Như chúng ta biết rằng, Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách. Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Đội hoạt động trong nhà trường và trên địa bàn dân cư. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi; thực hiện quyền và bổn phận theo Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Đội TNTP Hồ Chí Minh với mục đích tập hợp, giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, trở thành người công dân có ích trong tương lai. Việc giáo dục đội viên là nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp của tổ chức Đội. Muốn làm tốt nhiệm vụ của mình, người phụ trách Đội phải biết một cách sâu sắc về Đội TNTP Hồ Chí Minh, về các hoạt động mang tính giáo dục của Đội. Biết tổ chức, quản lý và điều hành công tác Đội trong phạm vi nhà trường. Tổ chức quản lý bộ máy công tác Đội, quản lý đội ngũ cán bộ phụ trách các Chi đội và lực lượng chỉ huy Đội.
Muốn Liên đội hoạt động tốt, tham gia tích cực các hoạt động Đội trong nhà trường thì cần phải có một bộ máy Ban chỉ huy Liên đội vững chắc về mọi mặt như: Quản lý, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội. Thành công của Liên đội trong đó có một phần đóng góp của Ban chỉ huy. Bởi vậy, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra "Một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong Ban chỉ huy Liên đội" mà tôi đã thực hiện trong học kỳ I và nửa đầu học kỳ II năm học 2009 - 2010.
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Như chúng ta biết rằng, Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách. Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Đội hoạt động trong nhà trường và trên địa bàn dân cư. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi; thực hiện quyền và bổn phận theo Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đội TNTP Hồ Chí Minh với mục đích tập hợp, giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, trở thành người công dân có ích trong tương lai. Việc giáo dục đội viên là nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp của tổ chức Đội. Muốn làm tốt nhiệm vụ của mình, người phụ trách Đội phải biết một cách sâu sắc về Đội TNTP Hồ Chí Minh, về các hoạt động mang tính giáo dục của Đội. Biết tổ chức, quản lý và điều hành công tác Đội trong phạm vi nhà trường. Tổ chức quản lý bộ máy công tác Đội, quản lý đội ngũ cán bộ phụ trách các Chi đội và lực lượng chỉ huy Đội. Muốn Liên đội hoạt động tốt, tham gia tích cực các hoạt động Đội trong nhà trường thì cần phải có một bộ máy Ban chỉ huy Liên đội vững chắc về mọi mặt như: Quản lý, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội... Thành công của Liên đội trong đó có một phần đóng góp của Ban chỉ huy. Bởi vậy, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra "Một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong Ban chỉ huy Liên đội" mà tôi đã thực hiện trong học kỳ I và nửa đầu học kỳ II năm học 2009 - 2010. II. TÌNH HÌNH CỦA LIÊN ĐỘI. 1. Số liệu: Tổng số học sinh toàn trường : 374 em. Trong đó: Đội viên : 145 em. Nhi đồng : 229 em. Tổng số Chi đội : 06 chi đội. Tổng số Sao Nhi đồng : 29 sao. 2. Thuận lợi: - Các đội viên và nhi đồng tích cực nhiệt tình tham gia công tác Đội. - Sự quan tâm nhiệt tình của các anh chị phụ trách là những giáo viên chủ nhiệm. - Sự quan tâm chỉ đạo của HĐĐ xã Phúc Thuận và HĐĐ huyện Phổ Yên, cùng với sự lãnh chỉ đạo của BGH nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ của Hội cha mẹ học sinh. 3. Khó khăn: - Trường có nhiều khu vực, đường giao thông đi lại khó khăn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Đội. - Đội ngũ cán bộ của Ban chỉ huy Liên đội không được bồi dưỡng thường xuyên, hoạt động không đều tay. Phần lớn các em đang còn rụt rè, thiếu mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ của mình, đặc biệt là các em ở phân trường lẻ. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI. - Tìm hiểu nguyên nhân cơ bản trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của Ban chỉ huy Liên đội. - Đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công tác Đội trong nhà trường. IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1. Phạm vi: Liên đội trường Tiểu học Phúc Thuận II năm học 2009-2010. 2. Đối tượng: Các em trong Ban chỉ huy Liên đội. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Tìm hiểu thực trạng hiện tại của Liên đội trước khi thực hiện đề tài. - Tham gia hoạt động cùng Ban chỉ huy Liên đội. - Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục thực trạng trên. B. THỰC TRẠNG CỦA LIÊN ĐỘI KHI CHƯA TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI: Bước vào đầu năm học 2009 - 2010, Liên đội đã tổ chức Đại hội và đã bầu ra được Ban chỉ huy Liên đội chung cho cả 03 khu vực. Song, các hoạt động còn mang tính chất chung chung, Ban chỉ huy Liên đội chưa phát huy hết năng lực, chưa sáng tạo trong công việc nên chất lượng hoạt động chưa cao. Tình hình nề nếp còn chưa ổn định, chưa vào khuôn khổ. Ý thức tự quản của các Chi đội và đội viên chưa đáp ứng được yêu cầu chung của Liên đội. Vệ sinh các nhân và vệ sinh công cộng còn hạn chế. Công tác Sao Nhi đồng chưa thực hiện được. Phong trào hoạt động bề nổi của Liên đội chưa có những bước phát triển mới. C. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Như chúng ta đã biết, nhân tố quyết định xây dựng Liên đội vững mạnh, thực hiện tốt các hoạt động của Liên đội đó chính là những đội viên ưu tú của Ban chỉ huy Liên đội. Tuy nhiên, các đội viên ở tuổi thiếu niên chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống, học tập và rèn luyện, nhận thức cảm tính đôi khi còn lấn át nhận thức lý tính, đặc biệt còn thiếu hiểu biết trong lĩnh vực chính trị và xã hội. Vì vậy, các em rất cần sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn nói chung và của Tổng phụ trách Đội nói riêng. Trước tình hình đó, vào đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của HĐĐ huyện Phổ Yên, cùng với sự lãnh chỉ đạo của BGH nhà trường, bản thân tôi đã tiến hành tổ chức Đại hội Liên đội và bầu ra Ban chỉ huy Liên đội gồm các đội viên tiêu biểu, được các đại biểu tín nhiệm để điều khiển công việc của Liên đội, thực hiện vai trò tự quản của Liên đội dưới sự hướng dẫn của Tổng phụ trách Đội. Trong việc chọn lựa các đội viên đứng vào hàng ngũ Ban chỉ huy Liên đội, tôi đặc biệt chú trọng đến khả năng hoạt động Đội của từng em, không chú trọng đến các em nữ, các em “dễ bảo” hoặc các em lớn tuổi. Thông qua các hoạt động Đội để chọn các em vừa có đủ năng lực hoạt động, có đủ uy tín với bạn bè. Cần chú trọng đến địa bàn sinh hoạt của các em. Số lượng thành viên trong Ban chỉ huy Liên đội phải được chia đều ở các khu vực của trường. Qua Đại hội Liên đội đã bầu ra Ban chỉ huy Liên đội gồm các thành viên sau: 1. Trần Thị Mai Hiên - Chi đội 5A - Khu vực Trung Tâm. 2. Nguyễn Thị Phương Thảo - Chi đội 4A - Khu vực Trung Tâm. 3. Nguyễn Minh Hải - Chi đội 5A - Khu vực Trung Tâm. 4. Nguyễn Thị Hương - Chi đội 5B - Khu vực Đoàn Kết. 5. Trần Thị Thắm - Chi đội 4B - Khu vực Đoàn Kết. 6. Nguyễn Văn Linh - Chi đội 5C - Khu vực Quân Xóm. 7. Ngô Thị Ngọc - Chi đội 4C - Khu vực Quân Xóm. Sau khi bầu ra Ban chỉ huy Liên đội tôi đã tiến hành mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho các em. Hướng dẫn các em cách ghi chép văn bản, quản lý sổ sách, tổ chức họp Ban chỉ huy, điều khiển sinh hoạt Liên đội, tổ chức các hoạt động Đội, nghi thức Đội và các thủ tục nghi lễ khác... Phân công cụ thể từng công việc cho các thành viên để các em có ý thức trong công việc của mình. Cụ thể với Ban chỉ huy Liên đội đã được phân công như sau: 1. Trần Thị Mai Hiên - Liên đội trưởng - Phụ trách công tác thi đua. 2. Nguyễn Thị Phương Thảo - Liên đội phó - Phụ trách đội tuyên truyền MN - Phụ trách khu vực Trung Tâm. 3. Nguyễn Thị Hương - Liên đội phó - Phụ trách khu vực Đoàn Kết. 4. Nguyễn Văn Linh - Uỷ viên - Phụ trách khu vực Quân Xóm 5. Trần Thị Thắm - Uỷ viên - Phụ trách lao động, Phụ trách SNĐ Đoàn Kết. 6. Nguyễn Minh Hải - Uỷ viên - Phụ trách SNĐ Trung Tâm. 7. Ngô Thị Ngọc - Uỷ viên - Phụ trách SNĐ Quân Xóm. Với từng công việc cụ thể, tôi đã tiến hành tập huấn cho các mảng như sau: - Với công tác tuyên truyền măng non: Tôi đã tiến hành thành lập Đội tuyên truyền Măng non với 03 thành viên do Nguyễn Thị Phương Thảo - Liên đội phó phụ trách. Lưu ý: Khi chọn các em vào đội tuyên truyền thì cần chọn những em có giọng đọc tốt, trôi chảy và diễn cảm. Công việc của Đội tuyên truyền Măng non có nhiệm vụ phát thanh tuyên truyền nhân các ngày lễ lớn trong tháng, tuỳ theo từng chủ điểm để giáo dục đội viên, nhi đồng truyền thống của quê hương, đất nước, dân tộc. Trong học kỳ I và nửa đầu học kỳ II vừa qua Đội tuyên truyền Măng non đã thực hiện có hiệu quả công tác phát thanh, tuyên truyền chào mừng các ngày lễ lớn trong từng tháng. Công việc này diễn ra một cách tự giác, thường xuyên. Cụ thể, đã phát thanh được 05 đợt/học kỳ (Mỗi đợt 03 buổi). - Với công tác phụ trách Sao Nhi đồng: + Thành lập đội phụ trách Sao cho các lớp 1, 2, 3 do các đội viên khối 4, 5 phụ trách. + Tiến hành tập huấn nội dung và quy trình sinh hoạt Sao cho các em đội viên khối 4, 5. + Tổ chức sinh hoạt sao điểm tại lớp 1A, có đánh giá và rút kinh nghiệm. + Tiến hành tổ chức sinh hoạt đại trà trên toàn khối 1, 2, 3. Với quy trình thực hiện trên, trong học kỳ I vừa qua công tác phụ trách Sao được thực hiện tốt và duy trì một cách đều đặn. Các em khối 1, 2 đã nắm chắc các bước sinh hoạt Sao và nắm vững các nội dung trong chương trình Dự bị đội viên. Qua kiểm tra, tỷ lệ đạt yêu cầu khá cao: 91,3%. - Với công tác lao động: Tôi hướng dẫn cho các em cách quản lý trường lớp sạch sẽ bằng cách lập Đội cờ đỏ thường xuyên kiểm tra vệ sinh lớp học và sân trường, thực hiện môi trường Xanh - Sạch - Đẹp. Công tác chăm sóc công trình măng non năm học 2009 - 2010 được chú trọng, thường xuyên tưới nước, nhổ cỏ cho các bồn hoa... ở tất cả các khu vực, đặc biệt phối trên với nhà trường trồng được vườn cây cảnh tại khu vực Trung Tâm. Với sự phân công cụ thể như trên, các em trong Ban chỉ huy Liên đội đã tự giác thực hiện công việc của mình, tạo cho phong trào của Liên đội được đi vào chiều sâu, khuôn khổ, tạo cho các em có không khí làm việc thoải mái. Đặc biệt các em đã thể hiện được tính tích cực, tự giác, tự quản, tự chủ trong công việc, đã tập dượt cho các em thực hành dân chủ, có thói quen xử lý mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, quyền lợi và nghĩa vụ. Trong quá trình làm việc tôi có thể gặp gỡ riêng từng em trong Ban chỉ huy để kịp thời động viên, khích lệ những cố gắng của từng em, tạo điều kiện để mỗi em phát huy tốt nhất thế mạnh của mình và góp ý chân thành về những hạn chế thiếu sót có thể có. Từ đó giúp mỗi em dần dần tiến bộ, trưởng thành. Điều quan trọng là không bao giờ làm mất tính tự chủ, đức tự tin trong các em. Sự tự tiến bộ, trưởng thành của các em đã được thể hiện tại buổi lễ "Sơ kết học kỳ I và Đón bằng công nhận trường Tiểu học Phúc Thuận II đạt chuẩn Quốc gia mức độ I" ngày 22 tháng 01 năm 2010. D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những nội dung nghiên cứu và kết quả cho thấy trên bản thân tôi nhận thấy rằng: Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong BCH Liên đội của nhà trường chúng ta cần phải: - Chọn các đội viên có đủ uy tín, năng lực công tác đội vào Ban chỉ huy Liên đội. - Phân công cụ thể từng công việc cho các em tuỳ theo khả năng. - Tổ chức mở lớp tập huấn công tác đội cho Ban chỉ huy Liên đội và tập huấn từng công việc cụ thể do các em phụ trách. - Giao trách nhiệm công việc cho từng em chỉ huy. Giáo viên - Tổng phụ trách có nhiệm vụ giám sát, hướng dẫn thêm và đánh giá công việc của các em. - Biết nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em, biết động viên khích lệ, tạo điều kiện để các em phát huy hết thế mạnh trong công việc của mình. Góp ý những hạn chế thiếu sót của các em trong quá trình làm việc. - Tạo điều kiện để các em sáng tạo trong khi làm việc, không áp đặt theo khuôn mẫu. Phát huy tín dân chủ trong mỗi em, giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Duy trì các buổi họp báo, sinh hoạt để các em bày tỏ ý kiến của mình, những vướng mắc trong công việc, giúp các em có hướng giải quyết. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đúc rút được quá trình làm việc với mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy Liên đội trong học kì I và nửa đầu học kỳ II năm học 2009 - 2010. E. PHẦN KẾT LUẬN: Như chúng ta đã biết Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội của thiếu nhi, có tôn chỉ mục đích rõ ràng, có điều lệ tổ chức và hoạt động cụ thể. Vì thế Tổng phụ trách - người chỉ huy, lãnh đạo cao nhất của trường Tiểu học về công tác Đội cần có phương hướng hoạt động và phương pháp công tác đặc thù của Đội để tổ chức cho hoạt động Đội trong nhà trường ngày càng đi lên. Hỗ trợ cho Tổng phụ trách hoàn thành tốt công tác của mình không ai khác đó là đội ngũ cốt cán của Ban chỉ huy Liên đội. Thông qua Ban chỉ huy Liên đội Tổng phụ trách phải hình thành sự hợp tác, gắn bó tinh thần cộng đồng trách nhiệm vì công việc chung. Phải hiểu rõ năng lực, phẩm chất, sở trường, năng khiếu, thế mạnh và hạn chế của từng em, tạo mọi điều kiện cần thiết để các em tự thể hiện, tự khẳng định mình trong học tập và công tác Đội, tạo uy tín cho các em trong tập thể và trong tổ chức. Đó chính là cơ sở để phát huy vai trò tự quản, tính độc lập sáng tạo trong công tác giúp các em hoàn thành tốt công việc của Liên đội giao cho và đưa phong trào của Liên đội ngày càng đi lên. Trên đây là toàn bộ đề tài mà tôi áp dụng thực hiện đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cốt cán trong phong trào đội ở nhà trường trong thời gian qua. Tuy nhiên công việc đặt ra còn nhiều, năng lực công tác đội của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài sẽ còn có nhiều thiếu sót mong các đồng chí đóng góp ý kiến để cho đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phúc Thuận, ngày 04 tháng 03 năm 2010 XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Viết Công
Tài liệu đính kèm: