để giáo viên tiểu học có thể tiếp cận, trao đổi, học hỏi cách thức, kinh nghiệm, sáng kiến về thiết kế và sử dụng trò chơi học tập góp phần đổi mới phương pháp dạy học.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien.doc