Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng học phân môn kể chuyện ở lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng học phân môn kể chuyện ở lớp 3

 Việc dạy học và phân môn kể chuyện góp phần rất lớn vào sự hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện , ươm những mầm non tương lai cho đất nước. Qua những mẩu chuyện giúp các em hiểu hơn, tôn trọng hơn những giá trị đích thực của cuộc sống . Để phấn đấu học tập tốt, luyện tốt, kể được những câu chuyện hay hấp dẫn đó là niềm mong ước của các thầy cô giáo cũng như các bậc phụ huynh. Phân môn kể chuyện đã để lại trong lòng các em những dấu ấn khó quên khi nội dung đó đã thấm vào trong tâm hồn trẻ. Do đó thời gian qua nhóm chúng tôi đã tìm tòi suy nghĩ, băn khoăn làm sao để tìm ra “ Một số giải pháp góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng học phân môn kể chuyện ở lớp 3”.

doc 7 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 666Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng học phân môn kể chuyện ở lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. §Æt vÊn ®Ò
 Việc dạy học và phân môn kể chuyện góp phần rất lớn vào sự hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện , ươm những mầm non tương lai cho đất nước. Qua những mẩu chuyện giúp các em hiểu hơn, tôn trọng hơn những giá trị đích thực của cuộc sống . Để phấn đấu học tập tốt, luyện tốt, kể được những câu chuyện hay hấp dẫn đó là niềm mong ước của các thầy cô giáo cũng như các bậc phụ huynh. Phân môn kể chuyện đã để lại trong lòng các em những dấu ấn khó quên khi nội dung đó đã thấm vào trong tâm hồn trẻ. Do đó thời gian qua nhóm chúng tôi đã tìm tòi suy nghĩ, băn khoăn làm sao để tìm ra “ Một số giải pháp góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng học phân môn kể chuyện ở lớp 3”.
B. néi dung
1. Cơ sở lý luận
Lứa tuổi các em học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng rất thích nghe kể chuyện, các em thích được kể và muốn hoà mình vào câu chuyện, muốn được làm quen với những nhân vật lạ và mới mẻ, các em chờ đón, tiếp nhận tiết kể chuyện với tâm trạng hào hứng và thích thú ... Qua mỗi câu chuyện các em được mở rộng thêm về vốn từ ngữ phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gíc, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống. Qua nội dung câu chuyện, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập của các em. Song điều đáng nói ở đây là ở lứa tuổi của các em còn ở mức trực quan cụ thể, khả năng ngôn ngữ, diễn đạt còn hạn chế. Hơn nữa phân môn kể chuyện ở lớp 3 lại đặt ra yêu cầu lớn, hết sức đa dạng với nhiều thể loại và nội dung câu chuyện phong phú mà thời gian của phân môn thì quá ít nên khó đáp ứng với việc dạy học.
2. Cơ sở thực tiễn
a, Thực trạng: Năm học này nhóm chúng tôi gồm 3 giáo viên giảng dạy ở khối lớp 3. Qua tìm hiểu thực tế giảng dạy ở trường chúng tôi thì thấy việc phát huy dạy và học phân môn này chưa có kết quả đáng kể trong mỗi tiết dạy - học, còn có những hạn chế là:
 - Hầu hết học sinh kể chuyện còn giống như đọc.
 - Lời kể còn khô khan, sắp xếp ý còn lộn xộn.
 - Lớp học còn trầm lặng, thiếu hứng thú, không hoà nhập vào nội dung câu chuyện. từ đó không tự đúc rút được bài học cho bản thân sau mỗi câu chuyện.
 - Giáo viên sử dụng đồ dùng còn hạn chế.
 - Khi kể chuyện giáo viên thường phát huy những học sinh giỏi, học sinh trung bìng và học sinh yếu chưa được chú ý nhiều.
 - Chưa tổ chức hướng dẫn cho hợp lý thời gian của tiết học kể chuyện.
 - Trong dạy học giáo viên chưa áp dụng thành thạo phương pháp dạy học mới, còn bị phương pháp cũ ảnh hưởng, giáo viên nói nhiều mà thực hành còn ít.
b, Nguyên nhân: 
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do thời gian của tiết học ít, giáo viên chưa quan tâm nhiều và chưa nắm được tầm quan trọng của tiết học, có khicòn quan niệm phân môn kể chuyện là môn phụ, chưa đầu tư chính đáng, sự đổi mới về công tác soạn giảng hầu như chưa thật chú ý để vận dụng mà đang còn hời hợt.
 Xuất phát từ những cơ sở trên đã thúc đẩy nhóm chúng tôi say mê với việc học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trên.
C. mét sè gi¶i ph¸p gãm phÇn gióp häc sinh n©ng cao chÊt l­îng häc ph©n m«n kÓ chuyÖn líp 3
Nội dung phân môn kể chuyện lớp 3 hết sức đa dạng với nhiều thể loại chuyện và với nội dung câu chuyện phong phú, chúng tôi đã tìm tòi và tổ chức hướng dẫn được cho học sinh học theo 4 hình thức kể chuyện như sau:
1. Kể chuyện theo tranh minh hoạ.
Lứa tuổi học sinh lớp 3 ham thích quan sát tranh nhưng quan sát rồi diễn đạt bằng lời về nội dung bức tranh lại là việc khó nên đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn học sinh thật kĩ để học sinh kể được.
 Ví dụ: Bài “ Cuộc chạy đua trong rừng” ( trang 82 - TV3 - Tập 2) Ở bài này học sinh dựa vào các tranh minh hoạ để kể toàn bộ câu chuyện bằng lời Ngựa Con. Để kể được toàn bộ câu chuyện thì giáo viên cần gợi mở hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện sau đó nối tiếp nhau mỗi em kể một đoạn hoàn chỉnh bài. Giáo viên cần giải thích rõ: Kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con là thế nào? ( Là nhập vai mình là Ngựa Con kể lại câu chuyện, xưng “mình” hoặc xưng “tôi”). Sau khi học sinh quan sát từng tranh phóng to ở bảng thì giúp học sinh nói về nội dung từng tranh.
 Ví dụ:
Tranh 1 vẽ những gì? ( Vẽ Ngựa Con, hồ nước ... )
Ngựa Con đang làm gì? (Đang mải mê soi bóng mình dưới nước)
Vì sao ngựa Con lại làm như vậy? ( Vì chuẩn bị cho cuộc thi chạy)
Khi tìm hiểu xong nội dung mỗi bức tranh giáo viên khuyến khích học sinhn tập kể về nội dung của bức tranh đó. Điều cần lưy ý học sinh là chuyện đã qua, đã xẩy ra rồi nên phải thay từ “ngày mai” bằng “ năm ấy, hôm ấy, hồi ấy ...”. ngoài dạng bài này học sinh thường gặp dạng bài yêu cầu sắp xếp lại tranh cho đúng câu chuyện rồi kể. Có thể kể một đoạn hay kể toàn bộ câu chuyện theo lời lẽ trong bài tập đọc hay lời của một nhân vật hoặc lời của mình.
 Ví dụ : Bài tập làm văn ( trang 47 - TV3 - Tập 1) .
Đối với bài này yêu cầu phải sắp xếp lại tranh cho phù hợp với diễn biến rồi kể. Giáo viên cần gợi mở cho học sinh nhớ nội dung từng đoạn của bài tập đọc trước đó để thực hiện Sau khi một số em xung phong sắp xếp thì thứ tự đúng sẽ là: Tranh 3- 4-2-1 thao tác sắp xếp lại tranh, học sinh thực hiện ở bảng lớp( GV chuẩn bị tranh trước và đính lên bảng thứ tự như sách giáo khao). Bài tập chỉ yêu cầu chọn kểmột đoan câu chuyện theo lời của em ( không phải theo lời cô-li-a ở trong chuyện). Khuyến khích học sinh giỏi kể mẫu một đoạn:
 Ví dụ: “ Có lần cô giáo của Cô-li-a ra cho cả lớp một đề văn như sau: ... Đối với Cô-li-a đề văn này rất khó bởi vì thỉnh thoảng bạn mới làm một việc lặt vặt giúp mẹ ...” . Để đạt được kết quả tốt giáo viên tổ chức cho cả lớp hoạt động theo nhóm đôi, tập kể cho nhau nghe. Sau đó thi nhau kể giữa các nhóm, dãy, tổ ...Các học sinh khác nhận xét từng bạn về:
Bạn kể có đúng cốt truyện không?
Diễn đạt đã thành câu chưa?
Bạn kể bằng lời của mình chưa?
Bạn kể có tự nhiên không?
 Sau mỗi lượt học sinh kể giáo viên luôn kiên trì, nhẹ nhàng, sửa lỗi và bổ sung cách dùng từ, ngữ điệu kể, dìu dắt học sinh từng bước sẽ tạo cho các em mạnh dạn hơn, kể trôi chảy hơn.
 Ngoài việc kể chuyện theo tranh minh hoạ học sinh thường gặp hình thức theo gợi ý bằng lời.
2. Kể chuyện theo gợi ý bằng lời.
 Hình thức kể chuyện này cũng giống như hình thức kể chuyện trên là yêu cầu kể một đoạn hay toàn bộ câu chuyện theo lời trong bài tập đọc, lời của nhân vật hay bằng lời của mình. Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào các gợi ý trong SGK kể lại câu chuyện.
 Ví dụ: Bài “ Nắng Phương Nam” ( Trang 95-TV3- Tập 1).
Giáo viên viết sẵn gợi ý của bài lên bảng lớp hay bảng phụ. Học sinh đọc kĩ yêu cầu của đề bài, dựa vào gợi ý đó nhớ lại từng đoạn của câu chuyện để kể.
 Học sinh giỏi kể mẫu đoạn 1 (đi chợ tết) theo gợi ý:
 Ý1: Truyện xẩy ra vào lúc nào? ( Truyện xẩy ra đúng vào ngày 28 tết ở thành phố Hồ Chí Minh)
 Ý2: Uyên và các bạn đi đâu? ( Uyên và các bạn đang đi giữa chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ).
Ý3: Vì sao mọi người sững lại? ( Cả bọn đang ríu rít trò chuyện bỗng sững lại vì tiếng gọi : “ Nè ! Sắp nhỏ kia đi đâu vậy?”.
 Để tạo cho học sinh hứng thú học tập lôi cuốn được nhiều học sinh xung quanh kể, không rụt rè sợ hãi, trong khi kể giáo viên theo dỗi nếu các em kể sai sót thì giáo viên không nên ngắt lời ngay mà gợi ý nhắc nhở thêm để những em khác thành công hơn. Đối với học sinh yếu cần khuyến khích động viên, không làm mất đi sự háo hức kể chuyện của các em.
 3.Tự đặt tên cho các đoạn rồi kể
Đối với hình thức kể chuyện này thường là biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện rồi kể, kể mội đoạn hay toàn bộ câu chuyện theo lời trong bài tập đọc, lời nhân vật hay bằng lời của mình.
 Ví dụ: Bài “Ông tổ nghề thêu” ( trang 24 TV3- Tập 2)
Giáo viên cần nhắc học sinh đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung, sát với các đoạn của bài tập đọc đã học. Có thể ya kiến của các em nói sau trùng lặp với ý của em nói trước nên giúp các em lựa chon tên được xem là đúng nhất, hay nhất. cụ thể: Đoạn 1: Cậu bé ham học/ Cậu bé chăm học/ Tuổi nhỏ của Trần Quốc khái ... Đoạn 2: Thử tài/ Đứng trước thử thách/ Vua Trung Quốc thử tài sứ thần Việt Nam... Đoạn 3: Học được nghề mới/ Hành động thông minh ... Đoạn 4: Xuống đất an toàn/ Vượt qua thử thách.... Đoạn 5: Truyền nghề cho dân/ Người Việt có thêm nghề mới...
 Sau khi đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện giáo viên hướng dẫn hoch sinh làm việc theo nhóm 5, nối tiếp nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện, thi nhau kể giữa các nhóm, tổ, cá nhân.... Học sinh khác lắng nghe và bình chọn bạn kể, khen động viên những bạn biết kể bằng lời của mình.
 Ví dụ: Một học sinh kể “ Năm ấy triều đình giao cho Trần Quốc Khái một nhiệm vụ rất quan trọng: Đi sứ Trung Quốc. vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần Việt Nam nên mới nghĩ ra một cách ....”. Đối với bài này giáo viên khuyến khich học sinh kể sáng tạo đối với học sinh khá giỏi. Kể tự nhiên như sống với câu chuyện, kể chuyện bằng ngôn ngữ, giọng điệu của mình, thể hiện được sự cảm nhận của mình về câu chuyện. Học sinh có thể thêm vào các câu chữ của mình nhưng cũng có thể diễn đạt lại câu chuyện đã thuộc. Nếu học sinh kể như đọc văn bản, vừa kể vừa nhớ lại một cách máy móc từng câu chữ trong văn bản thì giáo viên nhắc nhở như thế là chưa tốt, còn đối với học sinh trung bình và yếu thì choộhc sinh luyện diễn đạt thành câu về nội dung của một đoạn chuyện đó. Luôn luôn động viên khuyến khích các em, tao cho các em không khí thoải mái. Để bộc lộ được sức sáng tạo và cá tính riêng của từng em.
5. Kể chuyện phân vai, dựng lại câu chuyện
Đối với hình thức này giáo viên không nên áp đặt việc chọn vai kể mà để học sinh tự lựa chọn nhân vật để vào vai vì các em thích thì các em sẽ xác định được việc mình làm.
 Ví dụ : Bài “ Nhà bác học và bà cụ” ( Trang 33 - TV3- Tập 2)
Khi kể chuyện này các em trong nhóm đều thích chọn vai Ê-đi-xơn để kể. Tìm hiểu nguyên ngân thì các em cho biết : “ Em thích nhập vai Ê-đi-xơn vì ông ta rất giàu sáng kiến, ông là một nhà bác học vĩ đại luôn mong muốn đem lại những điều tốt đẹp cho con người”. Như vậy qua việc nhập vai để kể cũng hình thành oẻ các em cách đối nhân xử thế, cách sống ở đời sao cho được nhiều nguời yêu mến.
 Do thời lượng của một tiết kể chuyện ở lớp 3 quá ít nên ngoài sử dụng 4 hình thức kể chuyện, để đạt kế quả cao thì giáo viên phải luôn chú ý phân loại từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu để thực hành kể ở các mức độ khác nhau. Đối với các em khá giỏi thì các em kể hay hơn, đúng với yêu cầu của đề bài, có thể kể sáng tạo câu chuyện, ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, có thể thêm hay bớt câu từ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. Cuối tiết khuyến khích các em kể toàn bộ câu chuyện có thể dùng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với từng câu chuyện. Còn đối với học sinh trung bình và yếu thì luôn động viên các em diễn đạt trôi chảy và hiểu được nội dung của một đoạn câu chuyện, đối với dạng bài kể theo lời nhân vật.
 Ví dụ: Truyện “ Các em nhỏ và cụ già” ( Trang 63- TV3 - Tập 1) thì không nhất thiết yêu cầu học sinh yếu phải kể theo lời nhân vật mà hướng dẫn các em thành một doạn câu chuyện.
 Bên cạnh đó trong một tiết học giáo viên luôn tổ chức nhiều hoạt động học tập. Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn, phát huy tính tích cực chủ động trong hoạt động học tập của học sinh. Toạ phương pháp học tập tích cực, gây cho các em hứng thú học tập, lĩnh hội tri thức hình thành kĩ năng thái độ một cách vững chắc hơn. Để từ đó sau mỗi câu chuyện giúp học sinh hiểu được ý nghĩa câu chuyện đó, phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai của từng hành vi trong từng nhân vật để nhận thấy mình thích nhân vật nào nhất, học tập được điều gì qua nhân vật ấy.
 Ngoài ra giáo viên còn rèn kĩ năng kể chuyện cho các em bằng cách kết hợp qua các môn học đạo đức, tự nhiên và xã hội ...
 Qua những môn học này xây dựng thành những mẩu chuyện nhỏ để các em tập kể lại từ đó các em tập nắm bắt một cách nhanh nhẹn, mạnh dan và thwtj chuyện trôi chảy. Những hôm sinh hoạt đầu buổi rèn thói quen cho các em thi kể chuyện giữa các tổ ...
 Để đạt kết quả tốt trong tiét dạy kể chuyện, giáo viên cần phải tham khảo tài liệu thật kĩ, phải chuẩn bị thật kĩ để không bị động trong khi dạy. Đối với những bài không có bài sẵn thì cần làm đồ dùng dù đơn giản để gây hứng thú cho tiết học. Giáo viên không nên khắc sâu, nhấn mạnh sự căm ghét đối với các nhân vật mà các em không ưa thích, để lại dấu ấn nặng nểtong các em mà phải gợi cho các em tình thân ái bao dung. Từ đó các em sẽ tự đúc kết cho mình qua việc kể và nghe kể thì mới bổ ích.
D. kÕt qu¶
 Sau khi áp dụng giải pháp này nhóm chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở các lớpđạt kết quả như sau:
*, Lớp 3A
Số học sinh
Đầu học kì 1
Giữa học kì 1
Cuối học kì 1
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
2
3
11
4
3
4
10
3
3
5
11
1
TL
10%
15%
55%
20%
15%
20%
50%
15%
15%
25%
55%
5%
*, Lớp 3B
Số học sinh
Đầu học kì 1
Giữa học kì 1
Cuối học kì 1
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
1
2
3
3
1
3
3
2
3
2
3
1
TL
11.1%
22.2%
33.3%
33.3%
11.1%
33.3%
33.3%
22.2%
33.3%
22.2%
33.3%
11.1%
e. kÕt luËn
Qua bảng kết quả trên cho thấy : Nếu áp dụng tốt các giải pháp nêu trên ngày càng nhuần nhuyễn thì kết quả học tập của các em được khả quan hơn. Muốn vậy giáo viên cần phải đảm bảo tiết kể chuyện thực sự là tiết thực hành, phải nên dạy theo phương pháp dạy học kể chuyện mới. Trong khi hướng dẫn cho học sinh giáo viên phải có biện pháp cụ thể , khêu gợi hứng thú, phải khéo léo để các em huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc của bản thân. Luôn tôn trọng sự cố gắng của mỗi học sinh dù khi kể có sai sót để các em mạnh dạn và tự tin hơn.
f. kiÕn nghÞ
1. Đối với đồng nghiệp
- Đối với học sinh lớp 3 giáo viên phải biết cách lựa chọn phối hợp nhiều hình thức kể chuyện khác nhau để rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho tất cả học sinh.
- Thường xuyên làm và sử dụng đồ dùng có hiệu quả cho các tiết dạy kể chuyện.
- Đảm bảo thời gian cho một tiết dạy kể chuyện lớp 3.
- Giáo viên không ngừng tự học hỏi để tự bồi dưỡng kiến thức cũng như phương pháp dạy học phân môn này.
 2. Đối với tổ chuyên môn và nhà trường
- Đối với chuyên môn nhà trường cần tổ chức chuyên đề về phân môn kể chuyện lớp 3 để học hỏi kinh nghiệm.
- Tổ chuyên môn phải kiểm tra giám sát các tổ viên bằng nhiều hình thức thi đua.
 Trên đây là một số “ Giải pháp góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng học phân môn kể chuyện lớp 3” Nhóm chúng tôi nghĩ rằng sẽ có những vấn đề còn thiếu sót, rất mong được hội đồng khoa học các cấp cùng góp ý chân thành để sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi được ứng dụng vào thực tế./.
 Xin trân trọng cảm ơn!
 Tân Kỳ, tháng 3 năm 2010.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Giai phap nang cao chat luong day hoc phan monke chuyen lop 3.doc