Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học - Đinh Thị Thân Thương

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học - Đinh Thị Thân Thương

C.KẾT LUẬN

Chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT về thực hiện phong trào xây dựng THTT-HSTC của Bộ GD ĐT là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Phong trào đã được các cấp chính quyền và đặc biệt là các nhà trường hưởng ứng tích cực. Bộ mặt các nhà trường đã được thay đổi hẵn: X-S-Đ và gần gủi với thiên nhiên. GV đã tích cực, chủ động đổi mới PPDH và quan tâm gần gủi HS với trách nhiệm cao hơn. HS phấn khởi, tự tin tham gia tích cực và có trách nhiệm hơn đối với các hoạt động học tập, giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp.

Môi trường học tập thân thiện đã và đang từng bước hình thành , phát triển trong HS và trong GV. Sự thân thiện đã tạo nên sự gắn bó giữa HS ,GĐ , nhà trường và cộng đồng tạo được hiệu ứng XH một cách tích cực. Có được kết quả đó đòi hỏi đội ngũ CBGVNV và cộng đồng phải được nâng cao hiểu biết về phong trào, phải thực sự có mong muốn tạo dựng cho con em mình một môi trường học tập an toàn, thân thiện. Ban lãnh đạo nhà trường phải làm tốt khâu tham mưu để sớm thành lập Ban chỉ đạo, thành lập các tiểu ban, xây dựng hệ thống kế hoạch và chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ. Mỗi địa phương, mỗi đơn vị đều có một điều kiện, hoàn cảnh khác nhau đặc biệt là đội ngủ giáo viên tận tâm có trách nhiệm. Sự thành bại phụ thuộc vào

Ban chỉ đạo ở từng địa phương, từng nhà trường khi xác định mục tiêu và đề ra các giải pháp phù hợp.

Trên đây là một số biện pháp thực hiện phong trào THTT-HSTC ở trường THSố 1 Bắc Lý chúng tôi, tôi xin được nêu lên để các đồng nghiệp tham khảo.

 

doc 9 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học - Đinh Thị Thân Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp thực hiện phong trào
“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
ở trường TH 
A.Đặt vấn đề
Ngày 22 tháng 7 năm 2009 Bộ trưởng Bộ GD ĐT đã ban hành Chỉ thị số40 CT-BGD ĐT về việc phát động phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ngay từ khi mới ra đời phong trào đã nhận được sự hoan nghênh và hưởng ứng tích cực của đông đảo nhân dân, cán bộ giáo viên(GV) ở các nhà trường bởi ai cũng hy vọng phong trào sẽ đem lại một môi trường giáo dục (GD) lành mạnh phù hợp với xu thế phát triển đi lên của thời đại góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện trong nhà trường.
 	Sau hai năm triển khai, chúng ta đều thấy một sự thay đổi đáng phấn khởi về diện mạo của các nhà trường: Trường Xanh, Sạch, đẹp hơn, gần gũi với thiên nhiên hơn. Hệ thồng phòng học, phòng chức năng của các nhà trường được củng cố, nâng cấp và hoạt động có hiệu quả, các công trình vệ sinh được chú ý đáp ứng yêu cầu trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của học sinh(HS). HS tự tin, phấn khởi , tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm hơn đối với các hoạt động học tập, giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học được đội ngũ GV thực hiện một cách chủ động và trách nhiệm cao hơn. Đặc biệt, phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực( THTT-HSTC) đã có tác động tích cực đến các gia đình phụ huynh học sinh trong việc ứng xử có văn hoá ở cộng đồng, tạo sự gắn bó, quan tâm, thân thiện hơn giữa nhà trường- gia đình và cộng đồng xã hội. Là một giáo viên chủ nhiệm của trường tiểu học tôi thực sự tâm đắc với phong trào.
Tuy nhiên, sau hai năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn bộc lộ những hạn chế, đó là: Một số nhà trường còn lúng túng, thiếu chủ động trong việc triển khai phong trào. Hoặc là triển khai nhưng chỉ mang tính hình thức chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể, những yêu cầu cần đạt nên hiệu quả không cao, phong trào mất đi sự tươi mới của nó. Ngay như ở đơn vị chúng tôi, năm đầu tiên thực hiện, tuy đã có nhiều đổi mới song kết quả vẫn chưa được như chúng tôi mong muốn. Trước thực tế đó, tôi rất băn khoăn và trăn trở cùng đồng nghiệp góp ý với nhà trường mong tìm ra giải pháp hay để chỉ đạo phong trào đi đến thắng lợi. Sau hai năm tìm tòi và thử nghiệm, tôi đã tự rút ra cho mình một số kinh nghiệm. Sau đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân cũng như trường chúng tôi trong việc chỉ đạo phong trào Xây dựng THTT-HSTC ở trường TH Bắc Lý chúng tôi, xin được chia sẽ cùng đồng nghiệp.
B.Nội dung
I/ cở sở lý luận:
Trong báo cáo “ Học tập: của cải nội sinh” của Uỷ ban Quốc tế về GD thế kỷ XXI có chương 4 với đầu đề: “4 trụ cột của giáo dục”, trong đó đưa ra các nguyên tắc để xác định nội dung GD. Theo ý tưởng XH trong thế kỷ XXI là XH học tập, một nền văn minh dựa vào quyền lực của tri thức, GD vừa phải cung cấp 
tri thức vừa phải dạy cách làm: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học cách sống với người khác, học để tự khẳng định mình. Trường học thân thiện (THTT) chính là môi trường GD giúp chúng ta hướng tới mục tiêu đó.
Điều 3 của Luật GD năm 2005 cũng đã nêu rõ: “Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” Sự kết hợp đó tạo ra môi trường giáo dục giúp chúng ta thực hiện phương châm giáo dục mọi lúc mọi nơi, sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Và đó cũng chính là tư tưởng của phong trào xây dựng THTT.
THTT là sự kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa nhà trường, gia đình và XH nhằm hướng tới một môi trường GD an toàn, bình đẳng, thân thiện, hiệu quả, tạo hứng thú cho HS tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác, góp phần đảm bảo quyền trẻ em, nâng cao chất lượng GD trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực của nhà trường vì HS thân yêu. Trường học thân thiện là sự kết hợp hài hoà của môi trường học tập thân thiện và con người thân thiện. Đó là trường lớp đáp ứng đủ các yêu cầu: đầy đủ tiện nghi, đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ cho HS, phù hợp với lứa tuổi; HS thân thiện cùng hợp tác tích cực, biết chia sẽ vui buồn, khó khăn với nhau trong quá trình học tập và hoạt động; Thầy giáo, cô giáo thân thiện, luôn tận tình chăm sóc, quan tâm tới HS, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, chú ý phát triển năng lực HS; Nhà trường kết hợp với gia đình và cộng đồng nhằm làm cho các em khoẻ mạnh, hài lòng với việc học tập, yêu trường, yêu lớp, thích đi học.
THTT phải hội tụ đủ 5 thành tố:
+ Tiếp nhận tất cả các em trong độ tuổi đến trường.
+ Chương trình , phương pháp phù hợp, hiệu quả và chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho các em.
+ Môi trường GD lành mạnh, an toàn.
+ Tạo điều kiện thực nhiện bình đẳng giới, công bằng và tạo cơ hội cho mọi trẻ em phát triển.
+ Khuyến khích HS, gia đình , cộng đồng và nhà trường cùng tham gia xây dựng THTT.
* Hệ thống nội dung của THTT gồm:
- Xây dựng trường lớp Xanh, sach, đẹp, an toàn.
- Dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS ở mỗi địa phương giúp các em tự tin trong học tập.
- Rèn luyện kỷ năng sống cho HS.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh.
- Tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
2/ Cơ sở thực tế.
Như chúng ta đã biết, THTT là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc( UNICEF)khởi xướng từ những năm cuối thế kỷ trước và đã được triển khai đạt kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới. ở nước ta, trước năm 2000, mô hình này chưa được triển khai nhưng tinh thần cơ bản của nó đã được quán triệt trong các trường tiểu học. Năm 2000, phối hợp với tổ chức UNICEF Bộ GD&ĐT đã thực hiện thí điểm mô hình trường Tiểu học bạn hữu học sinh tiểu học và đến năm 2006 triển khai thí điểm mô hình trường THCS thân thiện.
Sau thời gian thí điểm mô hình trên, để triển khai rộng rãi và vận dụng tinh thần của THTT vào hoàn cảnh Việt Nam, Bộ GD ĐT đã phát động phong trào thi đua Xây dựng THTT-HSTC( Gọi chung là trường học thân thiện). Về mục đích, chúng ta mong muốn xây dựng được một mô hình trường học thân thiện mang mầu sắc giáo dục Việt Nam, hướng tới mục tiêu là làm cho trẻ cảm thấy vui vẻ, hứng thú, an toàn và hạnh phúc mỗi khi đến trường.
Thực tế các trường tiểu học ở Đồng Hới nói chung và trường Tiểu học Số 1 Bắc Lý chúng tôi nói riêng, khi phong trào THTT-HSTC chưa ra đời thì việc xây dựng môi trường GD lành mạnh cũng đã được các nhà trường thực hiện bằng các phong trào: trường xanh, sạch, đẹp; phong trào Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm; phong trào xây dựng trường đạt CQG; Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Bước vào năm học 2010-2011, hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC các nhà trường đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng môi trường GD. Hệ thống CSVC được cũng cố và nâng cấp, khuôn viên, cảnh quan được chú trọng tạo nên bộ mặt mới cho nhà trường,chất lượng GD trong nhà trường được nâng lên. Đặc biệt, nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL)được tổ chức bài bản tạo nên không khí vui tươi trong nhà trường nhằm giảm “sức ép” về cường độ học tập đối với HS.
Song bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều nhà trường chưa có dấu hiệu chuyển biến. Nguyên nhân thì nhiều nhưng chung nhất vẫn là nhận thức của một số cán bộ, giáo viên, nhân viên về phong trào vẫn còn hạn chế bởi vậy mà nhiều nhà trường lúng túng chưa có giải pháp thích hợp để triển khai phong trào một cách có hiệu quả.
Ngay như ở đơn vị chúng tôi, việc triển khai phong trào vẫn gặp không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất là cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, hệ thống phòng chức năng cũng như các trang thiết bị bên trong chưa đủ. Phong trào XHH giáo dục chưa đủ mạnh do đó việc thu hút cộng đồng tham gia xây dựng phong trào THTT- HSTC hạn chế.
3/Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường Tiểu học Bắc Lý 1
3.1/ Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng về mục đích, ý nghĩa, mục tiêu và nội dung của phong trào THTT-HSTC.
Bất cứ một phong trào nào, việc nâng cao nhận thức cho mọi người đặc biệt là những người có liên quan luôn là nhiệm vụ hàng đầu. Bởi có hiểu biết về mục đích, ý nghĩa của phong trào thì chúng ta mới có hứng thú, có động lực và động cơ để thực hiện phong trào. Phải hiểu được yêu cầu, nội dung của phong trào thì mới xác định được những việc cần làm, mới hoạch định được những bước đi cụ thể để đi đến mục tiêu cuối cùng. Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBGVNV,HS và cộng đồng về phong trào THTT-HSTC chính là bước đi đầu tiên mang tính quyết định sự thành công của phong trào.
Trong thực tế, một số cán bộ quản lý trường học còn xem nhẹ việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ. Lãnh đạo địa phương phần nào còn xem phong trào THTT-HSTC là phong trào của riêng ngành GD do đó thiếu quan tâm, thiếu phối kết hợp dẫn đến hiệu quả không cao.
Rõ ràng, có nhận thức đúng đắn chúng ta sẽ tìm ra được giải pháp thích hợp để thực hiện phong trào một cách có hiệu quả.
Muốn vậy, nhà trường phải tổ chức quán triệt đến tận từng CB,GV,NV trong nhà trường mục đích, mục tiêu, ý nghĩa , nội dung và yêu cầu của phòng trào. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là trong lực lượng phụ huynh HS . Thông qua GVchủ nhiẹm lớp, thông qua các chương trình hoạt động GD NGLL để nâng cao hiểu biết về phong trào cho HS. Tổ chức cho các em thi viết, vẽ về ngôi trường mà các em mong muốn. Tích cực tham mưu cho lãnh đạo địa phương để phối kết hợp tuyên truyền một cách rộng rãi hơn.
3.2/ Công tác tổ chức, chỉ đạo
Nhà trường phối hợp với địa phuơng sớm thành lập Ban chỉ đạo cơ sở để chỉ đạo phong trào ngay từ khâu tuyên truyền, vận động. Trên cơ sở đó nhà trường tiến hành thành lập các tiểu ban phụ trách từng nội dung của phong trào, cụ thể hoá từng nội dung thành các tiêu chí đánh giá , xếp loại đối với mỗi đoàn thể, tổ- khối chuyên môn, với CB, GV, NV trong nhà trường. Đồng thời tổ chức ký cam kết, giao ước thi đua giữa các tổ chức trong nhà trường. Làm được như vậy chúng ta đã tác động đến từng cá nhân , tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong đơn vị.
3.3/ Triển khai thực hiện.
a.Xây dựng kế hoạch thực hiện:
- Quán triệt, lên kếhoạch cụ thể đối với giáo viên chủ nhiệm trong từng khối lớp.
- Phối hợp chặt chẽ các hoạt động với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng, kết hợp với sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể trong địa phương như Hội Phụ nữ; Hội CCB, đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên.
b/ Xây dựng yếu tố vật chất:
Muốn có một môi trường giáo dục an toàn đối với các em trước hết phải có một hệ thống CSVC vững chắc và đảm bảo vệ sinh.
- Nhà trường phải chủ động, tích cực tham mưu cho lãnh đạo cấp trên để có sự đầu tư thoả đáng cho việc xây dựng CSVC, đảm bảo có đủ phòng học, phòng chức năng và các trang thiết bị tối thiểu phục vụ tốt cho dạy và học.Tham mưu cho lãnh đạo địa phương đẩy mạnh XHH giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển của nhà trường như xây dựng khuôn viên, cảnh quan.
Môi trường thân thiện phải đựơc xây dựng từ môi trường lớp học thân thiện. Nhà trường phải đặt ra một mô hình mẫu cho các lớp học, đồng thời xây dựng một số lớp điểm cho từng nội dung để tạo không khí thi đua cho GV và HS ( VD như các trang trí, cách tận dụng không gian lớp học sao cho gần gũi với các em)
Ngoài ra, các phòng chức năng như phòng Ytế, phòng Nghệ thuật, phòng Truyền thống, Thư viện, phải được trang trí, sắp xếp sao cho vừa thuận tiện trong sử dụng vừa hấp dẫn các em, tạo tâm lý thoải mái, dễ chịu mỗi khi các em bước vào. Đặc biệt, cần chọn vị trí thích hợp để xây dựng các góc trưng bày như góc: Bác Hồ kính yêu, góc Mỹ thuật, góc ATGT, để các em được trưng bày các hiện vật, tranh ảnh, tư liệu mà các em sưu tầm hoặc các em tự làm được vừa để làm đẹp nhà trường vừa để tuyên truyền và động viên khích lệ các em.
Nói tóm lại, không gian nhà trường phải thực sự là một không gian Xanh, Sạch, Đẹp mà không gian đó có bàn tay của các em tham gia tạo nên sẽ là không gian thu hút các em, khiến các em luôn ham thích đến trường. 
c/ Xây dựng yếu tố tinh thần.
- Trước tiên phải xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường. Quan hệ trong nhà trường có thể phân ra gồm 4 mối quan hệ chính ( trực tiếp hoặc gián tiệp) đó là:
+ Quan hệ giữa CBGVNV với CBGVNV.
+ Quan hệ giữa CBGVNV với HS
+Quan hệ giữa HS với HS
+Và các mối quan hệ đan xen khác.
Quan hệ trong nhà trường là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng, thậm chí quyết định đến sự thân thiện hay không thân thiện đối với tất cả mọi người trong và ngoài nhà trường nói chung và đối với HS tiểu học nói riêng. Để các mối quan hệ trong nhà trường luôn tốt đẹp thì trước hết tập thể nhà trường phải là một khối thống nhất, đoàn kết, dân chủ và bình đẳng. Trách nhiệm chính thuộc về sự hành xử của BGH nhà trường.
Với đội ngũ GV, trước tiên Gvcn phải hiểu hoàn cảnh các em, hiểu khả năng, nhu cầu của HS để từ đó tìm ra giải pháp khơi gợi ở các em nhu cầu, hứng thú, tình cảm tốt đẹp. Phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy HS làm trung tâm nhằm tạo cơ hội cho các tham gia hoạt động học một cách tích cực, tự giác và chủ động. Đặc biệt nên tổ chức nhiều hình thức dạy học như dạy theo nhóm, dạy học ngoài hiện trường,để các em có cơ hội hợp tác, có cơ hội gắn kiến thức sách vở với thực tế nhằm hình thành kỹ năng sống có trách nhiệm cho các em.
Như chúng ta đã biết, đối với học sinh tiểu học thì ở lứa tuổi này, một cách tự nhiên( theo quy luật phát triển tâm lý lứa tuổi) các em luôn “ tích cực”. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự tích cực ấy là tự giác hay tự phát và có đúng hướng hay không mà thôi. Để HS tích cực theo đúng định hướng thì rõ ràng người lớn chúng ta mà trực tiếp là các thầy, cô giáo phải chủ động tổ chức, hướng dẫn và giúp đỡ các em. Không chỉ trong các giờ học mà ngay cả giờ hoạt động NGLL chúng ta cũng phải định hướng và tạo nhiều cơ hội cho các em tham gia một cách tích cực và thân thiện trong các mối quan hệ.
 	Như vậy ta đang dạy cho các em: học cách học, học cách làm, học cách chung sống với người khác, học cách tự khẳng định mình.
- Thứ hai: Mối quan hệ giữa nhà trường với bên ngoài cũng là mối quan hệ không kém phần quan trọng. Bởi đây chính là mối quan hệ “ tay ba” mà từ trước đến nay ta vẫn nói tới. Ngoài nhà trường thì gia đình và xã hội cũng phải có trách nhiệm trong việc giáo dục con em. Trong phong trào THTT-HSTC thì vai trò của gia đình và xã hội vô cùng cần thiết. Môi trường nhà trường có lành mạnh hay không rất cần sự chung tay góp sức của mọi người. Việc tổ chức cho các em tham gia hoạt động xã hội, hoạt động hướng về nguồn cội như: Chăm sóc gia đình chính sách, phong trào Địa chỉ đỏ, chăm sóc Đài liệt sỹ của địa phương hay các cuộc thi sưu tầm các bài dân ca, các trò chơi dân gian không thể không có các lực lượng xã hội tham gia giúp đỡ. Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của HS 
trong công tác chăm sóc, gìn giữ và phát huy các giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá, các công trình công cộng sẽ tạo sự hào hứng, phấn khởi, tự hào về truyền thống dân tộc và giá trị văn hoá địa phương cho các em.
 	Hơn nữa, công tác huy động và duy trì số lượng rất cần sự chung tay của toàn xã hội sao cho mọi trẻ em đều được đến trường, mọi trẻ em đều được bảo vệ ở mọi lúc, mọi nơi.
Có thể nói, xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực là xây dựng tốt mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhà trường. Hai mối quan hệ này phải đựoc đan xen lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau và thúc đẩy lẫn nhau. Người cán bộ quản lý giỏi là người biết cách làm nên sự hoà hợp giữa hai mối quan hệ đó có như vậy phong trào mới thực sự có ý nghĩa.
3.4/ Công tác thanh kiểm tra, đánh giá phong trào.
- Nhà trường đã tổ chức kiểm tra thường xuyên để đôn đốc và chấn chỉnh kịp thời, không để tình trạng đánh trống bỏ dùi.
- Chú ý công tác tuyên truyền, nêu gương nhằm động viên và nâng cao nhận thức cho CB,GV,NV,HS và cộng đồng.
-Nhà trường chủ động mời địa phương tham gia kiểm tra việc thực hiện phong trào để có nhiều ý kiến đóng góp và giải quyết công việc có hiệu quả cao.
4/ Kết quả;
Sau 2 năm thực hiện phong trào THTT-HSTC, trường TH Bắc Lý chúng tôi đã thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Với sự đầu tư kinh phí của huyện cùng với phong trào XHH giáo dục được đẩy mạnh hệ thống CSVC của nhà trường đang từng bước hoàn chỉnh. Khuôn viên, cảnh quan nhà trường đạt chuẩn Xanh, Sạch, Đẹp. Đặc biệt chất lượng giáo dục hai mặt cũng như chất lượng các hoạt động bề nổi năm sau luôn cao hơn năm trước. Học sinh tự tin, chủ động trong mọi hoạt động tạo nên không khí vui tươi, sôi nổi trong nhà trường. Đó chính là kết quả mà phong trào THTT-HSTC mà nhà trường đã đạt được.
C.Kết luận
Chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT về thực hiện phong trào xây dựng THTT-HSTC của Bộ GD ĐT là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Phong trào đã được các cấp chính quyền và đặc biệt là các nhà trường hưởng ứng tích cực. Bộ mặt các nhà trường đã được thay đổi hẵn: X-S-Đ và gần gủi với thiên nhiên. GV đã tích cực, chủ động đổi mới PPDH và quan tâm gần gủi HS với trách nhiệm cao hơn. HS phấn khởi, tự tin tham gia tích cực và có trách nhiệm hơn đối với các hoạt động học tập, giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp.
Môi trường học tập thân thiện đã và đang từng bước hình thành , phát triển trong HS và trong GV. Sự thân thiện đã tạo nên sự gắn bó giữa HS ,GĐ , nhà trường và cộng đồng tạo được hiệu ứng XH một cách tích cực. Có được kết quả đó đòi hỏi đội ngũ CBGVNV và cộng đồng phải được nâng cao hiểu biết về phong trào, phải thực sự có mong muốn tạo dựng cho con em mình một môi trường học tập an toàn, thân thiện. Ban lãnh đạo nhà trường phải làm tốt khâu tham mưu để sớm thành lập Ban chỉ đạo, thành lập các tiểu ban, xây dựng hệ thống kế hoạch và chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ. Mỗi địa phương, mỗi đơn vị đều có một điều kiện, hoàn cảnh khác nhau đặc biệt là đội ngủ giáo viên tận tâm có trách nhiệm. Sự thành bại phụ thuộc vào 
Ban chỉ đạo ở từng địa phương, từng nhà trường khi xác định mục tiêu và đề ra các giải pháp phù hợp.
Trên đây là một số biện pháp thực hiện phong trào THTT-HSTC ở trường THSố 1 Bắc Lý chúng tôi, tôi xin được nêu lên để các đồng nghiệp tham khảo.
 Đồng Hới, ngày 28 tháng 12 năm 2010.
 Người viết
 Đinh Thị Thân Thương 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_phong_trao.doc