Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy Hình học ở lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy Hình học ở lớp 4

I. Phần mở đầu:

 I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo nên những con người mới, con người phát triển toàn diện. Cơ sở nền móng của sự phát triển này là học sinh cấp Tiểu học. Việc giáo dục học sinh Tiểu học được thực hiện chủ yếu thông qua các môn học trong nhà trường, trong đó môn Toán giữ một vị trí quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu trên.

 Toán học với tư cách là môn khoa học nghiên cứ một số mặt của thế giới hiệ thực có một hệ thống khái niệm quy luật và phương pháp riêng. Hệ thống này luôn phát triển trong quá trình nhận thức thế giới và đưa ra kết quả là những tri thức toán học. Học sinh trong quá trình học tập ở nhà trường cần nắm vững các tri thức cơ bản và những phương pháp nhận thức, từ đó trang bị cho mình một công cụ cần thiết để nhận thức thế giới, thông qua đó nhân cách của mỗi học sinh được hình thành và phát triển.

 Như vậy với tư cách là môn học trong nhà trường thì môn toán giúp trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức và phương pháp riêng để nhận thức thế giới và làm công cụ cần thiết để học tập các môn học khác tốt hơn.

 Trong chương trình toán Tiểu học, cùng với việc học các kiến thức về số học, đại lượng học sinh còn được học các kiền thức về hình học. Các kiền thức về hình học ở Tiểu học không phải được dạy và học thành môn riêng mà nó là một bộ phận gắn bó mật thiết với các kiến thức số học, đại số, đại lượng giải toán tạo thành một môn học thống nhất. Các kiến thức này hỗ trợ bổ sung cho nhau góp phần phát triển toàn diện năng lực toán học cho học sinh.

 Như chúng ta đã biết hình học luôn gắn liền với đại lượng, độ dài, diện tích, thể tích. Do vậy mà khi lĩnh hội các tri thức về một hình, hình học nào đó thì đồng thời các em cũng được lĩnh hội các tri thức về đại lượng liên quan đến nó. Ngược lại để thực hiện hiểu biết của mình về một hình học nào đó thì phải thông qua các đại lượng gắn liền với hình học đó.

 

doc 19 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 692Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy Hình học ở lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HÌNH HỌC Ở LỚP 4 
I. Phần mở đầu:
 I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo nên những con người mới, con người phát triển toàn diện. Cơ sở nền móng của sự phát triển này là học sinh cấp Tiểu học. Việc giáo dục học sinh Tiểu học được thực hiện chủ yếu thông qua các môn học trong nhà trường, trong đó môn Toán giữ một vị trí quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu trên. 
 Toán học với tư cách là môn khoa học nghiên cứ một số mặt của thế giới hiệ thực có một hệ thống khái niệm quy luật và phương pháp riêng. Hệ thống này luôn phát triển trong quá trình nhận thức thế giới và đưa ra kết quả là những tri thức toán học. Học sinh trong quá trình học tập ở nhà trường cần nắm vững các tri thức cơ bản và những phương pháp nhận thức, từ đó trang bị cho mình một công cụ cần thiết để nhận thức thế giới, thông qua đó nhân cách của mỗi học sinh được hình thành và phát triển.
 Như vậy với tư cách là môn học trong nhà trường thì môn toán giúp trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức và phương pháp riêng để nhận thức thế giới và làm công cụ cần thiết để học tập các môn học khác tốt hơn.
 Trong chương trình toán Tiểu học, cùng với việc học các kiến thức về số học, đại lượng học sinh còn được học các kiền thức về hình học. Các kiền thức về hình học ở Tiểu học không phải được dạy và học thành môn riêng mà nó là một bộ phận gắn bó mật thiết với các kiến thức số học, đại số, đại lượng giải toán tạo thành một môn học thống nhất. Các kiến thức này hỗ trợ bổ sung cho nhau góp phần phát triển toàn diện năng lực toán học cho học sinh.
 Như chúng ta đã biết hình học luôn gắn liền với đại lượng, độ dài, diện tích, thể tích. Do vậy mà khi lĩnh hội các tri thức về một hình, hình học nào đó thì đồng thời các em cũng được lĩnh hội các tri thức về đại lượng liên quan đến nó. Ngược lại để thực hiện hiểu biết của mình về một hình học nào đó thì phải thông qua các đại lượng gắn liền với hình học đó.
 Tóm lại: Yếu tố hình học với vai trò là một trong những nội dung cơ bản của môn Toán ở Tiểu học vùa góp phần xây dựng cơ sở ban đầu cho phân môn hinh học riêng ở Trung học. Vì vậy các yếu tố hình học ở Tiểu học nói chung và ở toán 4 nói riêng có tầm quan trọng như vậy lên việc tìm hiểu và lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nội dung này là một việc làm cần thiết mà tôi cho rằng người giáo viên Tiểu học cần phải có và nắm vững nội dung đó.
 Theo đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình toán thì các yếu tố hình học nói chung và chu vi, diện tích các hình nói riêng lại nằm rải rác, xen kẽ các nội dung khác trong chương trình toán lớp 4. Chính vì điều này đã thể hiện tính thồng nhất và quan điểm tích hợp trong cấu trúc nội dung, nên được coi là một ưu điểm, tuy nhiên cũng tạo ra một số khó khăn cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình truyền đạt và lĩnh hội tri thức.
 Vấn đề này giải thích bởi vì khi học một hệ thống kiến thức có lôgic chặt chẽ nhưng sắp xếp không liên tục học sinh sẽ gặp khó khăn nhất đinh trong việc liên hệ giữa kiến thức cũ và mới. Như vậy một tiết hình học không đơn thuần. có thể kiểm tra bài cũ và truyền thụ kiến thức mới mà mỗi khi người giáo viên phải mất thời gian để nhắc lại kiến thức cũ có liên quan rồi mới có thể tiếp tục thực hiện những yêu cầu của bài mới.
 Chúng ta biết rằng đặc điểm của học sinh Tiểu học là tư duy cụ thể vẫn còn chiếm ưu thế. Chính vì vậy các em thường gặp khó khăn trong việc lĩnh hội các kiến thức hình học mang tình chất trừu tượng mới. Đây chình là khóa khăn chung trong việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học nói chung và chu vi, diện tích ở lớp 4 nói riêng.
 Để giải quyết các khó khăn đó đòi hỏi trong quá trình dạy học nội dung này người giáo viên không những có trình độ kiến thức tốt về hình học, có lòng say mê nghề nghiệp mà còn phải biết sử dụng hợp lý các phương pháp và hình thức dạy học sao cho phù hợp và hợp lí nhất. Có như vậy kết quả của quá trình dạy học mới được nâng cao.
 Trên thực tế do thói quen hoặc trình độ còn hạn chế, nên người giáo viên chỉ sử dụng phương pháp truyền thống, áp đặt kiến thức cũ một chiều tới học sinh và coi đó là phương pháp tối ưu trong quá trình dạy học nội dung này. Cách dạy đó dẫn tới tình trạng học sinh lĩnh hội kiến thức hình học một cách gò ép, máy móc chưa phù hợp với xu thế đổi mới và mục tiêu giáo dục hiện nay đã đề ra.
 Để nâng cao chất lượng dạy hình học của lớp 4 trong thực tế ở trường Tiểu học An Sinh A- Đông Triều tôi đã áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh. Đây là một việc làm thiết thực phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
 Với những lí do trên cũng như trong thực tế giảng dạy, qua dự giờ thăm lớp. Tôi đã quyết định chọn và viết sáng kiến kinh nghiệm về: “ Một số biện pháp dạy hình học ở lớp 4”. Đồng thời giúp tôi làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác giảng dạy, cùng các bạn đồng nghiệp giải tỏa được những khó khăn của học sinh. 
I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Bản thân tôi nghiên cứu đề tài này để tìm ra những biện pháp tốt nhất những kinh nghiệm thiết thực để giúp học sinh biết cách áp dụng các phương pháp, hệ thống hóa kiến thức, hiểu khắc sâu, nhớ lâu tri thức, phát triển hoạt động trí tuệ sáng tạo của học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy- học các yếu tố hình học thông qua môn toán lớp 4.
I.3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM:
 I.3.1: Thời gian:
 Tháng 9/2009: Nhận đề tài
 Tháng 11/2009: Làm đề cương bước 1
 Tháng 3/2010: Làm đề cương bước 2
 Giữa học kì II đến hết năm học 2009-2010 viết bài
 Hoàn thành đề tài và nộp vào ngày 20/5/2010.
 I.3.2: Địa đểm nghiên cứu:
 Học sinh lớp 4A- trường Tiểu học An Sinh A- Đông Triều- Quảng Ninh. 
I.4. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÍ LUẬN THỰC TIỄN:
 Tìm hiểu nghiên cứu nội dung chương trình và phương pháp dạy học các bài toán về hình học ở lớp 4. 
Phân loại các bài tập và phương pháp nhằm rèn luyện kĩ năng giải các bài toán hình học ở lớp 4.
Đóng góp một số phương pháp nhằm hoàn thiện về phương pháp dạy học các bài toán về hình học ở lớp 4 nói chung. 
Tích cực dự giờ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn dẫn tới việc giảng dạy đạt hiệu quả cao.
II- PHẦN NỘI DUNG
 II.1. Chương I: TỔNG QUAN
 *Việc dạy và học toán ở Tiểu học:
 Việc đưa toán vào nhà trường và coi nó như một môn học quan trọng, nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những nhà toán học và góp phần giáo dục học sinh thành những con người mới, phát triển toàn diện như mục tiêu giáo dục quy định. Với tư cách là một môn học trong nhà trường, toán học có thể cung cấp cho học sinh một hệ thống tri thức và phương pháp riêng để nhận thức thế giới. Do vậy trong quá trình học tập ở nhà trường, học sinh cần nắm vững kiến thức toán học và phương pháp nhận thức đưa đến các tri thức đó để tiếp tục nhận thức các tri thức khoa học khác.
 Đối với học sinh tiểu học lần đầu tiên đến trường với hoạt động học là hoạt động chủ đạo thì việc dạy toán cho các em ngay từ những năm học đầu tiên là việc làm cần thiết. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn nội dung, phương pháp sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học, phù hợp với lứa tuổi của các em.
 Nội dung chương trình toán Tiểu học hiện nay gồm khá đầy đủ các kiến thức về: số học đại số, hình học, đại lượng giải toán có lời văn. Về phương pháp giảng dạy theo tinh thần đổi mới khi dạy toán ở Tiểu học nói chung và dạy học toán nói riêng là tạo ra các tình huống để học sinh tự mình khám phá và lĩnh hội tri thức. Điểu quan trọng là dẫn dắt các em đi đến khái niệm, tự mình khám phá những mối quan hệ, những liện hệ giữa các yếu tố có tính chất khoa học. Học sinh bằng hoạt động của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên tự chiếm lĩnh tri thức cho mình.
 *Việc dạy và học hình học ở Tiểu học:
 Sự phát triển của hình học đã trải qua nhiều thời kì từ chỗ còn mang tính trực giác, kinh nghiệm chưa có lập luận chặt chẽ đến việc nghiên cứu các không gian vật lí và mô hình của không gian đó.
 Tuy nhiện trong việc giảng dạy ở Tiểu học thì các kiến thức về hình học mang ý nghĩa thực của nó mà mới đươc coi là bước chuẩn bị cho việc học hình học. Do vậy ở Tiểu học khi học hình hoc vẫn dựa trên cơ sở trực giác, chưa đòi hỏi phải lập luận chặt chẽ. Như vậy việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết về hình dạng, Vị trí kích thước của các vật trong không gian, đồng thời chuẩn bị cho việc ọc hình học ở lớp trên. Chính vì đó mà nội dung chương trình hình học ở Tiểu học bao gồm giới thiệu một số đối tượng hình học đơn giản là: điểm, đoạn thẳng, đường thẳng đường gấp khúc một số hình như hình tam giác, tứ giác, hình vuông hình chữ nhật các hoạt động hình học chủ yếu là vẽ hình, nhận dạng hình, cắt ghép hình. Bước đầu làm quen với toán chu vi, diện tích, thể tích.
 Mặc dù vẫn khẳng định và chuẩn bị cho việc học hình học một cách có hệ thống nhưng việc dạy hình học ở Tiểu học vẫn thể hiện được hai phương diện của việc dạy hình học như sau:
Quan sát và hành động trên các đồ vật, thu thâp các thông tin có liên quan nhằm hình thành một số kĩ năng thao tác với các đối tượng hình: Vẽ hình, cát ghép hình, đo đạc, biến hình.
Bước đầu trừu tượng hóa dẫn tới mô hình toán học đồng thời làm quen với ngôn ngữ hình học.
Xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo và các định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, có nhiều giải pháp để triển khai một cách có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học. Một số giải pháp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cụ thể là: dạy cá nhân, dạy học theo nhóm, trò chới học tậpdù ở hình thức nào thì giáo viên vẫn là người đóng vai trò chỉ đạo điều khiển tổ cho hoạt động còn dưới sự dẫn dắt của giáo viên sẽ tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức mới theo khả năng của mình, từ đó phát triển tư duy sáng tạo năng lực kiểm tra và đánh giá.
 *Tóm lại: Những biện pháp tổ chức dạy học nhằm nâng cao phương pháp dạy hình học ở lớp 4 sẽ có tác dụng tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở Tiêu học nói chung và lớp 4 nói riêng.
 II.2. Chương II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 II.2.1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HÌNH HỌC Ở LỚP 4:
 II.2.1.1. Những nội dung trong quá trình dạy và học hình học. 
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
Hai đường thẳng  ... ao AH. 
 + Cắt theo đường cao ADH vào phần 
 bên phải của cạnh BC D H C D C H
? Sau khi cắt và chắp ta được hình gì. – Hình chữ nhật.
? Em có nhận xét gì về diện tích hình - Hai hình có diện tích bằng nhau.
bình hành và hình chữ nhật vừa được tạo
 thành.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 
 hai hình
? Đáy CD của hình bình hành bằng với → Chiều dài của hình chữ nhật.
chiều nào của hình chữ nhật.
? Độ cao AH của hình bình hành bằng → Chiều rộng của hình chữ nhật.
với chiều nào của hình chữ nhật.
? Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta → Ta lấy chiều dài x chiều rộng.
làm như thế nào. 
? Từ công thức tính diện tích hình chữ - Học sinh nêu:
nhật ta suy ra được công thức tính diện → Lấy đáy x chiều cao.
tích hình bình hành.
? Muốn tính diện tích hình bình hành ta “Muốn tínhchiều cao”
làm như thế nào. – Nhiều học sinh nêu.
Giáo viên tiểu kết ghi kết luận và công - Lớp đọc đồng thanh.
thức.
Hướng dẫn làm bài tập thực hành:
Bài tập 1/12: Đánh dấu x
Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào - 1 học sinh đọc yêu cầu.
bài tập.
 - Giáo viên gọi 2 học sinh đọc kết quả. – Học sinh đọc: 
 H1: 8 x 3 = 24cm²
 H2: 3 x 7 = 21cm²
 H3: 4 x 4 = 16cm²
? Vậy em khoanh tròn vào hình thứ mấy. – Hình thứ 3.
Giáo viên nhận xét, kết luận.
? Muốn tính diện tích hình bình hành ta - 1 học sinh nhắc lại.
làm như thế nào.
Bài tập 2/12: Viết vào ô trống: - 1 học sinh đọc yêu cầu.
 -Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào - Học sinh làm vào vở bài tập.
vở bài tập.
Giáo viên đưa bảng phụ. – 2 học sinh lên bảng làm.
Hình bình hành
Đáy 
Chiều cao
Diện tích
9cm
12cm
108cm²
15dm
12dm
180dm²
27m
14m
378m²
 - Lớp nhận xét.
 - Lớp chữa vở bài tập. 
Giáo viên nhận xét và chốt kết quả.
Bài 3/13: Giải toán:
? Bài toán cho biết gì - 1 học sinh đọc yêu cầu.
 → Độ dài đáy: 14 cm
 Chiều cao: 7cm
 ? Bài toán hỏi gì. → Tính diện tích mảnh bìa hình 
 bình hành đó.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào 
vở bài tập.
- Giáo viên đưa lời giải đúng. – Học sinh đổi vở kiểm tra chéo.
 Bài giải 
Diện tích của tấm bìa hình bình hành 
là: 
 14 x 7 = 98 (cm²)
 ĐS: 98 cm²
 4. Củng cố, dặn dò: 
? Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào.
Giáo viên nhận xét giờ học. 
BTVH: SGK (94).
Xem trước bài sau trang 95.
*Nhận xét chung: Giáo viên đã truyền thụ đầy đủ kiếm thức trong bài, làm tốt các bài tập đã quy định, tác phong nhẹ nhàng gần gũi với học sinh trong từng đối tượng.
 - Đã sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp đặc trưng của bộ môn.
 - Học sinh: Say sưa trong học tập làm bài tập thực hành tốt.
 Lớp học sôi nổi.
 II.3. Chương III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
 II.3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
 II.3.1.1. Nghiên cứu lí thuyết:
 Tôi đã đọc các tài liệu liên quan đến đề tài và bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh với minh họa để rút ra vấn đề chung về lý luận tính chất, định hướng làm cơ sở để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.
 II.3.1.2. Điều tra và khảo sát thực tiễn:
Phương pháp điều tra: Là phương pháp nhằm khảo sát các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực và ở một hay nhiều thời điểm. Điều tra giáo dục nhằm thu thập rộng rãi các số liệu hiện tượng để từ đó phát hiện vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổ biến, nguyên nhân chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Thông qua việc trao đổi bàn bạc với giáo viên, học sinh, phụ huynh nhằm nắm bắt thu thập tài liệu thông tin, tình hình thực tế có liên quan đến nội dung đề tài cần nghiên cứu.
Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng và nhân tố khác có liên quan đến đối tượng. Nó là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch và được tiến hành một cách có hệ thống.
 Quan sát để thu thập thông tin cho ta các tài liệu và thực tiễn để có khả năng khái quát rút ra các quy luật nhằm tổ chức giáo dục cho trẻ cách nắm bắt về bài toán có yếu tố hình học tốt hơn.
 Thông qua các giờ giảng dạy trên lớp, các tiết dự giờ của đồng nghiệp có thể quan sát được trực tiếp tình hình học tập của học sinh qua tiết học toán. Nắm được khả năng tiếp thu bài và việc nắm bắt kiến thức của học sinh qua bài giảng. Đồng thời tiếp thu học hỏi được những kinh nghiệm hay của giáo viên và phát hiện ra những hạn chế của giáo viên.
 - Phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do nhà khoa học tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã được kiểm tra.
 Thực hành kiểm tra để chứng minh tính chân thực của giả thiết vừa nêu để thực nghiệm. Thông qua các tiết dạy để chứng minh cho các biện pháp đề xuất là đúng đắn và đạt kết quả cao trong việc dạy học Toán các yếu tố hình học ở lớp 4.
 - Phương pháp đàm thoại: Để trao đổi với đồng nghiệp dạy lớp 4 về những khó khăn, thuận lợi trong soạn giảng và cách sử dụng các phương pháp mới hiện nay.
 II.3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
 - Dự một tiết tại lớp 4B trường Tiểu học An Sinh A- Đông Triều; sĩ số: 20 em
Tiến trình dạy như dự giờ:
Tôi trực tiếp dạy 1 tiết tại lớp 4A, sĩ số: 20 em.
Tiến trình giờ dạy: Như giáo án.
Kết quả: Học sinh nắm chắc kiến thức biết vận dụng các quy tắc, công thức vào giải toán.
 * Để có kết quả thực nghiệm khách quan tôi đã tiến hành kiểm tra, cho cả hai lớp cùng làm một đề, một phiếu trắc nghiệm và cùng chấm một lúc để sắp xếp phân loại và so sánh kết quả.
ĐỀ KIỂM TRA
Bài 1: ( 5đ)
 Một miếng nhôm hình bình hành có độ dài đáy là 17cm và chiều cao là 9cm. Tính diện tích miếng nhôm đó.
Bài 2: (5đ)
 Khoanh vào diện tích của hình bình hành ABMN có độ dài đáy là 16dm và chiều cao là 8dm?
138dm²
128dm²
148dm²
 Tôi đã chọn lớp 4A làm đối tượng thực nghiệm và lớp 4B làm đối tượng đối chứng. Tôi đã tiến hành dạy lớp 4A theo phương pháp đã đề xuất. Qua quá trình khảo sát ban đầu thì hai đối tượng mà tôi chọn có trình độ ngang nhau. Để thu được kết quả thực nghiệm tốt, tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 4A và vận dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học lớp 4 đã thu được kết quả là:
Tạo cho học sinh có kĩ năng tư duy về hình học chuẩn xác.
Học sinh hiểu bài nắm vững kiến thức, phát huy năng lực cá nhân đồng thời tạo không khí sôi nổi trong giờ học, giờ học đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó còn rèn được trí thông minh cho học sinh, học sinh ghi nhớ kiến thức không máy móc.
Tạo niềm vui yêu thích môn học và được mong muốn khám phá kiến thức, thế giới tri thức đầy thú vị.
* Qua việc dạy thực nghiệm và 2 lớp có kết quả như sau:
- Đối chiếu 2 lớp.
* Kết quả điểm bài kiểm tra:
 Tiết 1: lớp 4B- sĩ số: 20 em.
Điểm
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
Số h/s
7em= 35%
8em = 40%
5em= 25%
0
Tiết 2: Lớp 4A- sĩ số:20em 
Điểm
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
Số h/s
15em = 75%
5em = 25%
0
0
 * Qua hai tiết dạy trên tôi thấy việc sử dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy hình học mỗi giáo viên cần khai thác nội dung và tìm hiểu phương pháp dạy học giải các bài toán về hình học, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Giúp cho học sinh có hứng thú say mê học tập.
 Từ kết quả trên tôi thấy rằng để nâng cao phương pháp dạy học các bài toán về hình học là rất phù hợp với học sinh và mang lại hiệu quả cao hơn.
KẾT LUẬN CHUNG- KIẾN NGHỊ:
 Là một giáo viên trong trường Tiểu học trực tiếp giảng dạy lớp 4 tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng dạy học nói chung và nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố hình học nói riêng. Người giáo viên thực sự tâm huyết với nghề có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ luôn có ý thức vươn lên, luôn tìm hiểu nghiên cứu phương pháp, hình thức hoạt động của thầy và trò phải thuần thục thì mới đem lại hiều quả cao. Kết quả đó được thu lại ở học sinh là: học sinh ham học và học hành kĩ năng, kĩ xảo. Người giáo viên cũng phải lựa chọn phương pháp hấp dẫn, thuật ngữ toán học phải ngắn gọn, dễ hiểu, sau mỗi tiêt học giáo viên cần rút kinh nghiệm, những hạn chế còn tồn tại để tìm ra nguyên nhân đề ra biện pháp khắc phục cho những tiết dạy sau.
 Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học cũng như công tác chủ nhiệm lớp. Tôi thấy rằng việc nâng cao biện pháp dạy các bài toán về hình học ở lớp 4 là vô cùng cần thiết.
 Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra khi sử dụng biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở lớp 4 mà tôi thực hiện, áp dụng và thu được kết quả khả quan.
 Trong năm học 2009- 2010 vừa qua, với sự giúp đỡ của ban giám hiệu, tổ chuyên môn và bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là tập thể lớp 4A trường Tiểu học An Sinh A. Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến tham gia đóng góp của các cấp lãnh đạo cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ tôi đạt hiệu quả cao hơn nữa trong việc giảng dạy ở những năm học sau.
 Vậy tôi xin chân thành cảm ơn!
 An Sinh, ngày 15 tháng 5 năm 2010.
 Người làm sáng kiến
 Vũ Thị Liên
IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO- PHỤ LỤC
IV.1. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 Để nghiên cứu viết được sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã tham khảo một số tài liệu sau:
Phương pháp dạy học toán ( Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Thị Hoan).
Sách giáo koa toán lớp 4 ( Chủ biên: Đỗ Đình Hoan).
Sách bài tập toán 4.
Sách nâng cao toán 4.
Sách bồi dưỡng giỏi toán 4.
Tâm lí học ( Phạm Đinhg Hạc, Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn)
IV.2. PHỤ LỤC:
 I- Phần mở đầu 2
 I.1. Lí do chọn đề tài:..2
 I.2. Mục đích nghiên cứu:...4
 I.3. Thời gian, địa điểm:..4
 I.4. Đóng góp mới về mặt lí luận thực tiễn:4
 II- Phần nội dung..5
 II.1. Chương I: Tổng quan ..5 
 II.2. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu.6
 II.2.1. Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả dạy hình học ở 
 lớp 4...6
 II.2.2. Dự giờ đồng nghiệp:.....7
 II.2.3. Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao khi dạy hình học ở lớp 4:..10
 II.2.4. Day thử nghiệm10
 II.3. Chương III: Phương pháp nghiên cứu- Kết quả nghiên cứu.13
 II.3.1. Phươn pháp nghiên cứu:13
 II.3.2. Kết quả nghiên cứu:...15
 III. Kết luận chung- kiến nghị:..17
 IV- Tài liệu tham khảo- Phụ lục:..18
V- NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
V.1. Nhận xét của Hội đồng khoa học cấp trường:
....
V.2. Nhận xét của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Đông Triều:
....

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN toan.doc