Sáng kiến kinh nghiêm Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém

Sáng kiến kinh nghiêm Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém

Thế kỷ 21 đã mở ra một thời đại mới, thời đại khoa học công nghệ và tin học. Chủ nhân của ba phương diện ấy chính là con người. Con người được sinh ra theo quy luật tự nhiên của loài người, nhưng nó thực sự phát triển bền vững và toàn diện trong chiếc nôi của một nền giáo dục hiện đại. Với những xu thế phát triển của thế giới (xu thế toàn cầu hóavà yêu cầu đào tạo con người cho hội nhập quốc tế) Giáo dục cần đào tạo những con người làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam- hình thành nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội một cách nhanh và bền vững chuẩn bị từng bước đi vào nền kinh tế tri thức.

 Và sự chuẩn bị đó được bắt đầu và phải bắt đầu từ trẻ em- lứa tuổi học sinh tiểu học. Trẻ em khi sinh ra 100% được thiên nhiên phú cho cơ thể người và bộ óc nguời. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của cá thể, trẻ em lĩnh hội quá trình giáo dục của nhiều môi trường khác nhau (thuận lợi và phức tạp) đã biến chúng thành những đứa trẻ khác nhau và tất nhiên không loại trừ một số yếu tố di truyền. Điều đó giải thích vì sao cùng một độ tuổi, cùng một môi trường lớp học mà lại xảy ra đến 3, 4 đối tượng học sinh mà theo các nhà giáo dục thì đó là các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.

 

doc 14 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiêm Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt sáng kiến kinh nghiêm
 Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém
A-Đặt vấn đề
I/ Lý do :
Thế kỷ 21 đã mở ra một thời đại mới, thời đại khoa học công nghệ và tin học. Chủ nhân của ba phương diện ấy chính là con người. Con người được sinh ra theo quy luật tự nhiên của loài người, nhưng nó thực sự phát triển bền vững và toàn diện trong chiếc nôi của một nền giáo dục hiện đại. Với những xu thế phát triển của thế giới (xu thế toàn cầu hóavà yêu cầu đào tạo con người cho hội nhập quốc tế) Giáo dục cần đào tạo những con người làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam- hình thành nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội một cách nhanh và bền vững chuẩn bị từng bước đi vào nền kinh tế tri thức.
 	Và sự chuẩn bị đó được bắt đầu và phải bắt đầu từ trẻ em- lứa tuổi học sinh tiểu học. Trẻ em khi sinh ra 100% được thiên nhiên phú cho cơ thể người và bộ óc nguời. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của cá thể, trẻ em lĩnh hội quá trình giáo dục của nhiều môi trường khác nhau (thuận lợi và phức tạp) đã biến chúng thành những đứa trẻ khác nhau và tất nhiên không loại trừ một số yếu tố di truyền. Điều đó giải thích vì sao cùng một độ tuổi, cùng một môi trường lớp học mà lại xảy ra đến 3, 4 đối tượng học sinh mà theo các nhà giáo dục thì đó là các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
Đối với trẻ em hiện đại từ 6 tuổi trở đi, cuộc sống thường ngày và gia đình không kham nổi việc giáo dục trẻ đành nhường sứ mệnh cao cả đó cho nhà trường. Chỉ có giáo dục nhà trường, bằng phương pháp nhà trường mới có thể tạo ra cái mới cho các em. Trong các đối tượng học sinh kể trên thì học sinh yếu kém (những học sinh đạt dưới điểm 5) cần được quan tâm lớn nhất, bởi vì các em chưa có những yếu tố mà các bạn đã có. Người giáo viên cần tạo ra cái mới cho các em. Các em phải được đứng vững trong hàng ngũ của sự hội nhập thế giới. Bởi vì ngay từ khi sinh ra các em đã là con người. Và mỗi trẻ em đều có khả năng bỏ ngỏ như nhau để trở thành chính mình, không phụ thuộc vào hoàn cảnh xuất thân, đây là quan điểm của một nền giáo dục thực sự nhân văn và dân chủ. Và cũng không đơn giản để người giáo viên dễ dàng “ triển khai” những điều còn quá ít ỏi có ở những học sinh yếu kém mà không bị cái gì cản trở và cũng không cản trở ai. Thực hiện quy chế “dạy thật- học thật- đánh giá thật” người giáo viên càng phải trăn trở với các học sinh yếu kém. Bởi vì đánh giá thật phải nhận được một kết quả thật- kết quả thật đó phải là một kết quả sáng sủa để động viên được các em vươn tới.
Khó khăn như vậy nên người giáo viên trong vai trò của nhà giáo dục cần có trách nhiệm định ra hướng đi hiệu quả trong chương trình dành cho học sinh yếu kém giúp các em đủ tự tin để tiếp tục học các lớp trên. 
II./ Thực trang và nguyên nhân sự yếu kém:
Khó khăn cơ bản :
a/ Học sinh 
Đa phần học sinh yếu kém đều rơi vào một số lí do tương đối giống nhau đó là:
Tố chất kém.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn ( cha mẹ li dị, không người đỡ đầu, điều kiện kinh tế túng bấn )
Không có ý thức chăm chỉ học tập dẫn đến hổng kiến thức từ lớp dưới.
Tâm lí thất thường.
 Tất cả các lí do đó một phần đều xuất phát từ sự ít quan tâm của gia đình, phó thác cho nhà trường và giáo viên phụ trách. Nghiên cứu cho thấy thời gian học tập và vui chơi ở trương chỉ chiếm 1/3 quỹ thời gian trong ngày (8 giờ) còn 2/3 thời gian còn lại các em cần tự có định hương cho bản thân dưới sự kèm cặp giúp đỡ của người thân. Và điều đó thật sự ít xảy ra đối với các học sinh ở vùng xa, nông thôn chúng tôi.
Trong các môn học học bắt buộc ở tiểu học thì Toán và Tiếng Việt chiếm một lượng lớn kiến thức tương đối và không dễ dàng để học sinh yếu kém có thể tiếp thu một cách đồng bộ. Đặc biệt môn Tiếng Việt đó quá trình đọc, viết kém dẫn đến các em thường bị tắc các môn học khác, dần dần mất đi sự hứng thú trong học tập.
 b/ Giáo viên:
Phụ trách lớp học gồm đủ các đối tượng, việc phân chia kiến thức trong một tiết học còn hạn chế vì bị sự chi phối của thời gian. 
Ngoài thời gian lên lớp, hoạt động tập thể, thời gian phụ đạo cho học sinh học sinh yếu kém còn quá ít.
Tâm lí giáo viên đôi khi còn nản chí dưới những học sinh yếu.
Thuận lợi
Mặc dù khó khăn như thế nhưng phân tích về học sinh yếu kém ở khối 2 nói chung, ở lớp 2A nói riêng vẫn có một số thuận lợi nhất định.
Các em đang ở độ tuổi học sinh lớp 2, lượng kiến thức bị hổng ở lớp 1 chủ yếu là đọc, viết, cộng, trừ hầu như có thể bù đắp giàn trải trong cả quá trình.
Các em chưa có biểu hiện mặc cảm, tự ti trước lớp và cô giáo.
Thích được khen và biểu dương trước lớp.
 Những thuận lợi đó giúp giáo viên cảm thấy yên tâm hơn trước khi bước vào lớp học.
III/ Khảo sát tình hình:
 Sau đây là bảng danh sách và chất lượng học sinh yếu kém Lớp 2A năm 2008- 2009:
TT
Họ và tên
Khảo sát chất lượng đầu năm
Đặc điểm
Toán
Đọc
Viết
T. Việt
1
Nguyễn Văn Hoàng
4
5
3
4
Tiếp thu chậm
2
Ng Thị Hạnh
5
1
1
1
Hoàn cảnh khó khăn
3
Chu Văn Thời
5
1
1
1
Phụ huynh không quan tâm
4
Dương Đình á
3
2
3
3
Trí nhớ kém
5
Bùi Thị Phú
5
2
3
3
Tâm lí thất thường
6
Trần Văn Thắng
1
2
1
2
Không chăm chỉ
Tổng hợp: yếu 1. Toán: 3 em
 2. Tiếng Việt: 6 em 
 3. Toán, Tiếng Việt: 3 em
B- Giải quyết vấn đề
 I/ Công tác chuẩn bị
Giáo viên: 
Nhận lớp, ổn định nề nếp, tìm hiểu học sinh, bố trí chỗ ngồi thích hợp 
Khảo sát chất lượng cả lớp, phân loại học sinh, lập danh sách học sinh yếu kém 
Khảo sát lần 2 với học sinh yếu kém để khẳng định lần cuối 
Xác định học sinh yếu kém môn nào
Tìm hiểu nguyên nhân gây yếu kém ( cụ thể từng em)
 Ngoài các việc làm trên giáo viên không quên chuẩn bị tâm lí thật tốt. Xác định trong một lớp học phải có học sinh yếu kém và học sinh yếu kém giống như những đứa con ốm yếu nhất trong gia đình cần được chăm sóc và bồi dưỡng một chế độ đặc biệt.
Học sinh
Chuẩn bị tốt đồ dùng, sách vở theo hướng dẫn của giáo viên.
Tập phân loại, sử dụng sách vở theo từng môn học.
Chịu sự giúp đõ của giáo viên cũng như bạn bè.
II/ Lập kế hoạch :
- Lập kế hoạch gặp gỡ, liên lạc với phụ huynh học sinh với quan điểm hợp tác có trách nhiệm nhưng cũng không quên dự kiến cho một số trường hợp, tình huống có thể xảy ra để có sự ứng phó:
Phụ huynh rất quan tâm đến học sinh, sẵn sàng hợp tác.
Phụ huynh thờ ơ tỏ ra vô trách nhiệm.
Phụ huynh có quan tâm nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Lập kế hoạch kiểm tra chất lượng định kì, nhiều hình thức (kiểm tra 15’, 40’)
- Lập kế hoạch dạy học trong các tiết học chính khóa.
- Lập thời gian biểu phụ đạo ( xin ý kiến nhà trường)
- Lập hồ sơ theo dõi HS yếu nhằm có cơ sở điều chỉnh kế hoạch dạy học. Hồ sơ chủ yếu gồm:
Sổ theo dõi chất lượng HS hàng tuần, hàng tháng, hàng kì.
Kết quả kiểm tra các môn.
Bài kiểm tra đối chứng.
III/ Thực hiện nhiệm vụ:
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà người GV cần thực hiện với HS yếu đó là: kế hoạch dạy học chính khóa và kế hoạch phụ đạo.
I. Kế hoạch dạy học chính khóa:
Dạy học chính khóa là dạy học theo chương trình chung của bộ GD- ĐT ban hành. Khó khăn lớn nhất của GV là làm sao phân bố lượng kiến thức phù hợp cho cả 3 đối tượng mà không ảnh hưởng đến thời gian của tiết học khác. 
Để HS yếu kém có thể “ bắt nhịp” được cùng các bạn người GV cần tạo cơ hội để các em được bày tỏ ý kiến, được thực hành cùng các bạn.
Chẳng hạn những yêu cầu đơn giản GV nên dành cho HS yếu làm mẫu chứ không phải là học sinh K- G như thông thường
a/ Đối với những HS yếu toán:
Đặc điểm những HS này là trí tuệ kém, tiếp thu chậm. Vì vậy GVphải thật sự bình tĩnh và kiên trì dẫn dắt.Toán học là một bộ môn đòi hỏi tư duy từ cái cụ thể, những học sinh yếu kém về mặt tư duy rất kém nên GV đôi khi phải áp đặt kiến thức đối với những HS này. 
+ Điều trước nhất muốn học được Toán HS phải đọc, viết đúng 10 chữ số
( từ 0 -9 và ngược lại)
+ Với bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia cũng là một vấn đề vì HS chỉ thực sự giải quyết được những vấn đề về toán khi biết cách thực hiện cộng,trừ, nhân, chia.
ở lớp 2, phép cộng và phép trừ đang được học ở mức độ có nhớ một lần nên việc rèn kĩ năng cho các em cũng đơn giản nhưng với điều kiện HS phải thuộc bảng cộng, trừ qua 10 và chú ý hướng dẫncủa GV. Để HS yếu kém có thể ghi nhớ bảng cộng, trừ ngoài việc yêu cầu các em đọc thuộc trên bảng GV cần tạo cư hội để các em được thực hiện trong sinh hoạt hàng ngày, trong giờ tự học.
Chẳng hạn: GVcó thể nêu một số câu hỏi gần gũi, dễ trả lời:
 ? Tổ em có mấy bạn ? Cả tổ 2 nữa là bao nhiêu bạn ?
Hay : Trừ các bạn nữ ra thì tổ em có mấy bạn?
Những câu hỏi đóchính là cách dể các em tư duy từ cái cụ thể và HS yếu, sẽ không ngại trả lời và thậm chí rất thích được trả lời. Dần dần kĩ năng cộng trừ sẽ hình thành ở các em.
+Với phép nhân và phép chia: HS lớp 2 đang thực hiện ở mức độ tính nhẩm và PP chủ yếu để ghi nhớ bảng nhân đó là đọc thuộc lòng. Đối với HS yếu kém khiến các em hiểu được bản chất của phép nhân là rất khó. Vì vậy,khi giải toán có lời văn để các em xác định bài giải cần thực hiện phép tính nào thì GV cần giúp HS nhận ra một số dấu hiệu ( thuật ngữ ) của bài toán.
VD: 1. Mỗi xe đạp có 2 bánh xe. Hỏi 8 xe đạp có mấy bánh xe?
 2. Mỗi nhóm có 3 học sinh. Hỏi 10 nhóm như vậy có bao nhiêu học sinh?
Khi HS đã có kĩ năng cộng trừ nhân chia thành thạo các em sẽ tiếp tục học các kĩ năng mới, kiến thức mới thuận lợi hơn.
+/ Và một PP được coi là tích cực đó là giáo viên phải tạo cơ hội hướng dẫn các HS yếu làm mẫu chứ không phải chỉ là học sinh K, G làm mẫu. Và các em phải được thực hành và thường xuyên thực hành có như thế kiến thức và kĩ năng mới tồn tại một cách bền vững.
 b/ Đối với những học sinh yếu Tiếng Việt ( đọc, viết)
Những HS yếu đọc, viết có đặc điểm tương đối giống nhau đó là 1 phần do trí nhớ kém, phần còn lại do ít đọc mà đọc kém thường dẫn tới viết kém. Vì vậy những học sinh này cần được đọc nhiều và đọc theo nhiều cách. Việc hướng dẫn HS yếu đọc trong các tiết chính khóa là rất khó khăn vì phần lớn kiến thức về âm, vần bị hổng từ lớp 1 mà thời gian của 1 tiết học chính khóa không cho phép giáo viên ôn tập cho các em về âm, vần khó nhớ dễ lẫn lộn. Như vậy với các HS này yêu cầu các em đọc trước và đọc các tiếng từ có vần khó trong một số câu nào đó. GV không nên yêu cầu qua cao đối với những HS này.
Tương tự như hướng dẫn đọc, Giáo viên kết hợp hướng dẫn viết và chủ yếu là phương pháp nghe, viết (không nên lạm dụng cách viết nhìn chép theo sách hoặc theo bảng) Tạo thói quen dựa dẫm và ỷ lại không chịu tư duy tưởng tượng.
Việc hướng dẫn viết không đơn thuần là viết chính tả, viết tập viết mà nên gợi ý cho các em được viết những gì mà mình thích (nội dung này nên bố trí trong các tiết luyện).
Khi đánh giá những học sinh này người giáo viên cần rộng lượng hơn so với học sinh khác có nghĩa là giáo viên cần đánh giá dựa trên quan điểm động viên khuyến khích là chính không nên quá cầu toàn khi ta đang khôi phục kiến thức các em.
2. Kế hoạch phụ đạo :
	- Việc phụ đạo học sinh yếu không diễn ra theo nội dung chương trình của Bộ nhưng nó cũng không nên diễn ra một cách tùy tiện theo kiểu “nóng tay bắt lỗ tai”. Để thực sự phụ đạo có hiệu quả, người giáo viên cần nắm rõ mạch kiến thức toán, Tiếng việt học sinh đó yếu kiến thức nào, kĩ năng nào? từ đó giáo viên chỉ cần chú trọng luyện tập nội dung đó, tránh trường hợp đo quá lo lắng giáo viên đã ôm đồm tất cả những kiến thức trong chương trình để nhồi nhét học sinh làm các em vốn đã tiếp thu chậm nay lại càng mệt mỏi như kiểu “thừa cơm thiếu thịt”.
 - Trong các buổi phụ đạo giáo viên cần tổ chức nhiều họat động học tập phong phú. Cũng luyện đọc và viết nhưng không phải do giáo viên hướng dẫn mà có thể cho 2 học sinh giúp đỡ nhau đọc viết.
	VD : Viết bài Cây Dừa.
	Lần 1 : Học sinh A : đọc 	Học sinh B : viết
	Lần 2 : Học sinh B : đọc 	Học sinh A : viết.
	Như vậy cùng 1 lúc giáo viên đã rèn cả hai kĩ năng đọc và viết mà không mất thời gian gấp đôi, lại tạo tính thi đua cho các em.
	Hoặc luyện bảng nhân bảng chia có thể tổ chức trò chơi học sinh chơi theo cặp.
	Học sinh A nêu phép tính ; HS B trả lời đúng ghi vào giấy.
	VD : 	HS A hỏi : 	3 x 8 = ?
	HSB TL :	3 x 8 = 24	à ghi phép nhân vào giấy.
	Kết thúc trò chơi học sinh nào được nhiều phép tính nhất sẽ thắng và giáo viên yêu cầu học sinh đó đọc lại toàn bộ phép tính của mình.
 - Để thăm dò sự tiến bộ và tâm lý học sinh yếu sau một thời gian học tập giáo viên có thể tổ chức kiểm tra chất lượng theo nhiều cách: kiểm tra viết, làm bài trắc nghiệm.
	*Đối với bài kiểm tra viết giáo viên chỉ mới nắm được thông tin về sự tiến bộ của học sinh qua điểm số, còn muốn biết tâm lý học sinh như thế nào (hào hứng, chán nản) giáo viên cần làm 1 số trắc nghiệm nhỏ.
Ví dụ 1 : Trong 1 tiết học có đầy đủ các bạn, em cảm thấy thế nào khi cô giáo không mời em nêu ý kiến (phát biểu).
*	Vui mừng
*	hơi buồn
*	Không xác định.
 2: Khi đọc bài gặp những từ khó đọc em sẽ làm gì ?
	*	bỏ qua không đọc
	* 	đọc sai
	*	Cố đánh vần để đọc đúng.
	3: Khi cô giáo ra nhiều bài tập mới em thường nghĩ gì ?
	*	Nhiều quá chỉ cần làm vài bài.
	*	sẽ cố gắng làm hết.
	*	Nhờ người thân làm hộ.
	4 : Đọc thông, viết thạo, biết tính toán em cảm thấy ?
	*	Tự hào với các bạn.
	* 	càng chăm chỉ học tập.
	*	 cả 2 ý trên.
	Qua một số trắc nghiệm nhỏ như thế giáo viên sẽ nắm được những suy nghĩ của học sinh để điều chỉnh phương pháp và kế hoạch dạy học của mình.
IV. Nhận xét :
	Qua thực hiện một số kế hoạch dạy học đối với học sinh yếu kém, các em đã có sự tiến bộ dần dần qua các lần kiểm tra định kỳ.
	 Trong các tiết học các em rất tự tin mạnh dạn phát biểu ý kiến (mặc dù đôi khi chưa đúng).
	Tham gia các buổi phụ đạo một cách tích cực, tự giác.
V. Kết quả đến giữa học kì II:
TT
Họ và tên
Khảo sát
Đối chứng
Khảo sát CL
KTĐK Lần I
KTĐK Lần II
KTĐK Lần II
T
Đ
V
C
T
Đ
V
C
T
Đ
V
C
T
Đ
V
C
1
Nguyễn Văn Hoàng
4
5
3
4
5
5
3
4
4
6
3
5
6
5
4
5
2
Ng Thị Hạnh
5
1
1
1
5
4
4
4
5
5
2
4
6
6
6
6
3
Chu Văn Thời
5
1
1
1
5
3
3
3
5
6
2
4
6
5
5
5
4
Dương Đình á
3
2
3
3
5
4
4
4
4
5
5
5
6
4
7
6
5
Bùi Thị Phú
5
2
3
3
5
5
3
4
6
6
4
5
5
6
6
7
6
Trần Văn Thắng
1
2
1
2
4
5
3
4
6
6
5
6
5
7
6
7
	Tổng hợp : Số học sinh yếu : 6 học sinh.
KTĐK lần 1
KTĐK lần 2
KTĐK lần 3
SL
Giảm
SL
Giảm
SL
Giảm
5
17%
4
33.4%
 1
 83%
VI. Bài học kinh nghiệm :
	Năm học 2008 – 2009 sắp kết thúc, để không tồn tại một số lượng học sinh yếu kém về kiến thức và kĩ năng người giáo viên phải trải qua nhiều thử thách trong công tác dạy học.
	- Trước hết khi nhận lớp giáo viên cần xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của năm học.
	- Phân loại đối tượng và tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu kém ở từng em. ổn định tư tưởng và tâm lý trước hàng ngũ học sinh yếu kém.
	- Làm công tác tổ chức lớp học (sách vở, chỗ ngồi hợp lý), lập kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng trong các tiết học chính khóa, mặc dù tương đối phức tạp khi cùng một lúc phải hướng dẫn nhiều đối tượng nhưng dù nhiều hay ít có vẫn hơn không giáo viên cần dành cho học sinh yếu kém một số cơ hội để các em được tham gia trả lời, nêu ý kiến hoặc thực hành, để các em không cảm thấy mình bị bỏ rơi và bẽ bàng trước các bạn khác, và giáo viên cũng không quên động viên khích lệ kịp thời khi các học sinh yếu kém giơ tay xin phát biểu.
	- Lập thời gian phụ đạo học sinh, đây là cơ hội lớn nhất để giáo viên có thể giúp đỡ học sinh yếu kém một cách thoải mái mà không sợ ảnh hưởng đến học sinh khác và cản trở tiết học khác. Vì vậy hơn lúc nào hết giáo viên cần biết tận dụng khoảng thời gian này để hướng dẫn học sinh có hiệu quả.
	- Việc làm cuối cùng đó là sắp xếp thời gian kiểm tra chất lượng định kì hàng tháng để có kế hoạch điều chỉnh nội dung phụ đạo và có kết quả báo về gia đình học sinh.
C. Kết luận :
	Làm công tác dạy học không giáo viên nào muốn mình có nhiều học sinh yếu kém trong lớp học. Thế nhưng “cha mẹ sinh con trời sinh tính” dù muốn hay không muốn, tồn tại đó vẫn xảy ra như một quy luật, Danh ngôn có câu “nhân bất học bất tri lý”, người giáo viên là người hướng dẫn học sinh học nhiều nhất chứ không phải là cha mẹ và người thân các em. Như vậy biết cách hướng dẫn học sinh yếu kém vượt qua các khó khăn về kiến thức, có thói quen tốt về kĩ năng là người thầy đó đã và đang mang lại niềm vui cắp sách tới trường cho các em, giảm đi gánh nặng cho gia đình và xã hội, đặc biệt là một xã hội phát triển như ngày hôm nay. Người thầy đó đã giúp các em vững vàng trên bước đường hội nhập quốc tế sẵn sàng “sánh vai các cường quốc năm châu” như Bác Hồ đã mong muốn.
	Nội dung bài viết này chủ yếu bàn về một số khía cạnh của học sinh yếu kém, qua thực tế giảng dạy ở lớp cũng như thực tế chung của nhà trường, bài viết chắc chắn có sơ suất mong chuyên môn ngành sửa chữa và xây dựng.
 Quang Thành, tháng 05 năm 2009
Người viết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai phap day HS yeu kem lop 2.doc