Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bước đầu trong việc giúp học sinh rèn chữ giữ vở

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bước đầu trong việc giúp học sinh rèn chữ giữ vở

1.1) Lý do khách quan:

Như chúng ta đã biết: Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục. Đã là nền tảng thì nó có vai trò vô cùng quan trọng. Cũng như một ngôi nhà, nền móng có tốt thì ngôi nhà đó mới vững trãi. Tiểu học cũng vậy, sự nghiệp giáo dục có phát triển tốt, có thành công lớn thì ngay từ ngày đầu, bậc học đầu tiên phải làm nền thật tốt. Trong mục tiêu giáo dục Tiểu học có ghi: “ Hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học và đi vào cuộc sống lao động”.Một trong những kĩ năng cơ bản của học sinh Tiểu học là viết chữ.

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nét chữ cũng là một biểu hiện của nét người”. Mà nết người là sự hoà hợp giữa tình cảm và trí tuệ. Trong quá trình dạy học song song với việc rèn các kĩ năng: Nghe, nói, đọc và tính toán. Tôi luôn luôn chú ý rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh. Cùng với việc rèn kĩ năng viết chữ đúng, đẹp là giữ gìn sách vở gọn ngàng, sạch sẽ. Thực tế tôi cũng rất tâm huyết với phong trào: “Rèn chữ đẹp - giữ vở sạch” cho học sinh. Vì đó cũng chính là một trong những nội dung giáo dục quan trọng ở tiểu học. Thông qua hoạt động đó sẽ hình thành và xây dựng những kĩ năng, thói quen và phẩm chất tốt cho học sinh.

 

doc 14 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bước đầu trong việc giúp học sinh rèn chữ giữ vở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1) Lý do khách quan:
Như chúng ta đã biết: Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục. Đã là nền tảng thì nó có vai trò vô cùng quan trọng. Cũng như một ngôi nhà, nền móng có tốt thì ngôi nhà đó mới vững trãi. Tiểu học cũng vậy, sự nghiệp giáo dục có phát triển tốt, có thành công lớn thì ngay từ ngày đầu, bậc học đầu tiên phải làm nền thật tốt. Trong mục tiêu giáo dục Tiểu học có ghi: “ Hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học và đi vào cuộc sống lao động”.Một trong những kĩ năng cơ bản của học sinh Tiểu học là viết chữ.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nét chữ cũng là một biểu hiện của nét người”. Mà nết người là sự hoà hợp giữa tình cảm và trí tuệ. Trong quá trình dạy học song song với việc rèn các kĩ năng: Nghe, nói, đọc và tính toán. Tôi luôn luôn chú ý rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh. Cùng với việc rèn kĩ năng viết chữ đúng, đẹp là giữ gìn sách vở gọn ngàng, sạch sẽ. Thực tế tôi cũng rất tâm huyết với phong trào: “Rèn chữ đẹp - giữ vở sạch” cho học sinh. Vì đó cũng chính là một trong những nội dung giáo dục quan trọng ở tiểu học. Thông qua hoạt động đó sẽ hình thành và xây dựng những kĩ năng, thói quen và phẩm chất tốt cho học sinh.
1.2). Lý do chủ quan
Thực trạng, qua thăm nắm học sinh trong trường, cũng như một số trường bạn ,tôi thấy hiện nay học sinh chưa chú ý vào việc rèn chữ giữ vở. Sách vở còn nhàu nát, quăn góc và rất bẩn. Chữ viết tuỳ tiện, không theo một cỡ nào, nét cao, nét thấp, viết hoa tuỳ tiện. Đặc biệt là các luật chính tả nắm rất lơ mơ nên dẫn đến viết sai tiếng Việt. Thể hiện sự cẩu thả, thiếu khoa học. Nguyên nhân là do giáo viên chưa thật sự chuẩn mực về viết bảng, thiếu kinh nghiệm trong khi hướng dẫn học sinh học tập cũng như các thao tác viết. Giáo viên viết bảng hoặc phê vào vở của học sinh cũng rất tuỳ tiện. Trong các tầng lớp phụ huynh, cũng có những người nhận thức không đúng đắn về việc rèn chữ cho học sinh. Tôi đã từng được nghe họ bàn luận trong lúc trò chuyện : “Bây giờ là thời đại của máy vi tính, cho nên cần gì phải rèn tập viết cho nó khổ trẻ con”. Chính vì lẽ đó mà phần nào học sinh đã sao nhãng trong việc rèn chữ của mình. Vì thế mà trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh bản thân tôi không đồng tình ủng hộ những quan điểm đó. Cần phải xoá bỏ ngay những tư tưởng như vậy.
Xuất phát từ thực tế, tôi mạnh dạn viết nên sáng kiến. Đó cũng chính là những việc mà tôi đã làm hàng ngày nhằm nâng cao hiệu quả giữ vở sạch ,viết chữ đẹp cho các em học sinh. 
2. Mục đích nghiên cứu :
 Qua đề tài này tôi nhằm nghiên cứu về sự nhận thức của học sinh về chữ viết đẹp cũng như giữ vở sạch của các em một cách có hệ thống và nhân rộng thêm đề tài này tới các em học sinh trong khối lớp và trong trường tiểu học Nguyễn Thị Tuyết mai.	
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Căn cứ vào nhiệm vụ ,yêu cầu và nội dung của đề tài ,tôi chọn đối tượng nghiên cứu là: 21 học sinh lớp 4a trường Tiểu học Nguyễn Thị Tuyết Mai-Động Quan-Lục Yên-Yên Bái
4. Giới hạn,phạm vi nội dung nghiên cứu:	
 Nghiên cứu khoa học là đề tài rất rộng lớn,đặc biệt là đề tài giáo dục lại càng vô cùng rộng lớn đòi hỏi đối tượng nghiên cứu phải điều tra nghiên cứu vào thời gian dài và điều kiện khá rộng rãi.Với tôi do điều kiện thời gian và năng lực có hạn .Mặt khác đề tài này vừa nghiên cứu vừa áp dụng thực tế rèn luyện lâu dài kiên trì vì vậy tôi chỉ giới hạn ở mức độ nghiên cứu và chia sẻ một số kinh nghiệm giúp học sinh giữ vở sạch,viết chữ đẹp 
5.Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Vào đầu năm học mới ,giáo viên điều tra khảo sát chất lượng vở sạch chữ đẹp của lớp mình từ đó xếp loại và có biện pháp cụ thể có kế hoạch cụ thể cho hoạt động nghiên cứu đề tài này.Nhiệm vụ là nghiên cứu làm thế nào học sinh lớp 4a viết được chữ đẹp,giữ được vở sạch . 
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp luyện tập thực hành.
- Phương pháp làm mẫu nêu gương.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm,kiểm tra đối chứng.
7. Thời gian nghiên cứu:
 Sau đăng ký thi đua tại trường tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu .Đầu tháng 9 đăng ký tên đề tài ,viết đề cương sáng kiến kinh nghiệm sau đó báo cáo tổ để thảo luận ,cuối tháng 10 thử nghiệm rút kinh nghiệm sau đó bổ sung và viết hoàn chỉnh vào cuối tháng 12 năm 2011
Phần thứ hai: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài:
 Viết chữ đẹp đã trở thành truyền thống của ông cha ta từ xưa đến nay. Từ ngày xưa, con người đã rất coi trọng chữ viết. Ngày nay, phong trào: “ Rèn chữ, giữ vở” càng được coi trọng trong các bậc học nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Nhận định về chữ viết cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “Nét chữ cũng là biểu hiện của nết người”. Viết chữ đẹp không chỉ thể hiện tính cách của mỗi con người mà viết chữ đẹp còn thể hiện nét tinh hoa, độc đáo của mỗi dân tộc. Việc “Rèn chữ đẹp” có tầm quan trọng to lớn trong sự nghiệp trồng người để hình thành nhân cách của mỗi người. Là một giáo viên địa phương, tôi nghĩ mình phải cùng đồng nghiệp tạo nên một điểm sáng mãi mãi xứng đáng là một tấm gương sáng cho trường khác noi theo. Chính vì thế mà tôi đã cố gắng hướng dẫn học sinh giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 
“Rèn chữ đẹp - giữ vở sạch” là hai hoạt động liên kết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Rèn chữ đẹp và phải biết giữ vở sạch. Nếu chỉ có nét chữ đẹp mà vở không sạch thì có khác nào: một khuôn mặt xinh xắn mà đầy những vết bẩn và nhọ nhem. Thế nhưng, quyển vở sạch mà nét chữ xấu, nét cao - nét thấp, viết sai luật chính tảthì cũng không chiếm được tình cảm của người xem, người đọc. Chính vì vậy mà rèn chữ đẹp phải đi đôi với việc giữ vở sạch. 
Chương II: Thực trạng của đề tài
	Những năm học trước đây phong trào rèn chữ giữ vở của nhà trường Đối với việc rèn VSCĐ của học sinh càng khó khăn hơn. Thực tế cho thấy 90% các em chưa có phong trào rèn chữ giữ vở. Ở các lớp 1,2,3 chỉ tập trung giảng dạy cho các em biết đọc,biết viết ,biết làm toán .Thầy cô chưa có thời gian chú trọng vào việc rèn chữ giữ vở,nói cách khác phong trào rèn chữ giữ vở chưa thật sự thấm nhuần trong mỗi thày cô và các em học sinh	nhất là trong thời đại mới, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi vào chiếc máy vi tính để soạn thảo văn bản thay vì cầm bút viết ngay trên giấy. Chính vì quan niệm này mà nhiều năm liền việc rèn chữ của người học không được chú trọng.	Tình trạng học sinh viết chữ xấu là một thực trạng đáng báo động. Thậm chí nhiều giáo viên không chú trọng lắm vào công tác rèn chữ giữ vở cho học sinh; thậm chí chữ viết của nhiều giáo viên còn chưa đúng quy cách.	
 “ Nét chữ là nết người”. Thật vậy trong quá trình công tác chúng ta nhận thấy chữ viết sẽ góp phần rèn luyện đạo đức và tính cách con người. Ta dạy cho các em viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, thận trọng trong công việc, lòng tự tin của bản thân. Đồng thời chữ viết chính là cơ sở, là nền tảng để học tốt các môn học. Mục tiêu của chúng ta là giúp cho trẻ “ Đọc thông - Viết thạo”. Trẻ đọc thông viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn , học tốt hơn. 
 Thực tế qua khảo sát chất lượng "Vở sạch chữ đẹp" đầu năm của lớp 4a trường tiểu học Nguyễn Thị Tuyết Mai kết quả đạt:
 Loại A : 5/21 em đạt tỷ lệ 24%
 Loại B : 15/21 em đạt tỷ lệ 71,3%
 Loại C : 1 /21 em đạt tỷ lệ 4,7%
 	Nhằm hướng đến mục tiêu 90 % học sinh trong lớp 4a có đủ kĩ năng rèn VSCĐ. Nâng tỷ lệ VSCĐ loại A trên 70%. Không có học sinh xếp loại VSCĐ loại C . Để đạt kế hoạch cao cả đó, tôi đã vận động 100% nội lực vốn có của mình;tích lũy những kinh nghiệm giảng dạy từ các năm học trước nghiên cứu đề tài này mong muốn thành công nhất định trong việc rèn chữ giữ vở cho học sinh.
 	Hôm nay cho phép tôi được trình bày “Một số kinh nghiệm bước đầu trong việc giúp học sinh rèn chữ giữ vở" Khối 4,5 nói chung và lớp 4a trường tiểu học Nguyễn Thị tuyết Mai nói riêng .Có thể những biện pháp mà tôi đưa ra không có gì mới, nhưng với những biện pháp này đã giúp cho học sinh lớp 4a trường Tiểu học Nguyễn Thị Tuyết Mai có những bước tiến nhất định. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm tôi đã có ít nhiều kinh nghiệm trong công tác dạy và học. Tôi kính mong quí vị lắng nghe và đóng góp thêm để giúp cho tôi cũng như tập thể khối 4,5 của nhà trường có thêm kinh nghiệm nâng cao chất lượng trong công tác rèn chữ giữ vở cho HS. 
Chương III: Giải quyết vấn đề 
I. Biện pháp thực hiện
1. Đối với giáo viên:
1.1) Cơ sở vật chất
 Đề nghị với ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất. Phòng học đủ ánh sáng mát về mùa hè ấm về mùa đông, có đầy đủ hệ thống điện phục vụ cho việc dạy và học vào những buổi tối trời. Bảng của giáo viên phải được kẻ ô vuông để giáo viên và học sinh viết đúng mẵu. Bảng được treo ở độ cao vừa phải. Bảng của học sinh tôi yêu cầu mua bảng Mic kẻ ô nhỏ. Bàn ghế của học sinh đủ số lượng độ cao vừa phải.
1.2).Xếp chỗ ngồi cho học sinh
Căn cứ vào kết quả khảo sát đằu năm tôi chia số học sinh trong lớp thành 3 đối tượng
+ Viết chữ đẹp
+ Mắc tật chữ
+ Chữ xấu
Sau đó tôi ghép học sinh ngồi theo nhóm đôi: cứ 1 học sinh viết chữ đẹp ghép với 1 học sinh viết xấu, mắc tật chữ . Em viết chữ gần đẹp ngồi cạnh em viết chữ trung bình, giao công việc cho các nhóm. Cuối tuần giáo viên nhận xét các nhóm. Hằng tháng phải động viên khen thưởng những đôi bạn tiến bộ bằng quyển vở, cái bútViệc làm này phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.
1.3) Giáo viên rèn chữ
 Học sinh tiểu học thường hay bắt chước việc làm của giáo viên vì vậy chữ viết của học sinh muốn đẹp thì chữ viết của giáo viên phải đẹp. Viết chữ đẹp không phải là viết chữ bay bổng mà chữ phải viết đúng mẫu. Khi giáo viên viết bảng hay viết vào vở cho học sinh thì phải luôn có ý thức rằng mình là giáo viên tiểu học nên phải viết cẩn thận. Vậy yếu tố đầu tiên của giáo viên là đức tính cẩn thận. Chính vì vậy mà tôi không ngừng rèn luyện để cho chữ viết ngày càng đẹp hơn. Trong giảng dạy, giáo viên luôn coi trọng công việc rèn chữ giữ vở ở tất cả các tiết học . Kể cả ở bảng tay vở bài tập. 
 Để có vở sạch chữ đẹp yêu cầu vở phải sạch sẽ, không quăn mép và chữ phải đẹp.
+ Về vở sạch: Tôi yêu cầu các em giữ vở cho cẩn thận không dược để quăn mép giây mực. Vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã nhắc các em rất kĩ về vấn đề này. Nêu lại truyền thống tốt đẹp ... ang trang lấy ngón tay lật khẽ từng trang để vở không bị nhàu nát.
+ Về chữ đẹp: Giữ vở đã khó nhưng việc viết đẹp lại càng khó hơn. Qua theo dõi các em viết tôi nhận thấy tư thế ngồi của một số em chưa đúng. Vì vậy, mỗi học sinh khi viết bài tôi yêu cầu các em ngồi đúng tư thế như hình ảnh trong vở tập viết . Ngồi đúng tư thế không những các em viết đẹp mà còn phòng chống bệnh cận thị , cong vẹo cột sống  Những học sinh ngồi không đúng tư thế là do hay tỳ ngực vào bàn , cầm đọc sách không đúng khoảng cách . Vì vậy giáo viên cần nhắc nhở học sinh thực hiện tốt yêu cầu này .
+ Cầm bút đúng giúp cho việc giữ sạch đôi tay , giữ sạch vở và viết lâu không mỏi tay . Khi viết không được cầm bút dựng đứng mà phải cầm bút hơi nghiêng về phía bên phải , tay luôn ở tư thế nắm hờ không được nắm chặt . Chỉ được cầm bút bằng 3 ngón tay ngón cái , ngón trỏ và ngón giữa .
+ Trong giảng dạy học sinh không chỉ được luyện chữ đúng nét đều mà còn viết chữ đứng nét thanh ,nét đậm , chữ nghiêng . Bài viết muốn có nét thanh nét đậm phụ thuộc vào đưa bút . Những nét chữ đậm nằm ở những nét đưa bút xuống còn nét thanh thì đưa bút lên . Vậy khi đưa bút lên thì đưa nhẹ tay , nét đậm ấn mạnh tay hơn một chút . Chữ nghiêng thì cầm bút nghiêng khoảng 45 0 .
+ Thực tế nhiều em nét chữ rất đẹp nhưng khoảng cách giữa các nét chữ trong một chữ , khoảng cách giữa chữ nọ với chữ kia không đều . Tật chữ học sinh mắc nhiều nhất là chữ : h , l , k , b , g , nh , th.
+ Để tạo khoảng cách đều trong bài viết thì giáo viên cần luyện cho học sinh luyện chữ o cho thật chuẩn . Bởi vì chữ o làm chuẩn cho học sinh tạo ra khoảng cách các nét chữ và giữa các chữ .
+ Đối với học sinh mắc tật chữ kể trên , giáo viên luyện nhiều cho học sinh nét Học sinh có mẫu chữ to thường xuyên nhưng em mắc tật nhiều thì có riêng quyển luyện viết ở nhà . .Hằng ngày chỉ cần yêu cầu luyện viết : chữ - từ – tên riêng khoảng 5 – 6 dòng và giáo viên thường xuyên kiểm tra chấm chữa .
+ Giáo viên luyện chữ cho học sinh không chỉ luyện viết trên giấy mà còn phải luyện viết trên bảng tay bằng phấn . Có như vậy học sinh mới luôn có ý thức được việc làm của mình .
1.4) Đồ dùng dạy và học .
- Giáo viên sử dụng triệt để bộ chữ mẫu . Treo bảng chữ mẫu lên tường để học sinh tiện theo dõi .
- Bút để học sinh viết có rất nhiều loại : Bút phải chấm mực và bút không phải chấm mực
+ Đối với bút chấm mực nên chọn bút Trường Sơn hoặc bút Nét Hoa . Loại bút này có nhiều ưu điểm : Ngòi Trường Sơn tạo được nét thanh , nét đậm . Thân bút thon đều , dài, cân đối phù hợp cho học sinh cầm viết .
+ Đối với bút không chấm mực : bút kim , bút bi .
Loại bút nét chữ đẹp nhất là bút Lá tre .
Có đầy đủ bút thay thế khi bút các em bị hỏng .
+ Vở : cần rõ ràng dòng kẻ cần tránh nhoè . Vở loại tốt nhất là do công ty giấy Hồng Hà sản xuất .
+ Mực : pha vừa phải , viết trơn . nên chọn mua mực Thiên Long hoặc mực Mic.
+Có đầy đủ thước cho các em sử dụng. Mua loại thước làm bằng mê ca.
1.5) Chấm, chữa bài;
+Vở chính tả tôi thay đổi chấm ,mỗi tiết 50% số bài các em viết và chữa kịp thời cho các em. Em nào viết xấu trình bày chưa đẹp tôi rút kinh nghiệm ngay, chấm bài tay đôi cùng các em để các em kịp thời sửa chữa. Trong tiết học khi chấm bài xong tôi đều cho học sinh đi khoe vở và tuyên dương để động viên học sinh 1 cách kịp thời.
2. Đối với học sinh
+Yêu cầu các em viết đúng lại chữ cái hoa.
+ Về nhà tích cực luyện chữ, viết bài theo yêu cầu của giáo viên. Biết giúp đỡ nhau, thi đua trong học tập đặc biệt là môn chữ viết.
3. Công tác khen thưởng
+ Hằng ngày tôi luôn động viên các em mỗi khi viết vở , tuyên dương những em có tiến bộ.
+ Qua các đợt kiểm tra vở của nhà trường, tôi đề nghị nhà trường có phần thưởng đối với lớp để động viên phong trào .
*Tóm lại:Việc rèn chữ cho học sinh, giáo viên không chỉ chú ý luyện trong các giờ tập viết hay chính tả mà mỗi khi học sinh cầm bút viết bài là giáo viên phải uốn nắn. Kể cả khi học sinh viết vào vở nháp cũng vậy. Tôi biết có những giáo viên con xem nhẹ khi học sinh viết trong vở nháp. Để cho học sinh viết cẩu thả vì cho rằng vở nháp không phải là vở viết chính. Nhưng đối với tôi trong vở nháp cũng như vở viết phải viết cho đẹp. Và phải viết cho tới dòng kẻ cuối cùng mới được sang trang. Tránh bỏ lãng phí giấy. ở lớp tôi mỗi khi học sinh cầm bút viết bài ở tất cả các bộ môn là tôi liền nhắc nhở và luôn uốn nắn cho các em. Có thể nhắc trực tiếp: “ Tất cả lớp ngồi đúng tư thế, viết cẩn thận và nối các nét cho đẹp”. Hoặc tôi đưa ra một số câu hỏi để học sinh tự điều chỉnh mình.
Ví dụ: Khi viết bài ta ngồi thế nào nhỉ? lưu ý cách cầm bút và viết cho đẹp nhé! thế là các em sẽ tự trả lời và chấn chỉnh mình luôn. Trong khi viết bài có những em từ từ cúi thấp xuống. Tôi nhẹ nhàng nâng đầu em đó lên. Hoặc ghé sát vào tai và nói nhỏ: “Ngồi cho đúng tư thế!” lập tức em đó điều chỉnh ngay. Tránh khi cả lớp đang chăm chú viết, mà cô lại nói thật to: “ Ngồi cho đúng tư thế!” Như vậy sẽ làm mất sụ tập trung của các em và dẫn đến học sinh sẽ viết sai. Để động viên các em, trong các thao tác học tập và viết bài, tôi luôn khích lệ cho học sinh thi đua lẫn nhau. Chúng ta không nên “tiết kiệm” lời khen với học sinh tiểu học. Chê học sinh đấy nhưng cũng lựa lấy một lời tỏ ra thông cảm và mong muốn em đó sẽ cố gắng. Chẳng hạn: khi học sinh viết sai, tôi thường nói: em viết như vậy là chưa đúng. Hãy viết lại nào! và viết đẹp nhé. Hay: Một học sinh viết còn xấu tôi chỉ vào chữ và nói : “ Em viết cũng được đấy nhưng còn hơi xấu ở những nét này . Lần sau cố gắng viết đẹp hơn nữa nhé.”
Những em viết chưa đẹp, tôi sắp xếp những em đó ngồi cạnh bạn viết đẹp. Cho quan sát vở sạch chữ đẹp của các bạn được cô khen. Mỗi tháng tôi cho học sinh thi viết chữ đẹp một lần. Bài viết nào đẹp thì được treo lên: “ Bài hay - điểm giỏi” trước lớp. Như vậy em nào muốn được treo bài lên thì phải viết đúng và đẹp. Mà học sinh thì rất thích được khen nên các em thường thi đua lẫn nhau. Hằng tháng, tôi chấm vở sạch chữ đẹp cho các em. Hiện nay là tháng thứ 5 của năm học. Tôi đã chấm vở cho các em 3 lần. Kết quả cụ thể như sau:
Loại A: 10 em đạt tỷ lệ 47,6%
Loại B: 11 em đạt tỷ lệ 52,4%
 Loại C: 0
II. Bài học kinh nghiệm
Từ những kết quả đạt được nêu trên chính là sự nỗ lực phấn đấu của cả cô và trò , cùng vai trò của các cấp lãnh đạo nhà trường và phụ huynh học sinh .Vì vậy :
* Đối với giáo viên :
- Không ngừng rèn luyện để có chữ viết đẹp .
- Biết cách tổ chức cho học sinh kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau .
- Biết cách kết hợp với phụ huynh học sinh với ban giám hiệu nhà trường để động viên tuyên dương học sinh kịp thời.
- Phải yêu cầu nhà trường đảm bảo về cơ sở vật chất đầy đủ thiết bị dạy học về học khi học môn tập viết luyện chữ .
-Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng sách vở cho các em
* Đối với học sinh :
- Không ngừng rèn luyện để có chữ viết đẹp .
- Có ý thức trong việc rèn chữ giữ vở
- Cùng nhau giúp đỡ trong học tập . Học sinh viết chữ đẹp cố gắng hơn nữa biết giúp bạn yếu . Học sinh yếu kém chăm chỉ luyện chữ
- Phải có dụng cụ học tập để luyện chữ ở lớp ở nhà
* Đối với phụ huynh .
- Thấy rõ được mục đích của việc rèn chữ giữ vở.
- Mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập cho các em .
- Phối hợp cùng nhà trường giúp đỡ các em ở nhà
* Đối với nhà trường .
Đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vât chất,trang thiết bị cho viêc dạy và học.
- Chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức kết hợp giữa giáo viên và gia đình để động viên,giúp đỡ các em. Tuyên truyền trên mạng lưới thông tin đại chúng về phong trào rèn chữ giữ vở của nhà trường một cách thường xuyên .
- Thường xuyên kiểm tra để dánh giá xếp loại và theo dõi tình hình chất lượng vở các lớp .
- Động viên và có phần thưởng đối với tập thể cá nhân xuất sắc trong việc rèn chữ - giữ vở
- Hàng kỳ tổ chức thi một bài thi viết chữ viết để thi đua . Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc rèn chữ giữ vở . 
Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị 
 Kết luận:
“ Chữ viết cũng là sự biểu hiện của nết người”. 
Đúng là vậy, bởi lẽ: con người ta có tính cẩn thận thì nét chữ cũng mới rõ ràng. Con người ta có chăm chỉ, kiên trì, rèn luyện thì chữ viết mới đẹp được. Điều này càng có ý nghĩa sâu sắc và tầm quan trọng đối với bậc tiểu học. Đối với các thầy cô giáo, những người hằng ngày trực tiếp hình thành và uốn nắn những thói quen và kỹ năng tốt cho học sinh.
 Khuyến nghị:
- Các cấp quản lý cần quan tâm hơn nữa đến phong trào: “Rèn chữ - giữ vở” cho học sinh tiểu học.
- Mở chuyên đề: Rèn chữ - giữ vở ở mỗi trường tiểu học.
-Các trường có kế hoạch rèn chữ cho giáo viên.
- Bản thân mỗi giáo viên phải có ý thức tự rèn chữ viết. Khi viết bảng, trình bày bài phải đẹp và khoa học.
- Giáo viên phải học tập, nâng cao hiểu biết khoa học để uốn nắn tư thế ngồi viết cho học sinh.
- Giáo viên phải thực sự yêu nghề - mến trẻ.
- Giáo viên cần tích cực cộng tác với phụ huynh.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mục tiêu giáo dục tiểu học
2. Phương pháp dạy tiếng Việt ở trường tiểu học.
3. Tư liệu tự học, tự bồi dưỡng của bản thân
4. Tiêu chuẩn rèn chữ giữ vở đối với giáo viên và học sinh của trường tiểu học ( Sổ chủ nhiệm)
 PHỤ LỤC
I. Phần mở đầu ( Đặt vấn đề)
II. Phần nội dung ( Giải quyết vấn đề)
III. Kết luận và khuyến nghị.
IV. Tài liệu tham kkhảo
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc rèn chữ giữ vở . Để phong trào này càng phát triển tốt hơn , tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn bè đồng nghiệp . Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 Động Quan,tháng 12 năm 2011 
 Người viết 
 Nguyễn Thị Viễn
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
................................................................................................................................................................................................................................................................
Xếp loại................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
................................................................................................................................................................................................................................................................
Xếp loại................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien ren chu giu vo.doc